Vật lí 9 BÀI 26: ỨNG DỤNG CỦA NAM CHÂM

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 26: Ứng dụng của nam châm

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Loa điện

a) Nguyên tắc hoạt động

Loa điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua.

- Khi có dòng điện chạy qua, ống dây chuyển động.

- Khi cường độ dòng điện thay đổi, ống dây dịch chuyển dọc theo khe hở giữa hai cực của nam châm.
1665657514531.png

b) Cấu tạo của loa điện


- Bộ phận chính của loa điện gồm một ống dây [imath]L[/imath] được đặt trong từ trường của một nam châm mạnh [imath]E[/imath], một đầu của ống dây được gắn chặt với màng loa [imath]M[/imath]. Ống dây có thể dao động dọc theo khe nhỏ giữa hai từ cực của nam châm.

- Quá trình biến đổi dao động điện thành âm thanh trong loa điện:

Màng loa được gắn chặt với ống dây nên khi ống dây dao động, màng loa dao động theo và phát ra âm thanh đúng với âm thanh mà nó nhận được từ micro. Loa điện biến dao động điện thành âm thanh.

1665657550063.png

2. Rơle điện từ


Rơle điện từ là một thiết bị tự động đóng, ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện.

- Cấu tạo: Bộ phận chủ yếu gồm một nam châm điện và một thanh sắt non


1665657589229.png

C1:

Tại sao khi đóng công tắc K để dòng điện chạy vào trong mạch điện 1 thì động cơ [imath]M[/imath] ở mạch điện 2 làm việc?
1665657628043.png

Lời giải:
Vì khi trong mạch 1 có dòng điện thì nam châm điện hút thanh sắt và đóng mạch điện 2. Khi đó có dòng điện qua động cơ [imath]M[/imath] ở mạch điện 2 nên động cơ [imath]M[/imath] làm việc.

*Ứng dụng: Làm chuông báo động
Khi đóng cửa chuông không kêu vì mạch điện 2 hở

Khi cửa hé mở, chuông kêu vì cửa mở đã làm hở mạch điện 1, nam châm điện mất hết từ tính, miếng sắt rơi xuống và tự động đóng mạch điện 2.
1665658067764.png

Ngoài ra nam châm điện và nam châm vĩnh cửu được ứng dụng trong đời sống như máy phát điện, điện thoại, la bàn, cần cẩu điện, các thiết bị ghi âm...

C2:

Nghiên cứu sơ đồ hình 26.4 SGK để nhận biết các bộ phận chính của hệ thông chuông báo động và cho biết:

- Khi đóng cửa, chuông có kêu không? Tại sao?
- Tại sao chuông lại kêu khi cửa bị hé mở?
1665658120523.png

Lời giải:
- Khi đóng cửa, mạch điện 1 kín, có dòng điện qua nam châm điện [imath]N[/imath]. Nam châm sẽ hút được miếng sắt non [imath]S[/imath] → mạch điện 2 bị ngắt → chuông sẽ không kêu.
- Chuông kêu vì cửa mở đã làm mạch điện 1 hở, nam châm điện mất hết từ tính, sẽ nhả miếng sắt non làm miếng sắt rơi xuống và tự động đóng mạch điện 2 → có dòng điện chạy qua chuông làm chuông kêu.

III/ VẬN DỤNG
C3: Trong bệnh viện, làm thế nào mà bác sĩ có thể lấy mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân khi không thể dùng panh hoặc kim? Bác sĩ đó có thể sử dụng nam châm được không? Vì sao?

Lời giải:
Được. Vì khi đưa nam châm lại gần vị trí có mạt sắt, nam châm sẽ tự động hút mạt sắt ra khỏi mắt.

