Tâm sự Áp lực học hành của con - Góc nhìn của người mẹ

Dương Trúc Vy

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng bảy 2022
7
12
6
28
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hiiii cả nhà! :meohong15

Mình là thành viên mới, và tuổi đời thì cũng không còn trẻ lắm nên mình hiện tại đã là mẹ của một bạn gái 5 tuổi rồi.

Mình tìm đến diễn đàn vì dạo gần đây mình bị áp lực về chuyện học hành của con, và cả của bản thân nữa. Hiện tại mình đang vừa đi làm vào buổi sáng, học thêm chứng chỉ tiếng Anh vào buổi tối và cuối tuần cho nên quỹ thời gian của mình vô cùng ít ỏi. Chính vì thế mình cũng không còn nhiều thời gian lo lắng cho việc học hành của con (Con gái sắp vào lớp 1).

Quá khứ của con và quan điểm của bố mẹ

Nói ra thì cũng hơi dài, nhưng con gái mình đã từng trải qua một trận ốm thập tử nhất sinh, đến mức đêm nào ngồi trông con hai vợ chồng mình cũng khóc. Qua lần đó, hai vợ chồng mình cũng đã đặt ra quyết tâm là "Chỉ cần con gái của chúng mình khỏe mạnh, nó có học dốt đến mấy mình cũng chấp nhận".

Mình và chồng có cùng quan điểm thế này: Con người không có ai hoàn hảo cả. Mỗi người sẽ có một sở trường và khả năng riêng. Có những người học rất giỏi văn hóa, sau này trở thành giáo sư, bác sĩ, giáo viên,... Có những người tuy học không giỏi, nhưng lại có năng khiếu nghệ thuật, trở thành ca sĩ, họa sĩ, diễn viên,... Có những người không giỏi văn hóa, cũng chẳng giỏi nghệ thuật, nhưng lại có sức khỏe, trở thành những người công nhân lao động sản xuất, huấn luyện thể hình, vận động viên thể thao,...

Chính vì thế, mình không muốn bắt ép con học quá nhiều các môn văn hóa nếu việc đó ngoài khả năng của con, rồi suốt ngày phải học thêm học nếm, mang những chiếc cặp to sù sụ và cặp kính dày cộp chỉ để "sau này không phải hối hận".

Suy nghĩ của những người xung quanh


Thế nhưng không phải ai cũng có suy nghĩ giống mình và ủng hộ quan điểm của mình. Khi chia sẻ chuyện này với người thân trong gia đình và đồng nghiệp xung quanh, mình bị phản đối rất nhiều. Mọi người cho rằng nếu con mình không được học trường tốt, không học giỏi thì có thể con sẽ kết giao với những bạn bè xấu, hoặc bị cô lập, tẩy chay. Và mọi người có nói với mình rằng, sau này mình sẽ phải hối hận vì bây giờ đã không ép con học hành tử tế.

Mọi người bắt đầu khuyên nhủ, chỉ trích và lên án mình, như thể mình là một người mẹ không biết lo cho con. Trong khi bản thân thì đang học này học kia, tiếng tây tiếng tàu mà con mình thì lại không bắt đi học.

Mới đầu thì mình cũng vẫn giữ vững quan điểm. Nhưng sau khi nghe mọi người nói nhiều quá, mình bắt đầu băn khoăn không biết liệu điều mình đang làm có đúng không nữa???

Cuộc chiến vào lớp 1

Năm sau con sẽ bắt đầu vào lớp 1, mà giờ theo như các bà các chị, thì con đã phải bắt đầu đi học chữ, học toán để sau này có thể theo kịp các bạn rồi. Con nhà mình thì có vẻ không được nhanh nhạy lắm trong việc học hành nên mình cũng rất lo lắng. Cứ nghe những người xung quanh, xin cho con vào trường này trường kia, là mình lại bắt đầu sốt ruột.
Mình đi làm và đi học cũng không tập trung được, suốt ngày chỉ nghĩ xem cần phải chuẩn bị những gì cho hành trang của con sắp tới, để con có thể đối đầu với những thử thách trong tương lai.

Mong muốn của bố mẹ

Mình viết bài này, một phần là để tâm sự, chia sẻ quan điểm về việc học hành của con cái với mọi người. Vì ngày xưa bố mẹ mình cũng không bắt ép mình học hành, để mình tự giác, nên giờ tuy mình cũng chưa hẳn là "ông này bà kia", nhưng mình cũng đã có một gia đình nhỏ êm ấm, một công việc ổn định với mức lương kha khá. Mình thầm cảm ơn bố mẹ vì đã cho mình một tuổi thơ tuyệt vời.

Một phần nữa mình mong muốn khi đăng bài, là muốn nghe được cảm nhận của mọi người, cả ở vị trí người con, và cả ở vị trí bố mẹ (với những bạn, anh/chị đã có con). Sau đó, mình sẽ ghi nhận tất cả những ý kiến đóng góp của mọi người, và chắt lọc, củng cố thêm tinh thần cho bản thân mình,

Lời kết
Mình viết hơi dài, cảm ơn những ai đã đọc đến dòng này, và mình rất mong nhận được phản hồi của mọi người :MIM4
 

