Sử 7 Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Ngọc Hân_2k100

Học sinh
Thành viên
23 Tháng chín 2022
90
1
183
46
13
Bắc Ninh

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Hãy trình bày khái quát sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Vương triều Gúp-ta
Ngọc Hân_2k100a. Sự ra đời, tình hình chính trị:
+ Đến đầu Công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất lại, bước vào một thời kì mới phát triển cao và rất đặc sắc của lịch sử Ấn Độ - Vương triều Gúp-ta.
- Người sáng lập: vua Gúp-ta thành lập.
- Vai trò tổ chức kháng cự, không cho các tộc ở Trung Á xâm lấn từ phía tây bắc, thống nhất miền Bắc Ấn Độ; sau đó tấn công chiếm cao nguyên Đê-can và làm chủ gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ.
- Thời gian tồn tại: gần 150 năm (319 - 467), có 9 đời vua.
=> Qua gần 150 năm Vương triều Gúp-ta vẫn giữ được sự phát triển và nét đặc sắc cả dưới thời Hậu Gúp-ta (467 - 606) và Vương triều Hác-sa tiếp theo (606 - 647), tức là từ thế kỉ IV đến thế kỉ VII.
=> Nét đặc sắc nổi bật của thời kì này là sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ.

b. Sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ
+ Phật giáo:
- Được truyền bá mạnh mẽ dưới thời vua A - sô - ca, tiếp tục dưới các triều đại Gúp-ta và Hắc-sa, đến thế kỉ VII.
- Hàng chục ngôi chùa hang được dựng lên. Đây là những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn.
- Cùng với chùa, những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá.
+ Ấn Độ giáo:
- Cùng với Phật giáo, Ấn Độ Giáo ra đời và phát triển, là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn.
- Thờ rất nhiều thần, chủ yếu là 4 vị thần: bộ ba Baram (thần Sane tạo thế giới), Siva (thần Huỷ diệt), Visnu (thần Bảo hộ), và Inđra (thần Sấm sét)
- Nhiều ngôi đền bằng đá đồ sộ, hình chóp núi được xây dựng. Đây là nơi ngự trị của thần thánh.
- Những pho tượng bằng đá được tạc lên, hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, với những phong cách nghệ thuật rất độc đáo.
+ Chữ viết: Họ đã sớm có chữ viết:
+ Từ 3000 năm TCN có chữ cổ vùng sông Ấn.
+ Chữ cổ vùng sông Hằng có thể có từ 1000 năm TCN.
- Ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, được dùng để khắc trên cột A-sô-ca, sau đó được nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) và được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp.
- Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá của Ấn Độ.
+ Kiến trúc, điêu khắc:
- Những công trình kiến trúc, tượng, những tác phẩm tuyệt vời, làm nền tảng cho văn hoá truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người đã xuất hiện từ thời Gúp-ta.
=> Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn học truyền thống của mình, truyền bá ra bên ngoài. Trong đó Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hoá Ấn Độ.

Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^
 

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,484
151
17
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
Hãy trình bày khái quát sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Vương triều Gúp-ta
Ngọc Hân_2k100Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Mình xin phép được nhắc lại câu hỏi của bạn: Hãy trình bày khái quát sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Vương triều Gupta
Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!

- Sự ra đời:

Đầu thế kỉ V, Chandragupta I lên ngôi, thống nhất đất nước, lập ra Vương triều Gupta.
- Chính trị:
+ Lãnh thổ mở rộng hầu khắp lưu vực sông Hằng.
+ Thống nhất phần lớn bán đảo Ấn Độ.
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp: công cụ sắt được sử dụng rộng rãi, xây dựng nhiều công trình thủy lợi lớn.
+ Thương nghiệp: đẩy mạnh nội thương, có quan hệ giao thương với nhiều nước Ả Rập và Đông Nam Á.
- Xã hội:
Đời sống nhân dân ổn định, sung túc hơn các thời kỳ trước.

Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hỗ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại:
TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn một ngày tốt lành!
 
  • Love
Reactions: Ngọc Hân_2k100
Top Bottom