Sinh 12 [Thảo luận] Tại sao cá voi tự ném mình lên bờ?

Hồ Phong Linh

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng mười hai 2019
672
618
106
Bình Định
Sao Fireee
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hello! :Tonton14 Sau những giờ dọn nhà sặc sừ with mom thì mình có nghỉ giải lao một chút và đọc sách khoa học và tìm ra một câu hỏi hay đây! :W
Như đề bài trên, chắc hẳn các bạn cũng biết trước câu hỏi rồi nhỉ?


Tại sao cá voi tự ném mình lên bờ?


2467-58fc15b13019ebc41ac7271ee7087caa-ohaytv.jpg


Mọi người vẫn đang suy nghĩ lý do tại sao toàn bộ đàn cá voi và cá heo lại dạt vào bờ biển kể từ thời Aristotle. Bị mắc kẹt trong vùng nước cạn nên chúng nhanh chóng chết đi. Có hàng chục giả thuyết được đưa ra:
  • Sự thay đổi gió khiến những sinh vật trôi nổi hướng về bờ, điều này lôi kéo các loài động vật dạt vào đất liền.
  • Các cơn bão mặt trời ảnh hưởng đến những động vật có vú này theo cách không giải thích được.
  • Bị kẻ thù tấn công.
  • Ô nhiễm tiếng ồn tại các đại dương gây tổn hại cho cơ quan thính giác của cá voi và khả năng định hướng của chúng.
Vậy, lí do là gì? Có bạn nào giải thích hộ tớ và các bạn khác cùng biết không nèo?? :Chicken26
 
  • Like
Reactions: G-11F

Ng.Klinh

Cựu Mod Sinh
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng hai 2017
1,516
3,108
534
Câu hỏi này tắc não nhỉ?

Đầu tiên chị nghĩ "tại sao" nó lại nhảy lên bờ?
Nhảy lên bờ "được gì"?
Nếu nhảy lên bờ chết, thì tại sao tập tính này vẫn duy trì? Nếu nó hoàn toàn vô hại thì sẽ bị đào thải và tiến hóa không còn duy trì nữa

Như vậy thói quen "nhảy lên bờ" này có ý nghĩa, mặc dù mình chưa biết và chưa tìm hiểu. Nhưng chị dự đoán là do tác động của thời tiết, dòng biển, môi trường sống của nó bị biến đổi và nó lựa chọn nhảy lên bờ
 

Anh Tuấn Bùi

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng mười hai 2019
595
441
101
Hà Nội
THCS Quang Minh
Hello! :Tonton14 Sau những giờ dọn nhà sặc sừ with mom thì mình có nghỉ giải lao một chút và đọc sách khoa học và tìm ra một câu hỏi hay đây! :W
Như đề bài trên, chắc hẳn các bạn cũng biết trước câu hỏi rồi nhỉ?


Tại sao cá voi tự ném mình lên bờ?

2467-58fc15b13019ebc41ac7271ee7087caa-ohaytv.jpg


Mọi người vẫn đang suy nghĩ lý do tại sao toàn bộ đàn cá voi và cá heo lại dạt vào bờ biển kể từ thời Aristotle. Bị mắc kẹt trong vùng nước cạn nên chúng nhanh chóng chết đi. Có hàng chục giả thuyết được đưa ra:
  • Sự thay đổi gió khiến những sinh vật trôi nổi hướng về bờ, điều này lôi kéo các loài động vật dạt vào đất liền.
  • Các cơn bão mặt trời ảnh hưởng đến những động vật có vú này theo cách không giải thích được.
  • Bị kẻ thù tấn công.
  • Ô nhiễm tiếng ồn tại các đại dương gây tổn hại cho cơ quan thính giác của cá voi và khả năng định hướng của chúng.
Vậy, lí do là gì? Có bạn nào giải thích hộ tớ và các bạn khác cùng biết không nèo?? :Chicken26

Hiện nay thì cái câu hỏi này nó vẫn không thể lý giải được . Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra.
- Nhờ gió , sức gió đã làm nó dạt lên bờ
- Do mưa bão quá lớn khiến chúng không thể kiểm soát nổi chính mình
- Bị kẻ thù truy đuổi
 

Hồ Phong Linh

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng mười hai 2019
672
618
106
Bình Định
Sao Fireee
Nếu như các bạn cũng như chị @Ng.Klinh@Anh Tuấn Bùi vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân tại sao cá voi lại tự "ném mình" lên bờ thì đây là một số giả thuyết mà các nhà khoa học đã tìm hiểu. Tham khảo nhé!

