[sinh 8]chào mừng các bạn đến với câu lạc bộ

T

thienthannho.97

Tiếp nào: Nêu ra các tác nhân có hại cho hệ tim mạch.

(*) Có nhiều tác nhân bên trong và bên ngoài có hại cho tim mạch .
- Khuyết tật tim, phổi xơ
- Sốc mạnh, mất nhiều máu, sốt cao.
- Chất kích thích mạnh, thức ăn nhiều mỡ động vật.
- Do luyện tập thể dục thể thao quá sức.
- Một số vi rut, vi khuẩn.

Tiếp nào: (*) Nêu vai trò của gan.
 
K

kenylklee


Tiếp nào: (*) Nêu vai trò của gan.

- Biến đổi thức ăn thành những chất cần thiết cho sự sống và phát triển.
- Sản xuất ra nhiều chất quan trọng sử dụng cho cơ thể.
- Chuyển hoá các thuốc được hấp thụ từ đường tiêu hoá thành dạng cơ thể có thể dùng được.
- Giải độc và bài tiết các chất độc trong cơ thể.

Lá gan đóng một vai trò rất quan trọng trong việc biến đổi thức ăn. Tất cả các lượng máu từ ruột và dạ dày đều phải đi qua gan trước khi đi tới các cơ quan khác trên cơ thể. Lá gan còn đóng một vai trò chính yếu trong việc loại ra khỏi máu những chất độc hại trên cơ thể.
;))
 
T

thienthannho.97

Tiếp nào: Nêu vai trò của gan.

- Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu ở mức ổn định, phần dư sẽ được tích trữ hoặc loại bỏ.
- Khử các chất độc bị lọt vào cùng với các chất dinh dưỡng.
- Tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa lipit.

Tiếp nào: (*) Hút thuốc lá có hại như thế nào đến hệ hô hấp?
 
K

kenylklee



- Điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu ở mức ổn định, phần dư sẽ được tích trữ hoặc loại bỏ.
- Khử các chất độc bị lọt vào cùng với các chất dinh dưỡng.
- Tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa lipit.

Tiếp nào: (*) Hút thuốc lá có hại như thế nào đến hệ hô hấp?

Hút thuốc thường được biết tới nhiều do là nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi.

  • Ảnh hưởng đến chức năng hoạt động
  • Gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Bệnh hen
  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • .......
 
Z

zotahoc

Tác hại của thuốc lá(mình bổ sung)
-làm tê liệt lớp lông rung phế quản,giảm hiệu quả lọc sạch không khí
-có thể gây ung thư phổi
 
H

hongnhung.97

Hút thuốc lá có hại như thế nào đến hệ hô hấp?
- Ngăn cản sự vận chuyển oxi trong máu [CO]
- Gây rối loạn thông khí, hen suyễn, viêm các cơ quan hô hấp [viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản], ung thư [ung thư phế quản, ung thư vòm họng...]
- Dãn phế nan
- Bệnh tai-mũi-họng
...

P.s Tóm lại là rất rất nhiều tác hại ah ^^
 
L

locxoaymgk

Her, mượn Google tí :)):)):
Hút thuốc là nguyên nhân được biết đến nhiều không những gây ung thư phổi mà nó còn gây ra nhiều bệnh phổi khác nữa. ở phần này chúng tôi sẽ điểm qua về ảnh hưởng của thuốc lá như thế nào đến chức năng phổi và sau đó sẽ tập trung chi tiết hơn vào những bệnh phổi hay gặp do hút thuốc.

1. Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi

Khi chúng ta hít vào, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng, nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm. Không khí hít vào sẽ đi qua khí quản để vào phổi. Trong mỗi phổi đều có một hệ thống phế quản, phế quản gốc như là nhánh chính của cây với các cành cây nhỏ là những phế quản, sau 17- 20 lần phân chia thành các tiểu phế quản tận, từ các tiểu phế quản đó sẽ dẫn đến các túi nhỏ chứa khí gọi là phế nang, nó giống như là chùm nho. ở phế nang quá trình trao đổi khí sẽ xảy ra. Máu sẽ đổi CO2 lấy O2 sau đó sẽ mang O2 đến các tổ chức của cơ thể.

