[Sinh học 6+7+8] Hàng... vạn câu hỏi vì sao^^~ Ver.2

Status
Không mở trả lời sau này.
N

ngobin3

Gan là một cơ quan của các động vật có xương sống, bao gồm cả con người. Cơ quan này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và một số các chứa năng khác trong cơ thể như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc. Gan cũng sản xuất dịch mật, một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Gan được xem là nhà mày hóa chất của cơ thể vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ứng hóa sinh mà các phản ứng này chỉ xảy ra ở một số tổ chức đặc biệt của cơ thể mà thôi.
 
T

thienthannho.97

Tiếp nào :x
(*) Vì sao nói "thận nhân tạo" là vị cứu tinh của bệnh nhan suy thận ;;) ?
 
N

nhocphuc_pro

Vì nếu bị suy thận, họ có thể chết vì bị nhiễm độc những chất thải của chính cơ thể mình. Song họ có thể cứu sống nếu được sự hổ trợ của thận nhân tạo.
 
T

thienthannho.97

Đúng rùi :x Bạn giỏi quá ;))

Tiếp nào :x

(*) Vì sao con trai khép vỏ nhiều ngày mà không bị chết đói ?
 
L

langtham_98

Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng với 2 cơ khép vỏ (bám chắc vào mặt trong của vỏ) điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ. Khi trai chết thì vỏ trai sẽ mở. Vỏ trai có lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng. Vỏ trai gồm đầu vỏ, đỉnh vỏ, bản lề vỏ, đuôi vỏ, vòng tăng trưởng vỏ. Cấu tạo vỏ gồm lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ. Dưới vỏ là áo trai, mặt ngoài áo tiết ra lớp vỏ đá vôi. Mặt trong áo tạo thành khoang áo là môi trường hoạt động dinh dưỡng của trai. Tiếp đến là 2 tấm mang ở mỗi bên. Ở trung tâm cơ thê: phía trong là thân trai và phía ngoài là chân trai. Cấu tạo cơ thể trai gồm cơ khép vỏ trước, vỏ, chỗ bám cơ khép vỏ sau, ống thoát, ống hút, mang, chân, thân, lỗ miệng, tấm miệng, áo trai.Nên nó không đói...:p:p:p:p
Nhớ Thank tớ cái nhá
 
H

hongnhung.97

Vì sao khi hãm máu động vật tươi với nước mắm hoặc muối nhạt thì màu đó không đông?
 
Last edited by a moderator:
L

langtham_98

Tiểu cầu không phải là một tế bào, nhưng được vỡ ra từ tế bào nên cũng mang điện tích. Thông qua tính thấm chọn lọc, điện tích này được duy trì và ổn định, là yếu tố để liên kết với bên ngoài. Khi cho thêm ion từ ngoài vào, điện tích này bị trung hoà bớt làm tiểu cầu khó gắn kết và hoạt hóa (như máu trong lòng mạch, tiểu cầu không bị hoạt hóa do sự trơn nhẵn của lớp nội mô). Sau đó cho thêm hành, lạc, thịt vào làm tăng khả năng tiếp xúc cũng như sự gắn kết với sợi collagen làm hoạt hóa tiểu cầu. Pha thêm nước cũng là một cách làm tăng độ tích điện của tiểu cầu lên. Do vậy mà người ta hay cho tiết lỏng vào các vật có bề mặt trơn nhẵn như chai thủy tinh hay bát sành. Em giờ chỉ giải thích được như thế thôi. Còn để em tìm hiểu mấy cái yếu tố đông máu đã.
Máu đã được chống đông bằng Natricitrat (ion citrat đã khử ion Ca++) hoặc bằng NaCl nồng độ cao(đã ức chế thrombin). Nếu ta bổ sung ion Ca++ hoặc pha loãng máu đã chống đông bằng NaCl, hoặc bổ sung thrombin vào máu đã chống đông, thì máu đông trở lại...!!
:p:p:p:p:p:p:p
 
H

hongnhung.97

Vì sao nấu 1 nồi nước thì nhiệt độ của nó thấp hơn nấu 1 nồi nước có chứa mỡ động vật và khi để nguội thì nồi nước nguội nhanh hơn [tác dụng của mt là như nhau]?

P.s Cách trình bày câu hỏi hơi lằng nhằng ah :p.
 
