Sử 7 Một số thuật ngữ lịch sử khá phổ biến của Việt Nam thời Nguyễn

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài này trích một số thuật ngữ thông dụng từ sách "Từ điển nhà Nguyễn" của tác giả Võ Hương An, 2012. Một số thuật ngữ này thì các bạn thường thấy trong sách giáo khoa lịch sử, nhưng sách giáo khoa chưa giải thích cụ thể. Xin được giới thiệu.....

- Án sát sứ: chức danh được vua Nguyễn thành lập năm 1831, với chức năng chính là phụ trách về hình án ở mỗi tính
- Anh danh, Giáo dưỡng: từ chung chỉ con trai của quan võ. Con trai của quan võ được làm quan, có khi tình nguyện gia nhập quân đội
- Ấm thụ: con trai trưởng thừa hưởng phẩm hàm và công trạng của cha
- Ấm tử: con trai của quan văn từ ngũ phẩm trở lên, thường gọi tắt là cậu Ấm.
- Bái mạng: lạy và nhận nhiệm vụ vua giao
- Ban sóc: vua ban lịch, diễn rà vào mồng 1 tháng chạp hằng năm
- Bảo: (1) tên một đơn vị quân đội, (2) đồn lớn giữ an ninh ở vùng trọng yếu
- Bắc Kỳ: cõi đất vuông nghìn dặm gọi là Kỳ. Nhà Nguyễn dùng chữ Kỳ để chỉ kinh kỳ. Bắc Kỳ là những tỉnh ở phía bắc Kinh kỳ, lập vào năm 1830.
- Bến Ngự: bến để vua ngự (lên bờ)
- Binh dịch: nghĩa vụ phải đi lính cho nhà vua
- Cai tổng: người đứng đầu 1 tổng (từ 2 - 3 xã)
- Campuchia: thời chúa Nguyễn gọi là Chân Lạp; đến thời vua Nguyễn gọi bằng các tên: Cao Man, Cao Mên, Cao Miên.
-
Cân: thời Nguyễn quy định như sau:
+ 1.200 hột bắp = 12 thù
+ 1 lượng = 12 thù
+ 1 cân = 16 lượng
+ 1 quân = 30 cân
+ 1 thạch = 4 quân = 120 cân
(Ở Trung Hoa, 1 quân = 2.500 thạch, 1 thạch = 100 thăng = 120 cân)
Thời Pháp, Toàn quyền Doumer quy định 1 lượng = 37,7831 g; có các quy định sau:
+ 1 hốt = 0,0000037 gam
+ 1 ti = 10 hốt
+ 1 hào = 10 ti
+ 1 ly = 10 hào
+ 1 phân = 10 ly
+ 1 đồng = 10 phân
+ 1 lượng (lạng) = 10 đồng (đồng nghĩa với 1 once = 37,783 gam)
+ 1 cân (livre) = 16 lượng (604,5 g)
+ 1 yến (dix livres) = 10 cân
+ 1 tạ (picul) = 10 yến

