- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


- Tại Sài Gòn + Chợ Lớn: Chấp hành lệnh tổng khởi nghĩa của Ủy ban Kháng chiến toàn quốc và kế hoạch của Xứ ủy Nam kỳ, ngay từ đêm 24-8-1945, quần chúng cách mạng của Sài Gòn – Chợ Lớn và các tỉnh lân cận mang theo giáo mác, tầm vông vạt nhọn… bằng mọi phương tiện rầm rập kéo về nội thành để tham gia khởi nghĩa giành chính quyền. Lực lượng đoàn viên công đoàn và Thanh niên Tiền phong đã có mặt ở khắp mọi nơi để sẵn sàng chiếm lĩnh những mục tiêu được phân công.
Quần chúng Sài Gòn trong đêm 24/8/1945 (hình ảnh tái hiện trong Bảo tàng TPHCM)
Từ 19 giờ ngày 24-8, quân khởi nghĩa Sài Gòn - Gia Định chiếm các Sở Công an, Sở Cảnh sát, Nhà ga, Bưu điện, Nhà đèn, các quận, bốt… và các cầu chính bao quanh khu trung tâm Sài Gòn như cầu Thị Nghè, Nhị Thiên Đường, cầu Mống… Đến 22 giờ, Tráng đoàn Lê Lai thuộc Thanh niên Tiền phong chiếm được dinh Khâm sai. Cờ quẻ ly bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên giữa một rừng người hừng hực khí thế cách mạng. Cuộc tiến chiếm “Soái phủ Nam kỳ “ không vấp phải sự kháng cự nào vì hầu hết những viên chức cao cấp đã tham gia Thanh niên Tiền phong. Riêng Sở Mật thám (lính kín) Catinat có sự chống cự một cách yếu ớt nhưng đã bị lực lượng khởi nghĩa đè bẹp.
- Tại Phú Yên: Từ tối 24/8/1945, tại tỉnh lỵ Sông Cầu, Ủy ban khởi nghĩa tỉnh đã huy động lực lượng quần chúng và các đội tự vệ từ La Hai, Gò Duối về cùng lực lượng tại chỗ làm lực lượng chính tiến hành khởi nghĩa. Ủy ban khởi nghĩa chuẩn bị cán bộ tiếp quản các công sở, bố trí tự vệ bí mật ở các ngả đường. Trụ sở Ủy ban khởi nghĩa tỉnh đặt tại nhà ông Nguyễn Văn Nguyên, Thư ký Ủy ban Việt Minh tỉnh.
Đồng chí Trần Suyền và đồng chí Nguyễn Thái
Nhờ quá trình chuẩn bị tốt, có cơ sở bên trong là Nguyễn Văn Thuận và một số lính Khố xanh khác trong đồn phối hợp, đúng 23 giờ ngày 24/8/1945, lực lượng khởi nghĩa làm chủ đồn lính Khố xanh Sông Cầu. Lúc 0 giờ ngày 25/8/1945, Nguyễn Thái, Ủy viên phụ trách an ninh của Ủy ban khởi nghĩa được Ủy ban khởi nghĩa tỉnh cử đại diện Ủy ban Việt Minh tỉnh đến tỉnh đường. Tỉnh trưởng Sông Cầu là Hồ Ngận xin giao chính quyền, giao ấn tín và các loại giấy tờ cho cách mạng. Sau khi nhận ấn tín, tài liệu của tỉnh trưởng chính quyền cũ giao, đoàn cán bộ cách mạng theo phân công đến các công sở tiếp quản. Việc tiếp quản làm xong ngay trong đêm, các đội tự vệ được giao nhiệm vụ canh giữ những nơi cách mạng đã tiếp quản.
- Tại Hà Nam: Đúng 10 giờ sáng ngày 24/8, cuộc mít tinh khổng lồ khoảng 5 vạn người dự được tổ chức tại sân vận động thị xã Phủ Lý để chào mừng khởi nghĩa thắng lợi, chào mừng Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời được thành lập. Đồng chí Lê Thành, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Hà Nam, công bố 10 chính sách của Việt Minh, kêu gọi nhân dân ra sức ủng hộ cách mạng.