Thu Phương 195

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng sáu 2020
583
1
1,026
146
Hà Nam
Tư vấn cộng đồng
Nhà mình bố mẹ cũng k ép con học, mấy chị e đầu tự giác học, có e trai hồi xưa mải chơi k chịu học nhưng dần nó lớn lên nhiều biến cố rồi cuối cùng cũng ra trường. Càng lớn nó càng trưởng thành hơn, tuy k phải học đại học mà chỉ là cao đẳng nhưng rồi nó cũng có nghề, ra đi làm lương tháng cũng tạm. Dù vậy nhưng nó luôn hướng về gđ, thi thoảng biếu bố mẹ quần áo, đồ dùng hoặc 1 ít tiền đưa mẹ. Trước đây mọi người đều nghĩ nó hỏng, n cứ vô tư như vậy nhưng k, chỉ là nó k nói ra, k tâm sự với ai, tự nó trải nghiệm cuộc sống, tự rút ra bài học và trưởng thành hơn.
Nhà mình cũng có cháu năm tới vào lớp 1. Nó là 1 đứa khá thông minh, kiểu có trí nhớ tốt ấy, n có thể đếm số tới 100, có thể phát âm 1 số từ tiếng anh từ sớm hay chơi game rất giỏi, nhìn mọi người làm rồi bắt trước nhưng nó lại k thích học chữ cái a,b,c... Mỗi lần bảo nó viết chữ, học bài nó sẽ ngồi nghĩ ra đủ thứ để hỏi chuyện mình, nào vờ đánh rơi bút, rơi tẩy để nhặt, rồi là con đau lưng lắm, con mỏi tay bác viết hộ con. Con k đi học đâu.... Cũng vì lo lắng cháu k biết chữ nên bố mẹ cháu có cho đi học thêm buổi tối. Mỗi ngày cô giáo sẽ cho viết 2-3 chữ cái/ 1 trang. Nhưng nó chỉ viết cho có lệ, k nghiêm túc tí nào. Để dỗ nó đi học bố bé còn nghĩ ra cách nói với bé là: nay đi xin chữ xong lại về, k đi học đâu. Sau vài buổi bé biết đọc, biết viết thì lại ham học, ham đọc. Đến nỗi 11h đêm rồi vẫn chạy lên khoe ông bà, bác rằng con học bài này bài kia. Kiểu khi k biết thì bé chán nên k muốn học hoặc do ở lớp bé sợ giáo viên nên k thích đi lớp, nhưng khi bé hiểu, bé biết nhiều hơn thì bé lại hứng thú. Kể cả trẻ con lẫn các e c1,c2 nếu k hiểu bài sẽ chán học, khi hiểu rồi sẽ rất ham.
Bản thân mình cũng có lối suy nghĩ sau này cũng k ép con học kiểu nhồi nhét mà sẽ cố gắng cho con chơi và học từ lúc chơi đó chứ k phải bắt nó học rồi mới cho chơi. Để trẻ khám phá mọi thứ kể cả để con bẩn xong tắm. Chứ người lớn cứ sợ con bẩn, sợ con đau thì nó sẽ k biết cách thích khi với môi trường, hoàn cảnh khác nhau. Rời vòng tay bố mẹ, ông bà là cảm thấy sợ hãi. Và trong gđ nên để trẻ sợ ít nhất 1 người, đừng để nó có thể bắt nạt được tất cả mọi người trong gđ sẽ có lúc rất khó dạy con.
Trẻ con giờ cũng có nhiều bạn hơi chậm, cháu mình cũng rất ngọng, nói k rõ từ nhưng lại nói rất nhiều vì từ nhỏ đã được sống trong gđ có nhiều thế hệ, được cho đi chơi, được giao tiếp nhiều với người lớn, trẻ con. Nhưng thời bây giờ k tránh được tivi, đt làm trẻ dần k còn hứng thú bên ngoài mà chỉ mê cái đt. 1 lí do khác là do bố mẹ bận việc nên gửi ông bà trông( hoặc thuê giúp việc) mà thực ra người già lại k giao tiếp nhiều với trẻ( kiểu chỉ nói chuyện bt, nịnh trẻ hoặc quát trẻ con chứ ít khi dạy trẻ con như bố mẹ được) k dẫn đi chơi, chỉ quanh quẩn trong nhà(nhất là ở phố).
Rồi là vấn đề đẻ liền nhau quá làm cho bạn lớn bị thiếu mất tình yêu thương trọn vẹn của bố mẹ, kiểu phải nhường cho e bé nên cũng sinh ra ghét e bé. Nhiều khi bố mẹ quay cuồng chăm e bé mà quên mất rằng a/c lớn cũng cần bố mẹ như e bé vậy.
Để mà đánh đổi mình cũng sẽ chấp nhận đánh đổi mọi thứ để tuổi thơ của con được trải nghiệm 1 cách trọn vẹn. Sau này sẽ chẳng có thời gian nào để bù đắp được quãng thời gian của con nữa. Trẻ con nên được bố mẹ trò chuyện thường xuyên, tâm sự sẽ thông minh hơn, tình cảm hơn, ấm áp hơn. Và trẻ con chính là tấm gương phản chiếu của người lớn. Người lớn cãi nhau, to tiếng trẻ sẽ sợ, sẽ cảnh giác, sẽ học to tiếng, cáu gắt theo, ương bướng bởi nó cần được người lớn quan tâm nó. Còn nếu sống trong môi trường mà cả ngày người lớn mới nói được mấy câu thì trẻ con cũng sẽ chậm nói vì nó chẳng học được từ nào cả.
Mình chắc cũng ngang tuổi bạn, chưa lập gđ nhưng mình từng chăm sóc trẻ nhỏ như 1 người mẹ chăm con trong 1 thời gian cũng đủ dài( mọi người xung quanh hay đặt câu hỏi liệu rằng sau này mình có con thì mình có yêu thương, chăm sóc con mình như mình đã chăm đứa cháu đó k nữa ấy. Là các bạn biết rồi đấy). Mình luôn quan sát mọi thứ dù nhỏ nhất từ những người xung quanh mình, từ e bé cho đến người già. Thì mình thấy lúc nhỏ trẻ con cần bố mẹ ở bên dạy bảo, yêu thương nhất( dù giàu hay nghèo thì con chỉ cần gần bố mẹ là thích, là cảm thấy an toàn...) Nên mình nghĩ dù bận thế nào hãy dành thời gian cho con mình nhiều hơn, yêu thương con đúng cách( đừng chiều con quá là hại con). Thưởng phạt phân minh, lúc cần nghiêm khắc hãy nghiêm khắc răn đe, lúc cần mềm mỏng hãy mềm mỏng.
Rất nhiều phụ huynh bênh con, chiều con 1 cách điên cuồng( từ ngữ hơi nặng chút mọi người thông cảm ạ), nghĩ rằng đó là bù đắp cho con, đó là yêu thương con nhưng mình nghĩ k phải. Họ đang hại con của họ, họ biến đứa trẻ trở nên ích kỉ, để trẻ nghĩ nó là nhất, mọi người phải theo ý nó. Mình thích 1 đứa trẻ sống tình cảm hơn là 1 đứa thông minh mà ma mãnh. Mình ưu tiên dạy con sống có đức, có tâm hơn là bắt con thành ông nọ bà kia theo ý muốn của người lớn.
Và mọi người nên thay đổi suy nghĩ dùng tiền để bù đắp cho con, đừng nghĩ rằng chỉ cần con được sống sung túc, quần áo, ăn uống đầy đủ rồi còn muốn gì nữa trong khi bố mẹ còn phải đi làm kiếm tiền. Đúng tiền rất quan trọng nhưng tiền k phải là tất cả. Có những đứa trẻ sẽ thích có cuộc sống sung sướng, được ăn ngon mặc đẹp nhưng có những đứa chỉ cần bố mẹ ở bên, chỉ cần bố mẹ yêu thương, cả nhà lúc nào cũng rôm rả, rộn rã tiếng cười là đủ. Vậy nên tuỳ tình hình thực tế mà mọi người lựa chọn cách chăm sóc con, cách dạy con phù hợp chứ k thể cứng nhắc áp dụng các phương pháp của người khác lên con mình được.
Mình cũng chỉ đưa ra vài lời bình luận vậy, cũng vô tư viết ra vài lời khuyên đứng trên góc độ của mình nhìn nhận. Biết là ở đây đa số là hs, ít phụ huynh nhưng mong rằng nếu phụ huynh nào có đọc được mà đang gặp tình trạng vậy thì nên thay đổi từ chính phụ huynh trước rồi tự khắc con cái sẽ có cái nhìn khác và dần thay đổi theo.
À còn 1 điều nữa đó là chẳng may con mình có bị hội chứng nào đấy của trẻ nhỏ thì bố mẹ và gđ nên chấp nhận bệnh đó và từ từ tìm cách chữa cho con. Vd như tự kỉ hoặc tăng động, tăng giảm chú ý....Hãy đưa con đi khám, tìm cách giúp con cân bằng cảm xúc thay vì ghét nó hoặc kiểu k thể chấp nhận được xong ai bảo con mình tăng động cho đi khám đi thì tự ái bảo k phải. Hãy chủ động giao tiếp với giáo viên của trẻ, giáo viên sẽ rất nhạy cảm, nhìn bạn nào có vấn đề là thấy ngay, nhiều khi bố mẹ k biết hoặc k để ý đâu. Ưu tiên sức khoẻ, sự phát triển của con lên hàng đầu thay vì sự xấu hổ khi có con như vậy hay là chỉ thích con cái giỏi, nổi tiếng để vừa lòng phụ huynh.
Nỗi lòng của 1 người đôi khi thấy những điều k hay mà bất lực nhìn k thể làm gì khác được bởi mình k phải là bố mẹ chúng. Thực sự rất thương các bạn nhỏ.
 

