Sử 9 Bài 14 - Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,484
151
17
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào các bạn, vậy là sau bài 13 vừa rồi, chúng mình đã kết thúc phần Lịch Sử thế giới. Từ tuần này, ta cùng sang phần 2, phần Lịch Sử Việt Nam.

Bài học có 3 phần:
  • Kiến thức cơ bản SGK dưới dạng Sơ đồ tư duy
  • Câu hỏi ôn tập tự luận (cập nhật sau 2 ngày, đáp án đi kèm ngay tại bài đăng, có thay đổi sẽ thông báo trực tiếp tại topic)
  • Đề ôn trắc nghiệm (cập nhật sau câu hỏi ôn tập 1 ngày, đáp án được đăng sau câu hỏi 1 ngày, có thay đổi sẽ thông báo trực tiếp tại topic)
Trước tiên, chúng ta hãy ôn lại bài cũ một chút: Bài 13
PHẦN 2 - Chương 1 - Bài 14
VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
 

Attachments

  • Bài 14.pdf
    1.1 MB · Đọc: 1

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,484
151
17
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Trình bày nội dung chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp.
- Nông nghiệp: Pháp tập trung chủ yếu vào việc lập các đồn điền cao su
- Công nghiệp: tập trung khai thác mỏ (nhất là than), tập trung khai thác công nghiệp nhẹ
- Giao thông: được đầu tư phát triển thêm
- Tài chính: lập ra Ngân hàng Đông Dương, nắm quyền chỉ huy kinh tế ở Đông Dương
- Thuế: đặt ra hàng trăm thứ thuế và đánh thuế cao
Câu 2: Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hoá như thế nào? Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp ấy ra sao?
Xã hội Việt Nam ngày càng phân hoá sâu sắc
- Giai cấp địa chủ phong kiến:

  • Đại đa số đầu hàng Pháp
  • Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước, tham gia vào các phong trào khi có điều kiện
- Giai cấp tư sản:
  • Tư sản mại bản câu kết chặt chẽ với Pháp
  • Tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc dân chủ nhưng dễ thoả hiệp với địch
- Giai cấp tiểu tư sản thành thị:
  • Bị chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ, dễ phá sản và thất nghiệp
  • Có tinh thần cách mạng, là lực lượng quan trọng trong quá trình cách mạng dân tộc dân chủ
- Giai cấp nông dân:
  • Chiếm tới hơn 90% dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức bằng sưu thuế, tô dịch, phu phen,...
  • Lực lượng hăng hái, đông đảo nhất của cách mạng
- Giai cấp công nhân:
  • Bị ba tầng áp bức, có quan hệ tự nhiên gắn với nông dân, kế thừa truyền thống anh hùng bất khuất
  • Nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng
 
Top Bottom