- 25 Tháng mười 2018
- 1,560
- 1,682
- 251
- 27
- Quảng Bình
- Đại học Sư phạm Huế
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CÁC HALOGEN
- Nhóm halogen với 7 điên tử ở lớp ngoài cùng và độ âm điện lớn, nguyên tử halogen X dễ dàng lấy 1 điện tử tạo ra X- có cấu hình khí trơ bền vững.
X + e → X-
ns2np5 → ns2np6
⇒ Do đó tính chất quan trọng nhất của nhóm halogen là tính oxi hóa, tính này giảm dần từ F2 (chất oxi hóa mạnh nhất) đến I2 (chất oxi hóa trung bình).
- Trong hợp chất, flo chỉ có số oxi hóa – 1; còn Clo, brom, iot có thể có các số oxi hóa : -1, + 1, +3, + 5, + 7.
⇒ Flo chỉ có tính oxi hóa;
Clo, brom, iot vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
1. Tính oxi hóa mạnh
Tính oxi hóa: F2 > Cl2 > Br2 > I2.
a) Tác dụng với kim loại → muối halogenua
2M + nX2 → 2MXn
(n: là hóa trị cao nhất của kim loại M).
- F2: Oxi hóa được tất cả các kim loại.
2Au + 3F2 → (toC) 2AuF3 (Vàng florua)
- Cl2: Oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), phản ứng cần đun nóng.
2Fe + 3Cl2 → (toC) 2FeCl3 (Sắt (III) clorua)
Cu + Cl2 → (toC) CuCl2 (Đồng (II) clorua)
- Br2: Oxi hóa được nhiều kim loại (trừ Au, Pt), phản ứng cần đun nóng.
2Fe + 3Br2 → (toC) 2FeBr3 (Sắt (III) bromua)
- I2: Oxi hóa được nhiều kim loại, phản ứng chỉ xảy ra khi đun nóng hoặc khi có mặt của chất xúc tác.
2Al + 3I2 → (H2O) 2AlI3 (Nhôm iotua)
b) Tác dụng với phi kim.
Các halogen tác dụng được với hầu hết các phi kim trừ N2, O2, C (kim cương).
2P + 3Cl2 → (toC) 2PCl3 (Photpho triclorua)
2P + 5Cl2 → (toC) 2PCl5 (Photpho pentaclorua)
c) Tác dụng với hiđro → khí hiđrohalogenua. (X2 + H2 → 2HX)
- F2: Ngay trong bóng tối, ở nhiệt độ -252oC
F2+H2 → (-252oC) 2HF
- Cl2: Cần có ánh sáng, chiếu sáng nổ mạnh
Cl2+H2 → (a/s) 2HCl
- Br2: Cần nhiệt độ cao
Br2+ H2 → (toC) 2HBr
- I2: Nhiệt độ cao, xúc tác (giọt nước), phản ứng thuận nghịch.
I2+H2 ⇌ (xt: H2O) 2HI
Ghi nhớ: Khí HX tan trong nước tạo ra dung dịch axit HX, đều là các dung dịch axit mạnh (trừ HF).
d) Tác dụng với hợp chất có tính khử:
F2 + H2S → 2HF + S
F2 + H2O → HF + O2
Cl2 + H2S → 2HCl + S
3FeCl2 + 3Cl2 → 2FeCl3
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
Br2 + H2 → 2HBr
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
Ghi nhớ: - Halogen có tính OXH mạnh hơn đấy được halogen có tính OXH yếu hơn ra khỏi dung dịch muối (trừ F2)
VD: F2 + dd NaCl → không xảy ra phản ứng: F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2
mà xảy ra phản ứng: F2 + H2O → HF + O2↑
- Nước clo, brom có tính oxi hóa rất mạnh, oxi hóa chất khử lên bậc oxi hóa cao nhất.
3Cl2 + S + 4H2O → 6HCl + H2SO4
Cl2 + SO2 + 2H2O → 2HCl + H2SO4
4Cl2 + H2S + 4H2O → 8HCl + H2SO4
3Br2 + S + 4H2O → 6HBr + H2SO4
Br2 + SO2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 (phản ứng nhận biết khí SO2).
4Br2 + H2S + 4H2O → 8HBr + H2SO4
2. Vừa oxi hóa – vừa khử.
a) Với H2O.
- Cl2: Phản ứng không hoàn toàn ở nhiệt độ thường
Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO (axit hipocloro)
Lưu ý: Nước clo có tính sát khuẩn, tẩy màu là do HClO có tính oxi hóa rất mạnh.
HClO → HCl + O; 2O → O2
- Br2: Ở ứng ở nhiệt độ thường, chậm hơn clo.
- I2: Hầu như không phản ứng.
b) Với dung dịch bazơ.
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
nước gia ven
3Cl2 + 6NaOH → (70oC) 5NaCl + NaClO3 + 3H2O
Cl2 + Ca(OH)2 → (toC)CaOCl2 + H2O
(cloruavôi)
Ghi nhớ: Nước gia ven, cloruavôi đều là chất oxi hóa mạnh, tác nhân oxi hóa là Cl+1. Chúng có tính tẩy màu và sát trùng.