Sử 6 Lịch sử Thái Nguyên

Misaka Yuuki

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng sáu 2018
1,524
1,635
241
Thái Nguyên
Trường THCS Chu Văn An
  • Like
Reactions: Minh Châu 2k6

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
chính xác. Phần "Thái Nguyên từ nguồn gốc đến thế kỉ X" thuộc về lớp 6. Để mình làm chút chút cái dàn ý chính của phần này nhé....

1. Thời nguyên thủy ở Thái Nguyên
- Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều di chỉ khảo cổ thời nguyên thủy ở Thái Nguyên, tập trung chủ yếu ở các xã: Thần Sa, Thượng Nung, Sảng Mộc, Vũ Chấn, Bình Long (huyện Võ Nhai), Quang Sơn (huyện Đồng Hỷ). Trong đó tiêu biểu nhất là di chỉ khảo cổ Thần Sa. Ở di chỉ Thần Sa, người ta phát hiện hàng trăm hiện vật đồ đá, gồm nhiều mảnh tước, mũi nhọn, rìu tay của người nguyên thuỷ, có niên đại cách nay từ 30.000 năm đến 10.000 năm (ở hang Phiêng Tum và mái đá Ngườm)
2. Thời dựng nước
- Thời Văn Lang - Âu Lạc, Thái Nguyên thuộc bộ Vũ Định là một trong 15 bộ của nước Văn Lang - Âu Lạc. Cư dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông và luyện đồng. Khảo cổ học đã tìm thấy một số trống đồng tại huyện Phú Lương và Đồng Hỷ thuộc giai đoạn văn hoá Đông Sơn.
3. Thời Bắc thuộc
- Từ khi nước Âu Lạc mất vào tay nhà Triệu, các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau đặt ách đô hộ với nhân dân ta. Thái Nguyên bị chúng đặt thành một đơn vị hành chính để cai trị: Thời Hán thuộc huyện Long Biên, quận Giao Chỉ, thời Đường thuộc châu Long, châu Vũ Nga.
Không chịu khuất phục ách cai trị của chúng, nhân dân Thái Nguyên đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa. Năm 40, nhân dân Thái Nguyên nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, bà Hồ Đề ở Thái Nguyên đã trở thành phó tướng của Hai Bà Trưng. Sau đó, nhân dân Thái Nguyên lại tham gia chiến đấu chống quân Hán xâm lược các năm 42, 43 trên địa bàn một số xã của huyện Đại Từ, Phổ Yên .
- Thế kỉ VI, nhà Lương đặt ách đô hộ thâm độc và tàn bạo đối với nhân dân ta. Ông Lí Bí đã lãnh đạo nhân dân ta trong đó có nhân dân Thái nguyên khởi nghĩa lật đổ ách đô hộ của nhà Lương, lập nên nước Vạn Xuân.
- Nhân dân Thái Nguyên đã góp phần xứng đáng trong phong trào đấu tranh giành độc lập chống Bắc thuộc.
 
Last edited by a moderator:

Đỗ Anh Thái

Học sinh tiến bộ
Thành viên
8 Tháng năm 2016
624
1,360
171
Hà Nội
THPT HVT
Cho mình tư liệu về Thái Nguyên từ nguồn gốc đến thế kỉ X với ạ
Mình cảm ơn nhiều
( Đây thuộc Lịch sử địa phương mà mình không biết cho nó vô lớp mấy và chủ đề nào nên cho lớp 6 vậy )

mình tưởng cái này có sách do nhà trường phát mà em
chị mình cũng có mà
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
sách này ở thư viện trường tại địa phương nào cũng có hết; thậm chí ra nhà sách cũng có luôn. Đầu năm học là mỗi HS đều có ít nhất cũng là một quyển sách lịch sử địa phương do Sở Giáo dục phát hành
 

Tuấn Hồng

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng hai 2020
347
437
51
TP Hồ Chí Minh
Trong tù á ae :>
Cho mình tư liệu về Thái Nguyên từ nguồn gốc đến thế kỉ X với ạ
Mình cảm ơn nhiều
( Đây thuộc Lịch sử địa phương mà mình không biết cho nó vô lớp mấy và chủ đề nào nên cho lớp 6 vậy )
1. Các di chỉ khảo cổ ở Thái Nguyên thời nguyên thủy:
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều di chỉ khảo cổ thời nguyên thủy ở Thái Nguyên, tập trung chủ yếu ở các xã: Thần Sa, Thượng Nung, Sảng Mộc, Vũ Chấn, Bình Long (huyện Võ Nhai), Quang Sơn (huyện Đồng Hỷ). Trong đó tiêu biểu nhất là di chỉ khảo cổ Thần Sa.
Di chỉ khảo cổ Thần Sa (thuộc địa bàn xã Thần Sa, huyện Võ Nhai). Tại đây, các nhà khảo cổ Việt Nam đã phát hiện gần 10 di chỉ, tiêu biểu là di chỉ hang Phiêng Tung và mái đá Ngườm. Ở hai di chỉ này, các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng trăm hiện vật đồ đá, gồm nhiều mảnh tước, mũi nhọn, rìu tay của người nguyên thuỷ, có niên đại cách nay từ 30.000 năm đến 10.000 năm.
Đặc biệt, hố khai quật Ngườm có 4 tầng văn hoá, các hiện vật đá mang đặc trưng của các nền văn hoá Ngườm, Sơn Vi, Hoà Bình, Bắc Sơn.
Đặc điểm công cụ đá Ngườm là chất liệu chế tạo từ đá cuội, nhiều loại hình gồm mảnh tước, mũi nhọn, rìu ngắn, rìu hạnh nhân, công cụ hình rìu…có sự tiến bộ dần về kĩ thuật chế tạo và phát triển liên tục trong suốt thời gian dài.
=> Thái Nguyên là một trong những nơi xuất hiện sớm người nguyên thủy ở Việt Nam.

2. Thái Nguyên trong thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc và đấu tranh chống phong kiến phương Bắc đô hộ:
Thời Văn Lang - Âu Lạc, Thái Nguyên thuộc bộ Vũ Định là một trong 15 bộ của nước Văn Lang - Âu Lạc. Cư dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề nông và luyện đồng. Khảo cổ học đã tìm thấy một số trống đồng tại huyện Phú Lương và Đồng Hỷ thuộc giai đoạn văn hoá Đông Sơn.
Thái Nguy Lạc, Thái Nguyên
thuộc bộ Vũ Định là một trong 15 bộ của nước Văn Lang - Âu Lạc. Cư dân ở đây sống chủ yếu bằng ên bị chúng đặt thành một đơn vị hành chính để cai trị: Thời Hán thuộc huyện Long Biên, quận Giao Chỉ, thời Đường thuộc châu Long, châu Vũ Nga.
Không chịu khuất phục ách cai trị của chúng, nhân dân Thái Nguyên đã nhiều lần nổi dậy khởi nghĩa. Năm 40, nhân dân Thái Nguyên nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, bà Hồ Đề ở Thái Nguyên đã trở thành phó tướng của Hai Bà Trưng. Sau đó, nhân dân Thái Nguyên lại tham gia chiến đấu chống quân Hán xâm lược các năm 42, 43 trên địa bàn một số xã của huyện Đại Từ, Phổ Yên.
=> Nhân dân Thái Nguyên đã góp phần xứng đáng trong phong trào đấu tranh giành độc lập chống Bắc thuộc.

Mình bổ sung thêm nhé, học tốt!
 
  • Like
Reactions: khahhyen_ybms1
Top Bottom