[sửa] Quá trình đàm phán
Loạt bài
Chiến tranh Việt Nam
Giai đoạn 1954–1959
Miền Bắc – Miền Nam
Thuyết Domino
Giai đoạn 1960–1965
Diễn biến Quốc tế – Miền Nam
Kế hoạch Staley-Taylor
Sự kiện Phật Đản, 1963
Đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm
Giai đoạn 1965–1968
Miền Bắc
Các chiến dịch Tìm-Diệt
Chiến dịch Phượng Hoàng
Diễn biến Quốc tế
Tết Mậu Thân, 1968
Giai đoạn 1968–1972
Diễn biến Quốc tế
Việt Nam hoá chiến tranh
Chiến dịch:
Lam Sơn 719 – Hè 1972 – Linebacker II
Hiệp định Paris
Giai đoạn 1973–1975
Chiến dịch:
Tây Nguyên – Huế - Đà Nẵng
Xuân 1975 – Hồ Chí Minh
Sự kiện 30 tháng 4, 1975
Hậu quả chiến tranh
Chất độc da cam
Thuyền nhân
sửa tiêu bản
Việc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt Nam là việc phải xảy ra khi chẳng ai dứt điểm được ai bằng quân sự. Sau sự kiện Tết Mậu Thân - 1968 các bên đã ngồi vào thương lượng cho tương lai chiến tranh Việt Nam. Việc thương lượng đã diễn ra rất phức tạp vì, một mặt, các bên chưa thật sự thấy cần nhượng bộ và, mặt khác, Liên Xô và Trung Quốc muốn can thiệp vào đàm phán - đặc biệt là Trung Quốc. Nước này không muốn Bắc Việt Nam tự đàm phán mà muốn thông qua Trung Quốc giống như Hiệp định Genève năm 1954. Nhưng Bắc Việt Nam cự tuyệt dù bị áp lực bởi hai đồng minh.
Hội đàm được chọn tại Paris trải từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 1 năm 1973. Ban đầu chỉ có Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Hoa Kỳ; sau mở ra thành hội nghị bốn bên, thêm Việt Nam Cộng Hoà và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam.
(Để đi đàm phán có chính danh một chính phủ có tính tính pháp lý cao hơn trong năm 1969 phía Cộng Sản cho thành lập Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam trong lòng Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam).
Khi một bên đang thắng thế trên chiến trường thì đàm phán thường bế tắc và điều đó đúng với Hội nghị Paris suốt thời kỳ từ 1968 đến 1972. Các bên dùng hội nghị như diễn đàn đấu tranh chính trị. Trong suốt quá trình hội nghị các cuộc họp chính thức chỉ mở màn, tố cáo nhau, tranh luận vài điều mà không thể giải quyết được rồi kết thúc mà không đi vào thực chất. Chỉ có các cuộc tiếp xúc bí mật của Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Tiến sĩ Henry Kissinger, cố vấn của Tổng Thống Hoa Kỳ - Richard Nixon, là đi vào thảo luận thực chất nhưng không đi được đến thoả hiệp.
Đến giữa năm 1972, khi Bắc Việt Nam và Hoa Kỳ đã mệt mỏi bởi chiến tranh kéo dài và thực sự muốn đi đến kết thúc, thì đàm phán mới đi vào thực chất thoả hiệp.
Lập trường ban đầu của Hoa Kỳ: quân đội Hoa Kỳ cùng các đồng minh nước ngoài rút khỏi Việt Nam phải đồng thời với việc rút quân Bắc Việt khỏi Nam Việt Nam. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có quyền tồn tại trong giải pháp hoà bình.
Lập trường ban đầu của Bắc Việt Nam: quân đội Hoa Kỳ phải rút khỏi Việt Nam, quân đội Bắc Việt Nam có quyền ở lại chiến trường miền Nam. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu không được tồn tại trong giải pháp hoà bình.
Trong đó vấn đề quy chế của quân đội Bắc Việt tại chiến trường miền Nam Việt Nam là cốt lõi, chìa khoá của mọi mâu thuẫn của các bên. Cuối năm 1972, đã quá mệt mỏi vì chiến tranh kéo dài và bị dư luận trong nước và quốc tế đòi hỏi giải quyết vấn đề hoà bình ở Việt Nam trong thời gian nhiệm kỳ tổng thống của mình như đã hứa, chính phủ Hoa Kỳ của Tổng thống Richard Nixon đã nhượng bộ trong vấn đề cốt lõi này. Về phía mình Bắc Việt Nam cũng nhượng bộ về vấn đề quyền tồn tại của chính quyền của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Dự thảo khung của thoả hiệp đạt được là: "Quân đội Mỹ và các đồng minh nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam, quân đội Bắc Việt Nam được ở lại miền Nam Việt Nam, chính quyền của Tổng thống Thiệu được quyền tồn tại trong một giải pháp hoà bình, trao trả tù binh không điều kiện trong vòng 60 ngày."
