haiquynh.710
Lượt Thích
1

Tham gia ngày
Được nhìn thấy lần cuối

Tường Hoạt động mới Bài viết Giới thiệu

  • Bước sang thế kỷ XXI, chúng tôi muốn thử đánh giá lại triều Nguyễn nhìn từ góc độ những di sản mà vương triều này đã để lại cho đến ngày nay. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn nêu lên 3 vấn đề sau:

    1. Lãnh thổ được xác lập dưới triều Nguyễn trở thành cơ sở cho việc xác định lãnh thổ của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện đại.

    2. Thiết chế chính quyền trung ương – địa phương hiện đại đã kế thừa nhiều hình thức quản lý của triều Nguyễn.

    3. Vấn đề phát hành và lưu thông tiền tệ
    Đánh giá lại triều Nguyễn: Về một vài di sản của nhà Nguyễn còn tồn tại đến ngày nay

    Trước đây, nhà Nguyễn (1802-1945), vương triều cuối cùng của Việt Nam, thường bị đánh giá một cách tiêu cực như là vương triều đã để mất nước vào tay chủ nghĩa thực dân Pháp. Tuy nhiên, từ thập niên 90 của thế kỷ trước, trong giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã xuất hiện xu hướng đánh giá lại vương triều này từ những góc độ tích cực hơn, Ví dụ như các nghiên cứu về việc xác định lãnh thổ dưới triều Minh Mạng, về cải cách cơ cấu nhà nước hay việc áp dụng chế độ công điền dưới triều Nguyễn.
    Những khái quát của ông Trần Đình Sử về "Tràng Giang" ví như: "Nay Huy Cận một mình đối diện với khung cảnh vô tình..." là hết sức sai. Cảnh vật thiên nhiên nếu không có con người thì đều là cảnh vật vô cảm, vô tình cả. Nhưng cảnh vật trong "Tràng Giang" đâu còn là cảnh vật thuần tuý tự nhiên. Nó là cảnh vật đã được Huy Cận hoá, thơ hóa, hồn vía hoá nên là cảnh vật đẫm tình người. Nguyễn Du đã viết rất rõ về điều này như sau: "Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Bảo cảnh vật trong bài thơ "Tràng Giang" đều là cảnh vật vô tình như ông Sử trên không chỉ không hiểu được Huy Cận, mà còn không thể nào đọc được thơ nói chung. Ông Trần Đình Sử tiếp tục phát triển cái nhận xét sai lầm về thơ Huy Cận nói riêng và về thơ nói chung bằng cách viết như sau: "Cái buồn như toát ra từ cấu tạo của thế giới, từ cái đẹp thiếu tình người, từ sự mất liên lạc có tính phổ quát gây ra". Bảo cảnh vật, bảo nỗi buồn trong bài thơ "Tràng Giang" sinh ra từ "cái đẹp thiếu tình người", "từ sự mất liên lạc" của thế giới như ông Sử viết trên là cách tốt nhất để giết chết hồn thơ Huy Cận vậy...