L

langtham_98

câu trả lời dễ hiểu nhất là. Mỡ nóng rất lâu. Thế nên nóng là chuyện thường:p
 
T

thienthannho.97

Cho mình hỏi
Tại sao trái đất lại quay và tại sao nó không bao giờ ngưng quay

Trái đất cũng giống như 8 hành tinh lớn khác trong hệ Mặt trời, đồng thời với việc quay xung quanh Mặt trời, nó cũng chuyển động không ngừng quanh trục quay giả tưởng. Hiện tượng luân chuyển ngày đêm là do Trái đất tự quay tạo nên.

Mấy trăm năm trước, con người đã đưa ra rất nhiều phương pháp chứng minh Trái đất tự quay, “quả lắc Phu-côn” nổi tiếng đã cho chúng ta nhìn thấy một cách chính xác sự tự quay của Trái đất. Nhưng tại sao Trái đất có thẻ tự quay xung quanh trục? Và tại sao Trái đất có thể quay xung quanh Mặt trời? Đây là một vấn đề làm cho các nhà khoa học cảm thấy rất hứng thú trong nhiều năm liền. Xem xét sơ lược thì sự quay là một hình thức vận động cơ bản của nhiều thiên thể trong vũ trụ, nhưng để trả lời vấn đề này một cách chính xác, trước tiên còn cần phải làm rõ Trái đất và hệ Mặt trời hình thành như thế nào. Sự khám phá ra hiện tượng tự quay và hiện tượng quay xung quanh của Trái đất có mối tương quan mật thiết đến sự hình thành hệ Mặt trời.

Những lí luận về thiên văn học hiện đại cho rằng, hệ Mặt trời được hình thành từ cái gọi là Tinh vân nguyên thuỷ. Tinh vân nguyên thuỷ là một mảng mây khí lớn và rất loãng, 5 tỉ năm trước đã chịu ảnh hưởng rối loạn và co lại phía trung tâm dưới tác động của lực hấp dẫn. Trải qua thời gian biến đổi dài đằng đẵng, mật độ vật chất của bộ phận trung tâm ngày càng lớn, nhiệt độ cũng cao hơn, cuối cùng đạt đến mức độ có thể dẫn đến phản ứng nhiệt hạch và chuyển hoá thành Mặt trời. Thể khí còn sót lại xung quanh Mặt trời dần dần hình thành một lớp thể khí xoay tròn hình cái chậu, trải qua quá trình co lại, lại va đập, tích tụ, lớp thể khí này từng bước tích tụ thành các hòn chất rắn, hành tinh nhỏ, hành tinh nguyên thuỷ, cuối cùng hình thành các thiên thể trong hệ Mặt trời như các tiểu hành tinh và đại hành tinh độc lập.

Chúng ta biết rằng, cần đo độ chuyển động nhanh chậm của vật thể theo đường thẳng, có thể dùng tốc độ để biểu thị, vậy thì dùng cái gì để đo lường trạng thái quay tròn của vật thể? Có một cách là dùng “lượng chuyển động góc”. Đối với một vật thể chuyển động xung quanh một điểm cố định thì lượng chuyển động góc của nó bằng chất lượng nhân với tốc độ và nhân tiếp với khoảng cách giữa vật thể này và điểm cố định. Trong vật lý học có định luật bảo tồn lượng chuyển động góc rất quan trọng, đó là: Một vật thể chuyển động, nếu không chịu tác động của ngoại lực thì lượng chuyển động của góc của nó sẽ không biến đổi theo sự biến đổi hình dạng của vật thể. Ví dụ: một diễn viên múa Balê, khi đang quay đột nhiên thu cánh tay lại (khoảng cách giữa tâm và điểm cố định nhỏ đi) thì tốc độ quay của người đó sẽ nhanh hơn, bởi vì chỉ có vậy mới có thể bảo đảm vai trò quan trọng trong việc nảy sinh tốc độ tự quay của Trái đất.

