Đoạn 2
Mấy hôm sau, tôi quyết định “liều mạng” một phen. Nhân lúc cô bé hoa thạch thảo đang nói chuyện với cô bán hoa, tôi giả vờ chọn mấy nhánh hoa, lặng nghe xem họ nói chuyện gì. Vẫn chuyện hoa thạch thảo mà hình như cả hai người đều rất thích. Sao tôi không biết bài đó nhỉ? Thế là suốt mấy hôm liền, tôi lang thang qua các quầy bán băng nhạc. Mãi đến hôm thứ mười mấy, khi tôi đã bắt đầu chán nản, không hi vọng gì tìm ra bài hát cô bé yêu thích, chợt vẳng đến tai tôi tiếng hát từ một băng cát xét có nhắc đến những bông hoa vừa đượm buồn. Tôi ngơ ngẩn lắng nghe. Thì ra là bài hát này thoải rập rờn sóng cỏ. Dưới bầu trời mờ xám nhưng khô ráo của một buổi chiều không có nắng, bạt ngàn những bông hoa thạch thảo tím ngát, nghiêng ngả trong gió se lạnh… Tôi cứ đứng ven đường, mải mê nghe tiếng hát lúc vút cao chất ngất như giằng xé, đau đớn, lúc trầm lắng một nỗi buồn vừa dịu dàng, vừa uể oải. Có lẽ đây là lần đầu tiên một bài hát đã làm tôi ngẩn ngơ đến thế. Đi đã rất xa rồi. Tiếng hát về loài hoa thạch thảo vẫn còn ngân nga mãi trong tôi. Không còn giữ gìn ý tứ gì nữa, tôi đến thẳng quầy, nói với cô bán hoa:
- Cô ơi, cháu vừa được nghe bài hát về hoa thạch thảo, cô ạ.
- Sao, cháu cũng thích bài hát đó à? – Cô bán hoa tươi cười hỏi lại tôi. – Bài đó buồn, nhưng thật hay phải không? Vả lại có những nỗi buồn làm cho người ta sống cao quý hơn lên… - Cô chợt cười to như tự giễu mình vì câu nói mang chất triết lí không ăn nhập lắm với câu chuyện thường ngày của mình.
Không ngờ cô bán hoa xởi lởi như vậy. Tôi đánh bạo nói thêm:
- Vâng, bài hát hay thật. Thảo nào cô gì thường ra đây mua hoa thạch thảo thích là phải.
- Ừ, con nhỏ ấy nó mê hoa thạch thảo lắm. Lần nào ra cũng mua độc loài hoa đó. Nó bảo nó thích vẻ mộc mạc giản dị. – Cô bỗng tủm tỉm cười, mắt hấp háy đầy vẻ hóm hỉnh.
- Sao, chú mày quen nhỏ đó à?
Tôi cảm thấy mặt mình nóng bừng, lúng túng chối:
- Không ạ. Cháu đâu có quen. Cháu chỉ…
Như thông cảm với tâm trạng bối rối rất khó diễn tả của tôi, cô bán hoa không truy hỏi tiếp mà ngược lại, như cố tình cho tôi biết thêm về cô bé:
- Con nhỏ thật dễ thương. Nó thuỳ mị, nết na.
Mấy hôm sau, tôi quyết định “liều mạng” một phen. Nhân lúc cô bé hoa thạch thảo đang nói chuyện với cô bán hoa, tôi giả vờ chọn mấy nhánh hoa, lặng nghe xem họ nói chuyện gì. Vẫn chuyện hoa thạch thảo mà hình như cả hai người đều rất thích. Sao tôi không biết bài đó nhỉ? Thế là suốt mấy hôm liền, tôi lang thang qua các quầy bán băng nhạc. Mãi đến hôm thứ mười mấy, khi tôi đã bắt đầu chán nản, không hi vọng gì tìm ra bài hát cô bé yêu thích, chợt vẳng đến tai tôi tiếng hát từ một băng cát xét có nhắc đến những bông hoa vừa đượm buồn. Tôi ngơ ngẩn lắng nghe. Thì ra là bài hát này thoải rập rờn sóng cỏ. Dưới bầu trời mờ xám nhưng khô ráo của một buổi chiều không có nắng, bạt ngàn những bông hoa thạch thảo tím ngát, nghiêng ngả trong gió se lạnh… Tôi cứ đứng ven đường, mải mê nghe tiếng hát lúc vút cao chất ngất như giằng xé, đau đớn, lúc trầm lắng một nỗi buồn vừa dịu dàng, vừa uể oải. Có lẽ đây là lần đầu tiên một bài hát đã làm tôi ngẩn ngơ đến thế. Đi đã rất xa rồi. Tiếng hát về loài hoa thạch thảo vẫn còn ngân nga mãi trong tôi. Không còn giữ gìn ý tứ gì nữa, tôi đến thẳng quầy, nói với cô bán hoa:
- Cô ơi, cháu vừa được nghe bài hát về hoa thạch thảo, cô ạ.
- Sao, cháu cũng thích bài hát đó à? – Cô bán hoa tươi cười hỏi lại tôi. – Bài đó buồn, nhưng thật hay phải không? Vả lại có những nỗi buồn làm cho người ta sống cao quý hơn lên… - Cô chợt cười to như tự giễu mình vì câu nói mang chất triết lí không ăn nhập lắm với câu chuyện thường ngày của mình.
Không ngờ cô bán hoa xởi lởi như vậy. Tôi đánh bạo nói thêm:
- Vâng, bài hát hay thật. Thảo nào cô gì thường ra đây mua hoa thạch thảo thích là phải.
- Ừ, con nhỏ ấy nó mê hoa thạch thảo lắm. Lần nào ra cũng mua độc loài hoa đó. Nó bảo nó thích vẻ mộc mạc giản dị. – Cô bỗng tủm tỉm cười, mắt hấp háy đầy vẻ hóm hỉnh.
- Sao, chú mày quen nhỏ đó à?
Tôi cảm thấy mặt mình nóng bừng, lúng túng chối:
- Không ạ. Cháu đâu có quen. Cháu chỉ…
Như thông cảm với tâm trạng bối rối rất khó diễn tả của tôi, cô bán hoa không truy hỏi tiếp mà ngược lại, như cố tình cho tôi biết thêm về cô bé:
- Con nhỏ thật dễ thương. Nó thuỳ mị, nết na.