    Ta hãy nghe ông Sử giải nghĩa khổ thơ thứ ba: "Khổ thứ ba vẫn tiếp tục mạch cảm xúc về sự hờ hững, mất hết liên lạc giữa các sự vật: "Bèo dạt về đâu hàng nối hàng/ Mênh mông không một chuyến đò ngang/ Không cầu gợi chút niềm thân mật/ Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng". Vẫn các sự vật đặt bên nhau: bèo hàng nối hàng, bờ xanh tiếp bãi vàng, hai bờ sông mênh mông không cầu, không đò ngang, tạo thành một thế giới không liên hệ..." "...Mọi vật thì vẫn có, nhưng không vật nào có ý tìm nhau, đến với nhau, cần đến nhau..." Đọc thoáng qua khổ thơ thứ ba, cảm giác đầu mang lại cho chúng ta chừng như ủng hộ kết luận về "một thế giới không liên hệ" của ông Trần Đình Sử. Nhưng đọc lại khổ thơ không chỉ bằng mắt mà bằng tâm hồn, bằng chiều sâu của tư tưởng, tình cảm, mới thấy ông Sử hiểu thơ Huy Cận như trên là chưa đúng. Các sự vật trong khổ thơ thứ ba tưởng "hờ hững" mà thực ra không chút hững hờ. Ngay cả những đám "bèo dạt" "hàng nối hàng" kia cũng hừng hực một nhiệt tình, một hăm hở đi tìm vô định: "Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng". Bản chất của bèo, nghề nghiệp của bèo là trôi dạt, là cuộc hành hương tìm cái không đâu vô bờ bến. Bèo chỉ buồn vì nỗi hững hờ không được trôi dạt, không được lang thang. Nó có cái vui được vừa đi vừa nở hoa, vừa đi vừa tụ lại rồi tan tác, hợp hợp tan tan là đam mê và lẽ sống của kiếp bèo. Nay, nhờ tình thơ Huy Cận, bèo lại được họp thành làng, thành xã, được tập thể hóa mà trôi, mà vun vút, hăm hở, "hàng nối hàng'' vui như hội, có đâu lại ''hững hờ", "mất hết liên lạc với nhau", "không tìm nhau, đến với nhau, cần đến nhau" như lời bình vô cảm của ông Trần Đình Sử? Ngay cả sự "không cầu", "không đò" qua sông tăng thêm chiều dài rộng, chiều sâu khôn cùng, giúp không gian tịch lặng càng thêm tịch lặng, chính là để tạo "máng cỏ'' cho hồn thơ giáng thế trong trắc ẩn nồng nàn tạo vật, tuyệt nhiên cảnh đượm tình này không chút "hững hờ". "Bờ xanh tiếp bãi vàng" về bề ngoài, có vẻ lặng lẽ, nhưng trong chiều sâu bờ thẳm kia là động vang của huy hoàng "xanh" tiếp rực rỡ "vàng", tạo cho âm hưởng bên trong cất tiếng nói trữ tình nồng ấm. Mọi sự vật trong khổ thơ đều được nối với nhau bằng "cầu" bằng "đò" không nhìn thấy là hồn thơ, tình thơ Huy Cận bảng lảng, nồng nàn khắp nơi. Chính Trịnh Công Sơn, qua ca khúc của mình, chừng như đã giúp ta bình khổ thơ thứ ba của Huy Cận một cách thật hay: "Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau". Chính nỗi bơ vơ của dòng "Tràng Giang" không cầu, không đò kia đã núp vào cái bơ vơ của hồn Huy Cận mà hết nỗi bơ vơ ngay khi nhận ra "Bờ xanh tiếp bãi vàng" thân mật
    Ta thử đọc lại câu thơ: "Nắng xuống, trời lên sâu chót vót" để xem lời giải nghĩa của ông Sử là "Bản thân hai hướng lên xuống, như không ăn nhập với nhau" có đúng không? Nhìn bề ngoài, có vẻ "nắng xuống, trời lên" như "không ăn nhập với nhau" thật. Nhưng ngẫm một chút, mới thấy "nắng xuống" để "trời lên" là biện chứng của nhau, là hai mặt của một thực thể "chiều"! Nó giống như hai đầu của cái bập bênh tạo hóa: "nắng xuống" thu cái chói gắt về giấu vào hoàng hôn để chiều dịu lại, xa thêm, làm thinh không cao hơn thành hun hút: "trời lên". Có phải trong hai dòng cuối của khổ thơ thứ hai, Huy Cận "đã đem đặt bên nhau những yếu tố vốn không có gì là buồn để tạo nên một cảnh buồn" hay không? Về điều này, ông Sử đã lầm. "Nắng xuống" để hoàng hôn, cho một ngày sắp tắt vốn sẵn một nỗi buồn chiều. Xưa nay, thơ văn thường mượn buổi chiều, buổi "nắng xuống" mà bày tỏ nỗi buồn của con người đó sao? "Trời lên sâu chót vót" cũng tạo một cảm giác buồn. Xuân Diệu từng viết: "Hôm nay trời nhẹ lên cao/ Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn". Trong thiên nhiên phàm cái gì cao quá, sâu quá, dài quá, rộng quá, lớn quá...đều mang đến cho con người cảm giác buồn. Thế thì cả ba nhịp ngắt, ba yếu tố sông, trời, bến của câu thơ: "Sông dài, trời rộng, bến cô liêu" mỗi nhịp đều là ký hiệu của một nỗi buồn riêng. Bến "cô liêu" được ông Sử giải nghĩa là vắng vẻ là chưa hoàn toàn đúng. Nghĩa từ điển của "cô liêu" là lẻ loi, hoang vắng. Đã vừa lẻ loi, vừa hoang vắng thì buồn quá đi chứ. Tóm lại, trong năm yếu tố, năm nhịp thơ được Huy Cận dùng dấu phẩy (,) để chia ra thành năm mảnh, mảnh nào cũng man mác buồn. Cộng năm mảnh buồn nhỏ lại, hai câu thơ trên mới biểu thị một nỗi buồn lớn hơn. Việc ông Sử giải thích các nghĩa đen hai câu thơ cuối của khổ thơ thứ hai bài "Tràng Giang" như trên, chứng tỏ ông chưa hiểu nổi khổ thơ này.
    Khi giảng nghĩa đen hai câu: "Nắng xuống, trời lên sâu chót vót/ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu" người bình thơ viết: "Hai dòng cuối càng tô đậm thêm cảm giác lạc lõng: nắng xuống, trời lên không chỉ gợi ra khung cảnh nắng chiều, mà bản thân hai hướng lên xuống, như không ăn nhập với nhau, và sông dài, trời rộng càng tăng thêm cái vắng vẻ của bến sông. Cô liêu là vắng vẻ. Trong hai dòng này nhà thơ đã đem đặt bên nhau những yếu tố vốn không có gì là buồn để tạo nên một cảnh buồn. Giữa các yếu tố đó đều có đặt dấu phẩy (,)".
    Giảng nghĩa đen câu thơ "Con thuyền xuôi mái nước song song", ông Sử viết: "Ở đây con thuyền buông mái chèo xuôi dòng (xuôi mái) theo dòng nước nhưng thuyền và nước chỉ "song song" với nhau, chứ không gắn bó gì với nhau". Khi "thuyền" và "nước" đang trong cảnh "xuôi chèo mát mái" (xuôi chèo) chảy song song nhau trong một tư thế gắn bó, hòa hợp, êm ấm, thơ mộng, sao dám bảo "chúng không gắn bó gì với nhau"? Trong ngữ cảnh câu thơ "Con thuyền xuôi mái nước song song", "thuyền" và "nước" đã là đôi uyên ương thắm thiết; nên ngay câu sau, mới xuất hiện nỗi "sầu trăm ngả" của "nước" khi xa bạn tình bởi việc "thuyền về": "Thuyền về nước lại sầu trăm ngả"! Việc ông Sử bảo "thuyền" và ''nước" "không gắn bó gì với nhau", trong khi thực sự chúng yêu nhau vô cùng nên càng đau đớn khi chia ly, là hiểu sai hoàn toàn nghĩa đen câu thơ.
    Cần phải hiểu đúng bài thơ "Tràng Giang"

