Với bài Bình ngô đại cáo thì tư tưởng nhân nghĩa đc thể hiện xuyên suốt, nếu nói ra thì sẽ dài lắm, từ đoạn đầu của bài cái đã thể hiện rõ qua 2 câu "việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/quân điếu phạt trước lo trừ bạo", nhân nghĩa trước hết là làm cho nhân dân yên ổn và để đc như vậy thì phải trừ hết bạo, bạo ở đây k chỉ là giặc mà còn là bọn quan tham chuyên đục khuét nhân dân. Sau đó sự khẳng định văn hiến của nhân dân ta cũng là nhân nghĩa. Tiếp theo chiến thắng của quân ta trước sự xâm chiếm của kẻ thù. Nguyễn Trãi tố cáo tội ác của giặc cũng là nhân nghĩa. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa cũng là nhân nghĩa. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt cũng vậy và cả chiến thắng vẫn là nhân nghĩa. Nói chung nó rất dài, ở phần nào cũng có, cần đi phân tích những dẫn chứng tiêu biểu để làm rõ hơn.
Ở Cảnh ngày hè, nhân nghĩa đc thể hiện rõ nhất ở câu "dẽ có ngu cầm đàn 1 tiếng/ dân giàu đủ, khắp đòi phương" cái này dựa vào điển tích điển cố đc giải thích ở sách giáo khoa để làm rõ. Ngòai ra ở nhịp điệu câu thơ cũng có, câu "dân giàu đủ, khắp đòi phương" có nhịp 3/3, nhịp điệu cân bằng cũng như ước muốn nhân dân sống đầy đủ, cân bằng, đồng đều, k ai giàu, cũng k ai nghèo.
Để làm đề này phải chịu khó viết 1 chút và chỉ cần đi vào những phần có liên quan, phần khác chỉ nên nói sơ, k có thì thiếu mà có nhiều quá thì thừa, làm mất thời gian.
Chúc bạn thi tốt