Sử 10 Bài 19. Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981)
a. Hoàn cảnh:
Năm 980, triều đình nhà Đinh gặp khó khăn => Vua Tống cử quân sang xâm lược nước ta.
b. Diễn biến:
- Trước tình hình trên, Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh đã tôn Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng chiến.
- Năm 981, quân dân dân ta chiến đấu anh dũng, giành chiến thắng lớn nhanh chóng ở vùng Đông Bắc. => Vua Tống không dám nghĩ đến việc xâm lược Đại Việt, củng cố vững chắc nền độc lập.

2. Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077)
a. Hoàn cảnh:

- Thập kỷ 70 của thế kỷ XI, Đại Việt đang phát triển. nhà Tống bước vào giai đoạn khủng hoảng. => nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt, tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược.
b. Diễn biến:
- Đứng trước âm mưu xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến.
- Lý Thường Kiệt có chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”, cuộc kháng chiến được chia thành hai giai đoạn, gồm:
+ Giai đoạn 1:
-
Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược "tiên phát chế nhân", tức là đem quân đánh trước chặn thế mạnh của giặc.
- Năm 1075, Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ.
+ Giai đoạn 2: Năm 1077, ba mươi vạn quân Tống kéo sang bờ bắc của sông Như Nguyệt, cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi, ta chủ động giảng hòa và kết thúc chiến tranh.
c. Kết quả: Kháng chiến của nhân dân ta giành thắng lợi.
d. Nguyên nhân thắng lợi - ý nghĩa:
+ Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhân dân ta có tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất, sẵn sàng đứng lên chống giặc ngoại xâm.
- Sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của Lý Thường Kiệt.
- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng, suy yếu.
+ Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ âm mưu thôn tính Đại Việt.
- Thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.
- Góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau.

3. Kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên ở thế kỉ XIII
a. Hoàn cảnh:
Từ năm 1258 - 1288 quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta.
b. Diễn biến:
- Trước thế giặc mạnh, các vua Trần cùng nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo nhân dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ nước.
- Thắng lợi tiêu biểu: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng:
+ Lần 1: Đông Bộ Đầu (bên sông Hồng từ dốc Hàng Than đến dốc Hóc Mai Ba Đình - Hà Nội).
+ Lần 2: Đẩy lùi quân xâm lược năm 1285.
+ Lần 3: Trận Bạch Đằng năm 1288 đè bẹp ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhân dân ta.
c. Kết quả: Thắng lợi.
d. Ý nghĩa:
- Đập tan tham vọng xâm lược của Mông - Nguyên, giữ vững nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền dân tộc.
- Khẳng định sức mạnh của dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
- Để lại nhiều bài học quý báu về củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

4. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn
a. Hoàn cảnh:

- Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy vong.
- Năm 1400, nhà Hồ thành lập, tiến hành cuộc cải cách, song chưa đạt được kết quả mong muốn lại vấp phải sự xâm lược của quân Minh.
- Năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại. => Nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.
- Năm 1418, Khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo.
b. Thắng lợi tiêu biểu:
+ Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam Sơn (Thanh Hóa) được sự hưởng ứng của nhân dân vùng giải phóng cánh mở rộng từ Thanh Hóa vào Nam.
+ Chiến thắng Tốt Động, quân Minh bị đẩy vào thế bị động.
+ Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đã đập tan 10 vạn quân cứu viện. => Giặc cùng quẫn tháo chạy về nước.
c. Kết quả: Khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi.
d. Nguyên nhân thắng lợi - ý nghĩa lịch sử:
+ Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất, cùng tinh thần quyết chiến đánh giặc, quyết tâm giành lại độc lập tự do.
- Sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy, cùng những sách lược, chiến thuật đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi.
- Có sự kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng trước kẻ thù.
+ Ý nghĩa:
- Chấm dứt hơn hai mươi năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh.
- Đập tan những âm mưu đô hộ nước ta của nhà Minh, đất nước ta hoàn toàn sạch bóng quân xâm lược.
- Thể hiện tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm của nhân dân ta, mở ra cho đất nước ta một thời kì mới – Đại Việt thời Lê Sơ.
 
Top Bottom