Đôi khi cứ phải liều mới tìm ra cái mới. Ghét nhất là cái kiểu đi theo lối mòn người khác đã đi. Song mới mà vẫn phải gắn với cái "chân - thiện - mĩ" và hợp quy luật chứ không phải "nói chầy nói cối" kiểu "ếch ngồi đáy giếng.
CatHai nghĩ: Lời ru con của Từ cuối tác phẩm (cũng là của Nam Cao đấy thôi!) nếu gắn với toàn câu chuyện cũng rất nhiều ý nghĩa lắm đó:
- Trong truyện, Từ là một người chịu ơn. Đã chịu ơn thì dĩ nhiên phải tìm cách đáp đền. Khi Hộ (chồng mình) bế tắc không còn lối thoát, không còn có thể "gồng" mình lên được nữa thì Từ phải "lên tiếng dùm" thôi. Lên tiếng là để đồng cảm, tri âm, sẻ chia với chồng nỗi đau không thể giải toả, không thể cất lên lời. Tình vợ chồng nhiều khi sâu rộng như biển Đông là vậy!
- Để ý kĩ sẽ thấy Từ ru con bằng điệp khúc: "AI LÀM"..."AI LÀM"
Ai làm? Rõ ràng phải có một tác nhân gây ra cảnh "khói lên giời", "mưa xuống đất", "người biệt li", "Nam Bắc phân kì", "hàng lệ đầm đìa tấm thân"...toàn là cảnh đau khổ, buồn thương, li tan. Không có chủ nhân của "AI LÀM" nhưng ta vẫn hiểu: có thể là thời cuộc, đời sống, xã hội, những kẻ chà đạp lên quyền sống, hạnh phúc và khát vọng của con người...Thì ra cái ông NAm Cao này sâu xa phết đáy chứ! Chửi cuộc đời, chửi cái kiếp người vô nghĩa sống mà như không, chửi cái XH chó đểu không cho con người được sống là người...mà chỉ "Khéo luồn" trong lời hát ru con - vừa da diết, vừa tha thiết, lại vừa chất chồng bao nhiêu tâm sự!
Tất nhiên là nếu triển khai nữa, ta sẽ có nhiều thâm ý rút ra từ đó. Không biết mọi người nghĩ vậy không?