Lý giải hiện tượng cá voi 'tự sát' tập thể


Yếu tố thời tiết

Nhiều nhà khoa học cho rằng không phải ngẫu nhiên mà những nơi này trở thành mồ chôn tập thể của các loài động vật biển to lớn. Theo họ, thời tiết là một trong những yếu tố gây nên hiện tượng này.

Năm 2005, nhóm nghiên cứu từ Đại học Tasmania, Australia phân tích các vụ mắc cạn ở vùng biển đông nam và đảo Tasmania trong hơn 82 năm. Kết quả chỉ ra rằng, cứ khoảng 11 đến 13 năm, thời điểm hoạt động của gió thay đổi thì số cá mắc cạn lại lên cao. Theo lý giải của các nhà khoa học, sự thay đổi đưa các dòng nước giàu dinh dưỡng vào bờ với nguồn thức ăn phong phú, thu hút cá voi đến gần.

Giới khoa học cũng không loại trừ khả năng những trận bão biển bắt nguồn từ sự thay đổi của gió làm cá voi mất phương hướng và dạt vào bờ. Khi mắc kẹt, chúng nhanh chóng mất sức và chết nếu không được giải cứu kịp thời.

Trong nhiều trường hợp, hàng chục hay thậm chí hàng trăm con cá voi cùng mắc cạn tại một nơi. Điều này chỉ ra bản chất bầy đàn tự nhiên của cá voi và có thể bổ sung giả thiết "con đầu đàn bị bệnh".
Nhiều loài cá voi, trong đó có cá voi hoa tiêu, thường sinh sống theo từng nhóm lớn. Các cá thể trong nhóm tiếp tục đi theo con đầu đàn, kể cả khi nó ốm hoặc bị lạc. Đây là nguyên nhân có thể khiến cả đàn gặp nguy hiểm. Năm 2012, đàn cá voi hoa tiêu vây dài mắc cạn trên bãi biển Scotland, trong đó con dẫn đầu đã già và bị bệnh.

Hoạt động của con người

Trong đó, "thủ phạm" thường xuyên được nhắc tới là hệ thống định vị trên các tàu ngầm quân sự hoạt động dưới biển.

Các chuyên gia nhận định sóng âm phát ra từ đây làm ô nhiễm âm thanh đại dương, khiến cá voi hoảng loạn, mất phương hướng và phải lao lên mặt nước nhanh hơn bình thường.

Hệ thống định vị dưới nước được cho là nguyên nhân khiến 100 con cá voi mắc cạn và chết ở vùng nước cạn thuộc Madagascar năm 2008. Sóng định vị dựng nên bức tường âm thanh gây rối loạn hành vi và khiến cá voi muốn bỏ chạy.

Tảo độc

Nicholas Pyenson, nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Smithsonian, cho hay nghĩa địa này là minh chứng đầu tiên cho hiện tượng động vật biển chết hàng loạt vì một loại tảo độc. Xác của chúng sau đó bị thủy triều đánh dạt vào bờ.

Nicholas nói tảo nở hoa vô cùng độc hại và có thể ảnh hưởng đến động vật biển có vú, các loài cá săn mồi lớn khi chúng ăn tảo hay con mồi trúng độc. Tảo độc cũng là nguyên nhân khiến 14 con cá voi lưng gù mắc cạn và chết tại mũi Cod, bang Massachusetts, Mỹ, năm 1987.

Nguồn: Express
 
Top Bottom