Hóa Ankin

Đoàn Hoàng Lâm

Học sinh tiến bộ
Thành viên
27 Tháng hai 2017
644
354
176
22
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Một hh X gồm H2, ankan A, ankin B. Đốt 100 cm3 hh X thu được 210 cm3 khí CO2. Nếu nung nóng 100 cm3 X với Ni xúc tác thì trong bình chỉ còn 70 cm3 một H-C duy nhất.
a. Tìm CTPT của A, B và % thể tích các khí trong hh X.
b. Tính thể tích oxi cần dùng để đốt cháy 100 cm3 hh X. (Các khí đo ở cùng DK)
2. Cho 4,96g hh Ca, CaC2 tác dụng hết với H2O thu được 2,24 l hh khí X
a. Tính % khối lượng CaC2 Trong hh đầu .
Đun nóng hh X có mặt xúc tác thích hợp thu được hh khí Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau.
b. Lấy 1 phần hh Y cho lội từ từ qua bình đựng nước brom dư thấy còn lại 0,448 lít hh khí Z có tỉ khối hơi so với H2 bằng 4,5. Hỏi khối lượng bình nước brom tăng bao nhiêu gam ?
c. Lấy 1 phần hh Y trộn với 1,68 lít O2 và cho vào bình kín thể tích 4 lít. Sau khi bật lửa điện đốt cháy hoàn toàn hh, giữ nhiệt độ ở 109,2. Tính áp suất trong bình ở nhiệt độ này, biết rằng thể tích không đổi.
 
  • Like
Reactions: naive_ichi

minnyvtpt02

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng ba 2017
1,138
1,400
249
21
Ninh Bình
THPT NHO QUAN A
1. Một hh X gồm H2, ankan A, ankin B. Đốt 100 cm3 hh X thu được 210 cm3 khí CO2. Nếu nung nóng 100 cm3 X với Ni xúc tác thì trong bình chỉ còn 70 cm3 một H-C duy nhất.
a. Tìm CTPT của A, B và % thể tích các khí trong hh X.
b. Tính thể tích oxi cần dùng để đốt cháy 100 cm3 hh X. (Các khí đo ở cùng DK)
ta có :
nH2 = nCnH2n = 0.3 mol
--> nCnH2n+2 = 0.4 mol
Vậy : 0.4n + 0.3n = 2.1 <--> n = 3
Tìm được : C3H6 và C3H8
 
  • Like
Reactions: naive_ichi

minnyvtpt02

Cựu Mod Hóa
Thành viên
26 Tháng ba 2017
1,138
1,400
249
21
Ninh Bình
THPT NHO QUAN A
2. Cho 4,96g hh Ca, CaC2 tác dụng hết với H2O thu được 2,24 l hh khí X
a. Tính % khối lượng CaC2 Trong hh đầu .
Đun nóng hh X có mặt xúc tác thích hợp thu được hh khí Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau.
b. Lấy 1 phần hh Y cho lội từ từ qua bình đựng nước brom dư thấy còn lại 0,448 lít hh khí Z có tỉ khối hơi so với H2 bằng 4,5. Hỏi khối lượng bình nước brom tăng bao nhiêu gam ?
c. Lấy 1 phần hh Y trộn với 1,68 lít O2 và cho vào bình kín thể tích 4 lít. Sau khi bật lửa điện đốt cháy hoàn toàn hh, giữ nhiệt độ ở 109,2. Tính áp suất trong bình ở nhiệt độ này, biết rằng thể tích không đổi.
a)Ca + H2o --> CaO + H2
CaC2 + H2o --> C2H2 + CaO
Gọi mol Ca là x
CaC2 là y
=> 40x + 64y=4.96(1)
mol Ca là x=> mol H2 là x
mol CaC2 là y=> mol C2H2 là y
=> 22.4*(x + y)=2.24(2)
từ 1 và 2 có hệ phương trình
/ 40x + 64y=4.96
/22.4*(x + y)=2.24
=> x=0.06 y=0.04
=>%molH2=0.06/(0.06+0.04)=60%
=>%molC2H2=40%
 

