\leq \geq \Rightarrow \Leftrightarrow \int_{}^{}
\oint_{}^{} \exists \forall \bigcup_{}^{} \bigcap_{}^{}
\frac{a}{b} \sqrt[n]{A} \infty \sum_{i=1}^k a_i^n \prod_{i=1}^{n}
\{ABC}
:-SS o-+
|
/
>- |-) @};- =((
@-) o=> :| b-( 8-|
[Đầy đủ]
Soạn thảo công thức:
Soạn thảo công thức Toán, Vật lí...
Biểu tượng chủ đề
Bạn có thể chọn một trong những biểu tượng dưới đây cho chủ đề của bạn:
Không dùng biểu tượng Post Thumbs down Wink Red face Talking Unhappy Angry
Smile Cool Question Exclamation Lightbulb Arrow Thumbs up
Chức năng
Mục linh tinh
Tự nhận url trong đoạn văn
Tắt smilies trong đoạn văn
Theo dõi chủ đề
Chọn cách thông tin:
Đánh giá chủ đề
Nếu muốn bạn có thể thêm mức đánh giá.
5 : Rất tốt4 : Tốt3 : Trung bình2 : Tệ1 : Terrible
Xem Ðề Tài (bài mới ở trên)
cách đây 1 ngày 13:16
muasaobang_197 1 số thông tin về An Nam tứ đại khí nhé :
An Nam tứ đại khí là bốn kỳ quan, bốn vật quốc bảo của nước ta thời Lý, Trần. Đó là: Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng chùa Quỳnh Lâm và vạc Phổ Minh
Tháp Báo Thiên có tên gọi đầy đủ là Đại thắng tư thiên bảo tháp, được xây cất vào năm Đinh Dậu (1057) đời Lý Thánh Tông. Theo Đại Việt sử lược, tháp cao 20 trượng (khoảng 70 mét) và gồm 30 tầng (có tài liệu chép là 12 tầng). Tháp nằm trong khuôn viên chùa Sùng Khánh ở phường Báo Thiên (nay ở vào khoảng bên phải đền Lý Quốc Sư đến đầu phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội) nên còn gọi là tháp Báo Thiên. Lý do để tháp được coi là tứ đại khí là vì tầng trên cùng của đỉnh tháp đều được đúc bằng đồng. Trận bão năm Mậu Ngọ (1258) đời Trần Thánh Tông đã làm ngọn tháp này bị đổ! Sau khi được trùng tu, tháp lại bị sét đánh sạt mất hai tầng về góc bên Đông vào năm Nhâm Tuất (1322) đời Trần Minh Tông. Đến tháng sáu năm Bính Tuất (1406) đời Hồ Hán Thương, nghĩa là 84 năm sau khi được trùng tu lần thứ hai, đỉnh tháp lại bị đổ, mặc dù không gặp phải sự cố mưa bão hoặc sấm chớp gì! An phủ sư Đông Đô lúc đó là Lê Khải vì không báo tin này cho Hồ Hán Thương biết mà bị biếm tước 1 tư (giáng xuống một trật). Thời thuộc Minh (1414-1427), quân Minh đã cho phá tháp chế súng. Chỗ tháp bị phá sau đó được trổ đất thành gò cao để dựng tràng.
Chuông Quy Điền được đúc trong lần sửa lại chùa Diên Hựu (Một Cột) vào tháng hai năm Canh Thân (1080) đời Lý Nhân Tông. Để đúc quả chuông này, vua Lý Nhân Tông đã cho sử dụng đến 12 ngàn cân đồng (tương đương với 7,3 tấn) đồng. Chuông đúc xong, đánh không kêu, nhưng cho rằng đó là thành khí, nên không tiêu hủy, nhà vua bèn sai người vần ra khu ruộng sau chùa. Vì khu ruộng này thấp trũng, có nhiều rùa đến ở, nên có tên là Quy Điền (ruộng Rùa), nhân đó gọi là chuông Quy Điền (theo Nguyễn Văn Tân, tác giả Từ điển địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam thì lúc đầu chuông có tên là Giác thế. Đúc xong, vì quá nặng không có chỗ treo, buộc phải để úp xuống đất và sau khi được vần ra ruộng Rùa, thì mới có tên chuông là Quy Điền). Tháng 10 năm Bính Ngọ (1426), chuông Quy Điền đã bị Vương Thông (nhà Minh) cho phá hủy để chế súng đạn, hỏa khí.
Tượng chùa Quỳnh Lâm thuộc chùa Quỳnh Lâm, xã Hà Lôi, huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh- là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất đời Trần. Tương truyền, tượng cao 6 trượng (khoảng 20 mét?). Thời gian giặc Minh xâm lược nước ta (1407-1427), chùa bị phá hủy, pho tượng bị cướp mang đi (đầu thời Lê, chùa Quỳnh Lâm được dựng lại, nhưng đến đời Thiệu Trị (1841-1847) lại bị đốt trụi!).
