Sinh 12 Những khám phá mới nhất của sinh học hiện đại

H

hardyboywwe

Gene NPAS4 điều chỉnh khả năng của bộ não để hình thành những ký ức mới

Các nhà thần kinh học dẫn đầu bởi Yingxi Lin, làm việc tại Viện Nghiên cứu Não McGovern, Học viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ, đã phát hiện: Khi bạn trải nghiệm sự kiện mới, gene Pnas4 (hoạt động tích cực trong vùng hippocampus của bộ não, vốn rất quan trọng trong việc hình thành những ký ức lâu dài) sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc kiểm soát quá trình bộ não: mã hóa những ký ức mới này bằng cách thay đổi các kết nối (bật hay khởi động nhiều gene khác trong các tế bào thần kinh) giữa các tế bào thần kinh.


Yingxi Lin
Kết quả của nghiên ứu này đã được đăng tải trên Tạp chí Science, số ra ngày 23 tháng 12 năm 2011.

Kết quả của nghiên cứu này không chỉ tiết lộ những nền tảng phân tử của sự hình thành bộ nhớ, mà nó còn giúp các nhà thần kinh học xác định chính xác vị trí của những ký ức nằm trong bộ não. Trong một thí nghiệm (các con chuột thí nghiệm bị điện giật nhẹ) nhằm tìm hiểu các cơ chế di truyền của sự hình thành bộ nhớ, các nhà khoa học nhận thấy: Để ghi nhớ những ký ức mới, gene Npas4 (được bật rất sớm trong điều kiện này) bật một loạt gene khác nhằm điều chỉnh hệ thống truyền dẫn các xung điện thần kinh bên trong bộ não bằng cách điều chỉnh sức mạnh của các khớp nối thần kinh, hoặc các kết nối giữa các tế bào thần kinh.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã xác định chỉ một vài trong số hàng trăm các gene khác (có thể bị kiểm soát bởi gene Npas4). Gene Npas4 là một yếu tố phiên mã, có nghĩa là nó kiểm soát việc sao chép của các gene khác vào ARN thông tin (vật liệu di truyền mang protein xây dựng hướng dẫn từ hạt nhân đến phần còn lại của tế bào). Các thí nghiệm MIT cho thấy rằng gene Npas4 bị ràng buộc vào: việc kích hoạt các gien cụ thể (các con chuột thí nghiệm chỉ bị sợ hãi khi gene Npas4 bật các gene khác trong khu vực CA3 của vùng hippocampus trong bộ não chuột) và chỉ đạo một enzyme gọi là RNA polymerase II để bắt đầu sao chép chúng.

Trong tương lai, các nhà khoa học hy vọng sẽ xác định chính xác và gắn nhãn cho tế bào thần kinh cụ thể đang lưu trữ những ký ức cụ thể và có thể dễ dàng lấy ra khi có nhu cầu.
 
C

canhcutndk16a.

Phát hiện virus BW-1 ăn sunfat và sản xuất ra 2 loại hạt từ tính khác nhau

Nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà vi sinh vật học Dennis Bazylinski làm việc tại Đại học Nevada Las Vegas, Hoa Kỳ; và các thành viên: Tanya Prozorov, nhà khoa học phòng thí nghiệm Ames, và là người thực hiện nghiên cứu các đặc tính của vi khuẩn nuôi cấy; tiến sĩ thực tập Christopher Lefèvre, đã tìm thấy loài vi khuẩn mới, (được đặt tên là BW-1), trong lưu vực sông Badwater trên bờ của vườn quốc gia Thung lũng Chết, Bang California và bang Nevada, Hoa Kỳ, có một số các đặc tính rất khác thường: Trong khi một số loài vi khuẩn (cũng giống như chim di trú), sử dụng nam châm nhỏ xíu để định hướng, thì Vi khuẩn BW-1 lại sản xuất ra 02 loại hạt từ tính khác nhau.
Kết quả của nghiên cứu này đã được đăng tải trên Tạp chí Science, số ra ngày 23 tháng 12 năm 2011.
bw-01.jpg
"Trong nhiều năm, nhóm nghiên cứu của chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều vi khuẩn khác nhau bằng cách sử dụng kính hiển vi (điện tử) với các phép đo tiếp theo của các đặc tính từ tính.Thông thường các loại vi khuẩn chỉ tạo ra một trong 2 loại hạt từ tính (magnetite hoặc greigite). Vi khuẩn BW-1 là trường hợp rất khác thường". Prozorov nói.
"Rõ ràng, xác định hình thái học và hoá học của các hạt nano từ tính nội bào là chìa khoá cho hiểu rõ các thuộc tính vật lý của chúng", Prozorov nói thêm. "Bất chấp những nỗ lực nhằm sản xuất ra các hạt nano trong ống nghiệm, tinh thể nano do vi khuẩn tạo ra vẫn thể hiện những đặc tính nổi trội, thể hiện các hình dạng khác nhau như hình que và hình răng".
Kết quả phân tích DNA cho thấy: việc sản xuất magnetite và greigite của vi khuẩn BW-1 có thể được kiểm soát bởi các tập hợp gene riêng biệt. Phát hiện này là rất quan trọng giúp ích cho việc sản xuất hàng loạt các hạt từ tính (magnetite greigite) cho các ứng dụng cụ thể.

Do một sự khác biệt nhỏ trong các tính chất vật lý và từ tính, các hạt từ tính greigite đã cho thấy khả năng vượt trội so với oxit sắt trong một số ứng dụng. Greigite cũng là khoáng chất từ tính quan trọng trong ghi chép trầm tích, và được cho là đóng một vai trò đáng kể trong vòng tuần hoàn của lưu huỳnh sắt trong môi trường hiện đại, và các môi trường cổ xưa.

Kết quả của nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc về các điều kiện hóa học, theo đó hạt từ tính greigite này được hình thành, và sẽ thu hút sự quan tâm của một cộng đồng khoa học rộng lớn, từ nhà vi trùng học đến nhà khoa học vật liệu và nhà sinh vật học vũ trụ.


Hồ Duy Bình (ameslab.gov)
 
C

canhcutndk16a.

Gene người làm đổi màu cá
picture.php
Con cá vằn màu vàng do đột biến gene (ở dưới) đã trở lại màu sáng có sọc sẫm (trên) khi được cấy gene người. Ả
Các nhà khoa học đã thay đổi những con cá vằn bị đột biến có màu vàng thành một loại cá chuẩn có màu trắng phớt vàng với những sọc tối, bằng cách chèn các gene tạo sắc tố vào cá con.

