Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
LỚP 11
BÀI 28. LĂNG KÍNH
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Cấu tạo của lăng kính
· Lăng kính là một khối chất trong suốt đồng chất, thường có dạng lăng trụ tam giác.
· Các phần tử của lăng kính gồm: cạnh, đáy, hai mặt bên.
· Về phương diện hình học, một lăng kính được đặc trưng bởi:
+ Góc chiết quang [imath]A[/imath]
+ Chiết suất [imath]n[/imath]
2. Đường đi của tia sáng qua lăng kính
Chiếu một tia sáng $SI tới mặt bên có hướng từ đáy lên, đường đi của tia sáng qua lăng kính sau hai lần khúc xạ và không bị phản xạ toàn phần như hình vẽ.
[imath]A[/imath] là góc chiết quang, là góc hợp bởi hai mặt bên.
[imath]i_1[/imath] là góc tới
[imath]r_1[/imath] là góc khúc xạ của tia sáng ở lần khúc xạ thứ nhất tại [imath]I.[/imath]
Theo định luật khúc xạ ta có: [imath]\sin i_1 = n.\sin r_1[/imath], với [imath]n[/imath] là chiết suất tỉ đối của lăng kính đối với môi trường chứa nó.
[imath]r_2 = A− r_1[/imath] là góc tới của tia sáng ở mặt bên thứ hai
[imath]i_2[/imath] là góc ló, cũng là góc khúc xạ tại [imath]J[/imath]
Theo định luật khúc xạ ta có: [imath]sin i_2 = n.\sin r_2[/imath]
Tia sáng ló [imath]JR[/imath] qua lăng kính bị lệch về phía đáy, góc lệch [imath]D[/imath] của phương tia ló so với phương tia tới là: [imath]D = i_1 + i_1 – A[/imath]
3. Các công thức lăng kính:
[imath]\left\{\begin{matrix} \sin i_1=n.\sin r_1 & \\ sin i_2=n.\sin r_2 & \\ A=r_1+r_2 & \\ D=i_1+i_2−A & \end{matrix}\right.[/imath]4. Công dụng của lăng kính
Lăng kính phản xạ toàn phần có tác dụng như gương phẳng nên dùng làm kính tiềm vọng ở các tàu ngầm(SGK cũ).Trong ống nhòm người ta dùng 2 lăng kính phản xạ toàn phần để làm đổi phương truyền của tia sáng.
II. GIẢI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA
Câu C1 :
Tại sao ánh sáng truyền từ không khí vào lăng kính, luôn có sự khúc xạ và tia khúc xạ lệch gần tia pháp tuyến hơn so với tia tới.Trả lời:
+ Chiết suất của các chất làm lăng kính bao giờ cũng lớn hơn chiết suất của không khí: [imath]n > 1[/imath] nên ánh sáng truyền từ không khí vào lăng kính là từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn do đó luôn có tia khúc xạ.
+ Mặt khác, khi ánh sáng khúc xạ ở mặt bên thứ nhất ta có [imath]\dfrac{\sin i_1}{\sin r_1}=n>1⇒i_1>r_1[/imath] nên luôn có sự khúc xạ và tia khúc xạ lệch gần tia pháp tuyến hơn so với tia tới.
Câu C2 :
Hãy thiết lập công thức lăng kính.Trả lời:
Chiếu một tia sáng [imath]SI[/imath] tới mặt bên có hướng từ đáy lên, đường đi của tia sáng qua lăng kính sau hai lần khúc xạ và không bị phản xạ toàn phần như hình vẽ.
[imath]A[/imath] là góc chiết quang, là góc hợp bởi hai mặt bên.
[imath]i_1[/imath] là góc tới
[imath]r_1[/imath] là góc khúc xạ của tia sáng ở lần khúc xạ thứ nhất tại [imath]I.[/imath]
Theo định luật khúc xạ ta có: [imath]\sin i_1 = n.\sin r_1[/imath], với [imath]n[/imath] là chiết suất tỉ đối của lăng kính đối với môi trường chứa nó.
[imath]r_2 = A− r_1[/imath] là góc tới của tia sáng ở mặt bên thứ hai
[imath]i_2[/imath] là góc ló, cũng là góc khúc xạ tại [imath]J[/imath]
Theo định luật khúc xạ ta có: [imath]\sin i_2 = n.\sin r_2[/imath]
Tia sáng ló JR qua lăng kính bị lệch về phía đáy, góc lệch D của phương tia ló so với phương tia tới là: [imath]D = i_1 + i_1 – A[/imath]
Vậy ta có các công thức lăng kính: [imath]\left\{\begin{matrix} \sin i_1=n.\sin r_1 & \\ sin i_2=n.\sin r_2 & \\ A=r_1+r_2 & \\ D=i_1+i_2−A & \end{matrix}\right.[/imath]
Câu C3 :
Trả lời:
Lăng kính phản xạ toàn phần là lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác vuông cân [imath]ABC[/imath] vuông tại [imath]A[/imath]. Như vậy [imath]\widehat{B}=\widehat{C}=45^o[/imath]
Chúc em học tốt!
Xem thêm tại HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI