Sử 7 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỷ XIII)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Vài lời dẫn: bài này chỉ sơ lược vài nét về diễn biến, có nói rõ một số nội dung quan trọng

1. Kháng chiến lần thứ nhất (1258)
1.1. Chuẩn bị của hai bên

- Năm 1258, quân Mông Cổ của hãn Mông Kha âm mưu xâm lược Đại Việt với mục đích thôn tính nước ta, tạo bàn đạp tấn công Nam Tống từ phía nam. Cuối năm 1257, hãn Mông Cổ quyết định làm song song hai việc: cho quân đánh nước Đại Lý với dự tính dùng đội quân đầu hàng của Đại Lý tiến đánh Đại Việt; đồng thời cử sứ giá sang dọa nạt bắt Thăng Long phải thần phục. Tháng 11 - 12/1257, quân Mông Cổ với 5 vạn tên (gồm cả quân Đại Lý đầu hàng) chuẩn bị trước biên giới Việt - Trung.
- Ở Thăng Long thì vua Trần kiên quyết bắt giam sứ giả và tổ chức kháng chiến với chỉ huy tối cao là vua Trần Thái Tông, Trần Quốc Tuấn đem quân ra chặn giặc ở biên giới
1.2. Diễn biến
- Tháng 12/1257, Ngột Lương Hợp Thai (Uryankhadai) phát động tấn công. Hắn ta cử 1.000 quân của Triệt Triệt Đô làm tiên phong theo đường sông Thao, có con trai hắn là A-thuật hỗ trợ (Nguyên sử, quyển 209).
- Quân Trần quyết định tổ chức chặn giặc ở cánh đồng Bình Lệ Nguyên (dựa vào chiến tuyến là sông Cà Lồ) rồi bày trận trước mặt sông mà chuẩn bị đánh (Binh thư yếu lược, tr. 206). Do có sai lầm về chiến thuật là không kết hợp quân thủy - bộ nên trận tuyến bị phá vỡ, quân Nguyên tràn sang tấn công. Quân Trần do chính nhà vua chỉ huy đã chiến đấu anh dũng (Đại Việt sử ký toàn thư), nhưng trước thế giặc mạnh thì nhà vua nghe theo ý kiến của Lê Phụ Trần chủ động rút lui theo hai hướng: hướng của vua thì về Thăng Long - Thiên Mạc, hướng khác của Phú Lương hầu rút về Phù Lỗ chặn giặc. Theo kế hoạch rút lui của vua Trần, quân triều đình lần lượt rút về Lãnh Mỹ theo đường sông Cà Lồ. Quân Mông Cổ của Triệt Triệt Đô đuổi theo thuyền nhà vua, nhưng tướng Lê Phụ Trần nhanh chóng lấy ván che chở Hoàng đế và đưa ngài xuôi về Phù Lỗ. Thất bại trong âm mưu bắt sống vua Trần, tướng Mông Cổ buộc Triệt Triệt Đô phải tự tử (Nguyên sử, quyển 121). Thừa thắng, quân giặc đánh bại luôn Phù Lỗ, buộc quân Trần rút về Thăng Long rồi Thiên Mạc; riêng bà Linh Từ Quốc mẫu dời hoàng tộc về ven sông Hoàng Giang (Hà Nam)
- Giữa tháng 1/1258, quân xâm lược tiến vào Thăng Long trống rỗng. Chúng đói lương nên tràn qua cướp lương thực của nhân dân, nhưng bị nhân dân làng Cổ Sở (Hoài Đức, Hà Nội) đánh tan
- Cuối tháng 1/1258, vua Trần đem quân từ Thiên Mạc (cách Thăng Long 20 km về phía nam) và đến ngày 29/1/1258 (24 tháng chạp âm lịch) thì đánh tan quân địch ở Đông Bộ Đầu (theo Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, tr. 29). Đạo quân Mông Cổ trú ở Thăng Long đúng 9 ngày thì bị đánh đuổi (Nguyên sử loại biên, Cương mục tục biên)
1.3. Kết quả: cuộc kháng chiến giành thắng lợi. Quân Mông Cổ do 50 thân vương chỉ huy, trong đó có cả con của vua Thành Cát Tư Hãn là Abiska (theo Rashid Utdin). Để bao biện cho thất bại nhục nhã này, Kinh thế đại điển tự lục (Nguyên văn loại, q.41, bản đã dẫn, t.563): “Ở lại chín ngày, vì nóng nực, rút quân về”. Nguyên sử q.209 An Nam truyện: “Quân ở lại chín ngày, vì khí hậu uất nhiệt bèn rút quân về”. Trong dịp Tết 5/2/1258, vua Trần mở tiệc lớn và ban thưởng cho các tướng có công.

2. Kháng chiến lần thứ hai (1285)
2.1. Hoàn cảnh và chuẩn bị của hai bên
- Quân Nguyên: thất bại trong chiến tranh xâm lược Nhật Bản, vua Mông Cổ tập trung tiêu diệt Nam Tống (1260 - 1279). Sau khi diệt Nam Tống, vua Mông Cổ đổi quốc hiệu là Nguyên và tiếp tục thực hiện âm mưu xâm lược nước ta. Về biện pháp, vua Nguyên cho quân đánh Champa (nhưng thất bại) và gây sức ép ngoại giao lên Thăng Long nhưng không ăn thua
- Quân Trần:
+ Tháng 11/1282, nhà vua mở hội nghị vương hầu và quý tộc ở bãi bồi ven sông Bình Than (nay thuộc Bắc Ninh, ở tại sông Lục Đầu)) để bàn kế hoạch đánh giặc. Sau hội nghị, Trần Quốc Tuấn được cử làm Quốc công tiết chế và Trần Khánh Dư ra trấn giữ Vân Đồn
+ Tháng 1/1285, vua Trần triệu tập phụ lão trong nước về kinh đô Thăng Long, đặt tiệc ở thềm điện Diên Hồng, hỏi kế đánh giặc. Trả lời cho câu hỏi của vua Trần là nên đánh hay không, các phụ lão đã đồng thanh hô “Đánh!”, “vạn người cùng nói như từ một miệng”
+ Tháng 9/1284, Quốc công Hưng Đạo vương lại điều động tất cả các vương hầu đem quân đến Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, mé trên cầu Long Biên, gần dốc Hàng Than ngày nay), tổ chức một cuộc tổng duyệt binh rất lớn ở ngay Thăng Long; rồi sau đó chia quân đóng giữ nơi hiểm yếu (Toàn thư, quyển 2)
2.2. Diễn biến
- Cuối tháng 1/1285 (ngày 27/1/1285), 50 vạn quân Nguyên của Thoát Hoan từ Quảng Tây vượt biên giới vào Đại Việt. Chúng chia quân thành hai đạo: đạo thứ nhất của Bolkhadar tiến theo quốc lộ 1A ngày nay (từ Lạng Sơn) vào, đạo thứ hai của Kesic từ Lộc Bình đi về phía đông, hợp với cánh phía tây ở Vạn Kiếp, Thoát Hoan đi theo đạo quân thứ hai này.
- Quân Trần ra sức chặn giặc quyết liệt ở Kha Lý, Nội Bàng nhưng bất thành. Quân giặc thừa thắng tiến vào Vạn Kiếp (thái ấp của Trần Quốc Tuấn). Trước thế giặc đang mạnh, Quốc Tuấn cho đại quân rút lui. Chúng ta còn nhớ sau trận Vạn Kiếp, vua Trần đã phải hỏi thử Quốc Tuấn xem có nên hàng giặc hay không. Người anh hùng của dân tộc đã đáp một câu đầy khí phách mà lịch sử mãi mãi còn ghi nhớ: “Trước hết chém đầu thần rồi sau hãy hàng" (Toàn thư).
- Bất chấp nỗ lực phòng thủ của quân Trần, quân Nguyên tấn công Vạn Kiếp và chúng phải mất 4 ngày mới phá tan được Vạn Kiếp (chúng tính toán, từ Vạn Kiếp về Thăng Long mất ít nhất 5 ngày nữa). Thừa thắng, quân giặc tiến vào Thăng Long, nhưng lại vấp phải trận địa kháng chiến với 10 vạn quân thủy, 1.000 thuyền ở bến Đại Thần do vua Trần chỉ huy (tổ chức hồi ngày 14/2/1285). Về phía mình, nhà Trần cử Trần Khắc Chung sang vờ cầu hòa với giặc; đồng thời rút lui về Thiên Trường (Nam Định). Tướng Trần Bình Trọng (con rể Thượng hoàng Thánh Tông) nỗ lực chặn quân giặc đang đuổi theo nhà vua ở Thiên Mạc (Hà Nam) và hi sinh anh dũng (2/1285). Nhưng bên cạnh đó, một số tên quý tộc như Trần Ích Tắc, Trần Tú Hoãn và Trần Lộng đem gia quyến đầu hàng giặc, gây nhiều khó khăn cho quân ta. Quân giặc nỗ lực vượt qua Thiên Mạc, nhưng theo tính toán là mất bảy ngày mới qua nổi và điều này là thời cơ rất lớn để quân Trần tổ chức trận địa phản công quân giặc. Trước thế mạnh của giặc, quân ta lại rút lui về Thiên Trường, rồi cửa Giao Hải (cửa Ba Lạt ngày nay) để xuôi về Thanh Hóa.
- Ở mặt nam, chiến sự diễn ra khó khăn hơn. Quân Nguyên của Toa Đô từ Champa tiến vào Bố Chính (Quảng Bình) và Nghệ An. Bị bọn Trần Kiện và Lê Trắc phản bội, quân Trần của Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải đã phải lui và giặc tiến nhanh đến Thanh Hóa. Đến Trường Yên (Ninh Bình), Toa Đô tìm cách bắt liên lạc với Thoát Hoan. Quân Thoát Hoan tiến nhanh và đánh tan quân Trần ở Đại Hoàng, rồi tìm cách lùng bắt vua Trần (đuổi theo tới tận Thanh Hóa; chép theo Nguyên sử, quyển 209) nhưng bất thành. Quân Nguyên đóng ở nước ta bị khí hậu khắc nghiệt (nằng hè đổ xuống, lụt dâng cao) làm tinh thần suy sụp dần.
- Tháng 5/1285, quân Trần bắt đầu mở cuộc phản công. Quân của Quốc Tuấn nhanh chóng hạ đồn A Lỗ (Thiên Trường), đồng thời quân của tổng chỉ huy Trần Quang Khải đánh mạnh vào Hàm Tử và Tây Kết (đều thuộc Hưng Yên). Cùng lúc đó, quân triều đình của Trần Quang Khải phối hợp nghĩa binh tiến đánh Chương Dương (sát kinh thành Thăng Long). Sử nhà Nguyên phải chép: "quân thủy và quân bộ tiến đánh đại doanh, vây quanh thành mấy vòng. Tuy tử trận nhiều, nhưng quân tăng thêm ngày càng đông. Quan quân (nhà Nguyên) đánh từ sáng đến tối, mệt mỏi, khí giới đều hết" (Kinh thế đại điển tự lực). Tại Tây Kết, Toa Đô bị quân ta chém đầu
- Sức đã tàn, Thoát Hoan ra lệnh rút quân, bị ta chặn đánh ở Quế Võ (Bắc Ninh). Tại trận Như Nguyệt, địch lại bị quân của Trần Quốc Toản đánh cho tan tác lúc đang vượt sông; quân Nguyên bị tổn thất nặng. Tàn quân giặc lủi thủi qua Vạn Kiếp cũng bị quân ta đánh cho tan nát. Đến biên giới, quân giặc bị quân của Hưng Vũ vương Hiến phục kích bắn tên độc. Giặc chết rất nhiều, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng cho quân lính cõng về nước

