10 câu lí thuyết Hoá khó nè

T

thienkiem2

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. để phân biệt các dd riêng biệt: HCl, [TEX]HNO_3, H_2SO_4 [/TEX]có thể dùng KL nào sao đây làm thuốc thử?
A. Na B.Ba C.Fe D.Mg
2. Một dây phơi quần áo bằng Cu đc mắc nối tiếp với 1 dây Al. có hiện tượng gì ở chổ nối 2 KL khi để lâu ngày?
A.Chỉ có dây Al bị ăn mòn B. Chỉ có dây Cu bị ăn mòn
C. Cả 2 dây đồng thời bị ăn mòn D. ko có hiện tượng gì xảy ra
3. Một vật bằng Fe, đc tráng Sn ở bề ngoài. Do va chạm, trên bề mặt có vết xước tới lớp Fe bên trong. Hiện tượng ji xảy ra khi để vật đó ngoài kk ẩm?
A.Sn bị ăn mòn nhanh hơn
B.Ở chổ xước Fe sẽ bị gỉ
C.Fe sẽ bị OXH bởi oxi kk để tạo ra gỉ Fe
D.Ở chỗ xước Fe bị gỉ và Sn bị ăn mòn nhanh hơn
4.dpdd chứa đồng thời [TEX]CuCl_2[/TEX],NaCl,HCl với điện cực trơ, có màng ngăn,pH của dd sẽ thay đổi ntn trong quá trình đp có màng ngăn?
A.ko đổi, sao đó giảm B. Giảm dần, sau đó ko thay đổi
C. Tăng dần, sau đó giảm dần D. ko đổi, sau đó tăng dần
5. trong các phát biểu sau, phat biểu nào ĐÚNG?
A. Cho Cu td với dd[TEX] AgNO_3[/TEX] và dpdd [TEX]AgNO_3[/TEX] với anot bằng Cu là 2 quá trình hoàn toàn giống nhau.
B.Khi dpdd [TEX]H_2SO_4[/TEX] thi pH ko thay đổi trong quá trình đp
C. Hiện tượng các dụng cụ bằng Fe để lâu ngày trong kk ẩm( đề nó như zi:() là do có hiện tượng ăn mòn điện hóa xảy ra.
D. Khi cho 1 mẩu Zn vào dd HCl, nếu thêm vào vài giọt Hg thì quá trình xảy ra chậm hơn.
6. Ngâm 1 lá Zn nhỏ tinh khiết vào dd HCl thấy có bọt khí thoát ra it và chậm. Nếu cho vào hỗn hợp 1 ít dd [TEX]CuSO_4[/TEX] thì tốc độ sủi bọt khí sẽ thay đổi ntn?
A.Chậm hơn B.Ko đổi
C.Nhanh hơn D. chậm hơn sau đó nhanh hơn
7.Để bảo vệ vỏ tàu biển, trong các KL sau: Cu, Mg, Zn, Pb nên dùng KL nào?
A. chỉ có Mg B. chỉ có Zn
C. chỉ có Mg, zn D. Chỉ có Pb,Zn
8. Để làm sạch 1 loại Hg có lẫn các tạp chất Zn,Sn,Pb có thể dùng cách nào sau đây?
A. Đốt nóng loại Hg này và hoà tan sp bằng dd axit HCl
B.Hoà tan loại Hg này trong dd axit [TEX]HNO_3[/TEX] loãng dư, rồi dpdd
C.Khuấy loại Hg này trong dd [TEX]H_2SO_4[/TEX] loãng dư rồi lọc dd
D.Hoà tan loại Hg này trong dd HCl dư
9. Điều nào sau đây "KHÔNG" đúng?
A. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt của hợp kim tốt hơn các KL tạo ra chúng.
B. Khi tạo thành LK cộng hoá trị, mật độ e tự do trong hợp kim giảm
C. Hợp kim thường có độ cứng kém KL tạo ra chúng.
D. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường cao hơn các KL tạo ra chúng
10. Điều khẳng định nào sau đây " KHÔNG" đúng?
A. Để đò vật bằng thép ra ngoài kk ẩm thì đồ vật đó sẽ bị ăn mòn điện hoá.
B. các thiết bị máy móc bằng KL tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt đọ cao có khả năng bị ăn mòn hoá học.
C. Nối thanh Zn với vỏ tàu thuỷ bằng thép thì vỏ tàu thuỷ sẽ đc bảo vệ
D. một miếng vỏ đồ hợp làm bằng sắt tây( sắt tráng thiếc) bị xây sát tận bên trong, để trong kk ẩm thì thiếc sẽ bị ăn mòn điện hoá
>>> Đáp án là : 1. B 2.C 3.D 4.D 5.D 6.D 7.B 8.C 9.B 10.D
sách viết vậy chứ ko có giải thích mà cũng ko bik chính xác chưa nữa:-SS. Ai giúp mình với. nhớ giải thích từng câu 1 luôn nha
 
H

hocmai.hoahoc

Bài 1 là C. Fe vì Fe phản ứng với HCl, Không phản ứng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội. Nhưng Fe lại phản ứng với HNO3 đặc nóng cho khí mầu nâu.
Bài 2: Em xem lại kiến thức ăn mòn, kim loại mạnh hơn sẽ bị ăn mòn trước
Bài 3: Ăn mòn điện hóa.
Bài 4: Lúc đầu CuCL2 điện phân nên PH không đổi. Sau đó HCl bị điện phân PH tăng, NaOH điện phân PH tăng.
Bài 5: Cho thêm Hg có thêm ăn mòn điện hóa nên quá trình sẽ nhanh hơn.
Bài 6,7,8,9,10: Em xem lại toàn bộ kiến thức về ăn mòn nhé!
 
T

thienkiem2

Bài 3: Ăn mòn điện hóa.
Bài 5: Cho thêm Hg có thêm ăn mòn điện hóa nên quá trình sẽ nhanh hơn.
Bài 6,7,8,9,10: Em xem lại toàn bộ kiến thức về ăn mòn nhé!

cho em hỏi đáp án sách mấy câu còn lại có Đúng ko a? để em kt chứ em đọc cả sách mà ko co chỗ nào nhắc đến mấy phần đó. anh giải thích rõ từng câu đi, anh nói zay em cũng potay
 
R

rick_famer_93

câu 10: tớ nghĩ là Fe bị ăn mòn chứ k phải Sn vì Fe> Sn
câu 9: tớ chọn C, tại tớ thấy gang kưng hơn sắt mà gang( Fe-C), cung co thể là riêng từng chất vì độ cứng là TCVL riêng
câu 8: C rõ ràng oy mà, chỉ có mỗi Hg ko phản ứng với H_2SO_4(l) còn lại tất cả đều pứ
câu 7: tớ phân vân giữa B & C, vì cả Mg và Zn đều mạnh hơn Sn,nhưng trong thực tế thỳ tớ thấy dùng Zn, với lại Mg + H_2O --> MgO nhưng tớ ko nhớ ĐKPƯ nếu ở ddk thường thỳ chọn B là đúng oy
câu6: D khi thêm CuSO_4 có 2 QT:1 ZN pứ vs CuSO_4 , 2 xảy ra HT ăn mòn ĐHóa. QT 1 thoat khí ít và chậm QT2 khi thoát ra nhanh
câu 5:D nhanh hơn_ do AMĐHoá
 
Top Bottom