III. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA
Bài 1 :
Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường của dòng điện phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Lời giải:
[imath]–[/imath]Cảm ứng từ tại một điểm:
[imath]+[/imath] Tỉ lệ với cường độ dòng điện I gây ra từ trường;
[imath]+[/imath] Phụ thuộc dạng hình học của dây dẫn;
[imath]+[/imath] Phụ thuộc vào vị trí của điểm đang xét;
[imath]+[/imath] Phụ thuộc vào môi trường xung quanh.
Bài 2 :
Độ lớn của cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường của dòng điện thẳng dài thay đổi thế nào khi điểm ấy dịch chuyển :
a) song song với dây?
b) vuông góc với dây?
c) theo một đường sức từ xung quanh dây?
Lời giải:
[imath]+[/imath] Cảm ứng từ tại một điểm [imath]M[/imath] trong từ trường của dòng điện thẳng dài được tính bằng công thức:
[imath]B=2.10^{−7}.\dfrac I r[/imath]
a) Khi điểm ấy dịch chuyển song song với dây thì [imath]B[/imath] không thay đổi vì khoảng cách từ điểm đó đến dòng điện không đổi.
b) Khi điểm ấy dịch chuyển vuông góc với dây thì [imath]B[/imath]:
+ Tăng dần nếu điểm dịch chuyển đến gần dây dẫn do [imath]r[/imath] giảm
+ giảm dần nếu điểm đó dịch chuyển ra xa dây dẫn do [imath]r[/imath] tăng.
c) Khi điểm ấy dịch chuyển theo một đường sức từ xung quanh dây thì [imath]B[/imath] Không đổi vì khoảng cách từ điểm đó đến dòng điện không đổi.
Bài 3 :
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
Độ lớn cảm ứng từ tại tâm một dòng điện tròn
[imath]A[/imath]. tỉ lệ với cường độ dòng điện.
[imath]B[/imath]. tỉ lệ với chiều dài đường tròn.
[imath]C[/imath]. tỉ lệ với diện tích hình tròn.
[imath]D[/imath]. tỉ lệ nghịch với diện tích hình tròn.
Lời giải: Chọn [imath]A[/imath].
Độ lớn cảm ứng từ tại tâm một dòng điện: [imath]B=2\pi .10^{−7}.\dfrac I r\to B∼I[/imath]
Bài 4 :
Phát biều nào dưới đây là đúng?
Cảm ứng từ trong lòng ống dây điện hình trụ
[imath]A.[/imath] luôn bằng [imath]0.[/imath]
[imath]B.[/imath] tỉ lệ với chiều dài ống dây.
[imath]C.[/imath] là đồng đều.
[imath]D.[/imath] tỉ lệ với tiết diện ống dây.
Lời giải: Chọn [imath]C.[/imath]
Cảm ứng từ trong lòng ống dây điện hình trụ là đồng đều như nhau tại mọi điểm:
[imath]B=4\pi .10^{−7}.\dfrac N l .I=4\pi .10^{−7}.n.I[/imath]
Bài 5 :
So sánh cảm ứng từ bên trong hai ống dây điện sau:
Ống [imath]1[/imath] | [imath]5 A[/imath] | [imath]5000[/imath] vòng | dài [imath]2 m[/imath] |
Ống [imath]2[/imath] | [imath]2 A[/imath] | [imath]10000[/imath] vòng | dài [imath]1,5 m[/imath] |
Lời giải:
Cảm ứng từ bên trong ống [imath]1: B_1=4\pi .10^{−7}.\dfrac {N_1}{l_1} .I_1=4\pi.10^{−7}.\dfrac{5000}{2}.5=5\pi.10^{−3}T.[/imath]