Loạt bài
Chiến tranh Việt Nam
Giai đoạn 1954–1959
Miền Bắc – Miền Nam
Thuyết Domino
Giai đoạn 1960–1965
Diễn biến Quốc tế – Miền Nam
Kế hoạch Staley-Taylor
Sự kiện Phật Đản, 1963
Đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm
Giai đoạn 1965–1968
Miền Bắc
Các chiến dịch Tìm-Diệt
Chiến dịch Phượng Hoàng
Diễn biến Quốc tế
Tết Mậu Thân, 1968
Giai đoạn 1968–1972
Diễn biến Quốc tế
Việt Nam hoá chiến tranh
Chiến dịch:
Lam Sơn 719 – Hè 1972 – Linebacker II
Hiệp định Paris
Giai đoạn 1973–1975
Chiến dịch:
Tây Nguyên – Huế - Đà Nẵng
Xuân 1975 – Hồ Chí Minh
Sự kiện 30 tháng 4, 1975
Hậu quả chiến tranh
Chất độc da cam
Thuyền nhân
sửa tiêu bản
Việc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt Nam là việc phải xảy ra khi chẳng ai dứt điểm được ai bằng quân sự. Sau sự kiện Tết Mậu Thân - 1968 các bên đã ngồi vào thương lượng cho tương lai chiến tranh Việt Nam. Việc thương lượng đã diễn ra rất phức tạp vì, một mặt, các bên chưa thật sự thấy cần nhượng bộ và, mặt khác, Liên Xô và Trung Quốc muốn can thiệp vào đàm phán - đặc biệt là Trung Quốc. Nước này không muốn Bắc Việt Nam tự đàm phán mà muốn thông qua Trung Quốc giống như Hiệp định Genève năm 1954. Nhưng Bắc Việt Nam cự tuyệt dù bị áp lực bởi hai đồng minh.
Hội đàm được chọn tại Paris trải từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 1 năm 1973. Ban đầu chỉ có Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Hoa Kỳ; sau mở ra thành hội nghị bốn bên, thêm Việt Nam Cộng Hoà và Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam.
(Để đi đàm phán có chính danh một chính phủ có tính tính pháp lý cao hơn trong năm 1969 phía Cộng Sản cho thành lập Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam trong lòng Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam).
Khi một bên đang thắng thế trên chiến trường thì đàm phán thường bế tắc và điều đó đúng với Hội nghị Paris suốt thời kỳ từ 1968 đến 1972. Các bên dùng hội nghị như diễn đàn đấu tranh chính trị. Trong suốt quá trình hội nghị các cuộc họp chính thức chỉ mở màn, tố cáo nhau, tranh luận vài điều mà không thể giải quyết được rồi kết thúc mà không đi vào thực chất. Chỉ có các cuộc tiếp xúc bí mật của Cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và Tiến sĩ Henry Kissinger, cố vấn của Tổng Thống Hoa Kỳ - Richard Nixon, là đi vào thảo luận thực chất nhưng không đi được đến thoả hiệp.
Đến giữa năm 1972, khi Bắc Việt Nam và Hoa Kỳ đã mệt mỏi bởi chiến tranh kéo dài và thực sự muốn đi đến kết thúc, thì đàm phán mới đi vào thực chất thoả hiệp.
Lập trường ban đầu của Hoa Kỳ: quân đội Hoa Kỳ cùng các đồng minh nước ngoài rút khỏi Việt Nam phải đồng thời với việc rút quân Bắc Việt khỏi Nam Việt Nam. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có quyền tồn tại trong giải pháp hoà bình.
Lập trường ban đầu của Bắc Việt Nam: quân đội Hoa Kỳ phải rút khỏi Việt Nam, quân đội Bắc Việt Nam có quyền ở lại chiến trường miền Nam. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu không được tồn tại trong giải pháp hoà bình.
Trong đó vấn đề quy chế của quân đội Bắc Việt tại chiến trường miền Nam Việt Nam là cốt lõi, chìa khoá của mọi mâu thuẫn của các bên. Cuối năm 1972, đã quá mệt mỏi vì chiến tranh kéo dài và bị dư luận trong nước và quốc tế đòi hỏi giải quyết vấn đề hoà bình ở Việt Nam trong thời gian nhiệm kỳ tổng thống của mình như đã hứa, chính phủ Hoa Kỳ của Tổng thống Richard Nixon đã nhượng bộ trong vấn đề cốt lõi này. Về phía mình Bắc Việt Nam cũng nhượng bộ về vấn đề quyền tồn tại của chính quyền của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Dự thảo khung của thoả hiệp đạt được là: "Quân đội Mỹ và các đồng minh nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam, quân đội Bắc Việt Nam được ở lại miền Nam Việt Nam, chính quyền của Tổng thống Thiệu được quyền tồn tại trong một giải pháp hoà bình, trao trả tù binh không điều kiện trong vòng 60 ngày."