    Bài thơ "Tràng Giang" in trong tập "Lửa thiêng" là một trong những kiệt tác của nhà thơ Huy Cận. Bài thơ này vừa xuất hiện đã được đưa ngay vào sách giáo khoa từ trước 1945, đến nay vẫn đang còn học trong chương trình "Văn học 11" tập 1 do Bộ GD&ĐT ấn hành thông qua NXB GD. GSTS Trần Đình Sử đã bình giảng bài thơ này làm mẫu để học sinh trung học thi tốt nghiệp, thi đại học và cao đẳng, in trong cuốn "GIẢNG VĂN CHỌN LỌC VĂN HỌC VIỆT NAM - VĂN HỌC HIỆN ĐẠI", NXB Đại học Quốc gia Hà Nội -2001. Nhận thấy bài bình giảng "Tràng Giang" trên còn có nhiều điều chưa chuẩn xác, chúng tôi xin phép được trao đổi với ông Trần Đình Sử, ngõ hầu mong các vị thức giả trong nước chỉ giáo.

    Chẳng cần phải "giải mã" bằng các thao tác phân tích sâu xa gì, chỉ cần bất cứ ai có trình độ sơ cấp, nếu đã đọc "Tràng Giang", đều thấy bài thơ này tác giả mượn cảnh sông nước đìu hiu buổi chiều để không chỉ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, mà chính là muốn bày tỏ nỗi sầu, nỗi cô đơn của con người trước vũ trụ. Ông Trần Đình Sử đã nhìn thấy phần nhô lên của tảng băng - thơ "Tràng Giang" và phân tích được điều này. Nhưng cái phần chìm của tảng băng - thơ "Tràng Giang", rất tiếc, ông chưa tìm ra cách gọi tên! Chung quy cũng bởi ông đã hiểu chưa đúng nghĩa đen của nhiều câu thơ trong "Tràng Giang". Chúng tôi xin dẫn giải, chứng minh
    Tôi trấn an rằng hội thảo khoa học thì cứ tiến hành, hy vọng kết quả sẽ làm sáng tỏ “công-tội” của người xưa. Lan man sang những câu chuyện bên lề, có ai đó hỏi: “Học giả Đào Duy Anh có phải là hậu duệ cụ Đào Duy Từ không nhỉ?”. Tôi nói rằng không rõ, nhưng thường có chung họ, lại cả đệm nữa thì có thể không cùng nơi phát tích (quê) nhưng thường “suy cho cùng” thì rất có thể có chung dòng máu (thân tộc)...Câu chuyện lan man tiếp rồi đụng đến tên tuổi một nhà lãnh đạo quan trọng hồi đó cũng trùng họ và đệm với cụ Đào Duy Từ. Tôi cũng trả lời tương tự...
    Thế rồi, cuộc hội thảo ngày hôm sau thành công rực rỡ, không chỉ vì chất lượng nội dung của nó mà còn vì, và rất quan trọng đối với địa phương là hầu hết các vị lãnh đạo ở tỉnh đều tham dự rất... hồ hởi.
    Mọi việc đã chuẩn bị chu đáo để hôm sau khai mạc hội thảo. Bỗng có tin vì có người bình luận rằng tại sao lại đề cao con người có tội đã đắp luỹ chia cắt đất nước khiến dân tộc phải mang “mối hận sông Gianh”, nên có thể nhiều vị lãnh đạo quan trọng của địa phương sẽ vắng mặt, cho dù trước đó đã hồ hởi nhận lời tham dự. Người chủ trì hội thảo của địa phương vô cùng lo lắng.
    Vĩ thanh

    Tôi muốn kể lại một “kỷ niệm nghề nghiệp” cách đây cũng đã 15 năm khi vào Quảng Bình chủ trì việc tổ chức hội thảo về nhân vật Đào Duy Từ, một người tài năng bị chúa Trịnh bạc đãi nhưng được chúa Nguyễn biệt đãi. Ông chính là tác giả của Luỹ Thày bên sông Nhật Lệ và và Luỹ Trường Dục chặn đứng quân Trịnh bên dòng sông Gianh, chấm dứt binh lửa giữa hai thế lực, giúp các chúa Nguyễn rảnh rang phía Bắc để mở mang bờ cõi về phương Nam.
    Có thể có nhiều cách nhìn nhận về vấn đề này, nhưng điều quan trọng hơn lời khen hay chê, chính là những đổi thay của đời sống đất nước, trong đó có đời sống sử học và đời sống chính trị. Nó phản ảnh một sự không cưỡng nổi của lẽ phải, của lòng người, của những giá trị về sự công bằng, nhưng cũng là sự thay đổi tích cực của một nền chính trị đang đổi mới và hội nhập, đang từng bước vượt qua những quán tính của một thời kỳ lịch sử đã qua, gắn với những yêu cầu của “chiến tranh-cách mạng”, khắc phục những ấu trĩ trên bước đường trưởng thành vì lợi ích phát triển của dân tộc.
    Gs Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Sử học VN tại cuộc hội thảo vừa rồi ở Thanh Hoá đã cho biết, chính cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, vào ngay thời điểm đang chỉ đạo việc biên soạn bộ lịch sử do UBKHXH chủ trì đả phá quyết liệt các chúa Nguyễn và triều Nguyễn đã nói ở trên, cũng nhắc nhở những người tham gia biên soạn bộ sử ấy rằng, rồi “đến lúc nào đó” phải đánh giá lại chính những quan điểm của bộ sử này về các chúa Nguyễn và triều Nguyễn (?!).
    Tết vừa rồi Hội Sử học VN cùng những người có tâm đức đã đặt một bức tượng đồng lớn vào Lăng của Ngài với sự đồng thuận của Cục Di sản (Bộ Văn hóa- Thể thao- Du lịch) và chính quyền như một sự kiện có ý nghĩa. Ông đã có mặt với một tinh thần cầu thị và quyết vượt qua những nhận thức hạn chế của quá khứ, đồng hành cùng giới sử học tổ chức các cuộc hội thảo về Trương Vĩnh Ký và Phan Thanh Giản.

    Sau những cuộc hội thảo này ngôi trường tư thục mang tên Trương Vĩnh Ký đã ra đời, và mới đây bức tượng bán thân Phan Thanh Giản do chính cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cung tiến đã được đặt ở quê hương ông...
    Ông Võ Văn Kiệt đã đến, ngồi lắng nghe các tham luận rồi phát biểu với những lời đánh giá biện chứng về một chính khách thời Nguyễn đã có công đối với vùng đất và thành Gia Định xưa.

    Kết thúc hội thảo, ông ra thẳng Lăng thắp nén hương như một lời tạ lỗi. Cho đến cuối đời ông vẫn suy nghĩ về việc con đưòng Lê Văn Duyệt của Sài Gòn xưa đã bị xoá tên vào lúc ông đang có quyền, để rồi trước khi mất không lâu ông đã nói với những người có trách nhiệm của thành phố rằng cần sớm đặt lại tên của vị Tả quân tài năng nhưng bất hạnh này (vì bị cả vua Minh Mạng và cách mạng xử tệ).
    Tôi không quên, sau cuộc hội thảo về “Thời Gia Long” do Hội Sử học t/p HCM tổ chức bị vài người “phát giác” với các nhà quản lý, khiến có một vài sự phiền phức đối với các nhà tổ chức, thì cuộc hội thảo tiếp theo về Lê Văn Duyệt được tổ chức ngay tại địa phương toạ lạc ngôi Lăng Ông.

    Lãnh đạo địa phương trong thâm tâm rất ủng hộ việc làm này vì biết nó thuận lòng dân, nhưng đầy e ngại với những nhà quản lý cấp trên của mình nên né tránh xuất hiện.
    Đổi mới tư duy chính trị

    Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng đi thị sát con sông đào này với lòng thán phục quan lại và dân chúng xưa đã để lại một công trình mẫu mực của trị thuỷ kết hợp với quốc phòng và ngoại giao. Có thể nói thêm rằng chính cố TT đã là người động viên mạnh mẽ và thiết thực để tiến tới cuộc hội thảo vừa rồi. Đúng hơn, ông đã là người đồng hành và hỗ trợ cho những nỗ lực của giới sử học tổ chức từng buớc, thúc đẩy quá trình nhận thức lại, bắt đầu từ những việc nhỏ đến lớn.
    Ta nghĩ gì khi tiếp xúc bộ địa bạ hàng vạn trang do quan lại triều Nguyễn tổ chức đo đạc và biên vẽ, hầu hết các thửa ruộng trên cả nước để quản lý đất đai, hay tổ chức viêc mở mang kinh doanh mà tiêu biểu như doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ lập ra hai huyện lấn biển Tiền Hải-Kim Sơn hay Thoại Ngọc Hầu đào kênh Vĩnh Tế đến nay càng thấy tài giỏi v.v...
    Ta nghĩ gì khi biết rằng vua Gia Long đã truất quyền nối ngôi của Hoàng tử Cảnh, người con đã gửi gắm cho giáo sĩ Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) sang triều đình Versaille cầu viện mà không chịu giữ đạo thờ cúng tổ tiên, để trao ngai vàng cho Minh Mạng, con người đầy năng lực cải cách. Con người này đã hướng tầm nhìn ra biển, không chỉ vẽ hải đảo xa xôi trên bản đồ mà còn chỉ huy việc đóng tàu chạy hơi nước bọc đồng và cho người tham quan các tàu biển của Anh và Mỹ “học tập hàng hải biển để phòng khi cần”.
  • Đang tải…
  • Đang tải…
  • Đang tải…
Top Bottom