Sử 10 Bài 1 - Hiện tượng lịch sử và nhận thức lịch sử

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:
+ Khái niệm lịch sử: Có thể hiểu theo ba nghĩa chính:
- Là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
- Là những câu chuyện về quá khứ hoặc những tác phẩm ghi chép về quá khứ.
- Là một khoa học nghiên cứu về quá khứ của con người, bao gồm các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
=> Khái niệm lịch sử gắn liền với hai yếu tố cơ bản: Hiện thực và nhận thức.​
Tiêu chíHiện thực lịch sửNhận thức lịch sử
Khái niệmLà toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (Nhận thức về sự kiện, hiện tượng đã diễn ra).
Thời gianXuất hiện trước.Xuất hiện sau.
Đặc điểmLà duy nhất và không thể thay đổi.Rất đa dạng, có thể thay đổi theo thời gian.
Tính khách quan, chủ quanLuôn mang tính khách quan.Vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan.
2. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ bản của Sử học.
2.1. Đối tượng nghiên cứu của Sử học:
Rất đa dạng và mang tính toàn diện, bao gồm những hoạt động của con người trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực.
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Sử học:
+ Chức năng:
- Chức năng khoa học: Khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khách quan.
- Chức năng xã hội: Phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm đúc kết từ quá khứ.
+ Nhiệm vụ: Cung cấp những tri thức khoa học về lịch sử và giáo dục, nêu gương.
1662712215143.png
Sơ đồ 1.1 Chức năng và nhiệm vụ của Sử học.​
Nguồn: SGK Lịch sử 10 - Bộ Cánh Diều
2.3. Nguyên tắc cơ bản của Sử học:
+ Nguyên tắc khách quan: Trung thực, tiến bộ phải đặt lên hàng đầu.
+ Cần đảm bảo tính toàn diện và cụ thể.
+ Ý nghĩa của nguyên tắc:
- Định hướng việc nghiên cứu cho nhà sử học.
- Giúp nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức trong quá trình nghiên cứu, trình bày lịch sử.
- Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học, tiến bộ và nhân văn.
3. Các nguồn gốc và một số phương pháp của sử học.
3.1. Các nguồn sử liệu:

Sử liệu sơ cấp​
Sử liệu thứ cấp​
Là sử liệu được tạo ra đầu tiên, gần nhất hoặc gắn liền với thời gian xuất hiện của các sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu như hồ sơ, văn kiện, nhật kí, ảnh chụp, đoạn băng hình, hiện vật gốc,....Là sử liệu được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu, thường là những công trình, tác phẩm, bài báo nghiên cứu về hiện thực lịch sử.
Nguồn sử liệu sơ cấp thường được coi là bằng chứng quan trọng nhất của nhà sử học khi miêu tả, phục dựng lại quá khứ.
1662716006523.png
Một trang Châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) dưới thời vua Minh Mạng.​
Nguồn sử liệu thứ cấp thường được coi là tài liệu tham khảo (đã thông qua qua điểm tiếp cận, nhận thức của con người).
1662716033629.png
Trang bìa cuốn sách Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX​
+ Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu được chia thành 4 loại hình cơ bản:
- Sử liệu lời nói - truyền khẩu: thông qua lời nói, truyền khẩu, gồm những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích, giai thoại,... được lưu truyền từ đời này sang đời khác hoặc những lời kể của nhân chứng lịch sử.
- Sư liệu hiện vật: là nguồn sử liệu vật thể do con người tạo tác, gồm các di tích, công trình hoặc đồ vật cụ thể... (VD: Thạp đồng Đào Thịnh (Văn hóa Đông Sơn), có niên đại cách ngày nay 2500 - 2000 năm...)
- Sử liệu hình ảnh: là nguồn sử liệu phản ánh về quá khứ thông qua tư liệu hình ảnh, gồm tranh ảnh, băng hình....
- Sử liệu thành văn: là nguồn sử liệu bằng chữ viết như sách, báo, bản ghi chép, nhật kí, hiệp ước, hiệp định...
3.2. Một số phương pháp cơ bản của Sử học:
Phương pháp
Nội dung
Phương pháp nghiên cứu- Tìm hiểu, khối phục, mô tả các sự kiện, hiện tượng (về quá trình ra đời, phát triển và suy vong), gắn với bối cảnh lịch sử cụ thể,..
- Tìm hiểu về lịch sử trong hình thức tổng quát để tìm ra các đặc điểm chung, bản chất quy luật, mối quan hệ nhân - quả của lịch sử...
Phương pháp trình bày- Trình bày lịch sử theo thời gian trước - sau (mối liên hệ dọc), giúp người đọc thấy được tiến trình của lịch sử.
- Trình bày lịch sử theo không gian ở cùng giai đoạn (mỗi liên hệ ngang), giúp người đọc thấy được ở cùng một thời điểm có những sự kiện nào.
Phương pháp tiếp cận- Sử học khai thác thông tin của nhiều ngành khoa học (khảo cổ học dân tộc học; văn hóa học….) để làm sáng tỏ các sự kiện, hiện tượng lịch sử có liên quan.
 
  • Love
Reactions: Mộ Dung Thu Vũ
Top Bottom