Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
1. Họ Khúc và họ Dương dựng quyền tự chủ
a, Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ và cải cách của Khúc Hạo
+ Vài nét về Khúc Thừa Dụ:
- Quê quán: Hồng Châu (nay thuộc huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương).
- Xuất thân là hào trưởng, gia thế giàu có.
- Tính tình khoan hoà, hay thương người, được nhiều người kính phục.
+ Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu nên khó kiểm soát được tình hình ở An Nam.
+ Nhân cơ hội đó, giữa năm 905, Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh chiếm thành Đại La, lật đổ chính quyền đô hộ rồi tự xưng là tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.
+ Năm 907, con của Khúc Thừa Dụ là Khúc Hạo đã lên thay cha nắm quyền tiết độ sứ và tiến hành cải cách với chủ trương: "Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui."
- Định lại mức thuế cho công bằng.
- Lập sổ hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí cho thống nhất.
- Tha bỏ lực dịch cho nhân dân bớt khổ.
=> Xây dựng chính quyền tự chủ, độc lập với phong kiến phương Bắc.
b, Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ
+ Vài nét về nhà nước Nam Hán:
- Là một nước nhỏ ở Trung Quốc.
- Cai trị vùng đất sát biên giới nước ta (nay là Quảng Đông, Quảng Tây và đảo Hải Nam).
+ Mùa thu năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta, lập lại quyền cai trị.
+ Năm 931, thuộc tướng cũ của họ Khúc là Dương Đình Nghệ kéo quân từ Thanh Hoá ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán.
+ Diễn biến cuộc khởi nghĩa:
- Dương Đình Nghệ tập hợp các hào kiệt khắp nơi về làng Giàng (nay thuộc Thanh Hóa) tụ nghĩa.
- Từ làng Giàng, nghĩa quân kéo quân vây chiếm thành Đại La.
- Quân Nam Hán cử quân tiếp viện đánh chiếm lại thành Đại La.
- Quân của Dương Đình Nghệ chặn đánh quân tiếp viện, quân Nam Hán rút chạy.
+ Kết quả: Kháng chiến thắng lợi. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ nước nhà.
2. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
+ Vài nét về Ngô Quyền:
- Quê quán: Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Nội), xuất thân trong một gia đình quý tộc.
- Thuở nhỏ đã có “dáng vẻ khôi ngô, mắt sáng như chớp, có trí dũng”.
- Lớn lên, ông là người dũng lược, có sức khoẻ phi thường “dáng đi như hổ, sức có thể nâng được vạc”, ông là thuộc tướng tài năng và cũng là con rể của Dương Đình Nghệ.
a, Kế hoạch đánh giặc
+ Năm 938, quân Nam Hán do Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông theo đường biển ồ ạt tiến sang xâm lược nước ta.
+ Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền đã gấp rút chuẩn bị kế hoạch đối phó với quân Nam Hán. Vùng cửa sông Bạch Đằng được lựa chọn để bố trí trận địa đánh giặc.
+ Vài nét về sông Bạch Đằng:
- Là dòng sông chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng).
- Đây là con đường thủy tốt nhất để đi vào nước ta.
- Mực nước vùng cửa sông lúc thủy triều cao nhất và thấp nhất chênh nhau tới 2 – 3m.
- Địa hình xung quanh có nhiều cồn gò, bãi, đầm lầy,… giúp bố trí lực lượng quân thủy, bộ cùng chiến đấu chặn giặc.
b, Trừ ngoại xâm dậy sóng Bạch Đằng
+ Khi nước triều lên, Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào.
+ Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên, Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu.
+ Quân Hoằng Tháo không kịp sửa thuyền mà nước thều rút xuống rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ, quân lính chết đuối quá nửa.
+ Ngô Quyền thừa thắng đuổi đánh, bắt được Hoằng Tháo giết đi… Lưu Cung (vua Nam Hán), chỉ còn biết thương khóc, thu nhặt quân lính còn sót rút về.
+ Ý nghĩa:
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc.
- Mở ra kỉ nguyên độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.
- Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở sau này cho việc khôi phục quốc thống.
a, Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ và cải cách của Khúc Hạo
+ Vài nét về Khúc Thừa Dụ:
- Quê quán: Hồng Châu (nay thuộc huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương).
- Xuất thân là hào trưởng, gia thế giàu có.
- Tính tình khoan hoà, hay thương người, được nhiều người kính phục.
+ Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu nên khó kiểm soát được tình hình ở An Nam.
+ Nhân cơ hội đó, giữa năm 905, Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh chiếm thành Đại La, lật đổ chính quyền đô hộ rồi tự xưng là tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.
+ Năm 907, con của Khúc Thừa Dụ là Khúc Hạo đã lên thay cha nắm quyền tiết độ sứ và tiến hành cải cách với chủ trương: "Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui."
- Định lại mức thuế cho công bằng.
- Lập sổ hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí cho thống nhất.
- Tha bỏ lực dịch cho nhân dân bớt khổ.
=> Xây dựng chính quyền tự chủ, độc lập với phong kiến phương Bắc.
b, Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ
+ Vài nét về nhà nước Nam Hán:
- Là một nước nhỏ ở Trung Quốc.
- Cai trị vùng đất sát biên giới nước ta (nay là Quảng Đông, Quảng Tây và đảo Hải Nam).
+ Mùa thu năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta, lập lại quyền cai trị.
+ Năm 931, thuộc tướng cũ của họ Khúc là Dương Đình Nghệ kéo quân từ Thanh Hoá ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán.
+ Diễn biến cuộc khởi nghĩa:
- Dương Đình Nghệ tập hợp các hào kiệt khắp nơi về làng Giàng (nay thuộc Thanh Hóa) tụ nghĩa.
- Từ làng Giàng, nghĩa quân kéo quân vây chiếm thành Đại La.
- Quân Nam Hán cử quân tiếp viện đánh chiếm lại thành Đại La.
- Quân của Dương Đình Nghệ chặn đánh quân tiếp viện, quân Nam Hán rút chạy.
+ Kết quả: Kháng chiến thắng lợi. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ nước nhà.
2. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
+ Vài nét về Ngô Quyền:
- Quê quán: Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Nội), xuất thân trong một gia đình quý tộc.
- Thuở nhỏ đã có “dáng vẻ khôi ngô, mắt sáng như chớp, có trí dũng”.
- Lớn lên, ông là người dũng lược, có sức khoẻ phi thường “dáng đi như hổ, sức có thể nâng được vạc”, ông là thuộc tướng tài năng và cũng là con rể của Dương Đình Nghệ.
a, Kế hoạch đánh giặc
+ Năm 938, quân Nam Hán do Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông theo đường biển ồ ạt tiến sang xâm lược nước ta.
+ Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền đã gấp rút chuẩn bị kế hoạch đối phó với quân Nam Hán. Vùng cửa sông Bạch Đằng được lựa chọn để bố trí trận địa đánh giặc.
+ Vài nét về sông Bạch Đằng:
- Là dòng sông chảy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng).
- Đây là con đường thủy tốt nhất để đi vào nước ta.
- Mực nước vùng cửa sông lúc thủy triều cao nhất và thấp nhất chênh nhau tới 2 – 3m.
- Địa hình xung quanh có nhiều cồn gò, bãi, đầm lầy,… giúp bố trí lực lượng quân thủy, bộ cùng chiến đấu chặn giặc.
b, Trừ ngoại xâm dậy sóng Bạch Đằng
+ Khi nước triều lên, Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào.
+ Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên, Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu.
+ Quân Hoằng Tháo không kịp sửa thuyền mà nước thều rút xuống rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ, quân lính chết đuối quá nửa.
+ Ngô Quyền thừa thắng đuổi đánh, bắt được Hoằng Tháo giết đi… Lưu Cung (vua Nam Hán), chỉ còn biết thương khóc, thu nhặt quân lính còn sót rút về.
+ Ý nghĩa:
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc.
- Mở ra kỉ nguyên độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc.
- Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở sau này cho việc khôi phục quốc thống.