C4:
Hình 26.5 SGK mô tả cấu tạo của một rơle dòng, là 1 loại rơle mắc nốỉ tiếp với thiết bị cần bảo vệ. Bình thường, khi dòng điện qua động cơ điện ở mức cho phép thì thanh sắt s bị lò xo [imath]L[/imath] kéo sang phải làm đóng thêm các tiếp điểm 1, 2. Động cơ làm việc bình thường. Giải thích vì sao khi dòng điện qua động cơ tăng quá mức cho phép thì mạch điện tự động ngắt và động cơ ngừng làm việc?


1665658164410.png

Lời giải:
Khi cho dòng điện qua động cơ vượt quá mức cho phép, tác dụng từ của nam châm điện mạnh lên, thắng lực đàn hồi của lò xo và hút chặt lấy thanh sắt [imath]S[/imath] làm cho mạch điện tự đóng ngắt
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
BÀI 26 SÁCH BÀI TẬP

26.3

Điện kế dùng trong các trường hợp cần thiết để phát hiện dòng điện yếu. Điện kế tự làm lấy gồm một cái hộp trong đó gắn cố định một la bàn thông thường với hai cuộn dây dẫn mắc nối tiếp, cách điện quấn quanh hộp (hình 26.2).

a) Mức độ phát hiện được dòng điện nhỏ của điện kế này phụ thuộc vào những yếu tố nào?o
b) Kim của la bàn sẽ nằm như thế nào đối với các vòng dây khi có dòng điện chạy qua hai cuộn dây đó? Vị trí ban đầu của kim nam châm khi chưa có dòng điện đi qua đã được chỉ ra ở trên hình vẽ.
1666708270257.png

Lời giải:
a) Độ nhạy của điện kế phụ thuộc vào số vòng dây của ống dây và độ lớn của cường độ dòng điện qua ống dây.
b) Kim của la bàn sẽ nằm dọc theo các đường sức từ bên trong ống dây, có nghĩa là nằm vuông góc với dây dẫn trên bề mặt hộp.

26.4
Ampe kế điện từ loại đơn giản gồm một ống dây [imath]D[/imath] và một tấm sắt [imath]S[/imath] đặt gần một đầu ống dây (hình 26.3) Tấm sắt [imath]S[/imath] gắn liền với kim chỉ thị [imath]K[/imath] có thể quay quanh trục [imath]O[/imath]. Hãy giải thích hoạt động của ampe kế khi có dòng điện đi qua ống dây.1666708286170.png

Lời giải:
Tấm sắt được hút vào trong lòng ống dây khi có dòng điện đi qua ống dây. Khi đó kim chỉ thị [imath]K[/imath] quay quanh trục [imath]O[/imath] và đầu kim dịch chuyển trên mặt bảng chia độ và cho biết giá trị của dòng điện qua dây [imath]D[/imath].

26.5
Trong loa điện, lực nào đã làm cho màng loa dao động phát ra âm?

A. Lực hút nam châm điện tác dụng vào màng loa làm bằng sắt non.
B. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa
C. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng vào miếng sắt gắn với màng loa.
D. Lực của một nam châm điện tác dụng vào một cuộn dây dẫn kín gắn vào màng loa

Lời giải:
Chọn [imath]B[/imath]. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa

26.6
Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu, rơ le điện từ có tác dụng gì.

A. Làm bật một lò xo đàn hồi gõ vào chuông
B. Đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu
C. Làm cho cánh cửa mở đạp mạnh vào chuông
D. Làm cho cánh cửa rút chốt hãm cần rung chuông.

Lời giải:
Chọn [imath]B[/imath]. Đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu

26.7
Tại sao khi cho dòng điện không đổi vào cuộn dây của loa điện thì loa lại không kêu?

Lời giải:
Khi cho dòng điện không đổi vào cuộn dây của loa điện thì loa lại không kêu vì: Dòng điện không đổi không tạo ra được suất điện động cảm ứng trong cuộn dây nên không sinh ra lực từ tương tác giữa nam châm vĩnh cửu với cuộn dây nên màng loa không rung.
 
Top Bottom