Thì ra việc hình thành tinh vân nguyên thuỷ của hệ Mặt trời đã có kèm theo lượng chuyển động góc. Sau khi hình thành hệ thống Mặt trời và hành tinh, lượng chuyển động góc của nó không bị giảm đi, nhưng sẽ có sự phân bổ lại, trong quan trọng tích tụ vật chất lâu dài, các thiên thể lần lượt đạt đến lượng chuyển động góc nhất định từ trong các tinh vân nguyên thuỷ. Do lượng chuyển động góc được giữ cố định, trong quan trọng co lại, tốc độ quay của các hành tinh cũng sẽ tăng lên ngày càng nhanh. Trái đất cũng không là ngoại lệ, lượng chuyển động góc mà nó đạt được phân bố chủ yếu trong việc Trái đất quay quanh Mặt trời, Trái đất quay quanh Mặt trăng và Trái đất tự chuyển động, nhưng cần phân tích chính xác sự chuyển động của Trái đất xung quanh các hành tinh lớn và sự tự vận động của Trái đất, cũng cần sự cố gắng trong công tác nghiên cứu của các nhà khoa học ngày nay. [Theo BaBiBo]

P/s: Lần sau bạn nhớ post câu hỏi đúng box nhé ;) Tks :x
 
H

hongnhung.97

câu trả lời dễ hiểu nhất là. Mỡ nóng rất lâu. Thế nên nóng là chuyện thường:p
:D. Theo ý mình thì thế này: Đó là vì mỡ có khả năng giữ nhiệt [có thể nói nôm na là... không cho nhiệt qua] + mỡ nổi phía trên mặt nước [nhẹ hơn nước] ~> ngăn tỏa nhiệt ~> Hiện tượng.
Đoán lụi thế, sai gì cả nhà sửa hộ ah :p

Tiếp: Vì sao trước khi cắm cành đào vào nước, người ta thường đốt phần gốc của cành [phần vết chặt]?
 
M

mono110

Mình mới kiếm được ý này
Sau khi mua cành đào về, phải đốt gốc, đốt cành hay nhúng ngay vào chậu nước nóng già 70-80 độ C để nhựa của cành đào không chảy và các chất dinh dưỡng dự trữ nuôi hoa trong cành không thẩm thấu được ra ngoài.
THEO HOA ĐÀO MIỀN NAM
 
L

langtham_98

saiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii................Thienthannho.97 trả lời theo kiểu ngộ nhận rồi....Đây nè::::::::::::::::::::

Câu hỏi "Trái đất có quay không?" đã được Copernic và Galilee trả lời lâu rồi. Nhưng còn câu hỏi tiếp theo "Vì sao trái đất quay?" thì không đơn giản như vậy, nên đến tận bây giờ các nhà khoa học vẫn chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng. Hiện nay có một số giả thuyết giải thích chuyển động quay của Trái đất.
Cách đây 4,5 tỉ năm, Thái dương hệ chỉ là một đám mây khổng lồ gồm bụi và khí, quay quanh tâm Ngân hà. Khi mặt trời và các hành tinh lần lượt được hình thành từ đám mây này (do tác động của lực hấp dẫn), chúng cũng có vận tốc quay ban đầu. Hơn nữa, khi các khối chất liệu trên lạnh đi và cô đặc lại, chúng quay càng ngày càng nhanh hơn, theo định luật bảo toàn momen góc, như bác gì đã nói. Khi không còn cô đặc thì vận tốc quay không tăng nữa và được duy trì cho đến ngày nay. Hầu hết hành tinh trong Thái dương hệ như Trái đất đều quay ngược chiều kim đồng hồ (từ tây sang đông). Tuy nhiên có một ít ngoại lệ, trong đó có Kim Tinh: hành tinh này quay theo chiều đông-tây. Nguyên nhân chính có thể là do giả thuyết thứ hai.

Cách đây 65 triệu năm, Trái đất bị một thiên thạch đường kính khoảng 6 dặm đụng vào, gây nên sự tuyệt chủng của khủng long và nhiều sinh vật khác. Nếu trước đó Trái đất bị đụng bởi một thiên thạch lớn hơn nhiều như kích thước mặt trăng chẳng hạn thì rất có thể va chạm đó đã làm Trái đất bắt đầu quay, ngừng quay, hoặc quay nhanh hơn, hoặc quay ngược lại. Có lẽ điều đó đã xảy ra với Kim Tinh, và cả Thiên Vương Tinh. Người ta cho rằng ngày xưa TVT đã bị va chạm mạnh đến nỗi nó bị "đổ xuống", nên nó quay dọc từ nam lên bắc chứ không phải tây sang đông.

Nhưng Trái đất không chỉ quay theo quán tính, nó còn bị một số tác động bên ngoài khác, mà rõ rệt nhất là mặt trăng. Lực hấp dẫn của mặt trăng gây nên thủy triều trên Trái đất như một cái phanh vô hình làm giảm dần tốc độ quay của nó. Nhưng vì tác động này quá nhỏ (cứ mỗi thế kỷ một ngày dài thêm khoảng 1,5-2 miligiây!) nên nó không thể làm Trái đất dừng lại, ít nhất là trong vòng hàng triệu năm nữa. Hơn nữa, đến lúc đó mặt trời sẽ giãn nở và thiêu cháy Trái đất thành tro bụi !!