3. Kháng chiến lần thứ ba (1287 - 1288)
3.1. Chuẩn bị của hai bên
- Quân Nguyên: huy động 30 vạn quân, trong đó có 9 vạn quân chính quy và 500 thuyền chiến; cho Trường Văn Hổ chỉ huy 17 thuyền chở 17 vạn thạch lương (trích Nguyên sử q.209 và An Nam chí lược q.4). Tổng chỉ huy là Thoát Hoan. Vấn đề lương thực được nhà Nguyên đặt lên hàng đầu: Nguyên sử q.168 có ghi rõ tính toán của Lưu Tuyên (Thượng thư Bộ Lễ) như sau: đường sá khó đi nên một dân phu gánh trung bình 5 đấu gạo (đi và về ăn hết một nửa); 10 vạn thạch lương cho 30 vạn quân sĩ ăn được trong 1, 2 tháng; một thạch lương = 71,6 kg gạo (1 thạch = 2 hộc = 10 đấu gạo, tương đương 94,88 lít gạo). Lưu Tuyên cũng tính là 10 vạn thạch lương sẽ dùng 40 vạn phu chuyên chở, ăn được 1 - 2 tháng (xem tham khảo). Số thuyền chiến là tới 700 thuyền (theo tính toán thì thuyền thời Nguyên dài 17 m, rộng 4,5 m, sâu 2,5 m); riêng lương thực sẽ vận chuyển trong 17 thuyền với mỗi thuyền chở được 2.400 thạch lương (tính toán thì thuyền lương dài tới 27m, rộng 11m và sâu 3m)
- Quân Trần chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc kháng chiến
3.2. Diễn biến:
- Tháng 10/1287, Thoát Hoan bắt đầu xuất quân. Từ Ngạc châu (Hồ Bắc), đạo quân xâm lược tiến nhanh và đến ngày 4/12/1287 thì tới Quảng Tây. Tại Quảng Tây, Thoát Hoan chia quân: quân bộ do chính Thoát Hoan chỉ huy, quân thủy của Ô Mã Nhi chỉ huy.
- Sau những trận cản giặc không thành ở Chi Lăng, Hãm Sa, Từ Trúc (17 trận), quân Trần lui dần và rút bỏ Vạn Kiếp để bảo vệ lực lượng. Quân thủy của Ô mã nhi vô tư vượt biển, đánh bại Trần Khánh Dư rồi tìm vào gặp Thoát Hoan ở Vạn Kiếp, bỏ xa quân lương của Trương văn Hổ
- Tháng 1/1288, quân (30 thuyền chiến, khoảng 2.500 quân) của Trần Khánh Dư phục kích đánh bại được quân lương của tên tướng họ Trương ở cửa Vân Đồn. Quân ta chiến thắng, “bắt được quân lương khí giới của giặc nhiểu không kể xiết, tù binh cũng rất đông”. Theo Nguyên sử (quyển 209) địch chết 220 tên, thuyền mất 11 chiếc, lương mất hơn 14.300 thạch (trung bình mỗi thuyền lương khoảng 20 lính, không kể thủy thủ)
- Không biết tin quân lương bị mất, đại quân Nguyên vô tư tiến vào Thăng Long và trên đường tiến quân, chúng cướp được khoảng 16 vạn thạch (theo Nguyên sử, q.209) nhưng không đủ nuôi quân. Rút vào Thăng Long trống vắng, chúng lập tức đem quân đuổi bắt hai vua Trần nhưng thất bại; lâm vào thiếu lương trầm trọng và buộc phải rút lui. Quân giặc kéo đến Vạn Kiếp thì bị đạo quân Trần đánh cho tan nát ở đây (tháng 3/1288)
- Cuối tháng 3/1288, quân ta tích cực chuẩn bị cho trận thủy chiến Bạch Đằng. Vào ngày 30/3/1288, 5 vạn quân Nguyên cùng khoảng trên 400 thuyền nặng nề rút về hướng sông Bạch đằng. Lợi dụng khi quân giặc chưa phòng bị, quân ta chuẩn bị đóng hàng trăm cọc xuống lòng sông Bạch Đằng (theo tính toán của Lưu Trần Tiêu, cọc phải dài ít nhất trên 2,5m vì độ sâu của sông này khoảng 3m; chỗ sâu nhất là 2,5m). Thời gian để cọc phát huy tác dụng là 7h - 9h sáng (vì nước rút lúc 2h sáng). Về chiều dài của sông Bạch Đằng, các nhà hàng hải tính toán cho biết đường từ khu vực trận địa Bạch Đằng về bờ biển Trung Quốc là 29 hải lý (1 hải lý = 1,852m)
- Đầu tháng 4/1288, quân Nguyên mệt mỏi rút lui về nước trong tình thế bị chặn đánh liên tục (Nguyên sử, q.166). Phải mất tới 4 ngày trời, chúng mới tiến được đến sông Bạch Đằng (trong khi một đạo quân khác của giặc bị đánh nát ở Trúc Động nên không hỗ trợ được Ô-mã-nhi đang chuẩn bị lọt vào trận địa. Đến đầu sông Bạch Đằng, quân Trần đem thuyền ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy. Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp dẫn binh thuyền đuổi theo. Nước triều xuống thấp, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi xô phải cọc, dồn cả lại. Nhiểu chiếc bị vỡ và bị đắm. Trong khi đó, phục binh của ta ở hai bên bờ đổ ra, đánh vào sườn và phía sau đoàn thuyền địch. Sau khi dàn quân xong trên mặt sông, quân Trần nhất loạt tấn công ngay khi hiệu lệnh của chủ tướng được phát ra. Một trận kịch chiến ác liệt xảy ra trên sông Bạch Đằng. Trên trận địa, quân Trần dưới sự chỉ huy của các tướng do vua Trần và Trần Quốc Tuấn là chỉ huy tối cao đã dàn quân ngay trên mặt sông ngay khi quân giặc lọt vào trận địa. Theo hiệu lệnh của chủ tướng, toàn quân nhất loạt tấn công. Ô Mã Nhi, tên tướng Mông Cổ mang danh hiệu “Dũng sĩ” ấy, không thể nào chống cự nổi trước sức tấn công mãnh liệt của quân ta. Tuy Phàn Tiếp đã cố gắng “chiếm lấy núi cao làm ứng (An Nam chí lược q. 4), tình thế vẫn không thể xoay chuyển khác được. Dưới trận mưa tên của quân ta (Nguyên sử q. 166) thủy binh giặc chết rất nhiều. Máu giặc đỏ ngầu cả khúc sông (Toàn thư q. 6, t. 54a) Nước triều rút gấp thuyền giặc vướng cọc bị phá hủy càng nhiều. Thủy quân giặc bị giết, chết đuối và bị bắt vô số. Hơn bốn trăm thuyền giặc lọt vào tay quân ta. Ô-mã-nhi bị bắt sống (về sau bị ta dìm chết)



