Ngoại ngữ [TA-Lý thuyết+Bài tập]Ngữ vựng - Những nhóm từ dễ nhầm lẫn

Q

quedomnho

pàkon uj,tớ hỏi chút ha, cô jáo tớ sử dụng cấu trúc "either...or" ở câu này là đúng hay sai:
Marry is very beautiful and is also good-looking. ( marry rất xinh đẹp và rất tôt bụng)
--> Marry is either beautiful or good-looking.
cô chuyển như thế thỳ nghĩa của câu thành marry hoặc rất xinh đẹp hoặc rất tốt bụng àh?????
pàkon jải thjx júp mình zới, về nàh xem lại bài thấy vô lí mà tuần sau mới gặp cô, hjxhjx, nhờ pàkon lun zậy...........................................................

cô giáo bạn đúng đó!
either ....or tức là cả cái này và cái kia
ngược lại là neither... nor.... nghĩa là cả 2 cái đều hok!
VD: she is either beautiful or helpful (cô ấy vừa xinh đẹp vừa tốt bụng)
Neither Lan nor Mai came to school yesterday (cả Lan và Mai đều hok đj học hum qua)
 
H

halfbloodprince_vd

Cả hai câu trên đều đúng theo ngữ pháp chuẩn của tiếng Anh. Trong tiếng Anh, có nhiều cách khác nhau để diễn đạt cùng một ý tưởng. Cấu trúc với Let’s và It’s high time là một ví dụ. Việc bạn lựa chọn cách nào là tuỳ thuộc vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể: bạn đang nói chuyện với ai, bạn muốn chuyển tải điều gì và phong cách nói chuyện mà bạn muốn thể hiện.

Let’s là dạng viết tắt của “Let us”. Sau cấu trúc này là một động từ nguyên thể không TO và thường được dùng để diễn đạt một đề xuất hay gợi ý trong một cuộc nói chuyện thân mật. Trong những trường hợp như vậy, nó thường được dùng dưới dạng câu hỏi đuôi: “Let’s do something, shall we?”
Thử tưởng tượng là bạn đang có mặt ở một bữa tiệc, lúc đó đã khá muộn, bạn đã mệt và hôm sau bạn còn phải đi làm. Bạn đi tới đó cùng với một người bạn và vì đã muộn bạn muốn về nhà. Bạn có thể nói với bạn mình “Let’s go, shall we?” (Bọn mình đi thôi chứ). Đây là một cách nói lịch sự và tế nhị để diễn đạt ý muốn của người nói.

Nếu bạn chỉ nói “Let’s go” thì sắc thái ý nghĩa của câu sẽ thay đổi. Lúc này câu nói giống như một lời yêu cầu hơn là một lời đề nghị. Bạn có thể thấy bố mẹ dùng cách nói này với con cái: “Come on, kids. Let’s go” (Về thôi các con). Lúc này người nói quyết định là đã đến lúc cần đi và trông đợi người nghe thực hiện điều mà anh ta / cô ta nói.

Cấu trúc thứ hai có thể dùng để diễn đạt một đề xuất hay yêu cầu là “It’s high time”. Điều đặc biệt ở cấu trúc này là động từ trong câu chia ở thì quá khứ nhưng ý nghĩa của câu lại diễn đạt hành động trong hiện tại.


Ví dụ: It’s high time we went. (Đã đến lúc chúng ta phải đi rồi)

Dạng quá khứ của động từ trong cấu trúc trên, theo những giáo viên bản xứ, là thức giả định của động từ. Trong tiếng Anh, thức giả định thường được dùng khi đề cập đến những tình huống không có thật hoặc tưởng tượng. Rõ ràng việc rời khỏi bữa tiệc trong ví dụ trên là chưa xảy ra. Nó mới chỉ là một tính huống giả định nằm trong đề xuất / yêu cầu của người nói.
Ví dụ trên có thể diễn đạt một cách khác _ bằng câu điều kiện không có thật ở hiện tại: “If I were you, I would go” (Nếu là bạn, tôi sẽ đi). Đây chỉ là một đề xuất mang tính chất giả định nhưng nó lại liên quan đến một tình huống trong hiện tại. Đó là lý do vì sao trong cấu trúc “It’s high time” động từ được chia ở thì quá khứ đơn giản mà lại diễn đạt một hành động trong hiện tại.

Ngoài ra, còn có một số cấu trúc khác có ý nghĩa và cách dùng tương tự như: “It’s time…” hay “It’s about time….”. Ví dụ:
- It’s time we left.
- It’s about time we left.

Về sắc thái ý nghĩa, cấu trúc It’s high time thường được dùng trong những trường hợp khẩn cấp như:
- It’s high time we left. Come on or we’ll miss the train.
(Đã đến lúc chúng ta phải đi rồi. Đi thôi, nếu không chúng ta lỡ tàu mất)
- You’re 20 years old now. It’s high time you found a job, young man.
(Con đã 20 tuổi. Đã đến lúc con phải tìm một công việc rồi, chàng trai trẻ)

còn cái này mình thấy hay thấy xu ất hiện trong mấy bài hát nên bạn nào thik thì vô xem nhá

Những từ như GONNA hay WANNA mà bạn nghe thấy trong những bài hát và bộ phim bằng tiếng Anh không phải là tiếng lóng. Chúng là dạng nói tắt của một số cụm từ thông dụng trong khẩu ngữ.


GONNA là dạng nói tắt của cụm “going to”. Nếu bạn nói nhanh cụm từ này mà không phát âm rõ từng từ, nghe nó sẽ giống như phát âm của “gonna”. Ví dụ:

Nothing’s gonna change my love for you. (Sẽ không có điều gì có thể làm thay đổi tình yêu anh dành cho em.)
I’m not gonna tell you. (Tôi không nói cho anh biết).
What are you gonna do? (Bạn định sẽ làm gì?)
Tương tự, WANNA là dạng nói tắt của “want to” (muốn …). Ví dụ:

I wanna go home. (Tôi muốn về nhà)
I don’t wanna go. (Tôi không muốn đi)
Do you wanna watch TV? (Con có muốn xem ti vi không?)
Ngoài hai từ trên, trong tiếng Anh còn có khá nhiều các cụm nói tắt tương tự như:


GIMME = give me (đưa cho tôi…)

Gimme your money. (Đưa tiền của anh cho tôi)
Don’t gimme that rubbish. (Đừng đưa cho tôi thứ rác rưởi đó)
Can you gimme a hand? (Bạn có thể giúp tôi một tay không?)

GOTTA = (have) got a (có…)

I’ve gotta gun / I gotta gun. (Tôi có một khẩu súng)
She hasn’t gotta penny. (Cô ta chẳng có lấy một đồng xu)
Have you gotta car? (Anh có xe ô tô không?)

GOTTA = (have) got to (phải làm gì đó)

I gotta go now. (Tôi phải đi bây giờ)
We haven’t gotta do that. (Chúng ta không phải làm điều đó)
Have they gotta work? (Họ có phải làm việc không?)

INIT = isn’t it (có phải không)

That’s smart, init? (Nó thật là thông minh phải không?)
Init strange? (Điều đó có lạ không?)

KINDA = kind of (đại loại là…)

She’s kinda cute. (Cô ấy đại loại là dễ thương)
Are you kinda mad at me? (Có phải anh đại loại là phát điên với tôi phải không?)

LEMME = let me (để tôi)

Lemme go! (Hãy để tôi đi).
He didn’t lemme see it. (Anh ta không để tôi nhìn thấy nó).

WANNA = “want a” (muốn một thứ gì đó). Ví dụ:

I wanna coffee. (Tôi muốn một tách cà phê)
I don’t wanna thing from you. (Tôi không muốn bất kỳ điều gì từ anh).
Do you wanna beer? (Bạn có muốn uống một cốc bia không?).

Cần nhớ rằng đây là dạng nói tắt chỉ thông dụng trong khẩu ngữ. Bạn không nên lạm dụng chúng trong văn viết hay văn nói ở những trường hợp cần cách nói trang trọng (như phát biểu trước đông người .v.v…) Cách nói này chỉ phù hợp khi bạn nói chuyện với bạn bè hay trong những cuộc gặp mặt thân mật khác.
 
H

halfbloodprince_vd

Trong tiếng Anh có hai cách dùng từ “other” trong tiếng Anh:

- Nếu bạn đặt “other” trước một danh từ, nó sẽ giữ vai trò ngữ pháp của một tính từ bổ nghĩa cho danh từ ấy và ý nghĩa của nó lúc đó là “khác”.


Ví dụ: We have one office on Main Street. The other office is on Wall Street.

(Chúng tôi có một văn phòng trên phố Main. Văn phòng kia ở trên phố Wall).


- Nếu “other” được dùng như một tính từ, bạn không thể thêm “s” (dấu hiệu số nhiều) vào sau nó vì bạn chỉ có số nhiều của danh từ chứ không có số nhiều của tính từ. Ví dụ, bạn có thể nói “the other houses” (những ngôi nhà khác), “the other people” (những người khác), “the other political parties” (những đảng phái chính trị khác) .v.v…

- Nếu bạn đặt “other” đứng một mình, nó sẽ giữ vai trò ngữ pháp của một danh từ. Khi đó bạn có thể thêm “s” khi đề cập đến nhiều thứ khác.


Ví dụ: I’ll take this cake and you can have all the others.

(Tôi sẽ lấy cái bánh này và bạn có thể lấy tất cả những cái khác).

This car costs £8,000 and the others cost £10,000.

(Chiếc ô tô này giá 8.000 bảng còn những chiếc khác giá 10.000 bảng).

If you tell Jane, I’ll tell the others.

(Nếu bạn nói với Jane, tôi sẽ bảo những người khác).


“Another” (một thứ khác, một người khác) là một dạng biến thể bất quy tắc của “other”. Theo nguyên tắc của tiếng Anh thông thường, “another” đúng ra phải được viết là “an other”. Nhưng vì một nguyên nhân nào đó vào thế kỷ 16 mà nó có cách viết như chúng ta vẫn thấy ngày nay. “Another” cũng có hai cách dùng cơ bản.

- “Another” thường đi trước danh từ đếm được số ít.

Ví dụ: Would you like another cup of coffee?

(Bạn có muốn uống thêm một tách cà phê nữa không?)

She is going to have another baby.

(Cô ấy sắp có thêm một đứa con nữa).


- Bạn cũng có thể đặt “another” trước một cụm danh từ số nhiều có số đếm đi cùng (khi cụm đó được xem như một lượng nhất định).

Ví dụ: I’ll need another three days to finish the work.

(Tôi cần thêm ba ngày nữa để hoàn thành công việc).

She borrowed another £20.

(Cô ấy lại mượn thêm 20 bảng nữa).



Travel/ travelling (danh từ)

Travel là một từ chung chung chỉ sự dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác. Chúng ta có thể nói đến travel với nghĩa là việc thăm thú đi đây đó:

- His travels abroad provided lots of background material for the novels he wrote. (Những chuyến đi nước ngoài đã cung cấp tư liệu nền cho những tiểu thuyết của ông)

Travelling cũng là một từ chung chung chỉ hoạt động đi lại thăm thú:

- Travelling by boat between the islands is less tiring than travelling by road. (Đi thăm các hòn đảo bằng thuyền đỡ mệt hơn là đi bằng đường bộ).

- I don't do as much travelling as I used to now that I'm tired. (Giờ tôi mệt rồi tôi không hay đi đây đó như xưa nữa).

