Ai có thể giải gúp mjh 2 bài dđđh này ko.

T

taydukj100

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Một chất điểm thực hiện dđđh với chu kì T= 0,628s.Vào 1 lúc nào đó chất điểm đi qua li độ x=6 cm thì sau đó 1,57s chất điểm có li độ là? Đáp án: A.-6cm,B.6cm,C.3cm,D.12cm 2.Một vật dđđh vs pt c động x=4cos(pi*t + pi/12) cm.Vào lúc nào đó vật qua li độ x=3cm và đi theo chiều dương thì sau đó 1/3s vật đi qua li độ ? A.-0,79cm,B.-2,45cm,C.1,43cm,D.3,79cm
 
H

hocmai.vatli

Bài 1.
sao bài này số liệu lẻ quá em à
li độ ban đầu của vật là: [TEX]x_{1}=A.cos\varphi =6[/TEX]
li độ của vật sau 1,57s là
[TEX]x=A.cos(\omega t+\varphi )=A.cos(\frac{2\pi }{T}.t+\varphi )[/TEX]
dựa theo công thức khai triển : cos(a+b)=cosa.cosb-sina.sinb
và công thức [TEX]cos^{2}\varphi +sin^{2}\varphi =1[/TEX] là sẽ ra ngay
Bài 2.
bài này cũng có thể dùng cách đó, gọi thời điểm ban đầu là [TEX]t_{0}[/TEX]
thời điểm tiếp theo là: [TEX]t+t_{0}[/TEX]
nhưng em phải chú ý, bài này có tính đến chiều vận tốc.
Thực ra, dạng bài này thường dùng đường tròn để giải là nhanh nhất, nhưng bài toán của em số liệu lẻ quá
(dùng đường tròn thì em biểu diễn vị trí ban đầu, ứng với 1 điểm trên đường tròn, chú ý chiều quay, biểu diễn góc quét được trong thời gian t là: [TEX]\Delta \varphi =\omega .t[/TEX]. như vậy em sẽ xác định được điểm tiếp theo trên đường tròn, ứng với vật đi tới đó, chiếu xuống, dùng chút kiến thức tam giác là giải ra được )
 
K

khunjck

1.Một chất điểm thực hiện dđđh với chu kì T= 0,628s.Vào 1 lúc nào đó chất điểm đi qua li độ x=6 cm thì sau đó 1,57s chất điểm có li độ là?

Đáp án: A.-6cm,B.6cm,C.3cm,D.12cm

2.Một vật dđđh vs pt c động x=4cos(pi*t + pi/12) cm.Vào lúc nào đó vật qua li độ x=3cm và đi theo chiều dương thì sau đó 1/3s vật đi qua li độ ?

A.-0,79cm,B.-2,45cm,C.1,43cm,D.3,79cm

Bài 1:

t=1,57 = 2.T + [TEX]t_o[/TEX]

--> [TEX]t_o[/TEX]= 0,314

Ta có: [TEX]t_o= \frac{\alpha.T}{360^o}[/TEX] --> [TEX]\alpha = 180^o[/TEX]

Vì chất điểm bắt đầu tại li độ x=6(cm) rồi tại điểm đó mình lại quay 1 góc [TEX]\alpha = 180^o[/TEX] ---> Vậy sau 1,57 (s) thì chất điểm có li độ x = -6(cm)

---->Chọn A:-6(cm)

Bài 2:

T = 2(s) .Mà t = [TEX]\frac{1}{3}[/TEX]

Suy ra : t = 0.T + [TEX]t_o=\frac{1}{3}[/TEX]

Ta lại có: [TEX]t_o = \frac{\alpha.T}{360^o}[/TEX] -->[TEX]\alpha = 60^o[/TEX]

Rồi bạn vẽ đường tròn lượng giác ra rồi ta sẽ xđ được điểm cần tìm .

-->Chọn : D.3,79(cm)
 
H

hocmai.vatli

Bạn phân tích số liệu thật hay. phương pháp này còn dùng rất nhiều nữa, em chú ý nhé :)
cảm ơn bạn
 
Top Bottom