- Cần Vương: hết lòng, tận tụy vì vua. Từ này chỉ Chiếu Cần Vươngphong trào Cần Vương.
- Công điền: ruộng thuộc quyền sở hữu của nhà nước nhưng do xã thôn quản lý
- Công Tôn Nữ: cháu nội gái của vua, con gái của hoàng tử
- Công Huyền Tôn Nữ: chút gái của vua, gọi nhà vua bằng ông Sơ.
- Cử nhân: người đậu vào bốn trường (bốn kỳ) trong khoa thi Hương của nhà Nguyễn, xuất hiện vào năm 1825
- Sưu dịch: là người dân nam bắt buộc trong năm phải đóng góp một số ngày làm việc không công cho Nhà nước; số ngày này được đóng bằng tiền. Đời Thành Thái quy định, người nam theo hạng "nội tịch" đóng 2 đồng 5 hào (mỗi năm), người nam theo hạng "nội tịch" đóng 3 đồng (mỗi năm)
- Dực thiện: quan văn dạy học cho hoàng tử
- Đạo (thời Nguyễn): là khu hành chánh mới thành lập, đang trong tình trạng khai hoang và chưa được Việt hóa hoàn toàn
- Điện Hòn Chén: có lẽ do dáng núi có hình cái chén úp ngược - gọi là Hòn Chén, rồi Ngọc Trản (chén ngọc). Có thuyết ghi sau núi có một cái hố như hình cái chén nên gọi là Hòn Chén
- Đong lường:
* Thời Chúa Nguyễn:
+ 1 toát = 256 hột lúa
+ 10 toát = 1 chước
+ 10 chước = 1 hợp
+ 10 hợp = 1 thăng
+ 10 thăng = 1 hộc
+ 10 hộc = 1 dũng
Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, 1 hộc lúa thuế = 75 thăng và 500 thăng = 1 dũng. Lính thủy được cấp mỗi hộc = 33 thăng 5 hợp
# Thời Minh Mạng, triều đình quy định 1 hộc = 26 thăng; 1 phương = 13 thăng = 30 đấu. Bộ Hộ quy định dùng hộc để đong lúa, còn phương là ghi vào sổ sách
# Thời Pháp, Doumer quy định 1 hộc = 60 lít gạo
- Đồn điền: là việc khai khẩn đất hoang thành ruộng đồng, làng xóm. Mục đích: cung ứng đủ lương thực cho quân và dân; gia tăng diện tích canh tác và tạo nguồn thu cho nhà nước
- Lính khố đỏ (tirailleur tonkinois): lính do người Pháp chọn và huấn luyện (hạ sĩ quan Pháp chỉ huy). Dân chúng gọi là lính khố đỏ vì miếng nỉ màu đỏ đeo ở thắt lưng xuống phía trước bụng, trông như cái khố
- Lính khố vàng: lính do triều đình chọn và huấn luyện, hộ tống hay dàn chào danh dự trong các buổi lễ. Dân chúng gọi là lính khố vàng vì miếng nỉ màu vàng đeo ở thắt lưng xuống phía trước bụng, trông như cái khố
- Lính khố xanh (tirailleur tonkinois): lính do Toàn quyền Pháp thành lập năm 1897 (Giám binh Pháp chỉ huy), gọi khác là lính tập. Dân chúng gọi là lính khố xanh vì miếng nỉ màu xanh đeo ở thắt lưng xuống phía trước bụng, trông như cái khố
- Lính lệ: lính phục vụ tại các cơ quan hành chính địa phương như phủ, huyện
- Mẫu: đơn vị do diện tích ruộng đất. Thời Pháp thuộc, 1 mẫu = 3.600 m2 (Trung, Bắc Kỳ); 1 mẫu (hecta) = 10.000 m2
- Minh Hương: là tên xã, quy tụ những người Trung Hoa trung thành với nhà Minh đã bỏ nước ra đi, xin định cư ở nước ta
- Phu Vân Lâu: nơi niêm yết các chiếu, dụ và những mệnh lệnh của vua; kết quả của kỳ thi Đình
- Phú Xuân: có gốc từ làng Thụy Lôi, huyện Hương Trà; được chúa Nguyễn chọn làm Kinh đô (1687, 1739). Phú Xuân còn là tên ngôi đình cũ của làng Phú Xuân (còn hiện hữu ở hướng tây bắc thuộc bên trong kinh thành Huế)
- Quan: đơn vị tiền tệ thời Nguyễn. 1 quan gồm 600 đồng tiền kẽm, chia thành 2 xâu (mỗi xâu là 5 tiền, gồm 300 đồng kẽm. 1 tiền = 60 đồng kẽm)
- Tô dung: là thuế ruộng đất. là thuế ruộng, là khoản phải nộp cho chủ khi mướn ruộng cày cấy; dung là người làm thuê. Tất cả ruộng và người dân đều là của vua; người nông dân chỉ sở hữu tạm thời nên phải trả thuế cho vua
 
Top Bottom