1 câu hỏi trong Đời Thừa.

D

duongthuha90

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

cuối tác phẩm Đời Thừa có mấy câu ca dao.
Gần như là tiếng trách than của 1 phụ nữ về thời cuộc.
Nhưng đọc các sách Tham Khảo, em ko hề thấy ai đó phân tích vấn đề này.
Khi thi, có nên liều phân tích theo cảm nhận ko? làm như thế kiệu có bị cho là suy diễn thiếu căn cứ ko ạ?
 
C

cathai

Đôi khi cứ phải liều mới tìm ra cái mới. Ghét nhất là cái kiểu đi theo lối mòn người khác đã đi. Song mới mà vẫn phải gắn với cái "chân - thiện - mĩ" và hợp quy luật chứ không phải "nói chầy nói cối" kiểu "ếch ngồi đáy giếng.
CatHai nghĩ: Lời ru con của Từ cuối tác phẩm (cũng là của Nam Cao đấy thôi!) nếu gắn với toàn câu chuyện cũng rất nhiều ý nghĩa lắm đó:
- Trong truyện, Từ là một người chịu ơn. Đã chịu ơn thì dĩ nhiên phải tìm cách đáp đền. Khi Hộ (chồng mình) bế tắc không còn lối thoát, không còn có thể "gồng" mình lên được nữa thì Từ phải "lên tiếng dùm" thôi. Lên tiếng là để đồng cảm, tri âm, sẻ chia với chồng nỗi đau không thể giải toả, không thể cất lên lời. Tình vợ chồng nhiều khi sâu rộng như biển Đông là vậy!
- Để ý kĩ sẽ thấy Từ ru con bằng điệp khúc: "AI LÀM"..."AI LÀM"
Ai làm? Rõ ràng phải có một tác nhân gây ra cảnh "khói lên giời", "mưa xuống đất", "người biệt li", "Nam Bắc phân kì", "hàng lệ đầm đìa tấm thân"...toàn là cảnh đau khổ, buồn thương, li tan. Không có chủ nhân của "AI LÀM" nhưng ta vẫn hiểu: có thể là thời cuộc, đời sống, xã hội, những kẻ chà đạp lên quyền sống, hạnh phúc và khát vọng của con người...Thì ra cái ông NAm Cao này sâu xa phết đáy chứ! Chửi cuộc đời, chửi cái kiếp người vô nghĩa sống mà như không, chửi cái XH chó đểu không cho con người được sống là người...mà chỉ "Khéo luồn" trong lời hát ru con - vừa da diết, vừa tha thiết, lại vừa chất chồng bao nhiêu tâm sự!

Tất nhiên là nếu triển khai nữa, ta sẽ có nhiều thâm ý rút ra từ đó. Không biết mọi người nghĩ vậy không?
 
T

tranquang

"Liều" nhưng phải khôn. Không thể đưa các ý kiến cá nhân mang tính "vỗ mặt" người chấm được, mà nên đưa vào xen kẽ thật khéo léo. Anh nghĩ thế!
 
K

kellyfutado

tranquang said:
"Liều" nhưng phải khôn. Không thể đưa các ý kiến cá nhân mang tính "vỗ mặt" người chấm được, mà nên đưa vào xen kẽ thật khéo léo. Anh nghĩ thế!
Thế nào là "những ý kiến cá nhân mang tính "vỗ mặt" người chấm" ? Bọn em muốn "khôn" cũng ko đc!
 
T

tranquang

Nghĩa là không nên nhận xét một cách thẳng thắn, nhận xét theo kiểu thật như đếm! Không để nó nằm ngoài cái mình được học, phải biết xen kẽ các ý cá nhân vào trong nội dung được dạy trong nhà trường!
Nếu chúng ta chỉ biết nêu nhận xét của cá nhân mà không kết hợp với nội dung được dạy thì người chấm sẽ cho là lạc đề, sai ý...
 
B

babymouse

mọi ng có cảm nhận gì khi đọc hai câu thơ sau:
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
(trích trong btho ĐẤT NƯỚC of NGUYỄN ĐÌNH THI)
 
C

conu

babymouse said:
mọi ng có cảm nhận gì khi đọc hai câu thơ sau:
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
(trích trong btho ĐẤT NƯỚC of NGUYỄN ĐÌNH THI)
Hì mình đã từng viết trong topic câu thơ câu văn tâm đắc:
thefool đã viết :
Tớ cũng khoái cái vụ này lắm.Nhưng không hiểu sao tớ không diễn đạt được.

Sáng chớm lạnh mùa thu Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thếm nắng lá rơi đầy.

Đất nước -Nguyễn đình Thi

Câu thơ này của nhà thơ Nguyễn Đình Thi rất gợi hình, đặc tả tâm trạng của người ra đi, bề ngoài tưởng như lãnh đạm, lạnh lùng quyết tâm dứt áo ra đi, nhưng hình ảnh sau "lưng thềm nắng lá rơi đầy" lại là chính là một nội tâm mang đầy day dứt, lưu luyến, xót xa. Nỗi buồn hiện ra ngoài nét mặt chưa chắc đã là nỗi buồn thực sự hằn sâu, nhưng nỗi buồn lại lặn vào trong, phải cố dằn lòng, cố nén xuống mới khó giải tỏa, mới là nỗi buồn găm sâu nhất trong tâm khảm con người. Cái ko khí của ngoại cảnh buồn như chính lòng người vậy, bảng lảng màn sương khói nặng nề, màn sương khói buồn tái tê.
_________________

Tất nhiên chỉ là cảm nhận của người chưa học nên chưa thật chính xác, khi mình học sâu hơn mình sẽ đưa cảm nhận chuẩn và có kiến thức hơn.
 
C

caudansoidoi

Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Có lẽ rằng khi ta dọc 2 câu thơ trên của NĐT ta nên đọc cho thì mới có thể thấy rõ được nét đẹp trong thơ của NĐT:
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng/ thềm nắng/ lá rơi đầy.
Có rất nhiều điều để bình về 2 câu thơ này nhưng có lẽ các anh chị cũng đã biết. Điều mà em muốn nói ở đây với ấn tượng của riêng em trong hai câu thơ chính là hình ảnh của "người ra đi" bởi lẽ nó không chỉ mang hàm ý vô cùng xúc động mà còn thể hiện tinh thần dứt khoát của người lính cụ Hồ khi rời quê hương lên đường chiến đấu "bỏ mặc " sau lưng là nắng, là hoa, là lá của mùa thu.
Hình ảnh khiến ta liên tưởng tới hình ảnh trong thơ cổ xưa khi mà người lính ra đi để lại sau lưng là mẹ già, là em, là người chị đã lỡ dở xuân thì.
 
S

s2nh1mqs2

theo tớ thì nên phân tích mấy câu thơ đấy,vì nó thể hiện được tâm ý của tác giả gửi gắm qua lời của từ, đặc biệt phân tích chữ" ai làm" được lặp lại nhìu lần,nó là câi hỏi đầy ai oán đối với cái xã hội thời đấy
 
Top Bottom