Trong một "xảo thuật" thú vị, họ phát hiện thấy khi chèn một loại gene sắc tố tương tự ở người cho cá, chúng cũng biến màu tương tự.

Như với người, màu da của cá vằn được quyết định bởi các tế bào sắc tố, chứa những hạt sắc tố có tên gọi melanosome. Số lượng, kích cỡ và độ sẫm của các hạt melanosome trong mỗi tế bào sắc tố sẽ ảnh hưởng đến màu da của nó. Chẳng hạn, người châu Âu có ít hạt melanosome hơn, các hạt này cũng nhỏ hơn và nhẹ hơn so với chủng người tây Phi, trong khi người châu Á nằm đâu đó ở giữa hai nhóm này.

Những con cá vằn màu vàng có các hạt sắc tố melanosome ít hơn, nhỏ hơn và nhẹ hơn so với cá bình thường.


Thí nghiệm

Keith Cheng từ Đại học Y bang Pennsylvania và cộng sự nhận thấy sự đột biến của một gene (khiến nó hoạt động sai lệch) đã làm cho cơ thể cá vằn không sản xuất ra protein cần thiết để tạo hạt sắc tố.

"Một đột biến gene khiến cho chiếc máy sản xuất protein bị ngừng lại", Cheng nói.

Nhưng khi nhóm của Cheng chèn một bản không bị lỗi của gene nói trên vào những phôi cá vằn màu vàng 2 ngày tuổi, chúng đã sản sinh được melanosome, giúp cho màu da sẫm trở lại màu quen thuộc chỉ trong vài ngày.

Tiếp đó, nhóm nghiên cứu tìm hiểu HapMap, một dữ liệu trên mạng về hồ sơ gene người, và phát hiện thấy có một gene sinh melanosome tương tự trên cơ thể chúng ta. Vì thế, họ đã chèn thử gene này vào những phôi cá vằn màu vàng, và chúng cũng trở lại màu tối quen thuộc.

"Chúng tôi phỏng đoán da cá vằn đã sẫm màu hơn nhờ chức năng tương tự của gene người được cấy vào - những gene vốn tạo ra nhiều hạt melanosome hơn, lớn hơn và sẫm màu hơn", Cheng nói.


Đột biến ở người

Dường như giống cá vằn màu vàng, người châu Âu da sáng cũng có một đột biến trong gene sản xuất melanosome, kết quả là màu da của họ có ít sắc tố hơn. Các nhà khoa học phỏng đoán sự đa dạng của gene này cũng có thể là nguyên nhận tạo ra màu mắt xanh và tóc sáng ở một số người.

Tuy nhiên, Cheng nói, điều quan trọng là nghiên cứu đã chỉ ra rằng đột biến ở người và cá vằn là khác nhau - trong khi gene ở cá vằn thất bại hoàn toàn trong việc sản xuất protein để tạo melanosome, gene đột biến ở người vẫn làm việc, chỉ có điều không tích cực mà thôi.

Phát hiện này có thể đưa tới những tiến bộ trong việc định mục tiêu chữa các khối u sắc tố ác tính, hoặc trong các nghiên cứu cách làm biến đổi màu da mà không dùng hoá chất hoặc các giải pháp gây tổn thương khác.
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

Phát hiện sự sống ở miệng núi lửa dưới Ấn Độ Dương

Các nhà khoa học của trường Đại học Southampton vừa mang về những hình ảnh của sự sống khác thường nằm sâu dưới biển Ấn Độ Dương.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, cuốn phim thu được từ một trong những địa điểm khắc nghiệt nhất của Đại dương này có thể còn bao gồm cả hình ảnh của các loài sinh vật lần đầu tiên được trông thấy đối với khoa học,

Những hình ảnh này được rô bốt điều khiển từ xa dưới nước có tên là Kiel 6000 ghi lại. Rô bốt này cho phép các nhà khoa học khảo sát các miệng núi lửa dưới nước ở sống đại dương Tây Nam Ấn Độ.


picture.php



Các vết nứt dưới đáy đại dương, hay còn biết đến là những ống khói đen, làm cho nước ở xung quanh sôi lên sùng sục và chứa nhiều khoáng chất, và rồi chính những chất này đã làm cho hệ sinh thái ở những vực nước sâu trở nên đa dạng.

Các nhà khoa học đến từ trường Đại học Southampon đã quay được rất nhiều các loài sinh vật khác nhau, trong đó có cua trắng, ốc sên có vảy ở chân và dưa chuột biển. Một số loài trong số này có thể là sinh vật mới vì chúng không thấy có ở Đại Tây Dương và các sống đại dương Trung Ấn lân cận.

Giáo sư Jon Copley, trưởng các nhà khoa học trong dự án các miệng núi lửa ở Ấn Độ Dương, cho rằng: “nơi đây đúng là giao lộ của các loài sinh vật sống ở miệng núi lửa trên khắp thế giới".



“Tôi đã dự đoán rằng sẽ có sự giống nhau nào đó (giữa các sinh vật ở đây) với những gì mà chúng tôi đã biết được ở Đại Tây Dương và các miệng núi lửa ở Ấn Độ Dương. Và đúng như vậy, nhưng chúng tôi còn tìm thấy vài kiểu động vật ở đây mà chưa từng được biết ở bất cứ đâu trong số các khu vực lân cận trên. Đây là điều bất ngờ lớn”.

Ông tiếp tục: “Một kiểu khác đó là giống cua trắng. Hiện nay đã có hai loại cua trắng được biết đến ở Thái Bình Dương, nhưng chúng chẳng giống số này, tuy nhiên chúng cũng thuộc cùng một loại động vật càng dài có lông”.

“Ngoài ra còn có dưa chuột ở dưới biển mà chưa từng biết đến ở Đại Tây Dương hay các miệng núi lửa ở Ấn Độ Dương, nhưng đã được biết đến ở Thái Bình Dương”.
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe


5 đột biến khiến cúm gia cầm thành đại dịch


Dịch cúm gia cầm H5N1 có thể gây chết người, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành đại dịch vì virus này chưa thể lây truyền từ người sang người. Điều này có lẽ sẽ thay đổi: 5 đột biến chỉ trong 2 gene cho phép virus lây lan giữa các loài động vật có vú trong phòng thí nghiệm. Hơn nữa, virus này vẫn gây chết người dù có thể đột biến

Virus này lây truyền hiệu quả như cúm theo mùa, ông Ron Fouchier, Giáo sư đến từ Trung tâm y tế Erasmus ở Rotterdam, Hà Lan, người dẫn đầu nghiên cứu mới cho biết.