- Tại Daklak: theo quyết định của Hội nghị mở rộng của Đảng bộ ở tỉnh lỵ vào ngày 22/8/1945, nhân dân Daklak khởi nghĩa giành chính quyền. 15 giờ ngày 24-8-1945, cuộc mít tinh giành chính quyền được tổ chức trọng thể tại sân vận động thị xã Buôn Ma Thuột, chính quyền cách mạng ra mắt nhân dân. Những ngày tiếp theo, các huyện, tổng đến các buôn làng trên địa bàn tỉnh đều tiến hành xóa bỏ chính quyền cũ, thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng.
- Tại Bình Thuận: Trước khí thế cách mạng của nhân dân, ngày 24/8/1945, tỉnh trưởng Huỳnh Dư giao chính quyền cho cách mạng
- Tại Gò Công:
Ở quận Cái Bè, ngày 24-8, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và Mặt trận Việt Minh, quần chúng có lực lượng vũ trang làm nòng cốt, kéo về quận lỵ biểu tình làm áp lực, buộc tên chủ quận đầu hàng và giao chính quyền lại cho Mặt trận Việt Minh. Chỉ trong một ngày, chính quyền toàn quận thuộc về nhân dân.
Tại quận An Hóa, đêm 24 rạng 25-8, lực lượng vũ trang bố trí canh phòng nghiêm ngặt xung quanh dinh quận, đồn lính, nhà bưu điện..., ngày 25-8, hàng ngàn quần chúng kéo về quận lỵ làm áp lực, buộc tên chủ quận đầu hàng. Cùng ngày 25-8, cách mạng thành công trên toàn quận An Hóa.
Sau khi viên Tỉnh trưởng Gò Công là Trần Hưng Ký đầu hàng ngày 22/8/1945; từ 3 giờ sáng ngày 24-8, gần 30 ngàn người từ các xã kéo về tỉnh lỵ biểu dương lực lượng. Đồng chí Nguyễn Văn Côn thay mặt Ủy ban dân tộc giải phóng lâm thời tỉnh Gò Công tuyên bố lý do cuộc mít-tinh và đọc 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh. Đồng chí tuyên bố chính quyền thuộc về nhân dân, cách mạng thành công.
- Tại Bình Phước: quán triệt nghị quyết của Hội nghị mở rộng của Đảng ủy tỉnh Thủ Dầu Một, nhân dân Bình Phước khởi nghĩa ở Lộc Ninh. Vào ngày 24/8/1945, khi trời vừa sáng, nhân dân và công nhân các làng, sở cao su Lộc Ninh - Đakia với lực lượng nòng cốt là Thanh niên tiền phong, Thanh niên cứu quốc, các đội tự vệ nhất tề nổi dậy. Từng đoàn người mang theo gậy tầm vông vót nhọn, xà beng, giáo mác, cung tên tiến vào các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền cao su và các cơ sở sản xuất, đoàn người ào ào vượt rào, leo tường, giương cao cờ đỏ sao vàng, giương cao và hô vang các khẩu hiệu “chính quyền về tay nhân dân”, “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm”.
Riêng tại nhà chỉ huy phát xít Nhật, viên chỉ huy ra lệnh bắn vào lực lượng thanh niên quyết chiến đang tiến tới. Tình huống trở nên khó khăn. Đồng chí Lê Đức Anh chọn ra một đội gồm những chiến sĩ cảm tử và đích thân chỉ huy đánh chiếm mục tiêu. Sau 15 phút, cuộc chiến kết thúc 18 lính Nhật bị bắt, trong đó có 2 chỉ huy, số còn lại đầu hàng. Ta thu được 40 khẩu súng và toàn bộ quân trang, quân dụng.
22 chiến sĩ công nhân Lộc Ninh đã hy sinh anh dũng cho cuộc khởi nghĩa toàn thắng. Lộc Ninh trở thành một trong những nơi giành chính quyền sớm nhất trong tỉnh Thủ Dầu Một. Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi, đồng chí Lê Đức Anh cùng những người lãnh đạo phong trào, trở thành những người phụ trách các công việc của chính quyền độc lập đầu tiên tại Lộc Ninh.
Tại Bù Đốp, lực lượng khởi nghĩa gồm có nông dân, công nhân với dao, gậy… bao vây đánh địch và thu được kho súng, trong đó có cả súng máy. Đây là số súng mà lực lượng vũ trang Lộc Ninh được trang bị mạnh hơn nhiều nơi khác.
