[Sinh học 8] Con người

T

tomandjerry789

1. Xung TK được dẫn truyền từ nơron này sang nơron khác nhờ bộ phận nào?
2. Trụ não gồm những phần nào?
3. Có bao nhiêu đôi dây thần kinh não?
4. Nêu cấu tạo của trụ não?

Tham gia chung với mấy em. ;))
1. Nhờ các cúc xinap.
2. Trụ não gồm hành tuỷ, cầu não và não giữa.
3. Có 12 đôi dây thần kinh não
4. Cấu tạo của trụ não:
_ Trụ não được cấu tạo từ chất xám và chất trắng:
........+ Chất trắng bao bên ngoài chất xám, nối tuỷ sống với các phần khác của não.
........+ Chất xám nằm bên trong, tập trung lại thành các nhân xám là trung khu thần kinh, nơi xuất phát các dây thần kinh não.
________________________________________
Tiếp nhe. ;))
1. Phân biệt tuỷ sống và trụ não.
2. Hãy mô tả cấu tạo và chức năng của não người để chứng tỏ sự tiến hoá của người so với các động vật khác trong lớp thú.
 
T

thienthannho.97

Tham gia chung với mấy em. ;))
1. Nhờ các cúc xinap.
2. Trụ não gồm hành tuỷ, cầu não và não giữa.
3. Có 12 đôi dây thần kinh não
4. Cấu tạo của trụ não:
_ Trụ não được cấu tạo từ chất xám và chất trắng:
........+ Chất trắng bao bên ngoài chất xám, nối tuỷ sống với các phần khác của não.
........+ Chất xám nằm bên trong, tập trung lại thành các nhân xám là trung khu thần kinh, nơi xuất phát các dây thần kinh não.
________________________________________
Tiếp nhe. ;))
1. Phân biệt tuỷ sống và trụ não.
2. Hãy mô tả cấu tạo và chức năng của não người để chứng tỏ sự tiến hoá của người so với các động vật khác trong lớp thú.



1.

2.
- Khối lượng não ở người lớn hơn so với các động vật thuộc lớp thú
- Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt chứa các thân nơron( khối lượng chất xám lớn con người hiểu biết và thông minh hơn các loài thú).
- Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như động vật thuộc lớp Thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói và hiểu chữ viết )
~~> Chính vì vậy con người sống có quan hệ xã hội, biết bộc lộ cảm xúc, nghiên cứu khoa học,... mà ở thú không có.
 
L

langtham_98

Hệ thần kinh là một hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể người, ở dưới dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể, được cấu tạo bởi một loại mô chuyên biệt là mô thần kinh, gồm các tế bào thần kinh — nơ-ron và các tế bào thần kinh đệm (thần kinh giao). Cũng chính các nơ-ron đã tạo ra hai thành phần cơ bản của não, tủy sống và hạch thần kinh là chất xám và chất trắng. Về mặt cấu tạo, hệ thần kinh được chia ra làm 2 bộ phận là bộ phận trung ương (não, tủy sống) và bộ phận ngoại biên (các dây thần kinh, hạch thần kinh), trong đó bộ phận trung ương giữ vai trò chủ đạo. Về chức năng, hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh vận động (điều khiển cơ, xương) và hệ thần kinh sinh dưỡng (hệ thần kinh thực vật). Hệ thần kinh sinh dưỡng lại gồm 2 phân hệ là phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm. Hoạt động thần kinh cấp cao ở người hình thành nên nhiều phản xạ được tập quen (PXĐTQ) rất phức tạp mà không sinh vật nào có được. Vì vậy, việc "vệ sinh" hệ thần kinh có cơ sở khoa học là cần thiết để hệ thần kinh luôn đạt chất lượng hoạt động cao.
 