H5N1 đã tiến hóa trong các loài gia cầm ở Đông Nam Á và lan tràn khắp lục địa Á Âu kể từ năm 2004. Trong khoảng thời gian này, đã có 565 người bị nhiễm và 331 người chết. Không có dòng vi khuẩn nào lây lan dễ dàng và nhanh giữa các loài động vật có vú xuất hiện, dù đã có hàng triệu gia cầm nhiễm bệnh và cả ở người cũng như chó mèo.

Các nỗ lực tạo ra một loài virus tương tự trong phòng thí nghiệm đã thất bại và một số chuyên gia nghiên cứu virus học nghĩ rằng, đơn giản H5N1 không thể làm được điều này.


Đầu tiên họ tạo 3 đột biến trên virus H5N1 có thể
điều chỉnh để cúm gà thích ứng ở người.

Công trình của nhóm Fouchier lại khẳng định điều ngược lại. Đầu tiên họ tạo 3 đột biến trên virus H5N1 có thể điều chỉnh để cúm gà thích ứng ở người.

Phiên bản virus này đã giết chết loài chồn sương, loài phản ứng với virus theo cách tương tự như con người. Mặc dù vậy, virus lại không lây truyền giữa chúng.

Sau đó các nhà nghiên cứu lấy virus từ chồn sương bị bệnh chuyển qua nhiều con khác, một kỹ thuật chuẩn để làm cho mầm bệnh thích ứng với một loài động vật. Họ lặp lại quy trình này 10 lần với chính sách kiểm soát nghiêm ngặt. Những con chồn sương vòng thứ 10 sinh ra dòng virus H5N1 có khả năng lây lan sang những con khác trong cùng một chuồng tách biệt và giết chết chúng.

Quá trình này tạo ra virus với nhiều đột biến mới nhưng chỉ có 2 đột biến xuất hiện trong tất cả số virus đó. Hai đột biến và 3 loại mới bổ sung cho thấy rằng chỉ cần 5 đột biến là đủ làm cho virus lây lan qua hệ hô hấp. Hiện tại, Fouchier hiện đang thử nghiệm virus H5N1chỉ tạo từ 5 đột biến này.

Tất cả các thể đột biến này đều tách biệt trong H5N1 ở gia cầm. Nếu chúng xuất hiện một cách riêng biệt thì chúng có thể xuất hiện cùng nhau, điều này nghĩa là H5N1 lây truyền từ người qua người có thể tiến hóa ở trong gia cầm nơi nó đã lây truyền mà không cần có thời gian ở trên động vật có vú như lợn, ông giải thích.

Peter Palese, một chuyên gia về bệnh cúm ở Thành phố New York nghi ngờ rằng việc H5N1 có thể biến đổi thích ứng với động vật có vú là điều chưa thuyết phục.

“Chồn sương không phải là con người. H5N1 đã tồn tại được một khoảng thời gian dài nhưng vẫn chưa đột biến thành một dạng có thể lây truyền từ người sang người”, ông
nói.

Tuy nhiên, một số chuyên gia khác cho rằng nó chưa biến đổi không có nghĩa là không thể biến đổi. May mắn mắn cho chúng ta là chúng còn ở xa giai đoạn phát triển đó.
 
H

hardyboywwe

Ngô biến đổi gene đang mất tác dụng

Ngô biến đổi gene – giống cây được tạo ra để kháng lại các loài sâu bệnh – có thể đang mất hiệu quả khi sâu bệnh có thể thích nghi với giống cây mới.


picture.php


Thu hoạch ngô ở Mỹ

Khi được giới thiệu vào năm 2003, giống ngô Bt có vẻ đã đáp ứng đúng mơ ước của người nông dân: mang lại mùa màng bội thu trong khi đòi hỏi ít hoá chất hơn vì bản thân nó đã tạo ra chất độc để tiêu diệt sâu bọ. Giống ngô lai này nay đã chiếm tới 65% diện tích trồng ngô trên khắp nước Mỹ. Thế nhưng chỉ qua vài mùa hè, sâu ăn rễ đã lại sinh sôi nhanh chóng ở rễ ngô Bt trồng tại nhiều khu vực thuộc 4 bang miền trung tây nước Mỹ. Điều này cho thấy côn trùng đang làm mất đi đặc tính kháng sâu bọ của giống ngô Bt.

Công ty Mosanto đã tạo ra giống ngô Bt bằng cách cấy gene của loài sâu đất Bacillus thuringiensis vào ngô. Chất kháng côn trùng được sinh ra tự nhiên mà không làm hại đến con người và gia súc. Quá trình sâu ăn rễ sẽ phát triển khả năng kháng lại độc tố sinh ra do gene này đã diễn ra nhanh hơn tốc độ mà các nhà khoa học nghĩ tới.
 
H

hardyboywwe

Giải mã tình ca loài ếch

Nghiên cứu mới cho thấy “gu” tìm bạn tình của loài ếch phụ thuộc vào số lượng nhiễm sắc thể của đối tác.



Nghiên cứu mới của các chuyên gia Đại học Missouri (Mỹ) cho biết, một số loài ếch cây cái có thể hòa âm một cách xuất sắc với tiếng kêu của bạn tình có cùng số lượng nhiễm sắc thể với chúng. Phát hiện này giúp rọi thêm ánh sáng vào cách thức tiến hóa của những loài ếch mới.

Theo Science Daily, Giáo sư Carl Gerhardt và cộng sự Mitch Tucker đã nghiên cứu 2 loài ếch sống ở Missouri, đó là ếch cây xám miền đông (Hyla versicolor) và ếch cây xám Cope (H.chrysoscelis). Ông cho biết: “Nhìn bằng mắt thường thì 2 loài ếch này trông hoàn toàn giống nhau. Chúng chỉ khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể. Loài ếch cây xám miền đông có nhiễm sắc thể nhiều gấp đôi loài ếch cây xám Cope”. Đối với thính giác của bạn tình tiềm năng thì hai loài ếch này khác nhau về thanh âm. “Những con ếch đực này đều “hát” một bản tình ca giống nhau, nhưng một trong hai loài “hát” chậm hơn”, ông lưu ý.


picture.php

Một con ếch cây xám ở Missouri, rất khó phân biệt nó là ếch Hyla versicolor hay H.chrysoscelis

Trong những cuộc nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học nhận thấy những loài ếch cây có bộ nhiễm sắc thể nhiều hơn sẽ có kích thước tế bào lớn hơn, điều đó làm chậm tốc độ láy rền. Điều mà giới nghiên cứu chưa biết là liệu sở thích tiếng kêu của ếch cái có liên quan đến số lượng nhiễm sắc thể hay không.