Dương Trúc Vy

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng bảy 2022
7
12
6
28
Hà Nội
Nhà mình bố mẹ cũng k ép con học, mấy chị e đầu tự giác học, có e trai hồi xưa mải chơi k chịu học nhưng dần nó lớn lên nhiều biến cố rồi cuối cùng cũng ra trường. Càng lớn nó càng trưởng thành hơn, tuy k phải học đại học mà chỉ là cao đẳng nhưng rồi nó cũng có nghề, ra đi làm lương tháng cũng tạm. Dù vậy nhưng nó luôn hướng về gđ, thi thoảng biếu bố mẹ quần áo, đồ dùng hoặc 1 ít tiền đưa mẹ. Trước đây mọi người đều nghĩ nó hỏng, n cứ vô tư như vậy nhưng k, chỉ là nó k nói ra, k tâm sự với ai, tự nó trải nghiệm cuộc sống, tự rút ra bài học và trưởng thành hơn.
Nhà mình cũng có cháu năm tới vào lớp 1. Nó là 1 đứa khá thông minh, kiểu có trí nhớ tốt ấy, n có thể đếm số tới 100, có thể phát âm 1 số từ tiếng anh từ sớm hay chơi game rất giỏi, nhìn mọi người làm rồi bắt trước nhưng nó lại k thích học chữ cái a,b,c... Mỗi lần bảo nó viết chữ, học bài nó sẽ ngồi nghĩ ra đủ thứ để hỏi chuyện mình, nào vờ đánh rơi bút, rơi tẩy để nhặt, rồi là con đau lưng lắm, con mỏi tay bác viết hộ con. Con k đi học đâu.... Cũng vì lo lắng cháu k biết chữ nên bố mẹ cháu có cho đi học thêm buổi tối. Mỗi ngày cô giáo sẽ cho viết 2-3 chữ cái/ 1 trang. Nhưng nó chỉ viết cho có lệ, k nghiêm túc tí nào. Để dỗ nó đi học bố bé còn nghĩ ra cách nói với bé là: nay đi xin chữ xong lại về, k đi học đâu. Sau vài buổi bé biết đọc, biết viết thì lại ham học, ham đọc. Đến nỗi 11h đêm rồi vẫn chạy lên khoe ông bà, bác rằng con học bài này bài kia. Kiểu khi k biết thì bé chán nên k muốn học hoặc do ở lớp bé sợ giáo viên nên k thích đi lớp, nhưng khi bé hiểu, bé biết nhiều hơn thì bé lại hứng thú. Kể cả trẻ con lẫn các e c1,c2 nếu k hiểu bài sẽ chán học, khi hiểu rồi sẽ rất ham.
Bản thân mình cũng có lối suy nghĩ sau này cũng k ép con học kiểu nhồi nhét mà sẽ cố gắng cho con chơi và học từ lúc chơi đó chứ k phải bắt nó học rồi mới cho chơi. Để trẻ khám phá mọi thứ kể cả để con bẩn xong tắm. Chứ người lớn cứ sợ con bẩn, sợ con đau thì nó sẽ k biết cách thích khi với môi trường, hoàn cảnh khác nhau. Rời vòng tay bố mẹ, ông bà là cảm thấy sợ hãi. Và trong gđ nên để trẻ sợ ít nhất 1 người, đừng để nó có thể bắt nạt được tất cả mọi người trong gđ sẽ có lúc rất khó dạy con.
Trẻ con giờ cũng có nhiều bạn hơi chậm, cháu mình cũng rất ngọng, nói k rõ từ nhưng lại nói rất nhiều vì từ nhỏ đã được sống trong gđ có nhiều thế hệ, được cho đi chơi, được giao tiếp nhiều với người lớn, trẻ con. Nhưng thời bây giờ k tránh được tivi, đt làm trẻ dần k còn hứng thú bên ngoài mà chỉ mê cái đt. 1 lí do khác là do bố mẹ bận việc nên gửi ông bà trông( hoặc thuê giúp việc) mà thực ra người già lại k giao tiếp nhiều với trẻ( kiểu chỉ nói chuyện bt, nịnh trẻ hoặc quát trẻ con chứ ít khi dạy trẻ con như bố mẹ được) k dẫn đi chơi, chỉ quanh quẩn trong nhà(nhất là ở phố).
Rồi là vấn đề đẻ liền nhau quá làm cho bạn lớn bị thiếu mất tình yêu thương trọn vẹn của bố mẹ, kiểu phải nhường cho e bé nên cũng sinh ra ghét e bé. Nhiều khi bố mẹ quay cuồng chăm e bé mà quên mất rằng a/c lớn cũng cần bố mẹ như e bé vậy.
Để mà đánh đổi mình cũng sẽ chấp nhận đánh đổi mọi thứ để tuổi thơ của con được trải nghiệm 1 cách trọn vẹn. Sau này sẽ chẳng có thời gian nào để bù đắp được quãng thời gian của con nữa. Trẻ con nên được bố mẹ trò chuyện thường xuyên, tâm sự sẽ thông minh hơn, tình cảm hơn, ấm áp hơn. Và trẻ con chính là tấm gương phản chiếu của người lớn. Người lớn cãi nhau, to tiếng trẻ sẽ sợ, sẽ cảnh giác, sẽ học to tiếng, cáu gắt theo, ương bướng bởi nó cần được người lớn quan tâm nó. Còn nếu sống trong môi trường mà cả ngày người lớn mới nói được mấy câu thì trẻ con cũng sẽ chậm nói vì nó chẳng học được từ nào cả.
Mình chắc cũng ngang tuổi bạn, chưa lập gđ nhưng mình từng chăm sóc trẻ nhỏ như 1 người mẹ chăm con trong 1 thời gian cũng đủ dài( mọi người xung quanh hay đặt câu hỏi liệu rằng sau này mình có con thì mình có yêu thương, chăm sóc con mình như mình đã chăm đứa cháu đó k nữa ấy. Là các bạn biết rồi đấy). Mình luôn quan sát mọi thứ dù nhỏ nhất từ những người xung quanh mình, từ e bé cho đến người già. Thì mình thấy lúc nhỏ trẻ con cần bố mẹ ở bên dạy bảo, yêu thương nhất( dù giàu hay nghèo thì con chỉ cần gần bố mẹ là thích, là cảm thấy an toàn...) Nên mình nghĩ dù bận thế nào hãy dành thời gian cho con mình nhiều hơn, yêu thương con đúng cách( đừng chiều con quá là hại con). Thưởng phạt phân minh, lúc cần nghiêm khắc hãy nghiêm khắc răn đe, lúc cần mềm mỏng hãy mềm mỏng.
Rất nhiều phụ huynh bênh con, chiều con 1 cách điên cuồng( từ ngữ hơi nặng chút mọi người thông cảm ạ), nghĩ rằng đó là bù đắp cho con, đó là yêu thương con nhưng mình nghĩ k phải. Họ đang hại con của họ, họ biến đứa trẻ trở nên ích kỉ, để trẻ nghĩ nó là nhất, mọi người phải theo ý nó. Mình thích 1 đứa trẻ sống tình cảm hơn là 1 đứa thông minh mà ma mãnh. Mình ưu tiên dạy con sống có đức, có tâm hơn là bắt con thành ông nọ bà kia theo ý muốn của người lớn.
Và mọi người nên thay đổi suy nghĩ dùng tiền để bù đắp cho con, đừng nghĩ rằng chỉ cần con được sống sung túc, quần áo, ăn uống đầy đủ rồi còn muốn gì nữa trong khi bố mẹ còn phải đi làm kiếm tiền. Đúng tiền rất quan trọng nhưng tiền k phải là tất cả. Có những đứa trẻ sẽ thích có cuộc sống sung sướng, được ăn ngon mặc đẹp nhưng có những đứa chỉ cần bố mẹ ở bên, chỉ cần bố mẹ yêu thương, cả nhà lúc nào cũng rôm rả, rộn rã tiếng cười là đủ. Vậy nên tuỳ tình hình thực tế mà mọi người lựa chọn cách chăm sóc con, cách dạy con phù hợp chứ k thể cứng nhắc áp dụng các phương pháp của người khác lên con mình được.
Mình cũng chỉ đưa ra vài lời bình luận vậy, cũng vô tư viết ra vài lời khuyên đứng trên góc độ của mình nhìn nhận. Biết là ở đây đa số là hs, ít phụ huynh nhưng mong rằng nếu phụ huynh nào có đọc được mà đang gặp tình trạng vậy thì nên thay đổi từ chính phụ huynh trước rồi tự khắc con cái sẽ có cái nhìn khác và dần thay đổi theo.
À còn 1 điều nữa đó là chẳng may con mình có bị hội chứng nào đấy của trẻ nhỏ thì bố mẹ và gđ nên chấp nhận bệnh đó và từ từ tìm cách chữa cho con. Vd như tự kỉ hoặc tăng động, tăng giảm chú ý....Hãy đưa con đi khám, tìm cách giúp con cân bằng cảm xúc thay vì ghét nó hoặc kiểu k thể chấp nhận được xong ai bảo con mình tăng động cho đi khám đi thì tự ái bảo k phải. Hãy chủ động giao tiếp với giáo viên của trẻ, giáo viên sẽ rất nhạy cảm, nhìn bạn nào có vấn đề là thấy ngay, nhiều khi bố mẹ k biết hoặc k để ý đâu. Ưu tiên sức khoẻ, sự phát triển của con lên hàng đầu thay vì sự xấu hổ khi có con như vậy hay là chỉ thích con cái giỏi, nổi tiếng để vừa lòng phụ huynh.
Nỗi lòng của 1 người đôi khi thấy những điều k hay mà bất lực nhìn k thể làm gì khác được bởi mình k phải là bố mẹ chúng. Thực sự rất thương các bạn nhỏ.
Thu Phương 195Đồng quan điểm với bạn :rongcon9
Mình cũng là người luôn lo lắng cho con, để con không thiếu thứ gì về vật chất. Mình cũng dạy con là phải biết phản kháng khi bị bạn đánh, bị bắt nạt thì thậm chí phải đánh lại.
Ngược lại, mình cũng dạy con không được đánh bạn trước, phải biết nhường nhịn các em nhỏ, gặp người lớn thì phải chào, ăn cơm thì phải mời. Mọi người cũng công nhận là bé nhà mình hiểu chuyện và ngoan ngoãn, sống tình cảm nữa. Còn về khoản học hành thì có vẻ bé nhà mình hơi kém một chút (Do mình cảm nhận thế).
Đồng nghiệp của mình cũng có người đến làm việc và kể, ngày hôm trước ngồi với con từ 8h đến 11h tối kèm con học, mà con thì khóc từ 8h đến 11h (bé đó học lớp 2). Mình có thắc mắc là sao lại đến mức phải khổ sở như vậy, thì lại nhận được một tràng chỉ trích :>(
Cho nên nhiều người nói quá, giờ mình cũng không biết là mình đúng hay mình sai nữa :Rabbit86
 
  • Like
Reactions: Duy Quang Vũ 2007
View previous replies…

yuper

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT quản lý tốt nhất 2016
TV ấn tượng nhất 2017
19 Tháng bảy 2011
2,687
1,923
539
Đồng quan điểm với bạn :rongcon9
Mình cũng là người luôn lo lắng cho con, để con không thiếu thứ gì về vật chất. Mình cũng dạy con là phải biết phản kháng khi bị bạn đánh, bị bắt nạt thì thậm chí phải đánh lại.
Ngược lại, mình cũng dạy con không được đánh bạn trước, phải biết nhường nhịn các em nhỏ, gặp người lớn thì phải chào, ăn cơm thì phải mời. Mọi người cũng công nhận là bé nhà mình hiểu chuyện và ngoan ngoãn, sống tình cảm nữa. Còn về khoản học hành thì có vẻ bé nhà mình hơi kém một chút (Do mình cảm nhận thế).
Đồng nghiệp của mình cũng có người đến làm việc và kể, ngày hôm trước ngồi với con từ 8h đến 11h tối kèm con học, mà con thì khóc từ 8h đến 11h (bé đó học lớp 2). Mình có thắc mắc là sao lại đến mức phải khổ sở như vậy, thì lại nhận được một tràng chỉ trích :>(
Cho nên nhiều người nói quá, giờ mình cũng không biết là mình đúng hay mình sai nữa :Rabbit86
Dương Trúc VyBạn không sai, nhưng những người khác cũng ko sai :). Ai cũng đúng bởi vì con cái là trời sinh tính, có đứa ko ép nó cũng học, có đưua ép nó cũng ko học, nhưng ép nhiều thì sẽ vào khuôn :).

