Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
BÀI 18: CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỈ XV
1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ
- Tháng 11- 1406, Trương Phụ chỉ huy 20 vạn quân Minh và hàng vạn dân phu chia làm 2 cánh sang xâm lược nước ta.
- Bị đánh bại ở Lạng Sơn, Hồ Quý Ly lui về phòng ngự ở thành Đa Bang (nay là Hà Tây), rồi lại lui về cố thủ ở thành Tây Đô (Vĩnh Lộc - Thanh Hóa) và kết cuộc là bị quân Minh bắt vào cuối tháng 6-1407 ở Hà Tĩnh.
=> Kháng chiến của nhà Hồ thất bại do chiến lược quân sự sai lầm, chiến đấu đơn độc mà không dựa vào dân, làm mất lòng dân.
2. Chính sách cai trị của nhà Minh
- Nhà Minh xóa bỏ quốc hiệu nước ta, đổi tên nước ta thành quận Giao Chỉ.
- Chúng thi hành chính sách đồng hóa, ngu dân và bóc lột tàn bạo.
- Tăng thuế, bắt người đem về Trung Quốc.
- Thiêu hủy sách vở, bắt ta bỏ phong tục tập quán.
=> Chế độ thống trị của nhà Minh rất tàn bạo, đất nước bị tàn phá, nhân dân lầm than.
3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần
- Sau đó được Đặng Tất ở Hóa Châu (Thừa Thiên Huế) và Nguyễn Cảnh Chân (Quảng Nam) hưởng ứng, và thắng trận Bô Cô (Nam Định).
- Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân.
=> Nội bộ nghĩa quân giết hại lẫn nhau, khởi nghĩa dần tan rã.
- Vào năm 1409, Trần Ngỗi bị giặc Minh bắt đưa về Trung Quốc.
- Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng Quang. Cuộc khởi nghĩa phát triển từ Thanh Hóa đến Quảng Nam.
- Vào năm 1411, quân Minh được tang thêm viện binh tấn công Thanh Hóa, nghĩa quân rút vào Thuận Hóa.
- Vào năm 1413, quân Minh đánh Thuận Hóa. Trần Quý Khoáng, Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt.
=> Cuộc khởi nghĩa thất bại.
Các bạn xem phần lí thuyết mình đăng nhé. Ngày mai sẽ có câu hỏi ôn tập bài 18. Buổi tối ấm áp!
1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ
- Tháng 11- 1406, Trương Phụ chỉ huy 20 vạn quân Minh và hàng vạn dân phu chia làm 2 cánh sang xâm lược nước ta.
- Bị đánh bại ở Lạng Sơn, Hồ Quý Ly lui về phòng ngự ở thành Đa Bang (nay là Hà Tây), rồi lại lui về cố thủ ở thành Tây Đô (Vĩnh Lộc - Thanh Hóa) và kết cuộc là bị quân Minh bắt vào cuối tháng 6-1407 ở Hà Tĩnh.
=> Kháng chiến của nhà Hồ thất bại do chiến lược quân sự sai lầm, chiến đấu đơn độc mà không dựa vào dân, làm mất lòng dân.
2. Chính sách cai trị của nhà Minh
- Nhà Minh xóa bỏ quốc hiệu nước ta, đổi tên nước ta thành quận Giao Chỉ.
- Chúng thi hành chính sách đồng hóa, ngu dân và bóc lột tàn bạo.
- Tăng thuế, bắt người đem về Trung Quốc.
- Thiêu hủy sách vở, bắt ta bỏ phong tục tập quán.
=> Chế độ thống trị của nhà Minh rất tàn bạo, đất nước bị tàn phá, nhân dân lầm than.
3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần
- Cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407–1409)
- Sau đó được Đặng Tất ở Hóa Châu (Thừa Thiên Huế) và Nguyễn Cảnh Chân (Quảng Nam) hưởng ứng, và thắng trận Bô Cô (Nam Định).
- Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân.
=> Nội bộ nghĩa quân giết hại lẫn nhau, khởi nghĩa dần tan rã.
- Vào năm 1409, Trần Ngỗi bị giặc Minh bắt đưa về Trung Quốc.
- Cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409–1414)
- Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng Quang. Cuộc khởi nghĩa phát triển từ Thanh Hóa đến Quảng Nam.
- Vào năm 1411, quân Minh được tang thêm viện binh tấn công Thanh Hóa, nghĩa quân rút vào Thuận Hóa.
- Vào năm 1413, quân Minh đánh Thuận Hóa. Trần Quý Khoáng, Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt.
=> Cuộc khởi nghĩa thất bại.
Câu hỏi (SGK/84)
1. Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác nhau?
- Nhà Trần:
+ Biết dựa vào sức mạnh toàn dân, đoàn kết dân tộc, vua tôi nhà Trần trên dưới một lòng kiên quyết kháng chiến chống quân xâm lược.
+ Thực hiến kế sách "vườn không nhà trống" vừa đánh, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, khi có thời cơ thì tổng phản công để giành thắng lợi quyết định.
- Nhà Hồ:
+ Không biết dựa vào, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa được bài học kinh nghiệm của cha ông đi trước.
1. Đường lối của nhà Trần trong kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên và của nhà Hồ trong kháng chiến chống quân Minh có gì khác nhau?
- Nhà Trần:
+ Biết dựa vào sức mạnh toàn dân, đoàn kết dân tộc, vua tôi nhà Trần trên dưới một lòng kiên quyết kháng chiến chống quân xâm lược.
+ Thực hiến kế sách "vườn không nhà trống" vừa đánh, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, khi có thời cơ thì tổng phản công để giành thắng lợi quyết định.
- Nhà Hồ:
+ Không biết dựa vào, đoàn kết tập hợp nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, không kế thừa được bài học kinh nghiệm của cha ông đi trước.
2. Hãy trình bày nguyên nhân bùng nổ, đặc điểm và nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa (trước khởi nghĩa Lam Sơn) chống quân Minh.
* Đặc điểm: Phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV đã nổ ra sớm (ngay từ khi quân Minh đặt ách đô hộ ở Đại Việt), các cuộc khởi nghĩa diễn ra khá liên tục, mạnh mẽ nhưng thiếu sự phối hợp, đoàn kết, vì thế thất bại.
* Nguyên nhân thất bại: Các cuộc khởi nghĩa thất bại do thiếu liên kết, chưa tạo nên một phong trào chung, thiếu một đường lối đánh giặc đúng đắn, nội bộ của những người lãnh đạo có mâu thuẫn, làm cho sức chiến đấu của cuộc khởi nghĩa dần suy yếu đi, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa đều lần lượt bị đàn áp.
* Đặc điểm: Phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV đã nổ ra sớm (ngay từ khi quân Minh đặt ách đô hộ ở Đại Việt), các cuộc khởi nghĩa diễn ra khá liên tục, mạnh mẽ nhưng thiếu sự phối hợp, đoàn kết, vì thế thất bại.
* Nguyên nhân thất bại: Các cuộc khởi nghĩa thất bại do thiếu liên kết, chưa tạo nên một phong trào chung, thiếu một đường lối đánh giặc đúng đắn, nội bộ của những người lãnh đạo có mâu thuẫn, làm cho sức chiến đấu của cuộc khởi nghĩa dần suy yếu đi, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa đều lần lượt bị đàn áp.