Để giải đáp thắc mắc này, các chuyên gia đã kích thích sự nhân đôi nhiễm sắc thể bằng cách tạo ra nhiệt độ mùa xuân sớm trong quá trình phát triển của ếch. Ếch cái được nuôi đến khi trưởng thành rồi sau đó được tiếp xúc với tiếng kêu tổng hợp của ếch đực do máy tính phát ra, và những tiếng kêu này khác nhau về tốc độ láy rền. Họ phát hiện ếch cái nhảy đến những tiếng kêu có tốc độ láy rền của những ếch đực có số lượng nhiễm sắc thể tương hợp với chúng, điều đó thể hiện sở thích của ếch cái. “Phát hiện này cho thấy chỉ riêng số lượng nhiễm sắc thể cũng có thể điều khiển hành vi và làm cho loài ếch này trở nên khác biệt. Đến lượt mình, khi số lượng nhiễm sắc thể tăng lên, kích cỡ tế bào tăng theo, và đó có thể là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những thay đổi về tiếng kêu cũng như sở thích của ếch”, ông Gerhardt nói thêm.

Kết quả nghiên cứu được công bố trên chuyên san Proceedings of the Royal Society B-Biological Sciences.
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

Trẻ mãi không già nhờ tế bào gốc


Tế bào gốc có thể chặn đứng sự lão hóa, thậm chí là kéo dài tuổi thọ tới ba lần, các nhà khoa học tuyên bố.

Một thí nghiệm mới đây đã chứng minh, chỉ một mũi tiêm tế bào gốc duy nhất đã giúp những con chuột bạch sống lâu gấp ba lần. Ngoài ra, mũi tiêm còn giúp chúng phát triển lớn hơn và khỏe mạnh hơn.

Theo DailyMail, hiệu quả của mũi tiêm thậm chí còn hiện rõ trên những tế bào trong đĩa thí nghiệm, nơi các tế bào gốc trẻ trung được đặt cạnh tế bào đang lão hóa. Kết quả cho thấy, những tế bào yếu, già nua cũng như được “hồi xuân” khi đặt cạnh các tế bào mới khỏe mạnh.
picture.php
Đại học Pittsburgh cũng tiến hành thí nghiệm trên những con chuột đã được biến đổi gene để lão hóa sớm, một hội chứng có tên khoa học là progeria. Căn bệnh này cũng bắt gặp ở người, khi nhiều em bé có gương mặt và hình hài của những cụ già. Khi quan sát tế bào gốc của những con chuột mắc bệnh, các chuyên gia nhận thấy không chỉ ít hơn về số lượng mà tốc độ tái tạo tế bào của chúng cũng chậm hơn nhiều so với tế bào gốc ở chuột bình thường. Tuy nhiên, sau khi được tiêm tế bào gốc, những con chuột progeria sẽ sống được lâu hơn ba lần so với khi không được tiêm, từ trung bình 21-28 ngày tuổi lên hơn 66 ngày. Kích cỡ của chúng cũng lớn gần bằng những con chuột khỏe mạnh, bên trong não và cơ xuất hiện thêm nhiều mạch máu mới.

Tiến sĩ Laura Niedernhofer tin rằng, đó là vì tế bào gốc khỏe mạnh đã giúp sửa lại những điểm bất thường bên trong tế bào của chuột lão hóa. Não và cơ bắp của chuột có sự cải thiện đáng kể về chức năng, dù cho nhóm nghiên cứu không hề tìm thấy tế bào gốc tại những cơ quan này. “Trên thực tế, tế bào gốc không hề nhập cư vào một mô hay cơ quan cụ thể nào sau mũi tiêm”, bà Niedernhofer cho biết. “Sự thật này khiến chúng tôi tin rằng, những tế bào khỏe sẽ thiết lập nên một môi trường mới bên trong cơ thể, giúp khắc phục những lỗi bất thường hoặc rối loạn ở tế bào gốc của vật chủ”.
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

1.Phát hiện ra loại gene gây bệnh thận IgAN ở người

Khám phá này đã giúp các nhà khoa học tiến tới những hiểu biết sâu hơn, những nghiên cứu sâu hơn để vạch ra phác đồ điều trị bệnh Immunoglobulin A Nephropathy, viết tắt là IgAN. Đây là một thể viêm cầu thận mạn tính, được Berger và Hinglais mô tả lần đầu tiên vào năm 1968, với đặc điểm giải phẫu - miễn dịch bệnh lý là có IgA (một loại globulin miễn dịch) lắng đọng tại gian mạch cầu thận.



Loại gene này được phát hiện sau khi nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi giám đốc Viện Gene của Singapore (GIS) ông Lưu Kiến Quân cùng với ông Dục Tuyết Thanh thuộc bệnh viện First Affiliated của trường Đại học Yat-Sen, Quảng Đông, Trung Quốc tiến hành một nghiên cứu gene quy mô lớn để phát hiện IgAN trong một số lượng lớn dân số Trung Quốc.

Bệnh IgAN hiện rất phổ biến tại châu Á với Tỷ lệ nhiễm bệnh cao tới 3,7%, trong khi tỷ lệ này ở những người da trắng chỉ 1,3% và một vài trường hợp riêng lẻ khác ở những người gốc châu Phi. Theo thống kê, bệnh này đã khiến từ 15-40% bệnh nhân châu Á rơi vào tình trạng hư thận và phải tiến hành ghép thận mới.

Ông Lưu cho biết phát hiện trên là một bước đột phá trong công trình nghiên cứu về bệnh IgAN. “Thật thú vị khi chúng tôi phát hiện ra rằng một số biến thể gene có thể tác động và cho thấy biểu hiện lâm sàng và lây nhiễm của bệnh", ông Lưu nó




2.Tạo ra “ngáo ộp” lai giống khỉ

Lần đầu tiên các nhà khoa học tạo ra những chú khỉ từ tế bào của nhiều phôi thai riêng biệt.

Nhưng chú khỉ được sinh ra sau khi các nhà nghiên cứu kết hợp nhiều tế bào của nhiều phôi thai khác nhau rồi cấy vào khỉ cái


picture.php


Những chú khỉ nâu được sinh ra bình thường và khỏe mạnh mang gene kết hợp của 6 cá thể khỉ hoàn toàn khác nhau. Chúng được gọi là "chimera" (ngáo ộp).