Hệ thống hô hấp có một số hàng rào bảo vệ để chống lại các bệnh. Quá trình lọc ở đường hô hấp trên giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus và các chất gây kích thích từ ngoài vào trong phổi. Khí quản và tổ chức phổi sản xuất ra chất nhầy giúp cho việc lấy và mang các chất bẩn ra ngoài. Hỗn hợp chất nhầy và chất tạp nhiễm sẽ được đưa ra ngoài nhờ các lông nhỏ li ti gọi là lông chuyển, những lông này lay động rất nhanh về phía trên, trong một số vùng tốc độ của lông chuyển rất cao tới 1.000 lần trong một phút.

Khi khói thuốc đi vào qua miệng thì người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất đó là quá trình lọc ở mũi. Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn. Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá huỷ. Khói thuốc cũng làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và do vậy thành phần của chất nhầy cũng bị thay đổi. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả cuối cùng là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi cản trở sự lưu thông trao đổi khí.

Những sự thay đổi cấu trúc phổi ở những người hút thuốc làm giảm khả năng lấy oxi của phổi. Khói thuốc gây phá huỷ phế nang làm giảm tính đàn hồi của phổi và làm giảm khả năng trao đổi oxi. Phổi của những người hút thuốc bị giảm diện tích bề mặt và giảm mạng mao mạch, điều này có nghĩa là dòng máu lưu thông qua phổi bị giảm. Dẫn đến làm giảm cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy cần thiết cho cả nhu mô phổi và các tổ chức khác trong cơ thể để duy trì sự khoẻ mạnh và chức năng bình thường của chúng.

Hút huốc cũng gây ra hiện tượng gọi là tăng tính đáp ứng đường thở. Do ảnh huởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở bị co thắt. Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở người hút thuốc, và do đó hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy và có thể bị khó thở.

ở những người hút thuốc có nhiều thông số chức năng thông khí thay đổi, trong đó thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) giảm rất nhiều.

Khói thuốc làm giảm sự phát triển của phổi và gây viêm tổ chức phổi ở trẻ nhỏ và thiếu niên biểu hiện bằng tốc độ tăng FEV1 chậm lại. ở lứa tuổi từ 20-30 khi hút thuốc thì tổn thương phổi lại khác. Khi ở giai đoạn này của cuộc sống thì phổi tăng trưởng kiểu cao nguyên. ở người hút thuốc giai đoạn phát triển này ngắn lại và làm các bệnh lý gây ra do hút thuốc sớm xuất hiện. ở lứa tuổi trên 30 nếu hút thuốc tốc độ giảm FEV1 sẽ tăng gấp đôi (khoảng 40 ml/năm) so với người không hút thuốc (khoảng 20 ml/năm). Những người hút thuốc ở tuổi càng trẻ thì thời gian hút để gây ra bệnh liên quan đến đường hô hấp càng ngắn so với những người bắt đầu hút ở tuổi muộn hơn.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là thuật ngữ để chỉ những tổn thương ở phổi có liên quan đến sự tắc nghẽn đường thở. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi sự rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn, được khẳng định chẩn đoán dựa vào đo hô hấp ký đồ với nghiệm pháp giãn phế quản không hồi phục hoàn toàn. Theo WHO, trên thế giới năm 2001 có khoảng 600 triệu người mắc BPTNMT. Bệnh tiến triển kéo dài trong nhiều năm và cuối cùng dẫn đến tâm phế mạn và tử vong. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 trên toàn thế giới. Mối liên quan giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hút thuốc cũng mạnh như với ung thư phổi. Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra BPTNMT, có 15% những người hút thuốc lá sẽ có triệu chứng lâm sàng BPTNMT và 80%-90% người mắc BPTNMT là nghiện thuốc lá.

Hút thuốc lá làm cho các yếu tố nguy cơ khác của bệnh này trở nên mạnh hơn. Đặc biệt những người hút thuốc lá bị ảnh hưởng xấu hơn bởi ô nhiễm môi trường, nhiễm trùng và phơi nhiễm với các chất khói độc so với người không hút thuốc. Người hút thuốc có tỉ lệ tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc.

3. Bệnh Hen

Hen được đặc trưng bởi tính phản ứng quá mức của đường dẫn khí. Sự phản ứng quá mức này dẫn đến các cơn hen, bệnh nhân có thở khò khè, ho và/hoặc khó thở.

Hút thuốc không phải là nguyên nhân gây ra cơn hen nhưng nó làm cho tình trạng bệnh hen nặng lên. Những người bị hen hút thuốc sẽ có tăng tiết đờm, giảm cử động của lông chuyển phế quản, tăng nhạy cảm với nhiễm trùng, tăng giải phóng các chất dị ứng tác dụng nhanh và phá huỷ các đường dẫn khí nhỏ. Tỉ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc thì tăng gấp trên 2 lần so với những người không hút thuốc.

4. Nhiễm trùng đường hô hấp

Những người hút thuốc hay bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người không hút thuốc và thường bị nặng hơn. Trẻ em có bố mẹ hút thuốc lá bị bệnh đường hô hấp nhiều hơn trẻ em có bố mẹ không hút thuốc.

Những người hút thuốc không chỉ hay bị viêm phổi hơn mà còn bị tử vong nhiều hơn. Những phụ nữ có thai bị viêm phổi mà hút hơn 10 điếu thuốc/ngày, có tiên lượng xấu hơn những người không hút (chết mẹ- con,...).

Những người hút thuốc cũng hay bị cúm.Vaccin phòng cúm ít hiệu quả đối với người hút thuốc, và tỉ lệ tử vong do cúm ở những người hút thuốc cao hơn nhiều so với nhóm người không hút thuốc.
Mình như hơi lạc đề rồi thì phải :eek::eek:!!!!!!!!!!!
 
H

hongnhung.97

Tiếp nào:
Câu 1: Động vật nào có hệ tuần hoàn kín?
Câu 2*: Tại sao hồng cầu chỉ có ở động vật có hệ tuần hoàn kín?
Câu 3: Cơ tim thuộc loại mô nào?
 
T

thienthannho.97

Tiếp nào:
Câu 1: Động vật nào có hệ tuần hoàn kín?
Câu 2*: Tại sao hồng cầu chỉ có ở động vật có hệ tuần hoàn kín?
Câu 3: Cơ tim thuộc loại mô nào?

Câu 1: Động vật có xương sống có hệ tuần hoàn kín.
Câu 2*: [Câu hỏi sao nên để con nghĩ đã :p]
Câu 3: Mô cơ tim

 
H

hongnhung.97

Gợi ý câu 2: Bà con thử so sánh sự khác biệt giữa 2 vòng tuần hoàn kín và hở xem ;)). Chức năng hồng cầu?

Gợi ý tiếp.... Những động vật nào có vòng tuần hoàn hở? Đặc điểm vòng tuần hoàn hở là gì?
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

Chết thật. Chắc do em đặt nhầm câu hỏi nên bà con bí ah :">. Đang tính giải đáp câu này tự nhiên thấy nó lạ lạ... chưa chặt chẽ + nhớ ra giun và 1 số đv khác cũng có hệ tuần hoàn kín ~~> phát hiện ra :)).
Thực ra cùng là vòng tuần hoàn kín nhưng ở động vật bậc thấp thì không có hồng cầu ah :)). Vì ta biết chức năng của hồng cầu là chuyên chở Hb. Nhưng ở động vật bậc thấp thì Hb hòa theo huyết tương luôn. Nhưng đối với những động vật cấp cao hơn [đv có xương sống] thì do cấu trúc cơ thể nên buộc nó cần có lớp màng bảo vệ để không bị ngấm ra ngoài mạch mà thẩm thấu ra ngoài. Ngoài ra, hồng cầu được tạo ra từ tủy xương đỏ ah :)) [đv bậc thấp lôi đâu ra :-j]

Tiếp nha cả nhà ;)). Mem 98 nhà mình đâu ý nhỉ ;)). Vào thể hiện khả năng nào ;)

Câu 1: Nêu đặc điểm chỉ có ở người, không có ở động vật
Câu 2: Cơ thể người gồm mấy phần?
Câu 3: Chức năng của ti thể là gì?
Câu 4*: Trong cơ thể người, tế bào nào dài nhất?
 
Last edited by a moderator:
K

k.nguyen.73

Câu 1: Con người có tư duy có tiếng nói, chữ viết. Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động.
Câu 2: Con người gồm có đầu, thân, và tay chân
 
G

ghim_xinh

Câu 3:Chức năng quan trọng của ty thể là nơi tổng hợp năng lượng dưới dạng hợp chất cao năng ATP. Nhờ chứa hệ thống enzyme chuyền điện tử, enzyme của chu trình Creb và phosphoryll hoá mà ty thể đã thực hiện các quá trình oxy hoá các hydratcacbon, acid béo, các acid amin và một số chất khác như cholin. Năng lượng được giải phóng ra trong các quá trình đó được tích vào liên kết phosphat cao năng của ATP theo phản ứng:

ADP + P vô cơ + E (năng lượng) —–> ATP

Đồng thời ty thể cũng là nơi cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của tế bào. Quá trình cung cấp năng lượng thực hiện theo phản ứng:

ATP —-> ADP + P vô cơ + năng lượng

Ngoài ra, ty thể còn có khả năng tổng hợp các chất chủ yếu, cần thiết cho hoạt động của ty thể như các enzyme hô hấp, protein…(cái này mình tham khảo trên mạng chứ trong sách không thấy:)))
Câu 4:Tế bào lớn nhất là tế bào trứng, có đường kính khoảng 100 μm (0,1 mm)
 
H

hongnhung.97

:x. Yêu bà con lắm cơ :x. Mình có bổ sung 1 vài ý nhỏ ;))
Câu 1:
- Bộ xương phân hóa để phù hợp vs chức năng lao động và dáng đứng thẳng, đi bằng 2 chân
- Bớt lệ thuộc vào thiên nhiên nhờ lao động có mục đích
- Não phát triển, sọ lớn hơn mặt

Tiếp nhé cả nhà ;))
Câu 1: Nêu điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa người và động vật thuộc lớp thú
Câu 2: Khoang cơ thể là gì? Cơ thể người chia làm mấy khoang?
Câu 3: Nêu số lượng hệ cơ quan trong cơ thể và cho biết hiểu biết của bà con về hệ cơ quan đó [tóm tắt ý thôi nghe bà con :x]
Câu 4*: Tế bào nào dài nhất?
 
G

ghim_xinh

Mình trả lời câu 4 thôi,mấy câu kia khó quá chưa nghĩ ra,hehe:Tế bào dài nhất là tế bào thần kinh (nơ-ron).:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
 
T

tuntun301

Câu 1: Nêu điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa người và động vật thuộc lớp thú

+Giống nhau :
- đẻ con
- có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa .

+khác nhau :
1- Đi bằng 2 chân .
2- Sự phân hóa của bộ xương phù hợp với chức năng lao động bằng tay và đi bằng hai chân .
3- Nhờ lao động có mục đích , người đã bớt lệ thuộc thiên nhiên .
4- Răng phân hóa thành răng cửa , răng nanh , răng hàm .
5- Có tiếng nói , chữ viết , có tư duy trừu tượng và hình thành ý thức .
6- Phần thân của cơ thể có 2 khoang : ngực và bụng , ngăn cách nhau bởi cơ hoành .
7- Biết dùng kửa để nấu chín thức ăn .
8- Não phát triển , sọ lớn hơn mặt .

 
T

thienthannho.97

:x. Yêu bà con lắm cơ :x. Mình có bổ sung 1 vài ý nhỏ ;))
Câu 1:
- Bộ xương phân hóa để phù hợp vs chức năng lao động và dáng đứng thẳng, đi bằng 2 chân
- Bớt lệ thuộc vào thiên nhiên nhờ lao động có mục đích
- Não phát triển, sọ lớn hơn mặt

Tiếp nhé cả nhà ;))
Câu 1: Nêu điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa người và động vật thuộc lớp thú
Câu 2: Khoang cơ thể là gì? Cơ thể người chia làm mấy khoang?
Câu 3: Nêu số lượng hệ cơ quan trong cơ thể và cho biết hiểu biết của bà con về hệ cơ quan đó [tóm tắt ý thôi nghe bà con :x]
Câu 4*: Tế bào nào dài nhất?

Câu 2:
Nguyên văn bởi: wikipedia

(*) Các phần cơ thể, hay còn gọi là các khoang cơ thể, là những khoảng không gian trong cơ thể chứa đựng và bảo vệ các cơ quan và hệ cơ quan, bao gồm:

  • Khoang sọ và ống xương sống: là các khoang xương chứa bộ não và tủy sống, nhờ đó mà các bộ phận quan trọng này của hệ thần kinh được bảo vệ chặt chẽ.
    [*]Khoang ngực: là khoang được giới hạn trong lồng ngực, ở phía trên cơ hoành ngăn cách với khoang bụng. Trong khoang này chứa các bộ phận chủ yếu của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn như tim, hai lá phổi (ngoài ra còn có một bộ phận của hệ tiêu hóa đi qua khoang này là thực quản).
    [*]Khoang bụng: nằm bên dưới cơ hoành, là khoang cơ thể lớn nhất. Khoang này chứa gan, ruột, dạ dày, thận, tử cung (ở nữ),... là các cơ quan của hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ sinh dục.

