Vật lí 9 BÀI 27: LỰC ĐIỆN TỪ

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÀI 27: LỰC ĐIỆN TỪ

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện

Từ trường tác dụng lực lên đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Lực đó được gọi là lực điện từ.

Đóng công tắc, thấy đoạn dây [imath]AB[/imath] bằng đồng chuyển động trên hai thanh ray nằm ngang bằng đồng.1666494081204.png

2. Chiều của lực điện từ - Quy tắc bàn tay trái

a) Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.

b) Quy tắc bàn tay trái
Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra [imath]90^0[/imath] chỉ chiều của lực điện từ.

Khi biết được [imath]2[/imath] trong [imath]3[/imath] chiều (chiều dòng điện, chiều lực điện từ, chiều đường sức từ) thì ta có thể xác định được chiều còn lại.
1666494149591.png

Chú ý:
+ Nếu dây dẫn đặt song song với đường sức từ thì không có lực từ tác dụng lên nó.
+ Thông thường, lực từ thường có tác dụng làm quay khung dây hoặc làm khung dây bị nén hay bị kéo dãn.

II/ VẬN DỤNG
C2:

Áp dụng quy tắc bàn tay trái, xác định chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn [imath]AB[/imath] trong hình 27.3 SGK.1666494284590.png

Lời giải:
Trong đoạn dây dẫn [imath]AB[/imath], dòng điện có chiều đi từ [imath]B[/imath] đến [imath]A[/imath].

C3:
Xác định chiều đường sức từ của nam châm trên hình 27.4 SGK.1666494316283.png

Lời giải:
Chiều của đường sức từ đi từ dưới lên trên.

C4:
Biểu diễn lực điện từ tác dụng lên các đoạn [imath]AB, CD[/imath] của khung dây dẫn có dòng điện chạy qua trong hình 27.5a, b, a. Các cặp lực điện từ tác dụng lên [imath]AB[/imath] và [imath]CD[/imath] trong mỗi trường hợp có tác dụng gì đối với khung dây?1666494342915.png

Lời giải:
Chiều và tác dụng của lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn [imath]AB[/imath] và [imath]CD[/imath] của khung được biểu diễn trên hình 27.1, trong đó:

- Hình 27.la: Cặp lực điện từ có tác dụng làm khung quay theo chiều kim đồng hồ.
- Hình 27. lb: Cặp lực điện từ không có tác dụng làm khung quay.
- Hình 27.lc: Cặp lực điện từ có tác dụng làm khung quay theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ.
1666494377716.png
 
  • Love
Reactions: Hoàng Long AZ

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
BÀI 27. SÁCH BÀI TẬP

27.5
Một thanh nam châm thẳng đã bị tróc hết vỏ sơn, mất dấu các cực. Để xác định tên từ cực, ta có thể cho từ trường của thanh nam châm này tác dụng lên một dây dẫn thẳng có dòng diện chạy qua.
a) Hãy vẽ hình mô tả cách làm này
b) Nêu rõ cách xác định tên từ cực của thanh nam châm khi đó

Lời giải:
+ Bố trí thí nghiệm như hình 27.5.
+ Nếu dây dẫn chuyển động lên trên thì đầu [imath]N[/imath] của nam châm là cực Bắc. Vận dụng quy tắc bàn tay trái để xác định tên từ cực của nam châm.
1667625128252.png

27.6
Dùng quy tắc nào dưới đây để xác định chiều của lực điện từ

A. Quy tắc nắm tay phải
B. Quy tắc nắm tay trái
C. Quy tắc bàn tay phải
D. Quy tắc bàn tay trái

Lời giải:
Chọn [imath]D[/imath]. Quy tắc bàn tay trái.

27.7
Muốn xác định được chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết yếu tố nào?

A. Chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều dài của dây
B. Chiều của đường sức từ và cường độ lực điện từ tại điểm đó
C. Chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó.
D. Chiều và cường độ của dòng điện, chiều và cường độ của lực từ tại điểm đó.

Lời giải:
Chọn [imath]C[/imath]. Chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó.

27.8
Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với các dường sức từ thì lực điện từ có xu hướng như thế nào.?

A. Cùng hướng với dòng điện
B. Cùng hướng với đường sức từ.
C. Vuông góc với cả dây dẫn và đường sức từ.
D. Không có lực điện từ.

Lời giải:
Chọn [imath]D[/imath]. Không có lực điện từ.

27.9
Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai nhánh của một nam châm hình [imath]U[/imath]. Khung dây sẽ quay đến vị trí nào thì dừng lại

A. Mặt khung dây song song với các đường sức từ
B. Mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ.
C. Mặt khung dây tạo thành một góc [imath]60^o[/imath] với đường sức từ.
D. Mặt khung dây tạo thành một góc [imath]45^o[/imath] với đường sức từ

Lời giải:
Chọn [imath]B[/imath]. Mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ.
Vì khi đó các lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây sẽ nằm trong mặt phẳng khung dây và vuông góc với các cạnh. Các lực này sẽ có tác dụng kéo căng (hoặc nén) khung dây nhưng không làm quay nó nữa.
 
Top Bottom