Mình không có con nên mình cũng không có ý kiến gì về việc dạy con, nhưng mình ủng hộ quan điểm của vợ chồng bạn. Nhưng xã hội khốn nạn này nó lấy tiền tài (với người lớn) và học thức (với trẻ con) để đánh giá con người :), ít ai quan tâm tới việc dạy làm người lắm. Bạn nên kiên định với quan điểm dạy con nên người của 2 vợ chồng.

Còn về con bạn hơi chậm trong viêc học thì có lẽ nó chưa tới tuổi phát triển tư duy nên nó hơi chậm thôi, xưa trước lớp 8 mình học cũng ngu lắm :),nên hồi đó mình cũng tính đi chăn bòđó chứ :)
 

Thu Phương 195

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng sáu 2020
583
1
1,026
146
Hà Nam
Tư vấn cộng đồng
Đồng quan điểm với bạn :rongcon9
Mình cũng là người luôn lo lắng cho con, để con không thiếu thứ gì về vật chất. Mình cũng dạy con là phải biết phản kháng khi bị bạn đánh, bị bắt nạt thì thậm chí phải đánh lại.
Ngược lại, mình cũng dạy con không được đánh bạn trước, phải biết nhường nhịn các em nhỏ, gặp người lớn thì phải chào, ăn cơm thì phải mời. Mọi người cũng công nhận là bé nhà mình hiểu chuyện và ngoan ngoãn, sống tình cảm nữa. Còn về khoản học hành thì có vẻ bé nhà mình hơi kém một chút (Do mình cảm nhận thế).
Đồng nghiệp của mình cũng có người đến làm việc và kể, ngày hôm trước ngồi với con từ 8h đến 11h tối kèm con học, mà con thì khóc từ 8h đến 11h (bé đó học lớp 2). Mình có thắc mắc là sao lại đến mức phải khổ sở như vậy, thì lại nhận được một tràng chỉ trích :>(
Cho nên nhiều người nói quá, giờ mình cũng không biết là mình đúng hay mình sai nữa :Rabbit86
Dương Trúc VyGiờ có 1 số chỗ giáo viên họ dạy lớp tiền tiểu học cho hs chuẩn bị vào lớp 1 đó ạ. Nếu con mình thực sự cần học thì cho đi học cô giáo kèm cũng tiến triển được chút, bọn trẻ cũng sợ cô hơn là ở nhà với bố mẹ, ông bà nó chả sợ ai cả nên k chịu học. Gọi là cho đi học cho nó biết mặt chữ để vào lớp 1 thôi.
Nói chung cũng tuỳ đứa nữa, như egai mình hồi nhỏ cho ở nhà tới lúc 4-5 tuổi mới cho đi mẫu giáo mà nó vẫn phát triển tốt, giờ cũng đã lớp 12 rồi, học cũng khá. Ở nhà nhưng bố mình dạy e nhiều cái về cuộc sống, kể chuyện với e rất nhiều. Tự dạy con học thời nó c1( bố ở nhà chăm bà nội lẫn kèm egai mình học luôn).
Còn ở nhà thì bố mẹ nên tâm sự với con nhiều hơn, nếu có thể thì kiên nhẫn giảng cho con. Quát mắng chúng nó sợ rồi khóc ầm nhà chứ chả được gì.
Mà cái tầm tuổi đó chúng nó còn mải chơi lắm, học kém chút cũng k sao. Lớn lên chút nếu phải đứa nào nó tự ý thức nó sẽ học trội hơn cả các bạn mọi năm có giấy khen ấy. Vd chẳng may con mình có học kém hơn các bạn chút thì phải chấp nhận chứ cứ đòi nó bằng đứa giỏi thì sao mà giỏi đc. Còn tuỳ tố chất của nó nữa chứ.
Mình thì cũng ngưỡng mộ các bạn học giỏi nhưng mình cũng rất tôn trọng những bạn học kiến thức trên trường k giỏi nhưng lại rất thạo các kĩ năng sinh tồn trong cuộc sống. Mỗi người đều có cái mình làm tốt nên cứ làm giỏi cái mình có thể là được rồi.
 

Dương Trúc Vy

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng bảy 2022
7
12
6
28
Hà Nội
Bạn không sai, nhưng những người khác cũng ko sai :). Ai cũng đúng bởi vì con cái là trời sinh tính, có đứa ko ép nó cũng học, có đưua ép nó cũng ko học, nhưng ép nhiều thì sẽ vào khuôn :).

Mình không có con nên mình cũng không có ý kiến gì về việc dạy con, nhưng mình ủng hộ quan điểm của vợ chồng bạn. Nhưng xã hội khốn nạn này nó lấy tiền tài (với người lớn) và học thức (với trẻ con) để đánh giá con người :), ít ai quan tâm tới việc dạy làm người lắm. Bạn nên kiên định với quan điểm dạy con nên người của 2 vợ chồng.

Còn về con bạn hơi chậm trong viêc học thì có lẽ nó chưa tới tuổi phát triển tư duy nên nó hơi chậm thôi, xưa trước lớp 8 mình học cũng ngu lắm :),nên hồi đó mình cũng tính đi chăn bòđó chứ :)
yuperMình ngày xưa thì học giỏi văn và anh, nhưng lại dốt toán khủng khiếp :eek:. Mình vào một trường cao đẳng không mấy danh tiếng và cũng tốt nghiệp loại trung bình khá. Mình cũng ko dám tự hào nhưng cá nhân mình hiện tại đag vui vẻ và thoải mái hơn một số đồng nghiệp vẫn đag chỉ trích mình. Mình có một tuổi thơ khá là đẹp, dù gia đình cũng không khá giả.
Mình nghĩ bạn nói đúng, không có đúng và sai nên lúc đó mình cũng chỉ thắc mắc là mình không hiểu sao lại phải như vậy (vì cá nhân mình chưa từng trải nghiệm như thế) và nhận một tràng chỉ trích luôn :>(
Được nghe mấy chia sẻ của các bạn thì cũng cảm thấy đỡ hoang mang hơn phần nào rồi.
 
  • Like
Reactions: Thu Phương 195

Dương Trúc Vy

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng bảy 2022
7
12
6
28
Hà Nội
Giờ có 1 số chỗ giáo viên họ dạy lớp tiền tiểu học cho hs chuẩn bị vào lớp 1 đó ạ. Nếu con mình thực sự cần học thì cho đi học cô giáo kèm cũng tiến triển được chút, bọn trẻ cũng sợ cô hơn là ở nhà với bố mẹ, ông bà nó chả sợ ai cả nên k chịu học. Gọi là cho đi học cho nó biết mặt chữ để vào lớp 1 thôi.
Nói chung cũng tuỳ đứa nữa, như egai mình hồi nhỏ cho ở nhà tới lúc 4-5 tuổi mới cho đi mẫu giáo mà nó vẫn phát triển tốt, giờ cũng đã lớp 12 rồi, học cũng khá. Ở nhà nhưng bố mình dạy e nhiều cái về cuộc sống, kể chuyện với e rất nhiều. Tự dạy con học thời nó c1( bố ở nhà chăm bà nội lẫn kèm egai mình học luôn).
Còn ở nhà thì bố mẹ nên tâm sự với con nhiều hơn, nếu có thể thì kiên nhẫn giảng cho con. Quát mắng chúng nó sợ rồi khóc ầm nhà chứ chả được gì.
Mà cái tầm tuổi đó chúng nó còn mải chơi lắm, học kém chút cũng k sao. Lớn lên chút nếu phải đứa nào nó tự ý thức nó sẽ học trội hơn cả các bạn mọi năm có giấy khen ấy. Vd chẳng may con mình có học kém hơn các bạn chút thì phải chấp nhận chứ cứ đòi nó bằng đứa giỏi thì sao mà giỏi đc. Còn tuỳ tố chất của nó nữa chứ.
Mình thì cũng ngưỡng mộ các bạn học giỏi nhưng mình cũng rất tôn trọng những bạn học kiến thức trên trường k giỏi nhưng lại rất thạo các kĩ năng sinh tồn trong cuộc sống. Mỗi người đều có cái mình làm tốt nên cứ làm giỏi cái mình có thể là được rồi.
Thu Phương 195Mình cũng đag tính tìm cho con một lớp học trước, nhưng mình cho con học để con tập làm quen với kiến thức, để khi vào lớp 1 con đỡ bị sợ.
Còn chuyện chọn trường, hai vợ chồng thì vẫn đag giữ quan điểm học trường công lập, đúng tuyến. Vợ chồng mình cũng sẽ kèm cặp con (Thực ra chồng mình cũng học hơi kém nên chắc là chỉ mình kèm).
Cơ mà tại vì mọi người xung quanh nói nhiều quá nên mình bị stress kinh khủng luôn :>(
 
  • Like
Reactions: Thu Phương 195

Bella Dodo

Cựu Mod Tiếng Anh
Thành viên
2 Tháng mười một 2019
335
931
136
Hà Nội
Diễn Đàn Học Mãi
Hiiii cả nhà! :meohong15

Mình là thành viên mới, và tuổi đời thì cũng không còn trẻ lắm nên mình hiện tại đã là mẹ của một bạn gái 5 tuổi rồi.

Mình tìm đến diễn đàn vì dạo gần đây mình bị áp lực về chuyện học hành của con, và cả của bản thân nữa. Hiện tại mình đang vừa đi làm vào buổi sáng, học thêm chứng chỉ tiếng Anh vào buổi tối và cuối tuần cho nên quỹ thời gian của mình vô cùng ít ỏi. Chính vì thế mình cũng không còn nhiều thời gian lo lắng cho việc học hành của con (Con gái sắp vào lớp 1).

Quá khứ của con và quan điểm của bố mẹ

Nói ra thì cũng hơi dài, nhưng con gái mình đã từng trải qua một trận ốm thập tử nhất sinh, đến mức đêm nào ngồi trông con hai vợ chồng mình cũng khóc. Qua lần đó, hai vợ chồng mình cũng đã đặt ra quyết tâm là "Chỉ cần con gái của chúng mình khỏe mạnh, nó có học dốt đến mấy mình cũng chấp nhận".

Mình và chồng có cùng quan điểm thế này: Con người không có ai hoàn hảo cả. Mỗi người sẽ có một sở trường và khả năng riêng. Có những người học rất giỏi văn hóa, sau này trở thành giáo sư, bác sĩ, giáo viên,... Có những người tuy học không giỏi, nhưng lại có năng khiếu nghệ thuật, trở thành ca sĩ, họa sĩ, diễn viên,... Có những người không giỏi văn hóa, cũng chẳng giỏi nghệ thuật, nhưng lại có sức khỏe, trở thành những người công nhân lao động sản xuất, huấn luyện thể hình, vận động viên thể thao,...

Chính vì thế, mình không muốn bắt ép con học quá nhiều các môn văn hóa nếu việc đó ngoài khả năng của con, rồi suốt ngày phải học thêm học nếm, mang những chiếc cặp to sù sụ và cặp kính dày cộp chỉ để "sau này không phải hối hận".

Suy nghĩ của những người xung quanh

Thế nhưng không phải ai cũng có suy nghĩ giống mình và ủng hộ quan điểm của mình. Khi chia sẻ chuyện này với người thân trong gia đình và đồng nghiệp xung quanh, mình bị phản đối rất nhiều. Mọi người cho rằng nếu con mình không được học trường tốt, không học giỏi thì có thể con sẽ kết giao với những bạn bè xấu, hoặc bị cô lập, tẩy chay. Và mọi người có nói với mình rằng, sau này mình sẽ phải hối hận vì bây giờ đã không ép con học hành tử tế.

Mọi người bắt đầu khuyên nhủ, chỉ trích và lên án mình, như thể mình là một người mẹ không biết lo cho con. Trong khi bản thân thì đang học này học kia, tiếng tây tiếng tàu mà con mình thì lại không bắt đi học.

Mới đầu thì mình cũng vẫn giữ vững quan điểm. Nhưng sau khi nghe mọi người nói nhiều quá, mình bắt đầu băn khoăn không biết liệu điều mình đang làm có đúng không nữa???

Cuộc chiến vào lớp 1

Năm sau con sẽ bắt đầu vào lớp 1, mà giờ theo như các bà các chị, thì con đã phải bắt đầu đi học chữ, học toán để sau này có thể theo kịp các bạn rồi. Con nhà mình thì có vẻ không được nhanh nhạy lắm trong việc học hành nên mình cũng rất lo lắng. Cứ nghe những người xung quanh, xin cho con vào trường này trường kia, là mình lại bắt đầu sốt ruột.
Mình đi làm và đi học cũng không tập trung được, suốt ngày chỉ nghĩ xem cần phải chuẩn bị những gì cho hành trang của con sắp tới, để con có thể đối đầu với những thử thách trong tương lai.

Mong muốn của bố mẹ

Mình viết bài này, một phần là để tâm sự, chia sẻ quan điểm về việc học hành của con cái với mọi người. Vì ngày xưa bố mẹ mình cũng không bắt ép mình học hành, để mình tự giác, nên giờ tuy mình cũng chưa hẳn là "ông này bà kia", nhưng mình cũng đã có một gia đình nhỏ êm ấm, một công việc ổn định với mức lương kha khá. Mình thầm cảm ơn bố mẹ vì đã cho mình một tuổi thơ tuyệt vời.

Một phần nữa mình mong muốn khi đăng bài, là muốn nghe được cảm nhận của mọi người, cả ở vị trí người con, và cả ở vị trí bố mẹ (với những bạn, anh/chị đã có con). Sau đó, mình sẽ ghi nhận tất cả những ý kiến đóng góp của mọi người, và chắt lọc, củng cố thêm tinh thần cho bản thân mình,

Lời kết
Mình viết hơi dài, cảm ơn những ai đã đọc đến dòng này, và mình rất mong nhận được phản hồi của mọi người :MIM4
Dương Trúc VyChào chị, em thấy Đệ Tử Quy có thể giúp chị tìm ra được phương pháp tốt nhất để hướng con mình.
Vì Đệ Tử Quy giúp gốc của con trẻ khỏe mạnh vững bền. Là gốc rễ của một con người.

Chị có thể đọc nghe bài giảng Đệ Tử Quy của Thầy Thái Lễ Húc. Em tin rằng thầy có thể giúp chị giải quyết vấn đề khi chị thực tin, thực làm. Chị dạy bé Đệ Tử Quy - Phép Tắc Người Con.

PHÉP TẮC NGƯỜI CON
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ

TỔNG TỰA
1. Phép người con, Thánh nhân dạy.
Hiếu đệ trước, kế cẩn tín.
Yêu bình đẳng, gần người nhân.
Có dư sức, thì học văn.

Ở NHÀ PHẢI HIẾU
2. Cha mẹ gọi, trả lời ngay.
Cha mẹ bảo, chớ làm biếng.
Cha mẹ dạy, phải kính nghe.
Cha mẹ trách, phải thừa nhận.

3. Đông phải ấm, hạ phải mát.
Sáng phải thăm, tối phải viếng.
Đi phải thưa, về phải trình.
Ở ổn định, nghề không đổi.

4. Việc tuy nhỏ, chớ tự làm.
Nếu đã làm, thiếu đạo con.
Vật tuy nhỏ, chớ cất riêng.
Nếu cất riêng, cha mẹ buồn.

5. Cha mẹ thích, dốc lòng làm.
Cha mẹ ghét, cẩn thận bỏ.
Thân bị thương, cha mẹ lo.
Đức tổn thương, cha mẹ tủi.
Cha mẹ thương, hiếu đâu khó.
Cha mẹ ghét, hiếu mới tốt.

6. Cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi.
Mặt ta vui, lời ta dịu.
Khuyên không nghe, vui can tiếp.
Dùng khóc khuyên, đánh không giận.

7. Cha mẹ bệnh, nếm thuốc trước.
Ngày đêm hầu, không rời giường.
Tang ba năm, thường thương nhớ.
Chỗ ở đỗi, không rượu thịt.
Tang đủ lễ, cúng hết lòng.
Việc người chết, như người sống.

XUẤT TẮC ĐỆ
8. Anh thương em, em kính anh.
Anh em thuận, hiếu trong đó.
Tiền của nhẹ, oán nào sanh.
Lời nhường nhịn, tức giận mất.

9. Hoặc ăn uống, hoặc đi đứng.
Người lớn trước, người nhỏ sau.
Lớn gọi người, liền gọi thay.
Người không có, mình làm thay.