naive_ichi

Cựu Mod Hóa
Thành viên
27 Tháng tư 2014
480
433
196
23
Tin 15-18 CTB
1. Một hh X gồm H2, ankan A, ankin B. Đốt 100 cm3 hh X thu được 210 cm3 khí CO2. Nếu nung nóng 100 cm3 X với Ni xúc tác thì trong bình chỉ còn 70 cm3 một H-C duy nhất.
a. Tìm CTPT của A, B và % thể tích các khí trong hh X.
b. Tính thể tích oxi cần dùng để đốt cháy 100 cm3 hh X. (Các khí đo ở cùng DK)
a,
Tỉ lệ về số mol cũng là tỉ lệ về thể tích -----> ta dùng con số về thể tích để tính toán như số mol. (đơn vị: 1cm3 = 1 ml, mình viết ml cho ngắn).
V khí giảm = 100-70 = 30 (ml) = nH2 phản ứng
Trong bình chỉ còn 1 H-C duy nhất (ankan) -----> ankin phản ứng vừa đủ với H2 theo tỉ lệ 1:2 -----> VH2=30ml và V ankin = 15ml -----> V ankan = 55 ml
C trung bình = nCO2 : (n ankan + n ankin) = 210 : (55+15) = 3
-----> ankin: C3H4, ankan: C3H8
% mỗi khí trong X: bạn tự tính​
b,
Khi đốt cháy trong Oxi:
C3H4 -----> 3CO2 + 2H2O suy ra VO2 cần dùng = 1/2 (2.3 + 2). 15 = 60(ml)
C3H8 -----> 3CO2 + 4H2O suy ra VO2 cần dùng = 1/2 (3.2 + 4). 55 = 275(ml)
H2 -----> H2O suy ra VO2 cần dùng = 1/2. 30 = 15(ml)
-----> tổng VO2 cần dùng = 350 (ml)​
2. Cho 4,96g hh Ca, CaC2 tác dụng hết với H2O thu được 2,24 l hh khí X
a. Tính % khối lượng CaC2 Trong hh đầu .
Đun nóng hh X có mặt xúc tác thích hợp thu được hh khí Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau.
b. Lấy 1 phần hh Y cho lội từ từ qua bình đựng nước brom dư thấy còn lại 0,448 lít hh khí Z có tỉ khối hơi so với H2 bằng 4,5. Hỏi khối lượng bình nước brom tăng bao nhiêu gam ?
c. Lấy 1 phần hh Y trộn với 1,68 lít O2 và cho vào bình kín thể tích 4 lít. Sau khi bật lửa điện đốt cháy hoàn toàn hh, giữ nhiệt độ ở 109,2. Tính áp suất trong bình ở nhiệt độ này, biết rằng thể tích không đổi.
a,
Ca + 2H2O -----> Ca(OH)2 + H2
x...........----->...........................x (mol)
CaC2 + 2H2O -----> Ca(OH)2 + C2H2
y.............----->.................................y (mol)
m hh = 40x + 64y = 4,96
n khí = x+y = 0,1
-----> x = 0,06 và y=0,04 (mol).
-----> mCaC2 = 2,56g​
b,
1/2 hhY có 0,03 mol H2 và 0,02 mol C2H2.
MZ = 4,5.2 = 9 -----> trong Z có H2 dư và ankan C2H6.
Dùng phương pháp đường chéo hoặc đặt ẩn giải hệ 2 phương trình -----> nH2 dư = 0,015 và nC2H6=0,005 (mol).
Bảo toàn khối lượng: m 1/2 hhY = m bị giữ lại trong bình + m khí thoát ra khỏi bình (Z)
-----> m bị giữ lại trong bình = 0,4g.​
c,
1/2 hhY có 0,03 mol H2 và 0,02 mol C2H2.
C2H2 + 5/2 O2 -----> 2CO2 + H2O
0,02 -----> 0,05 -----> 0,04 -----> 0,02
H2 + 1/2 O2 ----> H2O
0,03 -----> 0,015 -----> 0,03
-----> V O2 còn dư = 0,01 mol.
-----> trong bình lúc đó có: 0,01 mol O2 dư, 0,04 mol CO2, 0,05 mol H2O
-----> tổng n khí trong bình = 0,1 mol
Áp dụng công thức n= (pV) / (RT)
Trong đó: n = 0,1 mol
V = 4 lít (thể tích của bình)
R = 22,4/273 xấp xỉ 0,082 (hằng số khí)
T = (109,2+273) (đơn vị: độ K, độ K tương ứng = độ C tương ứng + 273)
-----> p = 0,784 atm​
 
  • Like
Reactions: Đoàn Hoàng Lâm
Top Bottom