Câu 4*: Tế bào dài nhất là tế bào thần kinh (nơron)
 
H

hongnhung.97

Câu 2: Nói sát kiến thức Sinh 8 hơn là 2 khoang: khoang ngực và khoang bụng

Câu 1: Có 1 số điểm chưa chính xác lắm ^^
(*) Giống:
+Giống nhau :
- đẻ con
~~> Lớp thú cũng có động vật đẻ trứng. Thêm ý:
- Có lông mao
- Răng phân hóa
- Thân cơ thể có 2 khoang ngăn bởi cơ hoành
- ... [nhiều lắm ợ :-S]

(*) Khác:
4- Răng phân hóa thành răng cửa , răng nanh , răng hàm
...
6- Phần thân của cơ thể có 2 khoang : ngực và bụng , ngăn cách nhau bởi cơ hoành
~~> Cái này lớp thú cũng có ý ^^

Câu 4: Đúng rùi

~~ Gợi ý câu 3: Cơ thể người có \geq 8 hệ cơ quan. Bà con nêu thử và nêu hiểu biết chung [Tóm tắt thôi ah] về 8 hệ cơ quan đó. Ai tìm ra "trên 8 thì càng tốt" ah
 
T

thienthannho.97

Gợi ý câu 3: Cơ thể người có \geq 8 hệ cơ quan. Bà con nêu thử và nêu hiểu biết chung [Tóm tắt thôi ah] về 8 hệ cơ quan đó. Ai tìm ra "trên 8 thì càng tốt" ah

1. Hệ vận động: gồm bộ xương và hệ cơ. Cơ thường bám vào hai xương khác nhau nên khi cơ co làm cho xương cử động, giúp cho cơ thể di chuyển được trong không gian, thực hiện được các động tác lao động
2. Hệ tuần hoàn: gồm có tim và các mạch máu (động mạch, tĩnh mạch và mao mạch), có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng, ô-xi và các hooc-môn đến từng tế bào và mang đi các chất thải để thải ra ngoài
3. Hệ hô hấp: gồm có mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi, có nhiệm vụ đưa ô-xi trong không khí vào phổi và thải khí cac-bô-nic ra môi trường ngoài
4. Hệ tiêu hóa: gồm có miệng, thực quản, dạ dày, gan, ruột non, ruột già, hậu môn và các tuyến tiêu hóa. Hoạt động của hệ tiêu hóa làm thức ăn biến đổi thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thải chất bã ra ngoài
5. Hệ bài tiết: nước tiểu gồm 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu và bóng ***. Thận là cơ quan lọc từ máu những chất thừa và có hại cho cơ thể để thải ra ngoài. Trong da có các tuyến mồ hôi cũng làm nhiệm vụ bài tiết
6. Hệ thần kinh: gồm não bộ, tủy sống và các dây thần kinh, có nhiệm vụ điều khiển sự hoạt động của tất cả các cơ quan, làm cho cơ thể thích nghi với những sự thay đổi của môi trường ngoài và môi trường trong. Đặc biệt ở người, bộ não hoàn thiện và phát triển phức tạp là cơ sở của mọi hoạt động tư duy
7. Hệ nội tiết: gồm các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận và các tuyến sinh dục, có nhiệm vụ tiết ra các hooc-môn đi theo đường máu để cân bằng các hoạt động sinh lí của môi trường trong cơ thể nên có vai trò chỉ đạo như hệ thần kinh
8. Hệ sinh dục: là hệ cơ quan có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống ở người. Người phân tính nên cơ quan sinh dục có phân hóa thành tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ. Thông qua hoạt động tình dục mà sản phẩm của tinh hoàn và buồng trứng gặp nhau để tạo hợp tử rồi đến thai nhi, bắt đầu thời kì mang thai ở người mẹ.


Nguồn: wilkipedia
 
H

hongnhung.97

th_46.gif
Tiếp nào:

Câu 1: Nêu tên các cơ quan nằm trong khoang ngực của cơ thể
Câu 2: Bào quan nào tham gia chuyển hóa năng lượng trong tế bào?
Câu 3: Chức năng của thực quản là gì?
Câu 4: Cung phản xạ là gì?
 
Top Bottom