Nhóm nghiên cứu cho rằng thành tựu này sẽ đóng góp cực kỳ quan trọng vào lĩnh vực nghiên cứu. Chimera có thể phục vụ cho việc tìm hiểu vai trò của các gene riêng biệt trong quá trình phát triển của bào thai, cũng như nghiên cứu cơ thể phát triển tổng quát.

Tuy nhiên, TS. Shoukhrat Mitalipov ở ĐH Y tế và khoa học Oregon (Mỹ), đồng tác giả của nghiên cứu, nhấn mạnh rằng thành công này không phục vụ cho việc tạo ra người lai.

Nhưng liệu pháp gene hứa hẹn sẽ phục vụ việc thay thế tế bào thần kinh bị tổn thương cho những người bị liệt vì tổn thương đốt sống hoặc người bị bệnh Parkinson.
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

Ruồi giấm có ích cho khoa học vũ trụ

Mới đây các nhà khoa học Anh đã thêm ruồi giấm vào danh sách các sinh vật có đóng góp lớn cho khoa học. Chúng có thể giúp các phi hành gia giải quyết nhiều thánh thức trong hành trình khám phá vũ trụ.

Tạp chí Royal Society Interface đưa tin, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm trên ruồi giấm - loài côn trùng nhỏ thích vo ve xung quanh trái cây, rau nhằm mô phỏng môi trường trọng lực trong không gian. Trước năm 1997, một nhóm nghiên cứu cũng tiến hành thí nghiệm tương tự trên ếch, châu chấu và cá.

picture.php



Richard Hill, tác giả nghiên cứu tại trường đại học Nottingham, Anh cho biết không gian vũ trụ được tạo bởi nam châm siêu dẫn lớn. Sử dụng ruồi giấm và nam châm siêu dẫn là phương pháp thí nghiệm tương đối rẻ và an toàn vì thí nghiệm được tiến hành từ mặt đất và không bị ảnh hưởng bởi trọng lực như khi bay vào không gian.

Ông cho biết thêm, những con ruồi bị tác động bởi nghịch từ do nam châm tạo ra. Chúng bay lơ lửng trong không trung và không chịu sự điều khiển nào.

"Nếu bạn có nam châm đủ lớn, nó có thể nâng một con người. Việc trôi nổi trên không xảy ra do các thực thể sống gồm hàng triệu hay hàng tỷ electron di chuyển quanh hạt nhân. Chúng bị thay đổi quỹ đạo khi gặp nam châm siêu mạnh, như trong thí nghiệm", ông Peter Main, một
giáo sư vật lý giải thích.

Hill và nhóm nghiên cứu của ông theo dõi những con ruồi trong một khoảng thời gian. Họ bất ngờ khi thấy chúng di chuyển trong môi trường thí nghiệm giống khi di chuyển bên ngoài.

Họ cho rằng chúng làm được điều đó, có thể do chúng có khả năng di chuyển dễ dàng trong môi trường không trọng lượng hoặc chúng phản ứng nhầm lẫn giữa lên và xuống trong môi trường này.

Các nhà khoa học nhận định nghiên cứu này có thể được sử dụng để xem liệu con người và các loài sinh vật khác có thể phát triển, sinh sản và sống bình thường trong không gian hoặc trên
các hành tinh khác.
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

Hạt óc chó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch



Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ thuộc trường Đại học Scranton ở Pennsylvania cho thấy hạt óc chó rất có lợi cho tim mạch.

Theo nhóm nghiên cứu, hạt óc chó đứng đầu trong danh sách các loại hạt có ích cho tim mạch. Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Thực phẩm và Công dụng.




Nhóm ghiên cứu cho hay cả khi nướng hay ăn sống, hạt óc chó luôn đứng đầu vì chúng luôn có hàm lượng polyphenol cao nhất, đây là hợp chất giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, làm giảm cholesterol trong máu, cải thiện việc lưu thông máu và giảm chứng viêm sưng. Hơn nữa, việc ăn nhiều hạt óc chó không làm tăng cân.

Trưởng nhóm nghiên cứu trên, giáo sư hóa học Mỹ Joe Vinson nói: “Một lượng nhỏ hạt óc chó chứa chất chống oxy hóa nhiều gấp 2 lần so với các loại hạt thông thường có trọng lượng tượng tự". Theo ông Vinson, ngoài ra hạt óc chó có chứa protein, chất xơ, vitamin và các khoáng chất.

Đối với các loại hạt sống, hạt óc chó giàu polyphenol đứng thứ 2 trong danh sách các hạt có lợi cho sức khỏe, tiếp đến hạt dẻ cười (pistachio), hạt hồ đào (pecan), hạt lạc, hạnh nhân, hạt macadamia, hạt điều, và hạt dẻ (hazelnuts).

Đối với các loại hạt nướng, hạt óc chó cững đứng ở vị trí thứ 2, tiếp theo là hạt dẻ (hazelnuts), hạt lạc, hạt hồ đào, hạt điều, hạt hạnh nhân và hạt dẻ cười.
 
H

hardyboywwe

Loài cây mới lộ diện tại Việt Nam


Một loài thực vật mới vừa được phát hiện trong một vườn quốc gia thuộc tỉnh Lâm Đồng.



picture.php


Thân của dạ hợp Bidoup có đường kính
từ 10 tới 18cm. (Ảnh: Vũ Quang Nam)


Tiến sĩ Vũ Quang Nam, một nhà nghiên cứu của Đại học Lâm nghiệp, tìm thấy loài Dạ hợp Bidoup (Magnolia bidoupensis Q.N. Vu) trên núi Hòn Giao thuộc vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. Đây là nơi có rừng lùn đặc trưng.

Dạ hợp Bidoup là loài cây có thân gỗ nhỏ với đường kính thân từ 10 tới 18cm. Lá của chúng cứng, dày và có chóp tù. Phiến lá có hình xoan lớn và gốc lá tròn, rộng.


picture.php

Lá của Dạ hợp Bidoup cứng, dày và có chóp tù. (Ảnh: Vũ Quang Nam)

Hoa của Dạ hợp Bidoup nhỏ, trắng và thơm. Nhị hoa có hình chùy và noãn có dạng ba cánh. Chúng mọc tự nhiên trong rừng lá rộng, thường xanh ở độ cao từ 1.650 tới 1.910m. Dạ hợp Bidoup mọc hỗn giao với một số loài cây khác.