Đúng là mặt trăng luôn hướng chỉ một mặt về Trái đất, do tốc độ quay quanh trục của nó bằng với tốc độ quay quanh Trái đất. Nhưng có một điều kỳ lạ mà ít người được biết. Trong tương lai (rất xa), các nhà thiên văn học tiên đoán rằng Trái đất và mặt trăng sẽ rơi vào thế đối mặt giống như Diêm Vương Tinh và vệ tinh Charon của nó bây giờ. Khi vận tốc quay của Trái đất giảm xuống, đến lúc nào đó nó sẽ bằng với vận tốc quay của mặt trăng. Khi đó Trái đất và mặt trăng sẽ cùng quay quanh một điểm trọng tâm chung, và sẽ luôn luôn cùng hướng một mặt về phía nhau. Có nghĩa là ở một bán cầu của Trái đất, người ta sẽ thấy mặt trăng luôn luôn treo ở một vị trí cố định, không dịch chuyển. Còn ở bán cầu kia, người ta sẽ không bao giờ còn trông thấy mặt trăng nữa !!! Nhưng sẽ còn lâu lắm mới xảy ra hiện tượng đó.

Câu tiếp theo của Hongnhung.97::::::::::::
Nếu biết cách chăm sóc một số loài hoa Tết có thể tươi nguyên đến hơn 4 ngày mà vẫn không bị rụng cánh hoặc héo úa. Sau đây là một số bí quyết:

- Để tránh cảnh chưa hết Tết hoa đã héo úa rụng cành trước hết phải chọn hoa thật tươi để mua, nên nhúng vào nước, dùng kéo để cắt, khi cắt phải dùng kéo thật bén để không làm rộng các vết cắt trên cây hoa. Cần cắt bỏ hết các lá phần cành hoa cắm vào bình nước và thường xuyên cắt bớt phần cuối gốc cành tiếp để tránh lá tiếp xúc với nước gây thối rữa.

- Thay nước hoa mỗi ngày vào lúc sáng sớm và chiều tối, buổi tối nên mang ra ngoài sân để hoa được hứng những giọt sương mai.

- 1 lít nước có thể pha 2 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng canh đường, nửa muỗng cà phê thuốc tẩy.

- Cũng có thể dùng nước súc miệng Listerine pha vào nước cắm hoa theo tỉ lệ 60g Listerine/5 lít nước.

- Nghiền nát 1 viên vitamin B1 hòa vào nước cắm hoa sẽ giúp hoa tươi lâu hơn.

- Cần tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào hoa và chưng bình hoa nơi thoáng mát, xa quạt máy để hoa không bị héo vì mất nước.

- Nếu muốn giữ hoa ở hình dáng ban đầu, không nở xòe ra và rơi rụng cánh, có thể dùng keo xịt tóc, cầm bình xịt cách hoa khoảng 30 cm phun hướng lên.
cắt xong đốt gốc dưới lửa rồi cho vào 1 cái lọ nhỏ đựng ít nước như vậy hoa tươi lâu. các nụ từ từ nở hoa chứ ko rụng đâu. Đó là cách mọi năm tớ thường làm với Đào đó
Heheheheheheheh. xong rồi nhá.hy
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

Bà con cop bài viết ở trang khác cần ghi nguồn + trích dẫn ngắn gọn và trọng tâm nhất nhá ;;). Hạn chế sử dụng nguyên văn nguồn ngoài ^^.
Vì sao trước khi cắm cành đào vào nước, người ta thường đốt phần gốc của cành [phần vết chặt]?
Theo ý mình: Khi đốt gốc của cành cây ở một mức độ phù hợp. [không phải đốt cho cháy hay đốt như kiểu làm màu 8-}]
- Phần mạch rây yếu, mỏng [vận chuyển chất dinh dưỡng từ trên xuống] sẽ bị tổn thương ~> ngăn con đường vận chuyển từ trên xuống ~> giúp cây tươi lâu.
- Phần mạch gỗ ở phía trong khá "khỏe mạnh", nên chỉ bị tổn thương nhẹ ~> đủ khả năng vận chuyển nuớc lên cho cây thực hiện quá trình quang hợp tạo sản phẩm cung cấp cho quá trình hô hấp.
\Rightarrow Kết quả: Cây tươi lâu + vẫn có thể ra hoa, bung nụ, nảy lộc.... Tuy nhiên chỉ duy trì được trong một thời gian nhất định ~> không thể ứng dụng để trồng cây.

