Sinh 9 ADN và Protein

nguyenngoc213

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2021
239
1,157
111
16
Thái Bình
thcs lê danh phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1,Chứng minh rằng: prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
2, Trình bày cấu trúc không gian của ADN? Hệ quả của NTBS được thể hiện như thế nào? Tại sao nói cấu trúc ADN chỉ có tính ổn định tương đối?

3,Mô tả sơ lược quá trình tự nhõn đôi của ADN . Nêu các điểm giống nhau và khác nhau giữa Gen với ADN và mối quan hệ giữa hoạt động ADN với hoạt động của Gen ?
 

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,764
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
1,Chứng minh rằng: prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
2, Trình bày cấu trúc không gian của ADN? Hệ quả của NTBS được thể hiện như thế nào? Tại sao nói cấu trúc ADN chỉ có tính ổn định tương đối?

3,Mô tả sơ lược quá trình tự nhõn đôi của ADN . Nêu các điểm giống nhau và khác nhau giữa Gen với ADN và mối quan hệ giữa hoạt động ADN với hoạt động của Gen ?
nguyenngoc213Chào em,
1. Protein có vai trò quan trọng với cơ thể vì nó có những chức năng sau:
- Protein là thành phần cấu trúc của tế bào.
- Tham gia xúc tác và điều hoà các quá trình trao đổi chất
- Bảo vệ cơ thể (kháng thể).
- Vận chuyển các chất và cung cấp năng lượng.
2. Cấu trúc không gian của ADN: Có cấu trúc là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải. Các nuclêôtit giữa hai mạch liên kết với nhau bằng các liên kết hidro tạo thành cặp. Mỗi chu kì xoắn 34[imath]A^o[/imath], gồm 10 cặp nuclêôtit. Đường kính vòng xoắn là 20[imath]A^o[/imath]
Hệ quả NTBS:
- Biết trình tự nu mạch này suy ra được mạch kia
- A=T, G=X
Cấu trúc ADN ổn định tương đối vì:
+ Liên kết hidro có số lượng lớn nhưng là liên kết yếu nên khi cần, liên kết hidro có thể đứt, 2 mạch đơn của ADN tách nhau ra để ADN tái sinh và sao mã.
+ ADN có khả năng đột biến
+ Có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân dẫn đến thay đổi cấu trúc ADN
3. Mô tả:
Theo lớp 9 chỉ cần mô tả như sau: ADN tháo xoắn, tách mạch, các nu trong môi trường nội bào liên kết với các nu trên mạch khuôn theo NTBS: A-T, G-X => tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống hệt mẹ
Giống nhau: Đều cấu tạo từ các nucleotit, mạch kép, các nu 2 mạch lk với nhau theo NTBS: A-T, G-X
Khác nhau:
-Gen: là 1 đoạn của ADN, mang thông tin mã hóa cho 1 chuỗi protein
- ADN: ADN chứa nhiều gen, là thành phần cấu trúc NST
Gen nằm trên ADN do đó mọi hoạt động của ADN đều liên quan đến mọi hoạt động của gen
Chúc em học tốt!
Em tham khảo thêm tại: Trọn bộ kiến thức
 

vuduckhai2k8

Học sinh
Thành viên
8 Tháng bảy 2022
74
1
62
46
15
Bà Rịa - Vũng Tàu
Chào bạn
Câu 1: Protein đóng vai trò rất quan trọng đối với tế bào và cơ thể với nhiều chức năng quan trọng như:
+ Xúc tác phản ứng
VD: Protein enzym
+ Cấu tạo nên tế bào và cơ thể
VD: Collagen
+ Bảo vệ cơ thể
VD: Protein kháng thể
+ Dự trữ
VD; protein sữa
+ Thu nhận thông tin cho tế bào và cơ thể
VD: protein thụ thể
Câu 2: Cấu trúc không gian của ADN:

+ ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn (mạch polinu) chạy song song, xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải, ngược chiều kim đồng hồ, tạo thành các chu kì xoắn, mỗi chu kì xoắn cao 34 [imath]A^O[/imath] , gồm 10 cặp Nu và có đường kính là 20 [imath]A^O[/imath]

-Hệ quả của NTBS: + Từ trình tự Nu mạch 1 có thể suy ra trình tự Nu mạch 2
+ A=T, G=X
- Nói cấu trúc ADN chỉ có tính ổn định tương đối vì:
+
Khi chịu sự tác động của các tác nhân gây đột biến thì phân tử ADN có thể bị biến đổi về cấu trúc để tạo ra những phân tử ADN mới
+ Ở kì đầu của giảm phân II có thể xảy ra sự trao đổi đoạn giữa 2 cromatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng làm cho phân tử ADN trên mỗi NST có thể bị thay đổi về cấu trúc
+ Trong quá trình tự nhân đôi của ADN và quá trình phiên mã tạo ra các ARN, dưới tác động của enzym thì cấu trúc 2 mạch xoắn kép của ADN dễ dàng bị duỗi thẳng và tách nhau ra để ADN thực hiện chức năng
Câu 3: Quá trình nhân đôi của ADN: Mới bắt đầu thì ADN tháo xoắn, tiếp theo 2 mạch đơn tách nhau dần dần, sau đó các Nu tự do của môi trường liên kết với các Nu trên mạch khuôn theo NTBS: A (tự do) - T (mạch), G (tự do) - X (mạch) và ngược lại => Kết quả: từ 1 ADN nhân đôi sẽ ra 2 ADN giống nhau và giống ADN ban đầu
Giống: Đều được cấu tạo từ các Nu, mạch kép, các Nu trên 2 mạch liên kết với nhau theo NTBS bằng các lk hydro
Khác: +Gen chỉ là một đoạn trong ADN, có chức năng mang thông tin di truyền mã hóa các protein
+ ADN: chứa rất nhiều gen, là thành phần cấu tạo nên NST
Note: Có gì sai thì mong mọi người góp ý với ạ, mình mới đụng đến phần này nên cũng hơi bỡ ngỡ xíu ^^

Chúc bạn học tốt!
Bạn tham khảo thêm tại: Trọn bộ kiến thức
 
Last edited:
  • Like
Reactions: nguyenngoc213
Top Bottom