Cảm ứng từ bên trong ống [imath]2: B_2=4\pi .10^{−7}.\dfrac {N_2}{l_2} .I_2=4\pi .10^{−7}.\dfrac{10000}{1,5}.2=5,33\pi .10^{−3}T.[/imath]
Vậy [imath]B_2 > B_1.[/imath]
Bài 6 :
Hai dòng điện đồng phẳng: dòng thứ nhất thẳng dài, [imath]I_1 = 2 A[/imath]; dòng thứ hai hình tròn, tâm [imath]O_2[/imath] cách dòng thứ nhất [imath]40 cm[/imath], bán kính [imath]R_2 = 20 cm, I_2 = 2 A[/imath]. Xác định cảm ứng từ tại [imath]O_2.[/imath]
Lời giải:
Cảm ứng từ tại [imath]O_2[/imath] do dòng điện [imath]I_1[/imath] gây ra: [imath]B_1=2.10^{−7}.\dfrac{I_1}{r_1}=2.10^{−7}.\dfrac{2}{0,4}=10^{−6}T.[/imath]
Cảm ứng từ tại [imath]O_2[/imath] do dòng điện [imath]I_2[/imath] gây ra: [imath]B_2=2\pi.10^{−7}.\dfrac{I_2}{r_2}=2\pi .10^{−7}.\dfrac{2}{0,2}=6,28.10^{−6}T.[/imath]
Cảm ứng từ tổng hợp tại O_2: \overrightarrow{B}=\overrightarrow{B}_1+\overrightarrow{B}_2
Trường hợp 1: [imath]\overrightarrow{B}_1↑↑\overrightarrow{B}_2[/imath]
Ta có: [imath]B=B_1+B_2=10^{−6}+6,28.10^{−6}=7,28.10^{−6}T.[/imath] | |
Trường hợp 2: [imath]\overrightarrow{B}_1↑↓\overrightarrow{B}_2[/imath]
Ta có: [imath]B=|B_1−B_2|=|10^{−6}−6,28.10^{−6}|=5,28.10^{−6}T.[/imath] | |
Bài 7 :
Hai dòng điện [imath]I_1=3A;I_2=2A[/imath] chạy trong hai dây dẫn thẳng dài, song song cách nhau [imath]50 cm[/imath] theo cùng một chiều. Xác định những điểm tại đó [imath]\overrightarrow{B}=\overrightarrow{0}[/imath]
Trả lời:
Gọi [imath]M[/imath] là điểm mà tại đó có cảm ứng từ tổng hợp bằng [imath]0.[/imath]
Ta có: [imath]\overrightarrow{B}_M=\overrightarrow{B}_1+\overrightarrow{B}_2=\overrightarrow{0}\Rightarrow \overrightarrow{B}_1=−\overrightarrow{B}_2\Rightarrow \overrightarrow{B}_1↑↓\overrightarrow{B}_2;B_1=B_2[/imath]
[imath]\to M[/imath] phải nằm trên đường thẳng [imath]O_1O_2[/imath] và nằm giữa hai điểm [imath]O_1[/imath] và [imath]O_2[/imath]
[imath]\left\{\begin{matrix} 2.10^{−7}.\dfrac{I_1}{r_1}=2.10^{−7}.\dfrac{I_2}{r_2}\\ r_1+r_2=O_1O_2 \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix}\dfrac 3 {r_1}=\dfrac 2 {r_2}\\ r_1+r_2=50cm\end{matrix}\right.[/imath]
[imath]\Rightarrow\left\{\begin{matrix}r_1=30cm\\ r_2=50cm\end{matrix}\right.[/imath]
Vậy tập hợp những điểm [imath]M[/imath] có [imath]\overrightarrow{B}=\overrightarrow{0}[/imath] là đường thẳng thuộc mặt phẳng chứa dây [imath](1)[/imath] và dây [imath](2)[/imath], nằm giữa dây [imath](1)[/imath] và dây [imath](2)[/imath], cách dây [imath]I_1=30 cm[/imath], dây [imath]I_2=20 cm.[/imath] | |
Chúc bạn học tốt!
Tham khảo thêm
Bài 20: LỰC TỪ - CẢM ỨNG TỪ
Bài 19: TỪ TRƯỜNG
BÀI 18: THỰC HÀNH:KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CHỈNH LƯU CỦA ĐIÔT BÁN DẪN VÀ ĐẶC TÍNH KHUẾCH ĐẠI CỦA TRANZITO