Vạc Phổ Minh được đúc vào tháng 2 năm Nhâm Tuất (1262) đời Trần Thánh Tông (lúc đó là Thượng Hoàng) về chơi Tức Mặc. Theo Việt sử thông giám cương mục: Tại đây, Trần Thái Tông đã ban yến cho dân làng. Các hương lão từ 60 tuổi trở lên được ban tước hai tư, lão bà thì được hai tấm lụa. Nhân đây, đổi Tức Mặc làm phủ Thiên Trường. Dựng cung Trùng Quang để các vua sau khi đã nhường ngôi về ở; lại dựng một cung điện riêng gọi là cung Trùng Hoa cho Tự Quân (vua Mới) khi đến chầu Thượng hoàng thì ngự ở đó. Đặt người chức dịch ở hai cung ấy để phòng khi sai khiến, hầu hạ và chức lưu thủ để trông coi. Phía Tây cung Trùng Quang dựng chùa Phổ Minh. Tại đây cho đúc một chiếc vạc lớn và khắc bài Minh vào vạc. Tương truyền, miệng vạc dày và rộng đến nỗi hai người có thể chạy nhảy và đi lại trên đó. Cùng với chuông Quy Điền, tháng 10 năm Bính Ngọ (1426) khi bị vây ở Đông Quan, Vương Thông đã cho phá vạc Phổ Minh đã được Quân Minh chuyển từ Thiên Trường (Nam Định) về Đông Quan (Hà Nội).
Tóm tắt lại:
AN NAM TỨ ĐẠI KHÍ: là bốn công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng của văn hoá thời Lý, Trần:
1) Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh). Tương truyền, do nhà sư Minh Không đời Lý đúc.
2) Tháp Báo Thiên dựng năm 1057 ở Thăng Long (Hà Nội), chỏm tháp bằng đồng.
3) Chuông Quy Điền (chuông ruộng rùa), đúc năm 1101 ở chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), Thăng Long. Do quá to, đánh không kêu, mới thả vào ruộng chùa nhiều rùa nên có tên gọi trên.
4) Vạc Phổ Minh, ở chùa Phổ Minh, Thiên Trường (Nam Định), đúc vào thời Trần Nhân Tông (1279 - 93). Năm 1426, quân Minh (Ming; Trung Quốc) phá huỷ chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh lấy đồng đúc súng.
Tất cả hiện nay đều không còn.
Nhớ thanks nha!
cách đây 1 tuần 12:51
truongtrang12 1 số thông tin về An Nam tứ đại khí nhé :
An Nam tứ đại khí là bốn kỳ quan, bốn vật quốc bảo của nước ta thời Lý, Trần. Đó là: Tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng chùa Quỳnh Lâm và vạc Phổ Minh
Tháp Báo Thiên có tên gọi đầy đủ là Đại thắng tư thiên bảo tháp, được xây cất vào năm Đinh Dậu (1057) đời Lý Thánh Tông. Theo Đại Việt sử lược, tháp cao 20 trượng (khoảng 70 mét) và gồm 30 tầng (có tài liệu chép là 12 tầng). Tháp nằm trong khuôn viên chùa Sùng Khánh ở phường Báo Thiên (nay ở vào khoảng bên phải đền Lý Quốc Sư đến đầu phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội) nên còn gọi là tháp Báo Thiên. Lý do để tháp được coi là tứ đại khí là vì tầng trên cùng của đỉnh tháp đều được đúc bằng đồng. Trận bão năm Mậu Ngọ (1258) đời Trần Thánh Tông đã làm ngọn tháp này bị đổ! Sau khi được trùng tu, tháp lại bị sét đánh sạt mất hai tầng về góc bên Đông vào năm Nhâm Tuất (1322) đời Trần Minh Tông. Đến tháng sáu năm Bính Tuất (1406) đời Hồ Hán Thương, nghĩa là 84 năm sau khi được trùng tu lần thứ hai, đỉnh tháp lại bị đổ, mặc dù không gặp phải sự cố mưa bão hoặc sấm chớp gì! An phủ sư Đông Đô lúc đó là Lê Khải vì không báo tin này cho Hồ Hán Thương biết mà bị biếm tước 1 tư (giáng xuống một trật). Thời thuộc Minh (1414-1427), quân Minh đã cho phá tháp chế súng. Chỗ tháp bị phá sau đó được trổ đất thành gò cao để dựng tràng.
Chuông Quy Điền được đúc trong lần sửa lại chùa Diên Hựu (Một Cột) vào tháng hai năm Canh Thân (1080) đời Lý Nhân Tông. Để đúc quả chuông này, vua Lý Nhân Tông đã cho sử dụng đến 12 ngàn cân đồng (tương đương với 7,3 tấn) đồng. Chuông đúc xong, đánh không kêu, nhưng cho rằng đó là thành khí, nên không tiêu hủy, nhà vua bèn sai người vần ra khu ruộng sau chùa. Vì khu ruộng này thấp trũng, có nhiều rùa đến ở, nên có tên là Quy Điền (ruộng Rùa), nhân đó gọi là chuông Quy Điền (theo Nguyễn Văn Tân, tác giả Từ điển địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam thì lúc đầu chuông có tên là Giác thế. Đúc xong, vì quá nặng không có chỗ treo, buộc phải để úp xuống đất và sau khi được vần ra ruộng Rùa, thì mới có tên chuông là Quy Điền). Tháng 10 năm Bính Ngọ (1426), chuông Quy Điền đã bị Vương Thông (nhà Minh) cho phá hủy để chế súng đạn, hỏa khí.