 
Last edited:

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
30
Hà Nội
THPT Thạch Thất
Thấy sử sách ghi về kèo Đông bộ đầu:
Quân Trần có 10 vạn bộ binh ( con số hơi ...), 5000 thớt voi, 2000 thuyền chiến do Thái Tông, Lê Tần... chỉ huy
Quân Mông : có 5000 quân mông cổ chính hiệu do tướng Ngột... chỉ huy và khoảng 2 vạn quân Đại Lý do vua Đại Lý Đoàn Hưng Trí dẫn kèo .
Kết quả, như đã biết
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Thấy sử sách ghi về kèo Đông bộ đầu:
Quân Trần có 10 vạn bộ binh ( con số hơi ...), 5000 thớt voi, 2000 thuyền chiến do Thái Tông, Lê Tần... chỉ huy
Quân Mông : có 5000 quân mông cổ chính hiệu do tướng Ngột... chỉ huy và khoảng 2 vạn quân Đại Lý do vua Đại Lý Đoàn Hưng Trí dẫn kèo
cảm ơn tư liệu của bác Hùng Ruka93 nhé. Cũng không biết tổng số quân Trần trong kháng chiến lần 1 là bao nhiêu, nói vài vạn người thì cũng được chấp nhận lun bác hì !
 

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
30
Hà Nội
THPT Thạch Thất
Trong Việt Nam sử lược, Việt sử tân biên và Đại Việt sử ký toàn thư thì thống nhất con số là 20 vạn là tổng bao gồm toàn bộ lính chính quy, cấm quân, Thánh dực nghĩa dũng, quân địa phương, cơ mà ghi 1 trận đầu mà kéo ra 10 vạn này chắc phao lên 5 phần mất
 
  • Like
Reactions: nhi1234

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Trong Việt Nam sử lược, Việt sử tân biên và Đại Việt sử ký toàn thư thì thống nhất con số là 20 vạn là tổng bao gồm toàn bộ lính chính quy, cấm quân, Thánh dực nghĩa dũng, quân địa phương, cơ mà ghi 1 trận đầu mà kéo ra 10 vạn này chắc phao lên 5 phần mất
Mấy con số này các bên tham chiến phóng đại số liệu lên để phô trương sức mạnh, và sử quan là buộc phải ghi lại số liệu đó theo ý chí của nhà vua mà không thêm bớt cái gì. Hơi ngược đời chút em trai nhỉ !
 

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
30
Hà Nội
THPT Thạch Thất
Mấy con số này các bên tham chiến phóng đại số liệu lên để phô trương sức mạnh, và sử quan là buộc phải ghi lại số liệu đó theo ý chí của nhà vua mà không thêm bớt cái gì. Hơi ngược đời chút em trai nhỉ !
Điều này tồn tại ở mấy thanh niên đồng văn. cơ mà ở TQ thường ghi chép thực số quân hơn, nó liên quan đến tiền tử tuất và các chế độ đi kèm cho thân nhân binh sĩ tử nạn. .
Trong giới tu đạo học thuật thì thực lực tối cường là quan trọng nhất, tuổi tác có nghĩa lý chi mà phải anh hay em chai
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
dùng từ ngữ cao siêu quá bác à, bớt bớt lại nhé. Số quân trong sách ghi và thực tế là hai cái rất khác nhau, các chính quyền có thể vì sĩ diện hoặc các lý do khác để "nâng cao" hơn mức bình thường - cái này gọi là "chém gió" theo thực tế
 
Top Bottom