Phát hiện của tiến sĩ Vũ Quang Nam được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành Annales Botanici Fennici tại Phần Lan vào tháng 12/2011.
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

Lạ lùng chuột hót như chim

Các nhà khoa học Nhật Bản đã tạo ra một giống chuột biến đổi gene đặc biệt, với khả năng hót líu lo như chim

Theo DailyMail, loại chuột này được nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Osaka nhân giống trong khuôn khổ dự án “Chuột tiến hóa”, với hy vọng sẽ hiểu thêm nhiều điều về quá trình tiến hóa của ngôn ngữ.

picture.php



Giống chuột này không kêu rinh rích như những
con chuột thông thường mà hót líu lo như chim.

“Đột biến, như chúng ta đã biết, là nhân tố định hướng tiến hóa. Chính vì thế, chúng tôi đã lai chéo gene nhiều thế hệ chuột để xem điều gì sẽ xảy ra”, trưởng nhóm nghiên cứu Arikuni Uchimura giải thích.

“Chúng tôi kiểm tra từng con chuột mới sinh một... và một ngày, chúng tôi phát hiện thấy một con có khả năng hót như chim”, Uchimura kể lại. Theo lời Uchimura, con chuột này ra đời hoàn toàn tình cờ, song khả năng “đột biến” này của nó sẽ được di truyền cho các thế hệ chuột tương lai.

“Tôi đã rất bất ngờ, bởi tôi nghĩ là việc lai chéo gene sẽ tạo ra những con chuột có hình hài vật lý khác biệt, chứ không phải là khả năng ca hát”.

"Ngoài con chuột biết hót, dự án Chuột tiến hóa còn tạo được một con chuột với tứ chi ngắn và đuôi dài giống như loài chó chồn”, Uchimura tiết lộ thêm.

Lan tỏa như phương ngữ?
Hiện tại, phòng thí nghiệm của Đại học Osaka đang nuôi khoảng 100 con chuột “biết hót” để phục vụ các nghiên cứu sâu hơn. Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ có thể tìm thêm các đầu mối về sự tiến hóa của ngôn ngữ loài người, cũng giống như giới khoa học quốc tế vẫn nghiên cứu họa mi để hiểu về nguồn gốc tiếng nói.

“Chuột là đối tượng nghiên cứu ưu việt hơn chim, bởi chúng là động vật có vú và gần gũi với người về cấu trúc não bộ hơn. Các phương diện sinh học cũng gần hơn”, ông Uchimura giải thích. “Chúng tôi đang theo dõi xem một con chuột với “tiếng nói” mới sẽ tác động đến các con chuột bình thường khác ra sao... ".

Những phát hiện ban đầu cho thấy, bầy chuột thường sẽ phát ra ít âm thanh chit chít siêu âm hơn nếu chúng lớn lên cùng chuột biết hót. Điều này có nghĩa là các phương thức giao tiếp có thể lan tỏa trong bầy đàn giống như phương ngữ.
 
H

hardyboywwe

Não bắt đầu chết sau tuổi 45

Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh chứng minh rằng, quá trình lão hóa của não người bắt đầu không phải ở tuổi 60 như người ta thường quan niệm trước đây (dựa vào đó Luật Lao động nhiều nước lấy 60 làm tuổi về hưu), mà từ tuổi 45. Kết luận này rút ra từ công trình nghiên cứu của các chuyên gia Trường ĐH London (Anh).

Từ năm 1997 đến 2007, các nhà nghiên cứu nói trên đã theo dõi sức khỏe tâm thần và trí tuệ của hơn 6.000 người cả nam lẫn nữ ở lứa tuổi từ 45 đến 70. Họ thực hiện những bài kiểm tra trí nhớ theo định kỳ, khả năng tiếp nhận ngôn ngữ và âm thanh, khả năng đọc hiểu và vốn từ vựng của những người trong diện nghiên cứu.


Quá trình lão hóa của não bộ bắt đầu từ năm 45 tuổi chứ không phải là 60.



picture.php


Kết quả cho thấy rằng, khi bước vào tuổi 45 đến 49, khả năng trí tuệ của con người đã giảm 3,6%. Từ đó trở đi, quá trình này diễn ra liên tục. Ví dụ ở lứa tuổi 65 đến 70, khả năng trí tuệ giảm 9,6% ở đàn ông và 7,4% ở phụ nữ.

Các nhà y học nhận xét rằng, việc giảm các hoạt động của bộ não là do hiện tượng gọi là lão suy (marasma), mà họ chưa biết cách làm thế nào để ngăn cản. Song nếu duy trì một phong cách sống lành mạnh ở tuổi trung niên thì có thể làm chậm lại sự tiến triển của nó.

Bác sĩ Simon Riddley, chuyên gia về bệnh Alzheimer cho biết: “Mặc dù chúng tôi chưa tìm ra phương pháp hiệu quả để chặn đứng được hiện tượng lão suy nhưng chúng tôi hiểu rằng những thay đổi đơn giản trong phong cách sống ví dụ chuyển sang chế độ ăn kiêng lành mạnh, bỏ thói quen hút thuốc lá, giữ không để tăng huyết áp và nồng độ cholesterol trong máu… thì đều có tác dụng giảm nguy cơ sa sút về mặt trí tuệ”.

Hiện tượng lão suy trong giới y khoa đôi khi bị đồng nhất hóa với hiện tượng lú lẫn (dementia). Phổ biến nhất của khuynh hướng này là bệnh Alzheimer, thường bắt đầu xuất hiện ở lứa tuổi 60. Nguyên nhân chưa xác định được rõ ràng, song chắc chắn là liên quan đến sự lão hóa bộ não. Rất nhiều người nổi tiếng đang là nạn nhân trầm trọng của bệnh Alzheimer, điển hình là “người đàn bà thép” Magaret Thatcher.
 
H

hardyboywwe

Phát hiện loài cỏ sống thọ nhất hành tinh


Các nhà khoa học ước tính một loài cỏ dưới đáy biển Địa Trung Hải đã tồn tại hơn 100.000 năm, độ tuổi mà chưa dạng sống đa bào nào trên trái đất đạt được.

Sophie Arnaud-Haond, một nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Pháp, cùng các đồng nghiệp đã lấy mẫu từ 40 bãi cỏ biển Posidonia oceanica trên một khu vực có chiều dài tới 3.500km. Họ nhận thấy cấu trúc gene của các mẫu cỏ giống hệt nhau và tính toán rằng chúng đã tồn tại hơn 100.000 năm, Livescience đưa tin.