L

langtham_98

Mỗi nơ-ron gồm một thân chứa nhân, hình sao nhiều cạnh hoặc bầu dục và các sợi. Từ thân phát đi nhiều tua (sợi) ngắn phân nhánh như cành cây gọi là sợi nhánh và một tua dài, mảnh gọi là sợi trục. Dọc sợi trục có thể có những tế bào xchoan bao bọc tạo nên bao mi-ê-lin. Sợi trục nối giữa trung ương thần kinh với các cơ quan, chúng đi chung với nhau thành từng bó gọi là dây thần kinh. Khoảng cách giữa các bao này có những đoạn ngắn gọi là eo răng-vi-ê, còn diện tích tiếp xúc giữa những nhánh nhỏ phân từ tận cùng sợi trục của nơ-ron này với sợi nhánh của nơ-ron khác hoặc cơ quan thụ cảm gọi là xi-náp. Nơ-ron có nhiều hình dạng: nơ-ron đa cực có thân nhiều sợi nhánh, nơ-ron lưỡng cực với một sợi nhánh và một sợi trục đối diện nhau; và nơ-ron đơn cực chỉ có một tua do sợi nhánh và sợi trục hợp lại mà thành. Chức năng cơ bản của nơ-ron là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh dưới dạng các tín hiệu hóa học. Từ đó nơ-ron chia làm ba loại:
Nơ-ron hướng tâm (nơ-ron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh dẫn xung thần kinh về trung ương thần kinh.
Nơ-ron trung gian (nơ-ron liên lạc) nằm trong trung ương thần kinh, gồm những sợi hướng tâm và li tâm, làm nhiệm vụ liên lạc.
Nơ-ron li tâm (nơ-ron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch thần kinh sinh dưỡng), dẫn các xung li tâm từ bộ não và tủy sống đến các cơ quan phản ứng để gây ra sự vận động hoặc bài tiết.
Các bộ phận của hệ thần kinh
Bộ phận trung ương
Bộ phận trung ương gồm có: bộ não nằm trong hộp sọ, gồm đại não (có rãnh chia thành hai bán cầu đại não), [gian não]], tiểu não và trụ não; tủy sống nằm trong ống xương sống. Phía ngoài tủy sống và bộ não có chung một màng bọc được gọi là màng não - tủy. Màng não - tủy gồm 3 lớp: màng cứng, màng nhện và màng mềm. Màng cứng là một màng dày và dai, nằm ở ngoài cùng, có nhiệm vụ bảo vệ não, tủy sống; ở bộ não, màng cứng nằm sát với khối xương sọ, còn ở tủy sống nó nằm cách ống xương sống bởi một lớp mỡ mỏng. Màng nhện là một màng liên kết nằm ở phía trong màng cứng, sát màng nuôi. Màng này có những khoang chứa một chất dịch trong suốt gọi là dịch não - tủy; nhờ dịch não - tủy mà bộ não và tủy sống được bảo vệ khỏi những chấn thương mạnh gây hại. Trong cùng, màng mềm cũng là một màng liên kết nhưng rất mỏng, bên trong có nhiều mạch máu đến nuôi mô thần kinh.
Trong bộ não và tủy sống người ta phân biệt 2 thành phần cấu tạo chung của chúng là: chất xám và chất trắng.
Chất xám do thân và các sợi nhánh có màu nâu xám đặc trưng của các nơ-ron tạo nên. Ở bộ não, chất xám làm thành lớp vỏ não bao phía ngoài, còn ở tủy sống làm thành một dải liên tục ở phía trong, hoặc thành từng vùng rải rác (các nhân não) trong trụ não, đều là những trung khu thần kinh quan trọng.
Chất trắng do sợi trục của những nơ-ron có bao mi-ê-lin tạo nên, làm thành những đường thần kinh nối các miền của vỏ não với nhau và với các trung khu thần kinh ở các phần khác của thân não và tủy sống. Những sợi trục đi từ trong chất trắng ra khỏi bộ phận trung ương làm thành 43 dây thần kinh não - tủy.
[sửa]Bộ phận ngoại biên
Các dây thần kinh não - tủy: gồm 12 đôi dây thần kinh não, xuất phát từ trụ não và tỏa ra khắp các cơ quan ở mặt, cổ (riêng dây thần kinh X còn gọi là dây phế vị phân nhánh đến tận các cơ quan ở khoang ngực, khoang bụng); và 31 đôi dây thần kinh tủy xuất phất từ tủy sống phân bố ra tận các cơ quan ở thân, cổ và các chi.
Các hạch thần kinh là những khối nơ-ron nằm ngoài phần thần kinh trung ương. Tất cả các hạch thần kinh đều thuộc phần thần kinh ngoại biên của hệ thần kinh sinh dưỡng. Chúng có thể nằm ở xa hoặc ngay bên cạnh một số cơ quan. Trong số hạch này có 2 chuỗi hạch nằm hai bên cột sống và một hạch lớn nằm trong khoang bụng (gọi là hạch mặt trời).
Nhớ Thank hộ tớ nhá
Nơ-ron là những tế bào dài nhất trong cơ thể, biệt hóa cao độ nên mất trung thể và khả năng phân chia, nhưng đổi lại nó có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục nếu bị tổn thương.
 
