- 28 Tháng một 2016
- 3,897
- 1
- 8,081
- 939
- Yên Bái
- THPT Lê Quý Đôn <3
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Bài 19: TỪ TRƯỜNG
Phần 1: LÝ THUYẾT SGK VÀ CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN
Phần 1: LÝ THUYẾT SGK VÀ CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN
I. Nam châm
+ Nam châm là loại quặng sắt có khả năng hút được sắt vụn.
+ Các vật liệu làm nam châm thường là: sắt, niken, côban, mangan, gađôlinium, disprôsium … hoặc các hợp chất của chúng.
+ Mỗi nam châm bao giờ cũng có hai loại cực phân biệt là cực Nam (kí hiệu là [imath]S[/imath]) và cực bắc (kí hiệu là [imath]N[/imath])
+ Các loại nam châm: nam châm chữ [imath]U[/imath]; nam châm thẳng; nam châm tròn; nam châm điện ...
C1:
Vật liệu nào sau đây không thể làm nam châm?
A. Sắt non.
B. Đồng oxit.
C. Sắt oxit.
D. Mangan oxit.
Trả lời: Chọn [imath]B[/imath]
C2:
a) Đặt cực bắc ([imath]N[/imath]) của nam châm thứ hai ở phía dưới cực bắc của nam châm [imath]M[/imath] (hay đặt cực nam ([imath]S[/imath]) của nam châm thứ hai ở phía trên cực bắc của nam châm [imath]M[/imath]
b) Đặt cực bắc ([imath]N[/imath]) của nam châm thứ hai ở phía trên cực bắc của nam châm [imath]M[/imath] (hay đặt cực nam ([imath]S[/imath]) của nam châm thứ hai ở phía dưới cực bắc của nam châm [imath]M[/imath]
c) Đặt nam châm thứ hai trong cùng mặt phẳng của nam châm [imath]M[/imath] sao cho cực [imath]N[/imath] của nam châm thứ hai ở gần nam châm [imath]M[/imath] và dịch chuyển nam châm thứ hai xung quanh dây treo nam châm [imath]M[/imath].
II. Tính từ của dây dẫn có dòng điện
Dây dẫn có dòng điện (gọi tắt là dòng điện) cũng có từ tính như nam châm, cụ thể:
+ Dòng điện có thể tác dụng lực lên nam châm
+ Nam châm có thể tác dụng lực lên dòng điện
+ Hai dòng điện có thể tương tác với nhau
[imath]\Rightarrow[/imath] Giữa hai dòng điện, hai nam châm, giữa một dòng điện và một nam châm đều có lực tương tác, những lực tương tác ấy gọi là lực tự. Ta cũng nói dòng điện và nam châm có từ tính…
III, Từ trường
IV, Đường sức từ
* Khái niệm
+ Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. |
-) Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài.
-) Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn được uốn thành vòng tròn.
*Các tính chất của đường sức từ
+ Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ.
+ Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.
+ Chiều của các đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định (quy tắc nắm tay phải, quy tắc vào Nam ra Bắc)
+ Người ta quy ước vẽ các đường sức từ sao cho chỗ nào từ trường mạnh thì các đường sức từ mau và chỗ nào yếu thì các đường sức từ thưa.
C3:
Xác định chiều dòng điện chạy trong vòng tròn [imath](C)[/imath] ở hình [imath]19.10[/imath]. Cho biết chiều đường sức từ hướng từ trong ra ngoài mặt phẳng chứa vòng tròn [imath](C)[/imath] |
+ Cách 1: Áp dụng quy tắc nắm tay phải với chiều đường sức từ hướng từ trong mặt phẳng hướng ra ngoài, ta xác định được chiều dòng điện chạy trong vòng tròn [imath](C)[/imath] ngược chiều kim đồng hồ.
+ Cách 2: Áp dụng quy tắc mặt Nam – mặt Bắc, ta thấy chiều đường sức từ hướng từ trong ra ngoài mặt phẳng chứa vòng tròn [imath](C)[/imath] nên đây là mặt Bắc, do đó dòng điện có chiều ngược chiều kim đồng hồ
V. Từ trường trái đất
+ Trái Đất được xem như một nam châm khổng lồ có hai đầu hướng về hai địa cực từ. Từ trường Trái Đất làm cho kim la bàn có một hướng xác định gần trùng với hướng Nam Bắc của Trái Đất.
Xem thêm:
Bài 20: LỰC TỪ - CẢM ỨNG TỪ
HỆ THỐNG MỤC LỤC CÁC BÀI
[Chuyên đề] Dòng điện không đổi
[Chuyên đề] Điện tích điện trường