"Cỏ Posidonia oceanica là một trong những sinh vật có tuổi lớn nhất hành tinh", Arnaud-Haond phát biểu.


Cỏ biển Posidonia oceanica có thể đã sống hơn 100.000 năm dưới đáy biển Địa Trung Hải.

Nhóm nghiên cứu cho rằng cỏ Posidonia oceanica sinh sản bằng cả hai phương pháp: hữu tính và vô tính.

“Điều đó có nghĩa là chúng có thể sinh sản bằng cách kết hợp gene của cả cá thể đực và cá thể cái, hoặc nhân bản bộ gene của một cá thể để tạo ra cây mới”, Sophie giải thích.

Bộ gene của sinh vật sinh sản vô tính được sao chép nguyên vẹn qua nhiều thế hệ nên chúng không thay đổi sau hàng nghìn năm.

Nếu dự đoán về tuổi của cỏ Posidonia oceanica được chứng minh là đúng, chúng sẽ đứng đầu danh sách những dạng sống đa bào tồn tại lâu nhất trên trái đất. Hiện tại sinh vật đa bào sống lâu nhất là một loài cây trên đảo Tasmania của Australia. Nó đã tồn tại hơn 43.000 năm nhờ phương pháp sinh sản vô tính.

Một giả thuyết cho rằng quá trình nhân bản vô tính không thể diễn ra mãi mãi vì những đột biến nhỏ trong quá trình sao chép sẽ tích tụ trong các gene theo thời gian.

“Phần lớn đột biến sẽ gây nên tác động tiêu cực. Sau khi hiện tượng thoái hóa xuất hiện ở một số thế hệ nhất định, sinh vật sẽ biến mất. Vì thế tuổi của những sinh vật vô tính cũng có giới hạn”, vị tiến sĩ nói.

Nhưng sự tồn tại của những mẫu cỏ Posidonia oceanica khiến nhiều nhà khoa học nghi ngờ giả thuyết về giới hạn tuổi của sinh vật có khả năng sinh sản vô tính.

“Chúng tôi có thể chứng minh bằng mô hình rằng cỏ Posidonia oceanica có một cơ chế sinh sản vô tính nào đó giúp chúng tránh được những đột biến xấu”, Arnaud-Haond khẳng định.
 
H

hardyboywwe

Nấm mốc có thể là “nhà máy dược liệu”

Các nhà nghiên cứu châu Âu nói rằng một loại nấm mốc có thể được biến đổi gien để sản xuất dược liệu có giá trị, theo hãng tin UP

Các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Vienna (Áo) đã đưa các gene vi khuẩn vào nấm trichoderma để qua đó sản xuất những hóa chất quan trọng đối với ngành dược phẩm từ một loại nguyên liệu thừa thải có tên gọi chitin, vốn là thành phần chính trong vỏ của các loài giáp xác.

Khi phân hủy chất chitin, nấm trichoderma có thể sản xuất axít n-Acetylneuraminic (NANA), vốn có thể dùng để bào chế các loại thuốc chống vi rút, các nhà nghiên cứu cho biết.

Chuyên gia Astrid Mach-Aigner, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi biết rằng nấm trichodermna có thể phân hủy chitin, đó là điều mà loài nấm trên thường làm trong đất. Thường thì nấm trichoderma phân hủy chitin thành đường amino đơn hợp, nhưng với các gene mới, loài nấm này có thể sản xuất NANA”.

Theo các nhà nghiên cứu, chitin là loại polymer sinh học sẵn có nhiều thứ hai trên Trái đất sau cellulose, tồn tại trong vỏ các loài giáp xác, côn trùng, ốc sên và động vật thân mềm. Vì thế, có thể nói đây là một tài nguyên bền vững cho việc tổng hợp hóa chất.
 
H

hardyboywwe

Một loại nấm ở Amazon có thể được dùng để tái chế nhựa


Loại nhựa tổng hợp poliurêtan thường được sử dụng để sản xuất ra hầu hết vật dụng chúng ta sử dụng – các ống cao su trong vườn, đồ nội thất, dùng để chế tạo sơn



Vật liệu này có thể được sản xuất một cách dễ dàng, có tuổi thọ cao và không bám bụi nhưng vấn đề duy nhất gặp phải khi sử dụng loại vật liệu này là nó không thể tái chế được. Không có một quy trình nào tự nhiên nào có thể phân hủy được loại nhựa này cho đến khi nghiên cứu mới về một loại nấm ở rừng Amazon chính thức được công bố.

sieuthiNHANH201202225208oti3zmq4md68183.jpeg

Nấm Pestalotiopsis microspora xuất hiện tại rừng nhiệt đới của Ecuado, được khám phá bởi nhóm các sinh viên nghiên cứu dẫn dắt bởi giáo sư phân tử hóa học Scott Strobel, trong một cuộc thám hiểm và khám phá rừng rậm nhiệt đới của đại học Yale. Đây là loài nấm duy nhất có khả năng sinh sống trên nhựa tổng hợp, đặc biệt loài nấm này có thể sống được ngay cả ở môi trường kỵ khí.

Điều này đã khiến loài nấm Pestalotiopsis trở thành ứng cử viên thích hợp cho dự án tái chế nhựa pôliurêtan, đây cũng chính là một giải pháp để thay thế việc đốt những đồ dùng bằng nhựa nhằm mục đích tái chế.
 
H

hardyboywwe

Những nhân tố gây ra hiện tượng nho chín sớm


Các nhà khoa học Australia ngày 26/2 cho biết họ đã phân biệt được những nhân tố làm nho chín sớm và hy vọng sẽ giúp hoạt động trồng trọt của những người trồng nho thích nghi tốt hơn với những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu.


Tại Australia cũng như ở những nước khác trên thế giới, nho có xu hướng chín nhanh hơn, một hiện tượng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của rượu vang nho. Những giải thích hiện nay về hiện tượng này để phân biệt những nhân tố gây ra nó vẫn còn hạn chế.

anhso-095612_grapes.jpg



Sự gia tăng nhiệt độ được cho là nhân tố quan trọng trong việc khiến nho chín sớm

Theo các nhà khoa học, hiện tượng nho chín sớm chỉ xảy ra muộn hơn tại vùng Margaret River ở cực Tây Nam của Australia, tuy nhiên, tại những khu vực khác, hiện tượng này sẽ diễn ra nhanh hơn trong vòng từ 6 đến 34 ngày tùy theo từng trường hợp.