Tượng chùa Quỳnh Lâm thuộc chùa Quỳnh Lâm, xã Hà Lôi, huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh- là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất đời Trần. Tương truyền, tượng cao 6 trượng (khoảng 20 mét?). Thời gian giặc Minh xâm lược nước ta (1407-1427), chùa bị phá hủy, pho tượng bị cướp mang đi (đầu thời Lê, chùa Quỳnh Lâm được dựng lại, nhưng đến đời Thiệu Trị (1841-1847) lại bị đốt trụi!).
Vạc Phổ Minh được đúc vào tháng 2 năm Nhâm Tuất (1262) đời Trần Thánh Tông (lúc đó là Thượng Hoàng) về chơi Tức Mặc. Theo Việt sử thông giám cương mục: Tại đây, Trần Thái Tông đã ban yến cho dân làng. Các hương lão từ 60 tuổi trở lên được ban tước hai tư, lão bà thì được hai tấm lụa. Nhân đây, đổi Tức Mặc làm phủ Thiên Trường. Dựng cung Trùng Quang để các vua sau khi đã nhường ngôi về ở; lại dựng một cung điện riêng gọi là cung Trùng Hoa cho Tự Quân (vua Mới) khi đến chầu Thượng hoàng thì ngự ở đó. Đặt người chức dịch ở hai cung ấy để phòng khi sai khiến, hầu hạ và chức lưu thủ để trông coi. Phía Tây cung Trùng Quang dựng chùa Phổ Minh. Tại đây cho đúc một chiếc vạc lớn và khắc bài Minh vào vạc. Tương truyền, miệng vạc dày và rộng đến nỗi hai người có thể chạy nhảy và đi lại trên đó. Cùng với chuông Quy Điền, tháng 10 năm Bính Ngọ (1426) khi bị vây ở Đông Quan, Vương Thông đã cho phá vạc Phổ Minh đã được Quân Minh chuyển từ Thiên Trường (Nam Định) về Đông Quan (Hà Nội).
Tóm tắt lại:
AN NAM TỨ ĐẠI KHÍ: là bốn công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng của văn hoá thời Lý, Trần:
1) Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh). Tương truyền, do nhà sư Minh Không đời Lý đúc.
2) Tháp Báo Thiên dựng năm 1057 ở Thăng Long (Hà Nội), chỏm tháp bằng đồng.
3) Chuông Quy Điền (chuông ruộng rùa), đúc năm 1101 ở chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), Thăng Long. Do quá to, đánh không kêu, mới thả vào ruộng chùa nhiều rùa nên có tên gọi trên.
4) Vạc Phổ Minh, ở chùa Phổ Minh, Thiên Trường (Nam Định), đúc vào thời Trần Nhân Tông (1279 - 93). Năm 1426, quân Minh (Ming; Trung Quốc) phá huỷ chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh lấy đồng đúc súng.
Tất cả hiện nay đều không còn.
cách đây 1 tuần 12:49
truongtrang12 An Nam tứ đại khí là bốn công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng của văn hóa thời Lý, Trần bao gồm tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh), tháp Báo Thiên ở Thăng Long (Hà Nội), chuông Quy Điền (chuông ruộng rùa) ở chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), Hà Nội và vạc Phổ Minh ở chùa Phổ Minh, Thiên Trường (Nam Định). Năm 1426, quân Minh trong thời kỳ xâm lược và cai trị Việt Nam đã phá hủy chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh lấy đồng đúc súng
cách đây 1 tuần 12:45
bongdem129
An nam tứ đại khí
có ai bít "An nam tứ đại khí là j ko"
trả lời giúp mình nhé
mình cảm ơn nhiều
Quyền hạn của bạn
Bạn có thể tạo chủ đề mới
Bạn có thể gửi trả lời
Bạn không thể đăng tập đính kèm
Bạn có thể sửa bài của mình
BB code là Mở
Smilies đang Mở
đang Mở
HTML đang Tắt
Qui định Diendan.hocmai.vn
Hocmai.vn RSS Feeds - Liên lạc - Hocmai.vn - Lưu trữ - Trở lên trên
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 16:31.
Powered by: vBulletin v3.x.x Copyright ©2000-2010, Jelsoft Enterprises Ltd.
Advertisement System V2.4 By Branden
Hocmai.vn Diễn đàn Tin tức Giải lao Thỏa thuận sử dụng Bảo vệ riêng tư Liên hệ Thoát
Mudim v0.8 Tắt VNI Telex Viqr Tổng hợp Chính tảBỏ dấu kiểu mới [ Bật/Tắt (F9) Ẩn/Hiện (F8) ]