L

langtham_98

*Cấu tạo của đại não:
-gồm hai nửa phải và trái nối với nhau bằng thể trai.Bề mặt bán cầu não có nhiều nếp nhăn chia bán cầu não thành nhiều thùy và hồi não. mỗi bán cầu có ba nếp nhăn lớn chia mặt ngoài bán cầu não thành 4 thùy: thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương và thùy chẩm.phần lớn chất xám tập trung ở bề mặt bán cầu đại não tạo thành vỏ não. chất trắng ở dưới chất xám, phía trong bán cầu đại não. chất trắng tạo thành các đường liên kết trong và ngoài bán cầu đại não.
*Chức năng:
đại não, đặc biệt là vỏ não có vai trò quan trọng nhất trong hệ thần kinh , thống nhất mọi hoạt động khác nhau trên cơ thể, tuy nhiên vẫn có sự phân vùng chức năng trên bán cầu đại não:
-chức năng cảm giác: vùng chẩm là vùng thị giác cho cảm giác về ánh sáng, hình ảnh và màu sắc của vật. Vùng thùy thái dương là vùng thính giác, cho cảm giác về âm thanh. hồi đỉnh lên của thùy đỉnh phụ trách xúc giác và cảm giác nhiệt độ
-chức năng vận động: do thùy trán phụ trách, hồi trán lên chi phối các vân động theo ý muốn
-chức năng ngôn ngữ: trên đại não có những vùng chuyên biệt phụ trách chức năng ngôn ngữ. vùng Wercnick nằm ở ranh giới của thùy chẩm, thùy thái dương và thùy đỉnh có chức năng phân tích giúp hiểu lời nói và chữ viết.vùng vận động ngôn ngữ nằm ở hồi trán lên của thùy trán.
-chức năng tư duy: chủ yếu do đại não đảm nhận khả năng tư duy liên quan đến sự phát triển của đại não đặc biệt là vỏ não. do bán cầu đại não rất phát triển và có ngôn ngữ nên con người có khả năng tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng
đó là những j mình bik mong là có thể giúp bạn ha. ^^
 
L

langtham_98

Bộ não người là một cấu trúc sinh học cực kỳ phức tạp, tinh vi và vô cùng bí ẩn. Về chức năng, nó được phân chia thành bán cầu não phải và bán cầu não trái. Sự đa dạng trong cuộc sống mỗi cá nhân nói riêng và toàn bộ xã hội nói chung được quyết định phần lớn bởi vai trò trái ngược nhau của các bán cầu não người.
Thực tế chỉ ra rằng, các bán cầu não người điều khiển chéo hai cánh tay của thân thể: bán cầu não phải điều khiển tay trái, còn bán cầu não trái - tay phải. Bán cầu não phải có quan hệ với trực giác, phi logic, phi lý, nghệ thuật, lãng mạn, nữ tính, siêu hình, tưởng tượng, huyền bí, tâm linh; trong khi đó bán cầu não trái thể hiện đặc trưng suy nghĩ, logic, hợp lý, kỹ thuật, thực dụng, nam tính, hữu hình, cụ thể, phi huyền bí, vật chất... Bởi vì tâm trí con người thể hiện qua bộ não, nên nó dường như được cấu thành từ hai phần mâu thuẫn nhau và luôn tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau. Khi nhận biết được điều đó thì mỗi người có thể trung hòa ngay chính hai phần tâm trí của mình để làm cho cuộc sống hằng ngày bớt căng thẳng nội tại và ứng xử bên ngoài dễ dàng hơn.

Người ta cho biết là hai bán cầu não hay hai phần của tâm trí có một cầu nối rất mảnh giữa chúng. Nếu chiếc cầu nối bị hỏng vì tai nạn, sai sót sinh lý hay một lý do nào khác thì một cá nhân sẽ trở nên bất thường, người đó sẽ có hai tính cách hầu như độc lập nhau - hiện tượng ảo giác hoặc nhân cách mâu thuẫn sẽ xảy ra. Một người như vậy có thể sống ở phần này hoặc phần khác của tâm trí mà không nhớ được những gì đã xảy ra ở phần bên kia cầu nối. Nếu cầu nối được “gia cố” vững chắc đến một mức xác định thì sẽ xảy ra sự hợp nhất hai phần tâm trí, trong trường hợp đó con người có thể dễ dàng đạt đến trạng thái an bình bền vững.

Một trong những dấu hiệu nổi bật mà dựa vào đó có thể xem xét mức độ thể hiện trong thực tế của các bán cầu não người là thói quen thuận tay trái hay thuận tay phải. Tồn tại giả thuyết cho rằng vào thời nguyên thuỷ, hai bán cầu não người đã có sự hoạt động cân bằng nên một cá nhân có thể đã sử dụng hai tay của mình ngang nhau. Rõ ràng, xã hội càng phát triển thì nhu cầu hoạt động của bán cầu não trái càng tăng lên, dẫn đến sự nổi trội của những người thuận tay phải. Trung bình có 10 phần trăm trẻ em được sinh ra là thuận tay trái. Tỷ lệ thực tế phụ thuộc nhiều vào nền tảng văn hóa và mức độ phát triển vật chất của mỗi cộng đồng dân số.

Thuyết huyền bí khẳng định rằng, biểu hiện thuận tay trái hay thuận tay phải của một đứa bé hầu như không phụ thuộc vào phần thể xác của nó, tức là không phải do di truyền sinh học tạo ra. Thuộc tính đó được quyết định chủ yếu bởi hệ thống các cơ thể năng lượng của mỗi cá nhân hay bởi di truyền tâm linh. Mặt khác, một người có bán cầu não phải phát triển không nhất thiết dẫn đến thói quen thuận tay trái. Nhưng bán cầu não phải ở một cá nhân thuận tay trái thường là rất nhạy cảm và có thể phát huy tác dụng hơn bán cầu não trái.

Như trên đã đề cập đến, khả năng trực giác của con người được thể hiện qua bán cầu não phải, còn khả năng suy nghĩ - qua bán cầu não trái. Người ta tin là các phản ứng trí tuệ và hành động ở con người bằng con đường trực giác là tối ưu và diễn ra một cách tức thời, còn bằng con đường suy nghĩ - cục bộ và đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định. Do vậy, các vận động viên ở những bộ môn như đấu kiếm, bóng bàn, quần vợt, cầu lông, bóng chuyền, bóng đá... cần phải có một mức độ nhạy cảm vượt trội của bán cầu não phải. Chỉ khi đó họ mới có khả năng trực giác đủ để hành động một cách đúng đắn và mau lẹ trong mọi tình huống bất thần.

Khả năng trực giác của con người đã được tận dụng tối đa trong các cuộc huyết chiến tay đôi bằng kiếm (kiếm thuật). Đối với tình huống đó, mỗi sơ suất trong hành động tự vệ của các phía có thể dẫn đến mất mạng. Bởi vậy, họ phải dày công rèn luyện cách hành động tức thời mà vẫn không mắc sai lầm. Các đối thủ kiếm thuật có thể không phân thắng bại nếu cả hai đều hành động hoàn toàn bằng trực giác.

Phương pháp hiệu quả để nâng cao khả năng trực giác hay phát triển bán cầu não phải là thiền. Trong tư thế ngồi hoặc nằm, mỗi cá nhân có thể thực hiện thiền theo cách đơn giản nhất là không làm gì cả với sự nhận biết, chứng kiến, quan sát chính cơ thể và tâm trí của mình. Nhờ quá trình tập luyện lâu dài như vậy, phẩm chất tỉnh táo đó có thể được mở rộng và duy trì ngay cả khi con người có những hoạt động phức tạp tùy ý.

Áp dụng quá trình thiền còn có thể cho phép mỗi cá nhân nhanh chóng tự dập tắt mọi cơn nóng giận, buồn chán, lo sợ, bồn chồn bất an... Việc hành thiền với tiêu chí nâng cao phẩm chất tỉnh táo được coi là một phương sách thần diệu và đại chúng để lành mạnh hóa tâm trí, tình cảm và các hành vi nói chung của con người.
 
T

thienthannho.97

Tiếp nhaz :x

1. Hãy nêu 4 đặc trưng cơ bản của cơ thể sống :)
2. Nêu các hoạt động sống của tế bào.

P/s: Các bạn trả lời ngắn gọn thôi nhé !! ^^~
 
L

langtham_98

Mỗi quần thể sinh vật có đặc trưng cơ bản riêng, là những dấu hiệu phân biệt giữa quần thể này và quần thể khác. Đó là các đặc trưng về tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, kích thước quần thể ….
I. TỈ LỆ GIỚI TÍNH:
- Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực / số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên trong quá trình sống tỉ lệ này có thể thay đổi tuỳ từng loài, từng thời gian, tuỳ điều kiện sống, mùa sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật.
II. NHÓM TUỔI:
- Người ta chia cấu trúc tuổi thành:
 Tuổi sinh lí: khoảng thời gian sống có thể đạt đến của cá thể.
 Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể
 Tuổi quần thể:tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
- Thành phần nhóm tuổi của quần thể thay đổi tuỳ từng loài và điều kiện sống của môi trường. Khi nguồn sống suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hay xảy ra dịch bệnh … thì các cá thể già và non chết nhiều hơn các cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.
- Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. Ví dụ: khi đánh cá, nếu các mẻ lưới đều thu được số lượng cá lớn chiếm ưu thế  nghề đánh cá chưa khai thác hết tiềm năng; nếu chỉ thu được cá nhỏ  nghề cá đã khai thác quá mức.
III. SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
Gồm 3 kiểu phân bố:
1. Phân bố theo nhóm:
- Là kiểu phân bố phổ biến nhất, các quần thể tập trung theo nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Kiểu phân bố này có ở những động vật sống bầy đàn, các cá thể này hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường (di cư, trú đông, chống kẻ thù …)
2. Phân bố đồng đều:
- Thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Kiểu phân bố này làm giảm sự cạnh tranh gay gắt.
3. Phân bố ngẫu nhiên:
- Là dạng trung gian của 2 dạng trên. Kiểu phân bố này giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường.
IV. MẬT ĐỘ CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ:
- Là số lượng sinh vật sống trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, đến khả năng sinh sản và tử vong của cá thể. Mật độ cá thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hay tuỳ theo điều kiện sống. :-":-"
 
L

langtham_98

Mọi tế bào (bất kể sinh vật nhân chuẩn hay nhân sơ) đều có màng tế bào hay màng sinh chất, dùng để bao bọc tế bào, cách biệt thành phần nội bào với môi trường xung quanh, điều khiển nghiêm ngặt sự vận chuyển vào và ra của các chất, duy trì điện thế màng và nồng độ các chất bên trong và bên ngoài màng. Bên trong màng là một khối tế bào chất đặc (dạng vật chất chiếm toàn bộ thể tích tế bào). Mọi tế bào đều có các phân tử ADN, vật liệu di truyền quan trọng và các phân tử ARN tham gia trực tiếp quá trình tổng hợp nên các loại protein khác nhau, trong đó có các enzyme. Bên trong tế bào, vào mỗi thời điểm nhất định tế bào tổng hợp nhiều loại phân tử sinh học khác nhau. Phần dưới đây sẽ miêu tả ngắn ngọn các thành phần cơ bản của tế bào cũng như chức năng của chúng.
[sửa]Màng tế bào - Tấm áo ngoài
Chữ đậm Bài chính: Màng tế bào
Vỏ bọc bên ngoài của một tế bào sinh vật nhân chuẩn gọi là màng sinh chất. Màng này cũng có ở các tế bào sinh vật nhân sơ nhưng được gọi là màng tế bào. Màng có chức năng bao bọc và phân tách tế bào với môi trường xung quanh. Màng được cấu thành bởi một lớp lipid kép và các protein. Các phân tử protein hoạt động như các kênh vận chuyển và bơm được nằm khảm vào lớp lipid một cách linh động (có thể di chuyển tương đối).
[sửa]Bộ khung tế bào - Hệ vận động
Bài chính: Bộ khung tế bào
Bộ khung tế bào là một thành phần quan trọng, phức tạp và linh động của tế bào.nó là hệ thống mạng sợi và ống protein( vi ống , vi sợi, sợi trung gian đan chéo nhau. Nó cấu thành và duy trì hình dáng tế bào; là các điểm bám cho các bào quan; hỗ trợ quá trình thực bào (tế bào thu nhận các chất bên ngoài); và cử động các phần tế bào trong quá trình sinh trưởng và vận động. các protein tham gia cấu thành bộ khung tế bào gồm nhiều loại và có chức năng đa dạng như định hướng, neo bám, phát sinh các tấm màng.
 
L

langtham_98

Tế bào chất - Không gian thực hiện chức năng tế bào
Bài chính: Tế bào chất
Bên trong các tế bào là một không gian chứa đầy dịch thể gọi là tế bào chất (cytoplasm). Nó bao hàm cả hỗn hợp các ion, chất dịch bên trong tế bào và cả các bào quan. Các bào quan bên trong tế bào chất đều có hệ thống màng sinh học để phân tách với khối dung dịch này. Chất nguyên sinh (cytosol) là để chỉ riêng phân dịch thể, chứ không có các bào quan.
Đối với các sinh vật nhân sơ, tế bào chất là một thành phần tương đối tự do. Tuy nhiên, tế bào chất trong tế bào sinh vật nhân chuẩn thường chứa rất nhiều bào quan và bộ khung tế bào. Chất nguyên sinh thường chứa các chất dinh dưỡng hòa tan, phân cắt các sản phẩm phế liệu, và dịch chuyển vật chất trong tế bào tạo nên hiên tượng dòng chất nguyên sinh. Nhân tế bào thường nằm bên trong tế bào chất và có hình dạng thay đổi khi tế bào di chuyển. Tế bào chất cũng chứa nhiều loại muối khác nhau, đây là dạng chất dẫn điện tuyệt vời để tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động của tế bào. Môi trường tế bào chất và các bào quan trong nó là yếu tố sống còn của một tế bào.
[sửa]Vật liệu di truyền - Yếu tố duy trì thông tin giữa các thế hệ
Vật liệu di truyền là các phân tử nucleic acid (ADN và ARN). Hầu hết các sinh vật sử dụng ADN để lưu trữ dài hạn thông tin di truyền trong khi chỉ một vài virus dùng ARN cho mục đích này. Thông tin di truyền của sinh vật chính là mã di truyền quy định tất cả protein cần thiết cho mọi tế bào của cơ thể. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy có thể một số ARN cũng được sử dụng như là một bản lưu đối với một số gene đề phòng sai hỏng.
Ở các sinh vật nhân sơ, vật liệu di truyền là một phân tử ADN dạng vòng đơn giản. Phân tử này nằm ở một vùng tế bào chất chuyên biệt gọi là vùng nhân. Tuy nhiên, đối với các sinh vật nhân chuẩn, phân tử ADN được bao bọc bởi các phân tử protein tạo thành cấu trúc nhiễm sắc thể, được lưu giữ trong nhân tế bào (với màng nhân bao bên ngoài). Mỗi tế bào thường chứa nhiều nhiễm sắc thể (số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là đặc trung cho loài). Ngoài ra, các bào quan như ty thể và lục lạp đều có vật liệu di truyền riêng của mình (xem thêm thuyết nội cộng sinh).
Ví dụ, một tế bào người gồm hai bộ gene riêng biệt là bộ gen của nhân và bộ gen của ty thể. Bộ gen nhân (là thể lưỡng bội) bao gồm 46 phân tử ADN mạch thẳng tạo thành các nhiễm sắc thể riêng biệt. Bộ gen ty thể là phân tử ADN mạch vòng, khá nhỏ và chỉ mã hóa cho một vài protein quan trọng.
[sửa]Các bào quan
Bài chính: Bào quan
Cơ thể con người cấu tạo từ nhiều cơ quan như tim, phổi, thận .., mỗi cơ quan đảm nhiệm một chức riêng. Các tế bào thường chứa những cơ quan nhỏ gọi là bào quan, được thích nghi và chuyên hóa cho một hoặc một vài chức năng sống nhất định. Các bào quan thường chỉ có ở các tế bào sinh vật nhân chuẩn và thường có màng bao bọc.
Nhân tế bào - trung tâm tế bào: Nhân tế bào là bào quan tối quan trọng trong tế bào sinh vật nhân chuẩn. Nó chứa các nhiễm sắc thể của tế bào, là nơi diễn ra quá trình tự nhân đôi ADN và tổng hợp ARN. Nhân tế bào có dạng hình cầu và được bao bọc bởi một lớp màng kép gọi là màng nhân. Màng nhân dùng để bao ngoài và bảo vệ ADN của tế bào trước những phân tử có thể gây tổn thương đến cấu trúc hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của ADN. Trong quá trình hoạt động, phân tử ADN được phiên mã để tổng hợp các phân tử ARN chuyên biệt, gọi là ARN thông tin (mRNA). Các ARN thông tin được vận chuyển ra ngoài nhân, để trực tiếp tham gia quá trình tổng hợp các protein đặc thù. Ở các loài sinh vật nhân sơ, các hoạt động của ADN tiến hành ngay tại tế bào chất (chính xác hơn là tại vùng nhân).
Ribosome - bộ máy sản xuất protein: Ribosome có cả trong tế bào sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ. Ribosome được cấu tạo từ các phân tử protein và ARN ribosome (rRNA). Đây là nơi thực hiện quá trình sinh tổng hợp protein từ các phân tử ARN thông tin. Quá trình này còn được gọi là dịch mã vì thông tin di truyền mã hóa trong trình tự phân tử ADN truyền qua trình tự ARN để quyết định trình tự axít amin của phân tử protein. Quá trình này cực kỳ quan trọng đối với tất cả mọi tế bào, do đó một tế bào thường chứa rất nhiều phân tử ribosome—thường hàng trăm thậm chí hàng nghìn phân tử.
Ty thể và lục lạp - các trung tâm năng lượng: Ty thể là bào quan trong tế bào sinh vật nhân chuẩn có hình dạng, kích thước và số lượng đa dạng và có khả năng tự nhân đôi. Ty thể có bộ gen riêng, độc lập với bộ gen trong nhân tế bào. Ty thể có vai trò cung cấp năng lượng cho mọi quá trình trao đổi chất của tế bào. Lục lạp cũng tương tự như ty thể nhưng kích thước lớn hơn, chúng tham gia chuyển hóa năng lượng mặt trời thành các chất hữu cơ (trong quá trình quang hợp). Lục lạp chỉ có ở các tế bào thực vật.
Mạng lưới nội chất và bộ máy Golgi - nhà phân phối và xử lý các đại phân tử:: Mạng lưới nội chất (ER) là hệ thống mạng vận chuyển các phân tử nhất định đến các địa chỉ cần thiết để cải biến hoặc thực hiện chức năng, trong khi các phân tử khác thì trôi nổi tự do trong tế bào chất. ER được chia làm 2 loại: ER hạt (rám) và ER trơn (nhẵn). ER hạt là do các ribosome bám lên bề mặt ngoài của nó, trong khi ER trơn thì không có ribosome. Quá trình dịch mã trên các ribosome của ER hạt thường để tổng hợp các protein tiết (protein xuất khẩu). Các protein tiết thường được vận chuyển đến phức hệ Golgi để thực hiện một số cải biến, đóng gói và vận chuyển đến các vị trí khác nhau trong tế bào. ER trơn là nơi tổng hợp lipid, giải độc và bể chứa calcium.
Lysosome và peroxisome - hệ tiêu hóa của tế bào: Lysosome và peroxisome thường được ví như hệ thống xử lý rác thải của tế bào. Hai bào quan này đều dạng cầu, màng đơn và chứa nhiều enzyme tiêu hóa. Ví dụ, lysosome có thể chứa vài chục enzyme phân huỷ protein, nucleic acid và polysacharide mà không gây hại cho các quá trình khác của tế bào khi được bao bọc bởi lớp màng tế bào.
 
T

thienthannho.97



1. Hãy nêu 4 đặc trưng cơ bản của cơ thể sống :)
2. Nêu các hoạt động sống của tế bào.


O:) langtham_98Bạn trả lời dài dòng quá :-j Các bạn trong dđ sẽ khó hiểu :) Mình chữa lại nhé :x [Lần sau rút ngắn nhé bạn :) Tks đã ủng hộ pic cũng như box sinh :x:-*]

1.
(*) 4 đặc trưng cơ bản của cơ thể sống là:
- Trao đổi chất
- Sinh sản
- Sinh trưởng
- Di truyền
2.
(*) Các hoạt động sống của tế bào:
- Trao đổi chất
- Lớn lên
- Phân chia
- Cảm ứng

Tiếp nhaz :x

(*) Nêu chức năng của màng sinh chất, riboxom, NST [trong tế bào].
 
L

langtham_98

1. Cấu tạo tế bào
Cấu tạo tế bào gồm 3 phần:
+ Màng: có lỗ màng và các kênh protein vắt qua
+ Chất tế bào: chứa nhiều bào quan: ty thể, bộ máy gôngi, nhân, trung thể, lưới nội chất…
+ Nhân: chứa chất nhiễm sắc(ADN)

2. Chức năng của các bộ phận trong tế bào
-Màng sinh chất : Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường
-Tế bào chất : nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào
-Nhân : Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

3. Thành phần hóa học của tế bào
- Tên chất: chất vô cơ (nước, muối, muối khoáng…), chất hữu cơ (P, G, L, axit nucleic…)
- Nguyên tố: C, O, H, N, S, Ca, Na, Cu…

Trên màng có lỗ màng và các kênh protein cho các chất từ máu vào tế bào , các chất này sẽ được các bào quan trong tế bào chất tiếp nhận và xử (ribôxoom tổng hợp nên prôtein đặc trưng của tế bào, gôngi có nhiệm vụ thu gom và đóng gói, ty thể tạo năng lượng …) nhân tế bào điều khiển tiến trình trên, quy định loại protein được tổng hợp.

2. Trình bày mối quan hệ giữa các bộ phận (riboxôm, ty thể, gôngi)

Riboxôm tổng hợp nên prôtein đặc trưng của tế bào, gôngi có nhiệm vụ thu gom và đóng gói, ty thể tạo năng lượng …)

Sợ còn thừa ý...hahahaha
 
T

thienthannho.97

langtham_98 lần này có trả lời ngắn gọn hơn :p

Tiếp nhé :x

(*) Có bao nhiêu loại tế bào ? Nêu tên và đặc điểm của từng loại tế bào đó :)
 
Top Bottom