thuyan9i
Lượt Thích
1

Tham gia ngày
Được nhìn thấy lần cuối

Tường Hoạt động mới Bài viết Giới thiệu

  • ^^ chị thì hồi thi tuyển k có học bài, chỉ lo học sử mà thôi, đề tuyển sinh cũng như đề thi học kì thôi em àh. Chị trước giờ học nội dung và nghệ thuật chủ yếu dùng làm kết bài, còn thân bài là đọc tới đâu tự suy luận tới đấy, như thế cho nhẹ em àh, với lại cũng là cách rèn luyện khả năng tự phân tích luôn.
    :) chị tin món quà của chị dành cho em sẽ làm em vui, đầu năm tới chắc em vào lớp 10 rồi nhỉ, thấy An trong box văn lâu rồi mới có dịp nói chuyện. Chắc em cũng sắp thi vào THPT, em đã dự định ôn thi thế nào rồi?
    cám ơn lời chúc của thùy an ở topic chúc mừng sinh nhật học mãi, chị cũng chúc an vui vẻ và hạnh phúc. Giờ chị nghèo k có gì tặng em, đầu năm học tới chị sẽ dành 1 điều bất ngờ cho em, nghe hơi trễ nhưng mà đó là bắt buộc, ý chị cũng k muốn nhưng là nguyên tắc ^^
    vài bữa nữa tết mình bận sợ ko rảnh lên mạng để chúc mọi người, thôi chúc trước vậy
    đầu tiên: chúc mọi người đón giao thừa vui vẻ bên gia đình và bạn bè (có vui quá thì cũng đừng quên anh_anh nha)
    thứ hai: chúc mọi người ăn tết vui vẻ
    thứ 3: chúc mọi người có được nhiều tiền lì xì (có nhiều thì nhớ chia cho anh_anh nha)
    thứ 4 (và cũng là cuối cùng): chúc mọi người sang năm mới vui vẻ hơn, thành đạt hơn, học giỏi hơn năm cũ và đạt được những gì mình muốn và khao khát
    Ý 1: Giới thiệu chung

    - Về đề tài: Dân tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống Pháp và chống Mỹ. Lẽ tất nhiên, ở đất nước hơn ba mươi năm chưa rời tay súng. Hình ảnh anh “Bộ đội cụ Hồ” là hình ảnh “con người đẹp nhất” đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc.

    - Về hai tác phẩm: Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ “Đồng chí” sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, bài thơ “Tiểu đội xe không kính” sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia họat động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về đề tài người lính.

    - Về luận đề: hình tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong hai thời kỳ lịch sử.

    Ý 2: Phân tích lịch sử

    1. Những điểm chung: Đây là người lính của nhân dân nên họ cùng mang những vẻ đẹp chung:

    - Yêu nước, yêu quê hương yêu đồng chí:

    + Có thể phân tích các câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra trận” (Đồng chí) và “Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước” (Tiểu đội xe không kính).

    + Có thể phân tích cử chỉ nắm tay chất chứa bao tình cảm không lời trong cả hai bài thơ thể hiện sự gắn bó đồng chí

    - Vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành nhiệm vụ:

    + Tất cả những khó khăn gian khổ, thử thách được tái hiện bằng những chi tiết hết sức thật, không né tránh tô vẽ trong cả hai bài thơ.

    + Thế mà, các chiến sĩ đều có một tư thế ngoan cường “chờ giặc tới”, “ung dung nhìn thẳng”.

    - Lạc quan tin tưởng: Cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan của người lính. Từ “miệng cười buốt giá” của anh bộ đội kháng chiến chống Pháp đến “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” của anh lính lái xe thời chống Mỹ đều thể hiện tinh thần lạc quan, khí phách anh hùng.

    2. Những điểm riêng khác nhau

    - Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc. Tình đồng chí thiềng liêng hòa quyện với tình giao tiếp khi lý tưởng chiến đấu đãa rực sáng trong tâm hồn.

    “Súng bên súng đầu sát bên đầu
    Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
    Đồng chí!”

    - Bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật thể hiện người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồm nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính”đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng.

    “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
    Chỉ cần trong xe có một trái tim”

    Ý 3: Đánh giá chung

    - Hình tượng người lính dù ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến chống Mỹ đều mang phaẩm chất cao đẹp của “anh bộ đội cụ Hồ” thời đại đã cung cấp cho các nhà thơ nhưng nguyên mẫu đẹp đẽ, họ tại nên những hình tượng làm xúc động lòng người.

    - Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người chân thật và sinh động.
  • Đang tải…
  • Đang tải…
  • Đang tải…
Top Bottom