Tại sao trái đất lại quay và tại sao nó không bao giờ ngưng quay
^^. Chính các tinh vân mặt trời đã hình thành nên các hành tinh trong đó có trái đất. Tinh vân này chính là bụi và khí. Chúng di chuyển quanh mặt trời theo những quỹ đạo riêng nhờ sức hấp dẫn của vũ trụ. Theo thời gian, hình thành nên các hành tinh. Các hành tinh này vẫn giữ quỹ đạo đó \Rightarrow quay và ko ngừng quay. [Chỉ ngừng quay khi sức hấp dẫn của vũ trụ mất :">.]
P.s Mà nguồn internet không hẳn chính xác đâu cả nhà ;;). Đừng vội kết luận :">.
 
P

pokemon_011

Không có câu mới nên em post:
#:Giải thích vì sao tế bào là đơn vị cấu tạo và cũng là đơn vị chức năng của cơ thể ?
 
F

freakie_fuckie

Không có câu mới nên em post:
#:Giải thích vì sao tế bào là đơn vị cấu tạo và cũng là đơn vị chức năng của cơ thể ?

Là đơn vị cấu tạo vì nó tham gia vào cấu tạo cơ thể :))
Là đơn vị chức năng vì mọi hoạt động sống của cơ thể đều có liên quan mật thiết tới hoạt động sống của tế bào + tế bào cụ thể quy định một chức năng sống cụ thể

2 luận điểm đấy + dẫn chứng. Nếu thich thì thêm cả mở bài hay thân bài cũng được. :))

Kiến thức có hạn :D
 
P

pokemon_011

Là đơn vị cấu tạo vì nó tham gia vào cấu tạo cơ thể :))
Là đơn vị chức năng vì mọi hoạt động sống của cơ thể đều có liên quan mật thiết tới hoạt động sống của tế bào + tế bào cụ thể quy định một chức năng sống cụ thể

2 luận điểm đấy + dẫn chứng. Nếu thich thì thêm cả mở bài hay thân bài cũng được. :))

Kiến thức có hạn :D

Theo mình thế này mới đầy đủ:
Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống. Cơ thể người gồm hàng nghìn tỉ tế bào. Chúng cung cấp cơ quan cho cơ thể, tạo nên chất dinh dưỡng từ thức ăn, chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng, và mang lại những chức năng đặc bệt. Tế bào còn chứa nguyên liệu di truyền và tế bào có thể tự tạo nên nhiều bản sao từ chính chúng.

Ta có cấu trúc: Tế bào -> cơ quan -> hệ thống -> cơ thể con người.

Tất cả dấu hiệu đặc trưng cho sự sống: sinh trưởng, hô hấp, tổng hợp, phân giải, cảm ứng... đều xảy ra trong tế bào.

- Tế bào la` đơn vị hoạt động thống nhất về trao đổi chất. Nhân giữ vai trò điều khiển chỉ đạo.

- Ở các sinh vật đơn bào toàn bộ hoạt động sống, hoạt động di truyền... đều xảy ra trong một tế bào. Ở các sinh vật đa bào do sự phân hóa về cấu trúc và chuyên hóa về chức năng, mỗi mô, mỗi cơ quan đều đảm nhận chức năng sinh học khác nhau trong cơ thể, có khả năng lớn lên và phân chia theo hình thức nguyên phân để tạo nên một cơ thể đa bào hoàn chỉnh từ hợp tử.

- Dù với phương thức sinh sản nào tế bào đều là mắt xích nối liền các thế hệ đảm bảo sự kế tục vật chất di truyền ở cấp độ tế bào và cấp độ phân tử

- Các cơ chế của hiện tượng di truyền từ cấp độ phân tử (tái bản ADN, phiên mã, dịch mã, điều hoà) đến cấp độ tế bào (hoạt động của NST trong nguyên phân, giảm phân, thụ tinh) đều diễn ra trong tế bào. Nhờ vậy thông tin di truyền được truyền đạt qua các thế hệ ổn định.
Theo: Google giải đáp
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom