Áo em trắng quá nhìn không ra...

L

leejunki18

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây thôn Vĩ Dạ

Sao anh không về thăm thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió,mây đường mây
Dòng nước buồn thiu,hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa,khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây xương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?


Trong khổ cuối,Hàn Mặc Tử có viết:''Áo em trắng quá nhìn không ra''.Có nhiều ý kiến tranh luận:
1.Do áo lẫn vào trong sương khói nên không nhận ra
2.Ca ngợi áo trắng đến lạ lùng
Em đồng ý với ý kiến nào hoặc nêu ý kiến bản thân.

<Viết thành đề cương>
 
B

bechuoitieu

tớ nghĩ là áo trẵng lẫn trong sương. Bởi hàn mặc tử hãy đi qua nhà hoàng cúc (chắc cũng phải có buổi sáng) cà tà áo trắng của hoàng cúc hòa lẫn vào trong màn sương
 
L

leejunki18

tớ cũng nghĩ là ý kiến thứ 2...nhưng mà lí giải sao cho nó ra 1 bài văn thì ...nói chung là ít ý để viết bài quá...

nói chung chung thì ko khó...nhưng quan trọng là...khi thành 1 bài văn cơ.....ai có thể...giúp tớ kái...làm bài nì nộp cho cô giáo sinh mới về trường mừ
[/b]
 
B

bechuoitieu

leejunki18 said:
ai giúp tớ đi...cuối tuần này tớ cần....gấp....đi mà....làm giùm kái...chỉ cần nêu cái đề cương cơ bản thoai...còn phần còn lại tớ làm nốt cũng được....giúp nhe..... :D :D :D
mở bải hem bít (đây là phần yếu nhất của tớ lên không giúp đc gì nhiều)
+ nghĩa thực của câu thơ.
........xứ hếu nhiều nắng nhiều mưa nên làn sương khói sẽ có nhiều. Và làn sương khói này làm cho sứ hếu hư ảo, mộng mơ như sứ thần tiên. Áo của người con gái mà HMT muốn nhìn cũng màu trắng lên nó hòa vào làn sương này. Vì thế tà HMT chỉ muốn nhìn thấy một bóng người mờ ảo.
+ nghĩa bóng của câu thơ.
.......cái nàn sương khói đó làm mở cả bóng người ấy phải chăng tượng trưng cho bao cái huyền ảo hoặc của cuộc đời đang làm cho tình người trwor nên khó hiểu và xa vời. Là Tình cảm của HMT dành cho Hoàng cúc.
+nghệ thuật của câu (lên cho lên đầu vì có thấy đc cái nghệ thuật mới thấy đc tình cảm của tác giả)

+ cảm nhận về câuu thơ này và nội dung của bạn về nội dung câu thơ (tình yêu của Hàn Mặc Tử)
KẾT BÀI
bạn thấy được gì của tình yêu hà mặc tử sau đó là tình yêu của con người.





Là dân hoc A 100 % lên cũng không thể hiểu sâu sắc được câu thơ nên chỉ biết giúp bạn đến thế thui.

chúc bạn có một bài làm thật tốt nhé.
 
P

poster_747

leejunki18 said:
có 2 ý kiến hiểu câu thơ này....
-ca ngợi áo rất trắng
-áo lẫn trong sương khói trắng nên...
Hiểu theo í nào đây pà con...câu nào trong ''Đây thôn Vĩ Dạ'' của Hàn Mặc Tử đó...Help me....
^^ nếu không phải để quảng cáo cho viso trắng sáng mới thì có lẽ là cái trắng trong sự thanh khiết của người phụ nữ, mà thực sự người đó cũng chỉ là ảo ảnh nên mới " nhìn không ra" quá lãng mạn ấy mà! " áo em trắng quá nhìn không ra, ở đây sương khói mờ nhân ảnh - ai biết tình ai quá mặn mà" chỉ có tình yêu mê muội mới nhận được ra điều đó.^^
 
L

linhthitran

leejunki18 said:
cho tớ 1 đề cương cụ thể đi....Thankxxxxxxxxx

mình ko bít gì nhiều nên bít gì thì mình nói thui nghen.

-bạn phân tích nghệ thuật trong câu này.
-bạn phan tich câu văn này theo hai nghĩ nghé
+ nghĩa thực là do ở hếu có nhiều mưa nhiều nắng nên có nhiều sương mà con gái hếu hay mặc áo dài trắng lên Hàn mặc tử chỉ nhìn thấy cái bóng mờ ảo trong làn sương đó thui.
+ nghĩa sâu xa là tình cảm xa cách của Hàn mặc tử đối với người con gái mà ông chưa giám ngỏ lời như đang nhòa dần trong làn sương. (cái này thì mình không hiểu rõ lắm, thứ 6 nay` mình mới học nốt bài này)



Thế thui có gì bạn thêm vào nhé. Mình chỉ giúp đc thể này thui ^^[/b]
 
F

faustvn01

Trong khổ cuối,Hàn Mặc Tử có viết:''Áo em trắng quá nhìn không ra''.Có nhiều ý kiến tranh luận:
1.Do áo lẫn vào trong sương khói nên không nhận ra
2.Ca ngợi áo trắng đến lạ lùng
Em đồng ý với ý kiến nào hoặc nêu ý kiến bản thân.
Trước khi làm bắt tay vào làm bài, mình xin lưu ý bạn hai điểm:
Thứ nhất: Đây thực chất là một đề bài yêu cầu bạn nêu ý kiến, quan điểm (cách cảm nhận, lí giải) cá nhân đối với câu thơ "Áo em...." thông qua việc đánh giá, bình luận hai ý kiến được nêu ra. Với dạng đề này, bạn được khuyến khích bày tỏ những cách cảm nhận riêng, độc đáo của mình về câu thơ, được dành "đất" cho sự sáng tạo cá nhân. Việc bạn đồng ý với ý kiến nào trong hai ý kiến đề nêu không phải là vấn đề quan trọng nhất mà qua sự lựa chọn của mình, bạn phải trình bày, lí giải, thuyết phục người đọc về sự đúng đắn, hợp lí của sự lựa chọn ấy. Thông qua sự lí giải đó, mức độ hiểu bài, năng lực cảm thụ của bạn được biểu hiện rõ nét.
Thứ hai: Đề chỉ yêu cầu phân tích, đánh giá về một câu thơ (thậm chí chỉ là một hình ảnh thơ). Tuy vậy, để hiểu đầy đủ và sâu sắc, cũng như tăng tính thuyết phục của bài viết, bạn cần phải đặt nó trong khuôn khổ chung của bài thơ (mạch vận động của cảm xúc thơ), và nếu có thể, xem xét nó trong những đặc trưng phong cách của nhà thơ.

Từ những lưu ý trên, bạn có thể bắt đầu bài làm của mình bằng cách giới thiệu khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, vị trí của câu thơ cần phân tích.
+ Từ quan điểm của cá nhân, bạn nhận xét, đánh giá những ý kiến được nêu ra ở đề. Ở đây, những sự phê phán sẽ được đánh giá cao nếu như nó hợp lí và có tính thuyết phục, nhưng nếu bạn không thể tìm được những lí do xác đáng để phê phán những ý kiến trên thì cũng đừng cố thể hiện sự phê phán nếu không sẽ gây phản cảm cho người đọc.
+ Sau đó, bạn trình bày các quan điểm cá nhân của mình về cách hiểu, cách đánh giá hình ảnh thơ trên sao cho hợp lí, thuyết phục (yêu cầu cao nhất), hấp dẫn.

Trình tự các bước có thể thay đổi, tùy theo dụng ý và thói quen hành văn của bạn nhưng mục tiêu cuối cùng phải đạt được là thể hiện hiểu biết, cảm nhận sâu sắc, đúng đắn của bạn về câu thơ, bài thơ.
Về nội dung cụ thể của bài viết, mình sẽ post trong một bài khác (vì đó chỉ là cách cảm nhận riêng của mình về hình ảnh thơ này). Chúc bạn có một bài văn như ý.
 
F

faustvn01

Về cách cảm nhận câu thơ "Áo em trắng quá nhìn không ra" của Hàn Mặc Tử.

Như mình đã nói, với đề văn này, các bạn được khuyến khích thể hiện những sự sáng tạo của cá nhân trong cách cảm nhận và lí giải câu thơ, miễn sao hợp lí, hợp tình, có sức thuyết phục. Với thơ văn Hàn Mặc Tử nói chung, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ nói riêng còn có nhiều ý kiến chưa thống nhất. Việc bạn chọn cách lí giải, cảm nhận câu thơ này như thế nào (theo tác giả nào hay là ý kiến cá nhân bạn) là tùy bạn, còn mình, mình rất tâm đắc với những nhận định, lý giải của nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn khi ông "thẩm bình" tác phẩm này trong cuốn Ba đỉnh cao thơ Mới. Mình xin tóm tắt lại những luận điểm chính để các bạn (nếu chưa đọc sách) có thể tham khảo.

Trước hết, để hiểu đúng câu thơ, phải đặt nó trong chỉnh thể thống nhất chung của cả bài thơ: mạch vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình. Nhìn sâu vào nội dung, cấu tứ của bài thơ, Đây thôn Vĩ Dạ được xem như một lời tỏ tình với cuộc đời (chứ không phải chỉ là một bóng hình giai nhân cụ thể) của một tấm tình tuyệt vọng. Tại sao lại tuyệt vọng? Ta biết Hàn lúc này đang mắc căn bệnh hiểm nghèo, đang từng giờ từng phút phải vật lộn với đau đớn hành hạ về thể xác (do căn bệnh nan y) và về tinh thần (phải xa cách cuộc đời); phải luôn luôn đối mặt với cái chết. Nhưng trong lòng thi nhân (chàng trai trẻ) luôn chứa ẩn niềm khát sống, nỗi ước mong được trở lại với cuộc đời. Chính sự mâu thuẫn, tình thế éo le, ngang trái đó đã chi phối đậm nét cảm xúc của thi sĩ thơ thể hiện trong bài thơ: vừa khát khao hy vọng vừa ý thức rõ thực tại nghiệt ngã, để cuối cùng chỉ còn là một nỗi băn khoăn da diết, khôn nguôi (ta biết bài thơ được mở đầu và kết thúc bằng những câu hỏi tu từ và ở mỗi khổ thơ, câu hỏi ấy lại vang lên da diết).

Chính bởi tâm trạng ấy, cảnh vật, con người hiện lên trong tâm hồn nhà thơ vừa mang vẻ đẹp, sức hút mạnh mẽ của cuộc đời, vừa thấm đẫm sự chia rời, li biệt (được nhà nghiên cứu gọi là "mặc cảm chia lìa"). Nhà thơ ý thức rõ khoảng cách giữa hai miền không gian: Ở đây (Trong này) (nơi Hàn bị cách li khỏi cuộc sống, cô đơn, lạnh lẽo) và Ngoài kia (là cuộc đời vui tươi đầy sức sống mà thiên nhiên, con người Thôn Vĩ, xứ Huế là hình ảnh đại diện). Nhà thơ đang "Ở đây" (trong này) khao khát, ước ao về thế giới Ngoài kia.

Hiểu như vậy, chúng ta thấy hình ảnh nhân vật trữ tình Em ở đây hiện lên ảo huyền trong ước mơ, trong khát khao của thi sĩ. Sắc trắng của chiếc áo được đặc tả ở mức độ mạnh (qua từ "quá" và sự khẳng định "nhìn không ra") (gần với ý kiến thứ hai: sắc áo trắng đến lạ lùng - nhưng không hẳn là ca ngợi). Ta biết trong thơ Hàn thường xuất hiện những bức tranh thiên nhiên thanh khiết, những thiếu nữ mang vẻ đẹp trinh khiết. Và ở đây cũng vậy, hình ảnh Em xuất hiện trong sắc trắng lạ lùng cũng thể hiện vẻ đẹp lí tưởng, thanh khiết, thánh thiện mà Hàn hằng tôn thờ.

Còn câu "Ở đây sương khói mờ nhân ảnh". Không gian chuyển về "Ở đây", nơi lưu đày của thi sĩ. Và nếu hiểu như vậy, "sương khói" không phải là sương khói của Vĩ Dạ, của thế giới ngoài kia mà chính là của không gian trong này, ở đây, nơi Hàn đang phải chịu đựng dày vò, khao khát, băn khoăn tha thiết đến cháy lòng.

Đó là một vài suy nghĩ của mình. Với một văn bản thơ như Đây thôn Vĩ Dạ, có rất nhiều cách tiếp cận và lí giải tác phẩm. Với mỗi cách thức, phương diện khác nhau người ta lại ngày càng phát hiện thêm những vẻ đẹp mới ẩn tàng sau câu chữ và làm giàu thêm cho cảm nhận và tâm hồn mình. "Hãy suy nghĩ không cũ về một vấn đề không mới" - phải chăng đó là con đường để có những sự phát hiện và sáng tạo trong văn học cũng như trong cuộc sống.

To linhthitran: Đừng băn khoăn việc hơn kém bạn à, không có sự hơn kém đâu, mà chỉ có những nét khác biệt. Cứ đi con đường của bạn, nó là của riêng bạn mà. "Hãy là chính mình" - câu slogan của bạn đã nói lên tất cả.
 
L

leejunki18

tớ ko muốn sap cho loãng topic nhưng ...uh`...tớ thankx mọi người...hôm qua tớ làm bài rùi....cô bảo:Được....
neu_em_ko_phai_la_giac_mo
thankxxxxxxxxxxxx ná....
 
Top Bottom