Nhân tố gây ra hiện tượng trên được nói đến nhiều nhất là sự gia tăng nhiệt độ và được coi là nhân tố quan trọng trong 7 trường hợp nho chín sớm. Ngoài ra, độ ẩm của đất, đặc biệt là ở miền Đông Nam cũng được coi là một nhân tố lớn tại 5 khu vực. Một nhân tố nữa cũng được xem là có ảnh hưởng đến hiện tượng nói trên, đó là việc quản lý ruộng nho của con người.

Theo tiến sĩ Leanne Webb, nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Melbourne, nghiên cứu nói trên sẽ giúp những người trồng nho có lợi thế để phát triển các chiến lược làm thích nghi hoạt động trồng trọt của họ để có thể đối phó với diễn biến của thời tiết và những thay đổi về độ ẩm của đất.
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

Giả thuyết mới về sự tuyệt chủng của voi ma mút

Nghiên cứu mới nhất cho thấy quần thể voi ma mút lông dài cuối cùng bị tuyệt chủng không phải vì quan hệ đồng huyết hay thiếu đa dạng di truyền.


Một báo cáo nghiên cứu được công bố trên chuyên san Molecular Ecology số mới nhất cho thấy hoạt động con người hoặc các yếu tố môi trường có thể là nguyên nhân gây ra sự diệt vong của loài động vật cổ này.

Các nhà khoa học Thụy Điển và Anh đã sử dụng kỹ thuật xử lý hiện trường tội phạm để phân tích ADN các mẫu thử được lấy từ đảo Wrangel ở Bắc Băng Dương. Sau đó họ so sánh với xương, răng và ngà voi được lấy từ đảo này với các mẫu thử được tìm thấy ở Chukotka, vùng đông bắc Siberia thuộc Nga. Voi ma mút biến khỏi đại lục Á, Âu và Bắc Mỹ cách đây khoảng 10.000 năm, nhưng có khoảng 500 - 1.000 con sống sót thêm 6.000 năm nữa trên Wrangel, hòn đảo có diện tích chỉ 7.000km vuông cách đại lục Nga 140km.



Theo tiến sĩ Love Dalen (bộ phận phân loại di truyền thuộc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Thụy Điển), do đảo Wrangel quá nhỏ nên ban đầu người ta nghĩ rằng, một quần thể voi ma mút quan hệ đồng huyết và gây ra tình trạng thiếu đa dạng di truyền khiến chúng tuyệt chủng.

Khi toàn bộ voi ma mút ở lục địa Á, Âu giảm từ hàng chục ngàn xuống còn một số ít trong kỷ Băng hà, đã có sự sụt giảm 30% về đa dạng di truyền. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, đó là một sự sụt giảm bình thường. Ông Dalen cho biết: “Khi kiểm tra mẫu vật từ đảo Wrangel, chúng tôi nhận thấy đã đạt đến một thời điểm mà tình trạng này trở nên ổn định và sự đa dạng di truyền không bị mất thêm. Giai đoạn này kéo dài cho đến khi những con voi ma mút bị tuyệt chủng”. Điều này, theo ông, đã phủ định giả thuyết đồng huyết. Các con voi trên đảo đã bị cô lập trong gần 6.000 năm nhưng vẫn duy trì một quần thể ổn định.

Nhà di truyền học tiến hóa và là Giáo sư Đại học London (Anh) Mark Thomas nhận xét, nhóm nghiên cứu đã: “tạo ra một thời điểm quan trọng trong quá trình nghiên cứu về voi ma mút”. “Họ đã kiểm tra ADN của nhiều mẫu vật và cho thấy bằng cách có một quần thể với quy mô ổn định, các con voi ma mút trên đảo Wrangel không phải bị diệt vong. Một điều gì đó đã xảy ra cho tất cả chúng”, ông nói.

Tiến sĩ Dalen cho biết cần tiến hành nghiên cứu thêm để xác định nguyên nhân tuyệt chủng của voi ma mút lông dài, nhưng ông tin rằng sự thay đổi môi trường đã giết chết loài vật này. “Nếu con người săn bắt cho đến khi chúng bị tuyệt chủng, tôi tin có thể tìm thấy bằng chứng về điều đó”, ông nhấn mạnh.

Ông Dalen nói rằng cuộc nghiên cứu có thể hữu dụng trong các chương trình bảo tồn hiện tại. “Điều thực sự thú vị là việc duy trì 500 cá thể hiệu quả (như quần thể voi ma mút trên đảo Wrangel) là mục tiêu rất phổ biến trong các chương trình bảo tồn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ ý tưởng rằng một quần thể như thế đủ để duy trì đa dạng di truyền trong hàng ngàn năm. Những con voi ma mút này đã sống khỏe với xuất phát điểm ban đầu chỉ là một nhóm nhỏ”, nhà nghiên cứu Thụy Điển cho biết.
 
H

hardyboywwe

Virus sốt xuất huyết làm muỗi “khát” máu hơn


Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, bản thân muỗi là cỗ máy hút máu nhưng khi mang virus sốt xuất huyết muỗi càng trở nên khát máu hơn.


Qua phân tích muỗi (trước và sau) khi có virus sốt xuất huyết, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự thay đổi trong 147 gene liên quan đến việc tạo ra các protein có liên quan đến quá trình truyền virus, hệ thống miễn dịch. Nguy hiểm hơn, nó làm cho muỗi thèm máu và kích hoạt khả năng khướu giác để tìm nguồn thức ăn của muỗi chứa virus sốt xuất huyết.



sieuthiNHANH201204049414m2nimznimt72581.jpeg


Muỗi chứa virus sốt xuất huyết sẽ khát máu và có khả
năng tìm kiếm thức ăn nhiều hơn (Ảnh: Livescience)


Tuy nhiên, virus sốt xuất huyết không làm tổn hại đến những con muỗi Aedes aegypti mang nó. Khi muỗi đốt người, nó làm lan căn bệnh sốt xuất huyết qua tuyến bọt. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có từ 50 triệu-100 triệu ca nhiễm sốt xuất huyết.

Trường hợp trên góp thêm một ví dụ minh chứng về sự kiểm soát của ký sinh trùng và làm lợi từ vật chủ mà nó sinh sống. Trước đây, các nhà khoa học cũng tìm thấy một loại nấm nhờ vào kiến, hoặc virus gây sâu bướm để tấn công các vật chủ khác.
 
Top Bottom