10. Gọi người lớn, chớ gọi tên.
Với người lớn, chớ khoe tài.
Gặp trên đường, nhanh đến chào.
Người không nói, kính lui đứng.
Phải xuống ngựa, phải xuống xe.
Đợi người đi, hơn trăm bước.

11.Người lớn đứng, nhỏ chớ ngồi.
Người lớn ngồi, cho phép ngồi.
Trước người lớn, phải nói nhỏ.
Nhỏ không nghe, không đúng phép.
Đến phải nhanh, lui phải chậm.
Khi hỏi đáp, mắt nhìn thẳng.

12. Việc chú bác, như việc cha.
Việc anh họ, như anh ruột.

CẨN
13. Sáng dậy sớm, tối ngủ trễ.
Lúc chưa già, quí thời gian.
Sáng rửa mặt, phải đánh răng.
Tiểu tiện xong, rửa tay sạch.

14. Mũ phải ngay, nút phải gài.
Vớ và giày, mang chỉnh tề.
Nón quần áo, để cố định.
Chớ để bừa, tránh dơ bẩn.

15. Áo quý sạch, không quý đắt.
Hợp thân phận, hợp gia đình.
Với ăn uống, chớ kén chọn.
Ăn vừa đủ, chớ quá no.
Tuổi còn nhỏ, chớ uống rượu.
Uống say rồi, rất là xấu.

16. Đi thong thả, đứng ngay thẳng.
Chào cúi sâu, lạy cung kính.
Chớ đạp thềm, không đứng nghiêng.
Chớ ngồi dang, không rung đùi.

17. Vén rèm cửa, chớ ra tiếng.
Rẽ quẹo rộng, chớ đụng góc.
Cầm vật rỗng, như vật đầy.
Vào phòng trống, như có người.
Chớ làm vội, vội sai nhiều.
Không sợ khó, chớ qua loa.
Nơi ồn náo, không đến gần.
Việc không đáng, quyết chớ hỏi.

18. Sắp vào cửa, hỏi có ai.
Sắp vào nhà, cất tiếng lớn.
Người hỏi ai, nên nói tên.
Nói ta – tôi, không rõ ràng.
Dùng đồ người, cần mượn rõ.
Nếu không hỏi, tức là trộm.
Mượn đồ người, trả đúng hẹn.
Sau có cần, mượn không khó.

TÍN
19. Phàm nói ra, tín trước tiên.
Lời dối trá, sao nói được.
Nói nhiều lời, không bằng ít.
Phải nói thật, chớ xảo nịnh.
Lời gian xảo, từ bẩn thỉu.
Thói tầm thường, phải trừ bỏ.

20. Thấy chưa thật, chớ nói bừa.
Biết chưa đúng, chớ tuyên truyền.
Việc không tốt, chớ dễ nhận.
Nếu dễ nhận, tiến lui sai.
Phàm nói chuyện, nói trọng điểm.
Chớ nói nhanh, chớ mơ hồ.
Kia nói phải, đây nói quấy.
Không liên quan, chớ để ý.

21. Thấy người tốt, nên sửa mình.
Dù còn xa, cũng dần kịp.
Thấy người xấu, tự kiểm điểm.
Có thì sửa, không cảnh giác.

22. Chỉ đức học, chỉ tài nghệ.
Không bằng người, phải tự gắng.
Nếu quần áo, hoặc ăn uống,
Không bằng người, không nên buồn.

23. Nghe lỗi giận, nghe khen vui.
Bạn xấu đến, bạn hiền đi.
Nghe khen sợ, nghe lỗi vui.
Người hiền lương, dần gần gũi.

24. Lỗi vô ý, gọi là sai.
Lỗi cố ý, gọi là tội.
Biết sửa lỗi, không còn lỗi.
Nếu che giấu, lỗi chồng thêm.

YÊU BÌNH ĐẲNG
25. Phàm là người, đều yêu thương.
Che cùng trời, ở cùng đất.

26. Người hạnh cao, danh tự cao.
Mọi người trọng, không bề ngoài.
Người tài năng, tiếng tự cao.
Được người phục, chẳng do khoe.

27. Mình có tài, chớ dùng riêng.
Người có tài, không chỉ trích.
Không nịnh giàu, chớ khinh nghèo.
Chớ ghét cũ, không thích mới.
Người không rảnh, chớ não phiền.
Người bất an, không quấy nhiễu.

28. Người có lỗi, chớ vạch trần.
Việc riêng người, chớ nói truyền.
Khen người thiện, tức là tốt.
Người biết được, càng tốt hơn.
Khen người ác, chính là ác.
Ác cùng cực, tai họa đến.
Cùng khuyên thiện, cùng lập đức.
Lỗi không ngăn, đôi bên sai.

29. Hễ nhận cho, phân biệt rõ.
Cho nên nhiều, nhận nên ít.
Sắp cho người, trước hỏi mình.
Mình không thích, phải mau ngưng.
Ân phải báo, oán phải quên.
Báo oán ngắn, báo ân dài.

30. Đối người ở, thân đoan chánh.
Tuy đoan chánh, lòng độ lượng.
Thế phục người, người không phục.
Lý phục người, tâm mới phục.

GẦN NGƯỜI NHÂN
31. Cùng là người, khác tộc loại.
Thô tục nhiều, nhân từ ít.
Đúng người nhân, người kính sợ.
Nói thẳng lời, không dẻ nịnh.
Gần người hiền, tốt vô hạn.
Đức tiến dần, lỗi ngày giảm.
Không gần hiền, hại vô cùng.
Tiểu nhân đến, trăm việc hư.

CÓ DƯ SỨC THÌ HỌC VĂN
32. Không gắng làm, chỉ học văn.
Chỉ bề ngoài, thành người nào.
Nếu gắng làm, không học văn.
Theo ý mình, mù lẽ phải.

33. Cách đọc sách, có ba điểm.
Tâm mắt miệng, tin đều trọng.
Mới đọc đây, chớ thích kia.
Đây chưa xong, kia chớ đọc.
Thời gian ít, cần chăm chỉ.
Công phu đủ, đọc liền thông.
Tâm có nghi, thì chép lại.
Học hỏi người, mong chính xác.

34. Gian phòng sạch, vách tường sạch.
Bàn học sạch, bút nghiên ngay.
Mực mài nghiêng, tâm bất chánh.
Chữ viết ẩu, tâm không ngay.
Xếp sách vở, chỗ cố định.
Đọc xem xong, trả chỗ cũ.
Tuy có gấp, xếp ngay ngắn.
Có sai hư, liền tu bổ.
Không sách Thánh, bỏ không xem.
Che thông minh, hư tâm trí.
Chớ tự chê, đừng tự bỏ.
Thánh và Hiền, dần làm được.

Thầy giảng 40 tập chị ạ.

Cố lên chị, em chúc chị và gia đình nhiều sức khỏe và em mong Đệ Tử Quy sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chị.

Bella
 
Last edited:

Dương Trúc Vy

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng bảy 2022
7
12
6
28
Hà Nội
Chào chị, em thấy Đệ Tử Quy có thể giúp chị tìm ra được phương pháp tốt nhất để hướng con mình.
Vì Đệ Tử Quy giúp gốc của con trẻ khỏe mạnh vững bền. Là gốc rễ của một con người.

Chị có thể đọc nghe bài giảng Đệ Tử Quy của Thầy Thái Lễ Húc. Em tin rằng thầy có thể giúp chị giải quyết vấn đề khi chị thực tin, thực làm. Chị dạy bé Đệ Tử Quy - Phép Tắc Người Con.

PHÉP TẮC NGƯỜI CON
Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ

TỔNG TỰA
1. Phép người con, Thánh nhân dạy.
Hiếu đệ trước, kế cẩn tín.
Yêu bình đẳng, gần người nhân.
Có dư sức, thì học văn.

Ở NHÀ PHẢI HIẾU
2. Cha mẹ gọi, trả lời ngay.
Cha mẹ bảo, chớ làm biếng.
Cha mẹ dạy, phải kính nghe.
Cha mẹ trách, phải thừa nhận.

3. Đông phải ấm, hạ phải mát.
Sáng phải thăm, tối phải viếng.
Đi phải thưa, về phải trình.
Ở ổn định, nghề không đổi.

4. Việc tuy nhỏ, chớ tự làm.
Nếu đã làm, thiếu đạo con.
Vật tuy nhỏ, chớ cất riêng.
Nếu cất riêng, cha mẹ buồn.

5. Cha mẹ thích, dốc lòng làm.
Cha mẹ ghét, cẩn thận bỏ.
Thân bị thương, cha mẹ lo.
Đức tổn thương, cha mẹ tủi.
Cha mẹ thương, hiếu đâu khó.
Cha mẹ ghét, hiếu mới tốt.

6. Cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi.
Mặt ta vui, lời ta dịu.
Khuyên không nghe, vui can tiếp.
Dùng khóc khuyên, đánh không giận.

7. Cha mẹ bệnh, nếm thuốc trước.
Ngày đêm hầu, không rời giường.
Tang ba năm, thường thương nhớ.
Chỗ ở đỗi, không rượu thịt.
Tang đủ lễ, cúng hết lòng.
Việc người chết, như người sống.

XUẤT TẮC ĐỆ
8. Anh thương em, em kính anh.
Anh em thuận, hiếu trong đó.
Tiền của nhẹ, oán nào sanh.
Lời nhường nhịn, tức giận mất.

9. Hoặc ăn uống, hoặc đi đứng.
Người lớn trước, người nhỏ sau.
Lớn gọi người, liền gọi thay.
Người không có, mình làm thay.

10. Gọi người lớn, chớ gọi tên.
Với người lớn, chớ khoe tài.
Gặp trên đường, nhanh đến chào.
Người không nói, kính lui đứng.
Phải xuống ngựa, phải xuống xe.
Đợi người đi, hơn trăm bước.

11.Người lớn đứng, nhỏ chớ ngồi.
Người lớn ngồi, cho phép ngồi.
Trước người lớn, phải nói nhỏ.
Nhỏ không nghe, không đúng phép.
Đến phải nhanh, lui phải chậm.
Khi hỏi đáp, mắt nhìn thẳng.

12. Việc chú bác, như việc cha.
Việc anh họ, như anh ruột.

CẨN
13. Sáng dậy sớm, tối ngủ trễ.
Lúc chưa già, quí thời gian.
Sáng rửa mặt, phải đánh răng.
Tiểu tiện xong, rửa tay sạch.

14. Mũ phải ngay, nút phải gài.
Vớ và giày, mang chỉnh tề.
Nón quần áo, để cố định.
Chớ để bừa, tránh dơ bẩn.

15. Áo quý sạch, không quý đắt.
Hợp thân phận, hợp gia đình.
Với ăn uống, chớ kén chọn.
Ăn vừa đủ, chớ quá no.
Tuổi còn nhỏ, chớ uống rượu.
Uống say rồi, rất là xấu.

16. Đi thong thả, đứng ngay thẳng.
Chào cúi sâu, lạy cung kính.
Chớ đạp thềm, không đứng nghiêng.
Chớ ngồi dang, không rung đùi.

17. Vén rèm cửa, chớ ra tiếng.
Rẽ quẹo rộng, chớ đụng góc.
Cầm vật rỗng, như vật đầy.
Vào phòng trống, như có người.
Chớ làm vội, vội sai nhiều.
Không sợ khó, chớ qua loa.
Nơi ồn náo, không đến gần.
Việc không đáng, quyết chớ hỏi.

18. Sắp vào cửa, hỏi có ai.
Sắp vào nhà, cất tiếng lớn.
Người hỏi ai, nên nói tên.
Nói ta – tôi, không rõ ràng.
Dùng đồ người, cần mượn rõ.
Nếu không hỏi, tức là trộm.
Mượn đồ người, trả đúng hẹn.
Sau có cần, mượn không khó.

TÍN
19. Phàm nói ra, tín trước tiên.
Lời dối trá, sao nói được.
Nói nhiều lời, không bằng ít.
Phải nói thật, chớ xảo nịnh.
Lời gian xảo, từ bẩn thỉu.
Thói tầm thường, phải trừ bỏ.

20. Thấy chưa thật, chớ nói bừa.
Biết chưa đúng, chớ tuyên truyền.
Việc không tốt, chớ dễ nhận.
Nếu dễ nhận, tiến lui sai.
Phàm nói chuyện, nói trọng điểm.
Chớ nói nhanh, chớ mơ hồ.
Kia nói phải, đây nói quấy.
Không liên quan, chớ để ý.

21. Thấy người tốt, nên sửa mình.
Dù còn xa, cũng dần kịp.
Thấy người xấu, tự kiểm điểm.
Có thì sửa, không cảnh giác.

22. Chỉ đức học, chỉ tài nghệ.
Không bằng người, phải tự gắng.
Nếu quần áo, hoặc ăn uống,
Không bằng người, không nên buồn.

23. Nghe lỗi giận, nghe khen vui.
Bạn xấu đến, bạn hiền đi.
Nghe khen sợ, nghe lỗi vui.
Người hiền lương, dần gần gũi.

24. Lỗi vô ý, gọi là sai.
Lỗi cố ý, gọi là tội.
Biết sửa lỗi, không còn lỗi.
Nếu che giấu, lỗi chồng thêm.

YÊU BÌNH ĐẲNG
25. Phàm là người, đều yêu thương.
Che cùng trời, ở cùng đất.

26. Người hạnh cao, danh tự cao.
Mọi người trọng, không bề ngoài.
Người tài năng, tiếng tự cao.
Được người phục, chẳng do khoe.

27. Mình có tài, chớ dùng riêng.
Người có tài, không chỉ trích.
Không nịnh giàu, chớ khinh nghèo.
Chớ ghét cũ, không thích mới.
Người không rảnh, chớ não phiền.
Người bất an, không quấy nhiễu.

28. Người có lỗi, chớ vạch trần.
Việc riêng người, chớ nói truyền.
Khen người thiện, tức là tốt.
Người biết được, càng tốt hơn.
Khen người ác, chính là ác.
Ác cùng cực, tai họa đến.
Cùng khuyên thiện, cùng lập đức.
Lỗi không ngăn, đôi bên sai.

29. Hễ nhận cho, phân biệt rõ.
Cho nên nhiều, nhận nên ít.
Sắp cho người, trước hỏi mình.
Mình không thích, phải mau ngưng.
Ân phải báo, oán phải quên.
Báo oán ngắn, báo ân dài.

30. Đối người ở, thân đoan chánh.
Tuy đoan chánh, lòng độ lượng.
Thế phục người, người không phục.
Lý phục người, tâm mới phục.

GẦN NGƯỜI NHÂN
31. Cùng là người, khác tộc loại.
Thô tục nhiều, nhân từ ít.
Đúng người nhân, người kính sợ.
Nói thẳng lời, không dẻ nịnh.
Gần người hiền, tốt vô hạn.
Đức tiến dần, lỗi ngày giảm.
Không gần hiền, hại vô cùng.
Tiểu nhân đến, trăm việc hư.

CÓ DƯ SỨC THÌ HỌC VĂN
32. Không gắng làm, chỉ học văn.
Chỉ bề ngoài, thành người nào.
Nếu gắng làm, không học văn.
Theo ý mình, mù lẽ phải.

33. Cách đọc sách, có ba điểm.
Tâm mắt miệng, tin đều trọng.
Mới đọc đây, chớ thích kia.
Đây chưa xong, kia chớ đọc.
Thời gian ít, cần chăm chỉ.
Công phu đủ, đọc liền thông.
Tâm có nghi, thì chép lại.
Học hỏi người, mong chính xác.

34. Gian phòng sạch, vách tường sạch.
Bàn học sạch, bút nghiên ngay.
Mực mài nghiêng, tâm bất chánh.
Chữ viết ẩu, tâm không ngay.
Xếp sách vở, chỗ cố định.
Đọc xem xong, trả chỗ cũ.
Tuy có gấp, xếp ngay ngắn.
Có sai hư, liền tu bổ.
Không sách Thánh, bỏ không xem.
Che thông minh, hư tâm trí.
Chớ tự chê, đừng tự bỏ.
Thánh và Hiền, dần làm được.

Thầy giảng 40 tập chị ạ.

Cố lên chị, em chúc chị và gia đình nhiều sức khỏe và em mong Đệ Tử Quy sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chị.

Bella
Bella DodoSáng nay mình có đọc được comment đầy đủ của bạn.
Những lời nói đầu chắc bạn đã edit, nhưng dù sao thì mình cũng đọc được rồi. Và mình thấy rất vui khi nhận được những lời khuyên tích cực như thế.
Còn về bài chia sẻ của bạn, thật sự cảm ơn bạn. Chính bản thân mình cũng ngộ ra nhiều điều mình cần phải điều chỉnh lại trong từng tập.
Mong rằng những điều tích cực này sẽ lan tỏa đến nhiều người khác nữa.
 

Tuyết Sơn

Học sinh
Thành viên
5 Tháng một 2022
122
1
196
36
Hà Giang
Áp lực xã hội đây! Đôi khi chỉ ở trong hoàn cảnh của mình mới hiểu điều gì là tốt nhất. Người ta nói cái gì tiếp thu được thì tiếp, gì không hợp lý thì cười cho qua đi bạn. Như vợ mình lên mạng thấy bạn bè dạy tiếng Anh cho con cũng tự thấy áp lực rồi chứ chưa cần ai nói gì (mặc dù mấy bé đấy tiếng Việt nói chưa rành).