Tham khảo:
1. sggp.org.vn
2. dantri.com.vn
3. baophuyen.com.vn
4. hanam.gov.vn
5. baodaklak.vn
6. tuyengiaotiengiang.vn
7. tuyengiaobinhphuoc.org.vn
Quần chúng Sài Gòn trong đêm 24/8/1945 (hình ảnh tái hiện trong Bảo tàng TPHCM)
Từ 19 giờ ngày 24-8, quân khởi nghĩa Sài Gòn - Gia Định chiếm các Sở Công an, Sở Cảnh sát, Nhà ga, Bưu điện, Nhà đèn, các quận, bốt… và các cầu chính bao quanh khu trung tâm Sài Gòn như cầu Thị Nghè, Nhị Thiên Đường, cầu Mống… Đến 22 giờ, Tráng đoàn Lê Lai thuộc Thanh niên Tiền phong chiếm được dinh Khâm sai. Cờ quẻ ly bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên giữa một rừng người hừng hực khí thế cách mạng. Cuộc tiến chiếm “Soái phủ Nam kỳ “ không vấp phải sự kháng cự nào vì hầu hết những viên chức cao cấp đã tham gia Thanh niên Tiền phong. Riêng Sở Mật thám (lính kín) Catinat có sự chống cự một cách yếu ớt nhưng đã bị lực lượng khởi nghĩa đè bẹp.
- Tại Phú Yên: Từ tối 24/8/1945, tại tỉnh lỵ Sông Cầu, Ủy ban khởi nghĩa tỉnh đã huy động lực lượng quần chúng và các đội tự vệ từ La Hai, Gò Duối về cùng lực lượng tại chỗ làm lực lượng chính tiến hành khởi nghĩa. Ủy ban khởi nghĩa chuẩn bị cán bộ tiếp quản các công sở, bố trí tự vệ bí mật ở các ngả đường. Trụ sở Ủy ban khởi nghĩa tỉnh đặt tại nhà ông Nguyễn Văn Nguyên, Thư ký Ủy ban Việt Minh tỉnh.

Đồng chí Trần Suyền và đồng chí Nguyễn Thái
Nhờ quá trình chuẩn bị tốt, có cơ sở bên trong là Nguyễn Văn Thuận và một số lính Khố xanh khác trong đồn phối hợp, đúng 23 giờ ngày 24/8/1945, lực lượng khởi nghĩa làm chủ đồn lính Khố xanh Sông Cầu. Lúc 0 giờ ngày 25/8/1945, Nguyễn Thái, Ủy viên phụ trách an ninh của Ủy ban khởi nghĩa được Ủy ban khởi nghĩa tỉnh cử đại diện Ủy ban Việt Minh tỉnh đến tỉnh đường. Tỉnh trưởng Sông Cầu là Hồ Ngận xin giao chính quyền, giao ấn tín và các loại giấy tờ cho cách mạng. Sau khi nhận ấn tín, tài liệu của tỉnh trưởng chính quyền cũ giao, đoàn cán bộ cách mạng theo phân công đến các công sở tiếp quản. Việc tiếp quản làm xong ngay trong đêm, các đội tự vệ được giao nhiệm vụ canh giữ những nơi cách mạng đã tiếp quản.
- Tại Hà Nam: Đúng 10 giờ sáng ngày 24/8, cuộc mít tinh khổng lồ khoảng 5 vạn người dự được tổ chức tại sân vận động thị xã Phủ Lý để chào mừng khởi nghĩa thắng lợi, chào mừng Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời được thành lập. Đồng chí Lê Thành, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời tỉnh Hà Nam, công bố 10 chính sách của Việt Minh, kêu gọi nhân dân ra sức ủng hộ cách mạng.
- Tại Daklak: theo quyết định của Hội nghị mở rộng của Đảng bộ ở tỉnh lỵ vào ngày 22/8/1945, nhân dân Daklak khởi nghĩa giành chính quyền. 15 giờ ngày 24-8-1945, cuộc mít tinh giành chính quyền được tổ chức trọng thể tại sân vận động thị xã Buôn Ma Thuột, chính quyền cách mạng ra mắt nhân dân. Những ngày tiếp theo, các huyện, tổng đến các buôn làng trên địa bàn tỉnh đều tiến hành xóa bỏ chính quyền cũ, thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng.
- Tại Bình Thuận: Trước khí thế cách mạng của nhân dân, ngày 24/8/1945, tỉnh trưởng Huỳnh Dư giao chính quyền cho cách mạng
- Tại Gò Công:
Ở quận Cái Bè, ngày 24-8, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và Mặt trận Việt Minh, quần chúng có lực lượng vũ trang làm nòng cốt, kéo về quận lỵ biểu tình làm áp lực, buộc tên chủ quận đầu hàng và giao chính quyền lại cho Mặt trận Việt Minh. Chỉ trong một ngày, chính quyền toàn quận thuộc về nhân dân.
Tại quận An Hóa, đêm 24 rạng 25-8, lực lượng vũ trang bố trí canh phòng nghiêm ngặt xung quanh dinh quận, đồn lính, nhà bưu điện..., ngày 25-8, hàng ngàn quần chúng kéo về quận lỵ làm áp lực, buộc tên chủ quận đầu hàng. Cùng ngày 25-8, cách mạng thành công trên toàn quận An Hóa.
Sau khi viên Tỉnh trưởng Gò Công là Trần Hưng Ký đầu hàng ngày 22/8/1945; từ 3 giờ sáng ngày 24-8, gần 30 ngàn người từ các xã kéo về tỉnh lỵ biểu dương lực lượng. Đồng chí Nguyễn Văn Côn thay mặt Ủy ban dân tộc giải phóng lâm thời tỉnh Gò Công tuyên bố lý do cuộc mít-tinh và đọc 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh. Đồng chí tuyên bố chính quyền thuộc về nhân dân, cách mạng thành công.
- Tại Bình Phước: quán triệt nghị quyết của Hội nghị mở rộng của Đảng ủy tỉnh Thủ Dầu Một, nhân dân Bình Phước khởi nghĩa ở Lộc Ninh. Vào ngày 24/8/1945, khi trời vừa sáng, nhân dân và công nhân các làng, sở cao su Lộc Ninh - Đakia với lực lượng nòng cốt là Thanh niên tiền phong, Thanh niên cứu quốc, các đội tự vệ nhất tề nổi dậy. Từng đoàn người mang theo gậy tầm vông vót nhọn, xà beng, giáo mác, cung tên tiến vào các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền cao su và các cơ sở sản xuất, đoàn người ào ào vượt rào, leo tường, giương cao cờ đỏ sao vàng, giương cao và hô vang các khẩu hiệu “chính quyền về tay nhân dân”, “Việt Nam độc lập muôn năm”, “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm”.
Riêng tại nhà chỉ huy phát xít Nhật, viên chỉ huy ra lệnh bắn vào lực lượng thanh niên quyết chiến đang tiến tới. Tình huống trở nên khó khăn. Đồng chí Lê Đức Anh chọn ra một đội gồm những chiến sĩ cảm tử và đích thân chỉ huy đánh chiếm mục tiêu. Sau 15 phút, cuộc chiến kết thúc 18 lính Nhật bị bắt, trong đó có 2 chỉ huy, số còn lại đầu hàng. Ta thu được 40 khẩu súng và toàn bộ quân trang, quân dụng.
22 chiến sĩ công nhân Lộc Ninh đã hy sinh anh dũng cho cuộc khởi nghĩa toàn thắng. Lộc Ninh trở thành một trong những nơi giành chính quyền sớm nhất trong tỉnh Thủ Dầu Một. Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi, đồng chí Lê Đức Anh cùng những người lãnh đạo phong trào, trở thành những người phụ trách các công việc của chính quyền độc lập đầu tiên tại Lộc Ninh.
Tại Bù Đốp, lực lượng khởi nghĩa gồm có nông dân, công nhân với dao, gậy… bao vây đánh địch và thu được kho súng, trong đó có cả súng máy. Đây là số súng mà lực lượng vũ trang Lộc Ninh được trang bị mạnh hơn nhiều nơi khác.
Tham khảo:
1. sggp.org.vn
2. dantri.com.vn
3. baophuyen.com.vn
4. hanam.gov.vn
5. baodaklak.vn
6. tuyengiaotiengiang.vn
7. tuyengiaobinhphuoc.org.vn