anh ơi, nếu làm theo đề: Anh chị phân tích chất sử thi trong tác phẩm "Rừng Xà Nu" qua nhân vật Tnu. thì mình làm theo dàn ý này đc k anh, anh giúp em tí nha.
1. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, nhân vật
- Nguyễn Trung Thành là bút danh của Nguyên Ngọc nhà văn thời kì chống đế quốc Mỹ. “Rừng xà nu” là truyện ngắn xuất sắc về đề tài Tây Nguyên được sáng tác vào mùa hè năm 1965, khi đế quốc Mỹ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam nước ta.
- Truyện kể về cuộc chiến đấu của dân làng Xô Man chống Mỹ Diệm, qua đó nhà văn đã sáng tạo nên hình tượng nhân vật Tnú, một hình tượng vừa kết tinh được phẩm chất tốt đẹp của người Tây Nguyên, vừa được tác giả viết với bút pháp mang đậm chất sử thi.
0.5
2
Phân tích nhân vật Tnú
- Tnú gan góc, táo bạo, dũng cảm, chân thành, trung thực, mưu trí:
+ Tiếp tế cho cán bộ Quyết ở trong rừng; làm liên lạc.
+ Học chữ không bằng Mai đã tự trừng phạt tội hay quên của mình bằng cách “cầm một hòn đá, tự đập vào đầu, chảy máu ròng ròng”.
+ Đi làm giao liên rất mưu trí, lanh lẹ (giặc vây các ngả đường, Tnú leo lên một cây cao nhìn quanh rồi “xé rừng mà đi” lọt qua các vòng vây. Qua sông, lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang.
+ Bị giặc phục kích bắt, Tnú đã nuốt lá thư. Bị tra tấn, nhưng không khai bởi Tnú luôn khắc ghi lời dạy của cụ Mết “cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn”.
+ Một mình xông ra cứu mẹ con Mai khi trong tay không vũ khí, giặc đốt mười ngón tay vẫn không kêu thanh “cắn nát môi chịu đựng”
- Tnú có một trái tim sôi sục căm giận, biết vượt lên mọi nỗi đau đớn và bi kịch cá nhân:
+ Chứng kiến giặc tàn phá quê hương, giết hại dân làng “treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng”, “giết bà Nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu súng”…
+ Chứng kiến kẻ thù tra tấn vợ con bằng “một trận mưa cây sắt” cho đến chết; bản thân chịu đựng sự tra tấn man rợ của kẻ thù, hai bàn tay bị đốt cháy, mỗi ngón chỉ còn hai đốt vẫn còn cầm được giáo, bắn được súng, gia nhập bộ đội đi tìm Mỹ Diệm để trả thù cho vợ con, cho làng Xô Man. Anh đã xông xuống hầm ngầm đồn giặc, dùng hai bàn tay, mười ngón tay cụt bóp cổ thằng chỉ huy. Với Tnú “chúng nó đứa nào cũng là thằng Dục”.
+ Tiếng thét của Tnú đã trở thành ngòi nổ làm bùng cháy sự căm hờn của dân làng, trong phút chốc họ đã “xông lên”, xác mười tên giặc nằm ngổn ngang quanh đống lửa đỏ.
+ Cha mẹ mất sớm, được dân làng cưu mang, nuôi dưỡng, sau này trở thành người con ưu tú của dân làng
- Tnú giàu lòng yêu thương:
+ Yêu làng, yêu quê hương đất nước: nhớ từng gốc cây, nhớ “tiếng chày chuyên cần, rộn rã của những người đàn bà và những cô gái Strá, của mẹ anh ngày xa xưa, của Mai, của Dít, từ ngày lọt lòng anh đã nghe thấy nghe tiếng chày ấy rồi…
+ Yêu thương vợ con: “không đi Kon Tum mua vải được, Tnú xé đôi tấm đồ của mình ra làm tấm choàng cho Mai địu con”; biết thất bại nhưng tay không vẫn xông ra cứu vợ con.
- Tnú có tính kỉ luật cao: Xa làng ba năm, tuy nhớ nhà, nhớ quê hương, nhưng phải được cấp trên cho phép anh mới về và chỉ về đúng một đêm như quy định.
- Tnú là hình ảnh người anh hùng của dân làng Xô Man, của Tây Nguyên. Số phận và cuộc đời đau thương, bất khuất của Tnú gắn với vận mệnh của dân làng Xô Man, Tnú là niềm tự hào của quê hương, là nhân vật điển hình cho số phận và con đường của nhân dân trong cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do. Nhân vật Tnú đã tô đậm màu sắc sử thi huyền thoại truyện “Rừng xà nu”.
- Nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật anh hùng đại diện cho cộng đồng, gắn bó với số phận lịch sử của cộng đồng, được ca ngợi bằng giọng văn say mê, trang trọng, hùng tráng. Tnú là hình tượng giàu tính nghệ thuật, ý nghĩa thẩm mĩ để lại ấn tượng đặc biệt cho người đọc.
4
3
Kết luận
Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú vừa có ý nghĩa cụ thể, cá thể; vừa có ý nghĩa điển hình tiêu biểu của người anh hùng đại diện cho số phận và con đường của các dân tộc Tây Nguyên trong thời kì chống Mỹ cứu nước.