Mình nghĩ bên cạnh việc phải đương đầu với áp lực, bạn còn cố gắng bảo vệ con khỏi những tâm lý xấu nữa: Ở trong môi trường mà bạn bè đều có vẻ sôi nổi, giỏi giang hơn, bé có thể sẽ tự ti, sinh ra cái tâm lý chán nản, lười học, không phấn đấu (thiếu các yếu tố khuyến khích). Mình ngày xưa tuy không phải học giỏi nhất, nhưng mình luôn biết cách tạo nét riêng cho bản thân giữa bè bạn: vẽ tranh, đọc sách, điều chế hóa chất...v...v....

KLQ nhưng mình có tìm hiểu chút đỉnh về não, chia sẻ vài thông tin (có thể bạn đã biết), hi vọng sẽ có ích cho bạn và mọi người.

- Não giống cũng như cơ bắp, càng rèn luyện nó sẽ càng phát triển. Tiềm năng của 1 đứa trẻ kể cả cha mẹ chúng cũng không đoán biết được đâu. Ở đây mình không ám chỉ việc ép con học, mà là khuyến khích con chăm chỉ học tập, rèn luyện để phát huy hết tiềm năng. Đặc biệt giai đoạn dậy thì, là 1 bước ngoặc quan trọng.

- Cơ chế nghiện: Hocmon Dopamin! Khi não tin rằng ta đã làm 1 việc gì đó tốt, có ích, nó sẽ tiết ra dopamin khiến ta cảm thấy hạnh phúc để có xu hướng tiếp tục hành động đấy. Những kẻ nghiện ma túy là vì thế, khi dùng ma túy, cồn, cờ bạc,...não của họ tiết dopamin rất mạnh. Nhiều người lầm tưởng đam mê, cho rằng tôi sinh ra là làm nghệ sỹ, làm chiến binh...v..v...thật ra họ bị não lừa cả.

+ 1 người chỉ vẽ hơi đẹp 1 tý ---> được ai đó khen ---> não tiết ra dopamin vì lời khen ấy --> họ hạnh phúc ---> họ tiếp tục vẽ, ngày càng giỏi hơn (do rèn luyện) và họ thành nghệ sỹ --> được xã hội khen (hoặc họ tin như vậy) ---> do pamin tiết ra mạnh mẽ ---> họ sống chết vì nghệ thuật ---> họ lầm tưởng rằng đấy là đam mê.
+ Ngược lại, nếu não xác định 1 việc gì đấy là vô ích, vô nghĩa nó sẽ không tiết dopamin. Nên có người đọc sách là phấn chấn, tươi tỉnh, cũng có người cầm đến cuốn sách là buồn ngủ.

Phân tích thế ý để nói rằng phải bảo vệ con khỏi những tâm lý xấu (gọi là ám thị xấu) - bằng sự khuyến khích. Khi bé nhìn thấy bạn bè giỏi giang xung quanh, nghe phải những lời chê bai, đã tin rằng việc học là quá sức với mình rồi thì khó mà tự giác được.

Ép con học hay khuyến khích con tự học mang lại kết quả như nhau:

- Đứa trẻ ngồi học từ 8h sáng đến 11h tối.

Chỉ khác nhau ở tâm lý bên trong đứa trẻ mà thôi: 1 đứa trẻ thấy việc học như cực hình, 1 đứa thấy việc học thật hạnh phúc!

Mong bạn sớm vượt qua áp lực hiện tại để kịp đón nhận những áp lực to hơn đang chờ ở phía trước! :D
 

Dương Trúc Vy

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng bảy 2022
7
12
6
28
Hà Nội
Áp lực xã hội đây! Đôi khi chỉ ở trong hoàn cảnh của mình mới hiểu điều gì là tốt nhất. Người ta nói cái gì tiếp thu được thì tiếp, gì không hợp lý thì cười cho qua đi bạn. Như vợ mình lên mạng thấy bạn bè dạy tiếng Anh cho con cũng tự thấy áp lực rồi chứ chưa cần ai nói gì (mặc dù mấy bé đấy tiếng Việt nói chưa rành).

Mình nghĩ bên cạnh việc phải đương đầu với áp lực, bạn còn cố gắng bảo vệ con khỏi những tâm lý xấu nữa: Ở trong môi trường mà bạn bè đều có vẻ sôi nổi, giỏi giang hơn, bé có thể sẽ tự ti, sinh ra cái tâm lý chán nản, lười học, không phấn đấu (thiếu các yếu tố khuyến khích). Mình ngày xưa tuy không phải học giỏi nhất, nhưng mình luôn biết cách tạo nét riêng cho bản thân giữa bè bạn: vẽ tranh, đọc sách, điều chế hóa chất...v...v....

KLQ nhưng mình có tìm hiểu chút đỉnh về não, chia sẻ vài thông tin (có thể bạn đã biết), hi vọng sẽ có ích cho bạn và mọi người.

- Não giống cũng như cơ bắp, càng rèn luyện nó sẽ càng phát triển. Tiềm năng của 1 đứa trẻ kể cả cha mẹ chúng cũng không đoán biết được đâu. Ở đây mình không ám chỉ việc ép con học, mà là khuyến khích con chăm chỉ học tập, rèn luyện để phát huy hết tiềm năng. Đặc biệt giai đoạn dậy thì, là 1 bước ngoặc quan trọng.

- Cơ chế nghiện: Hocmon Dopamin! Khi não tin rằng ta đã làm 1 việc gì đó tốt, có ích, nó sẽ tiết ra dopamin khiến ta cảm thấy hạnh phúc để có xu hướng tiếp tục hành động đấy. Những kẻ nghiện ma túy là vì thế, khi dùng ma túy, cồn, cờ bạc,...não của họ tiết dopamin rất mạnh. Nhiều người lầm tưởng đam mê, cho rằng tôi sinh ra là làm nghệ sỹ, làm chiến binh...v..v...thật ra họ bị não lừa cả.

+ 1 người chỉ vẽ hơi đẹp 1 tý ---> được ai đó khen ---> não tiết ra dopamin vì lời khen ấy --> họ hạnh phúc ---> họ tiếp tục vẽ, ngày càng giỏi hơn (do rèn luyện) và họ thành nghệ sỹ --> được xã hội khen (hoặc họ tin như vậy) ---> do pamin tiết ra mạnh mẽ ---> họ sống chết vì nghệ thuật ---> họ lầm tưởng rằng đấy là đam mê.
+ Ngược lại, nếu não xác định 1 việc gì đấy là vô ích, vô nghĩa nó sẽ không tiết dopamin. Nên có người đọc sách là phấn chấn, tươi tỉnh, cũng có người cầm đến cuốn sách là buồn ngủ.

Phân tích thế ý để nói rằng phải bảo vệ con khỏi những tâm lý xấu (gọi là ám thị xấu) - bằng sự khuyến khích. Khi bé nhìn thấy bạn bè giỏi giang xung quanh, nghe phải những lời chê bai, đã tin rằng việc học là quá sức với mình rồi thì khó mà tự giác được.

Ép con học hay khuyến khích con tự học mang lại kết quả như nhau:

- Đứa trẻ ngồi học từ 8h sáng đến 11h tối.

Chỉ khác nhau ở tâm lý bên trong đứa trẻ mà thôi: 1 đứa trẻ thấy việc học như cực hình, 1 đứa thấy việc học thật hạnh phúc!

Mong bạn sớm vượt qua áp lực hiện tại để kịp đón nhận những áp lực to hơn đang chờ ở phía trước! :D
Tuyết Sơnbạn phân tích rất thấu tình đạt lý. Đây cũg là điều mình muốn diễn đạt với mọi người.
Nhưng mình cũng chỉ vừa nói là ko "ép" con học thì mọi người đã nghĩ rằng mình để nó tự do lêu lổng, thích học thì học k thì thôi.
Mính sẽ cố gắng hướng con đến những gì tốt nhất, để con vừa học vừa chơi và cảm thấy hứng thú với việc học.
Bên cạnh đó mình cũng sẽ ủng hộ và hỗ trợ phát triển sở trường khác của con.
Cảm ơn lời khuyên của bạn rất nhiều.
Cảm ơn tất cả mọi người.
 

congtymanhtien

Học sinh mới
1 Tháng sáu 2023
1
0
1
38
www.thegioibiada.com
Bình Phước
Vừa kết thúc năm học lớp 3, trên tay con trai cầm giấy khen học sinh xuất sắc.
Con hỏi: Bố ơi!! Nếu con ko dc học sinh xuất sắc bố thấy sao?
Tôi trả lời: việc con dc giấy khen hay không với bố không quá quan trọng. Nhưng nó sẽ đánh giá việc con có cố gắng học và siêng năng hay không?
Con tươi cười nói: Hihi vậy là ko uổng công con cố gẳng bố heng. Bố thưởng gì cho con nào?
Tôi trả lời: 1 ngày những điều con thích (tôi thừa biết con tôi thích: ko phải ngủ trưa, ko phải ăn cơm, dc đi bơi, dc xem điện thoại)
Con tôi khoài trí cười ngất ngây :D:D:D
 
Top Bottom