- 18 Tháng chín 2017
- 2,110
- 2,765
- 456
- 21
- Thanh Hóa
- THPT Triệu Sơn 3


Hello các bạn!
Bạn nghĩ gì khi đọc tên của bài viết này?
Bạn đã được nếm thử tất cả những món đặc sản tiêu biểu của từng vùng miền chưa nhỉ?
Tớ cũng chưa bao giờ
Sau đây tớ sẽ giới thiệu đôi nét về đặc sản quê tớ, sau đó các bạn hãy cùng chia sẻ với tớ về đặc sản ở vùng miền của các bạn để tất cả mọi người có thể "nếm thử" nhé:
Đặc sản quê tớ là ''nem chua", ai đã được thử, điểm danh nào:
View attachment 119179
Ú òa, nhìn ngon không nhỉ?
Tớ có thể ăn cái này cả ngày không chán
Mô tả: Nem chua có hình trụ, được gói vừa ăn (như bức hình). Người ăn nem xứ Thanh sẽ không bao giờ quên được vị vừa ngọt, vừa chua của thịt, giòn của bì heo, màu hồng của thịt, thơm của gia vị
Nguyên liệu: Thịt heo, lá chuối tươi, tỏi, ớt, đinh lăng, có thể có thêm hạt tiêu
View attachment 119182
Nguyên liệu chủ đạo của nem chua Thanh Hóa là thịt, phải là loại thịt nóng, nghĩa là khi lợn vừa mới xẻ thịt thì người thợ làm nem phải chọn những miếng thịt tươi ngon nhất để chuẩn bị chế biến và không được để lâu. Bởi nếu thịt nguội khi xay thịt nem sẽ không có độ bóng cũng như sự kết dính trong quá trình lên men. Ngày trước khi chưa có máy xay người thợ phải giã thịt bằng tay.
Bì lợn (da heo) cũng phải chọn rất kĩ, lợn lấy bì phải là lợn cạo chín, nghĩa là làm bằng nước sôi. Có như thế lông mới sạch và khi chế biến sẽ đỡ tốn thời gian. Để có những sợi bì trong, ngon, người thợ phải cạo rất sạch tất cả những phần mỡ còn sót lại trên bì, cho tới khi lớp bì mỏng, trắng tinh, trong suốt thì được. Bì càng làm kĩ bao nhiêu thì khi thái sợi càng giòn và dai bấy nhiêu.
Bước tiếp theo của quá trình làm nem chua Thanh Hóa là trộn hai hỗn hợp này với đường, rượu, tiêu, bột ngọt, men mật mía và các phụ gia tự nhiên khác rồi gói. Mỗi một chút nem được người gói cho kèm thêm vài lát ớt, tỏi, lá đinh lăng. Những phụ gia này có tác dụng làm cho hương vị nem trở nên ngon hơn, hấp dẫn hơn và cũng là để cân bằng giữa lạnh và nóng.
Sau đó người thợ sẽ gói nem trong lá chuối, lá chuối gói nem là lá chuối ngự. Thông thường nem gói sau 1 ngày đối với trời nắng và 2 ngày đối với trời mát là nem chín, có thể dùng được
Tự hào miền quê Thanh Hóa!
Bạn thấy sao về đặc sản xứ mình? Hãy cùng mô tả cho mọi người biết thêm về đặc sản vùng miền của bạn nhé, thể hiện lòng tự hào của bạn với quê hương nào.

Bạn nghĩ gì khi đọc tên của bài viết này?
Bạn đã được nếm thử tất cả những món đặc sản tiêu biểu của từng vùng miền chưa nhỉ?
Tớ cũng chưa bao giờ
Sau đây tớ sẽ giới thiệu đôi nét về đặc sản quê tớ, sau đó các bạn hãy cùng chia sẻ với tớ về đặc sản ở vùng miền của các bạn để tất cả mọi người có thể "nếm thử" nhé:
Đặc sản quê tớ là ''nem chua", ai đã được thử, điểm danh nào:
View attachment 119179
Ú òa, nhìn ngon không nhỉ?

Mô tả: Nem chua có hình trụ, được gói vừa ăn (như bức hình). Người ăn nem xứ Thanh sẽ không bao giờ quên được vị vừa ngọt, vừa chua của thịt, giòn của bì heo, màu hồng của thịt, thơm của gia vị
Nguyên liệu: Thịt heo, lá chuối tươi, tỏi, ớt, đinh lăng, có thể có thêm hạt tiêu
View attachment 119182
Nguyên liệu chủ đạo của nem chua Thanh Hóa là thịt, phải là loại thịt nóng, nghĩa là khi lợn vừa mới xẻ thịt thì người thợ làm nem phải chọn những miếng thịt tươi ngon nhất để chuẩn bị chế biến và không được để lâu. Bởi nếu thịt nguội khi xay thịt nem sẽ không có độ bóng cũng như sự kết dính trong quá trình lên men. Ngày trước khi chưa có máy xay người thợ phải giã thịt bằng tay.
Bì lợn (da heo) cũng phải chọn rất kĩ, lợn lấy bì phải là lợn cạo chín, nghĩa là làm bằng nước sôi. Có như thế lông mới sạch và khi chế biến sẽ đỡ tốn thời gian. Để có những sợi bì trong, ngon, người thợ phải cạo rất sạch tất cả những phần mỡ còn sót lại trên bì, cho tới khi lớp bì mỏng, trắng tinh, trong suốt thì được. Bì càng làm kĩ bao nhiêu thì khi thái sợi càng giòn và dai bấy nhiêu.
Bước tiếp theo của quá trình làm nem chua Thanh Hóa là trộn hai hỗn hợp này với đường, rượu, tiêu, bột ngọt, men mật mía và các phụ gia tự nhiên khác rồi gói. Mỗi một chút nem được người gói cho kèm thêm vài lát ớt, tỏi, lá đinh lăng. Những phụ gia này có tác dụng làm cho hương vị nem trở nên ngon hơn, hấp dẫn hơn và cũng là để cân bằng giữa lạnh và nóng.
Sau đó người thợ sẽ gói nem trong lá chuối, lá chuối gói nem là lá chuối ngự. Thông thường nem gói sau 1 ngày đối với trời nắng và 2 ngày đối với trời mát là nem chín, có thể dùng được
Tự hào miền quê Thanh Hóa!
Bạn thấy sao về đặc sản xứ mình? Hãy cùng mô tả cho mọi người biết thêm về đặc sản vùng miền của bạn nhé, thể hiện lòng tự hào của bạn với quê hương nào.