Travel thường hay xuất hiện trong danh từ ghép. Hãy quan sát những câu sau:

- Make sure you keep all your travel documents safely. You can obtain travel tickets from the travel agents in the High Street if you don't want to order them over the Internet. Some of you may suffer from travel sickness. Air travel may well give you a bumpy ride. If you don't have a credit or debit card, make sure you take plenty of traveller's cheques with you. (Phải chắc chắn rằng bạn giữ gìn giấy tờ du lich cẩn thận. Bạn có thể lấy vé du lịch tại đại lí du lịch trên đường High Street nếu bạn không muốn đặt qua Internet. Một số người có thể bị mệt do đi lại. Du lịch hàng không có gây khó chịu. Nếu bạn không có thẻ tín dụng hoặc phiếu ghi nợ, thì nên nhớ mang theo thật nhiều séc du lịch).

Ta cũng thường sử dụng travel như một động từ:

- I love to travel during the summer holidays. This year I plan to travel all around the Iberian Peninsula. (Tôi thích đi du lịch suốt các kì nghỉ hè. Năm nay tôi dự định đi vòng quanh bán đảo Iberian)

Journey (danh từ)
Journey được dùng để chỉ một chuyến du lịch đơn lẻ (one single piece of travel). Bạn dùng từ journey khi muốn nói đến việc đi từ một nơi này đến một nơi khác.

- The journey from London to Newcastle by train can now be completed in under three hours. (Hành trình bằng tàu hỏa từ London đến Newcastle giờ đây có thể chỉ mất chưa đến 3 giờ).

Ta có thể sử dụng động từ "take" hoặc "last" với danh từ journey:

- How long did your journey take? – Oh, it lasted forever. We stopped at every small station. (Chuyến đi của anh mất bao lâu? - ồ, nó kéo dài vô tận. Đến ga nào chúng tôi cũng nghỉ chân).

Ta cũng đôi khi dùng journey như một động từ để thay thế cho "travel" nhưng từ này mang sắc thái trang trọng, thơ ca hơn một chút.

- We journeyed/ travelled between the pyramids in Mexico on horseback. (Chúng tôi đi thăm các kim từ tháp ở Mexico trên lưng ngựa).

Trip (danh từ)
Trip thường được dùng khi nói đến nhiều cuộc hành trình đơn lẻ (more than one single journey). Chúng ta có các từ day trips (các chuyến đi trong ngày), business trips (các chuyến đi công tác), round trips (các chuyến thăm quan một vòng nhiều nơi). Với trip ta dùng cấu trúc "go on trips":


- I went on a day trip to France. We left at 6.30 in the morning and returned before midnight the same day. (Tôi đã đi một chuyến du lich thăm Pháp trong một ngày. Chúng tôi khởi hành lúc 6 giờ 30 sáng và trở về trước nửa đêm ngày hôm đó.)

- The round-trip ticket enabled me to visit all the major tourist destinations in India. (Vé du lịch một vòng cho phép tôi thăm tất cả những điểm đến chính ở Ấn Độ).

- Where's Laurie? – He wont' be in this week. He's gone on a business trip to Malaysia. (Laurie đâu? – Trong tuần này anh ấy không có đây đâu. Anh ấy đã đi công tác Malaysia).

Expedition (danh từ)
Expedition là một chuyến đi nhiều nơi như trip nhưng được tổ chức, sắp xếp để thăm dò môi trường vì mục đích khoa học. Ta cũng nói "go on expeditions"

- Numerous expeditions to the Antarctic have ended in disaster.(Vô số cuộc thám hiểm đến Nam Cực đã kết thúc trong thảm họa).


Safari (danh từ)
Safari là một chuyến đi nhiều nơi giống như trip hoặc expedition nhưng mục đích là quan sát động vật hoang dã về tập quán tự nhiên của chúng, thông thường là ở Châu Phi. Ta có thể nói go on safari để đến các safari parks (công viên hoang dã) khi đó bạn thường phải mặc một loại quần áo bằng cotton nhẹ gọi là safari suit:

- His one ambition in life was to go on safari to Kenya to photograph lions and tigers. (Một ước muốn trong đời của ông là đi thám hiểm Kenya để chụp ảnh sư tử và hổ).


Cruise (danh từ và động từ)
Cruise là một kì nghỉ (holiday) du lịch bằng tàu thủy hoặc thuyền (travel on ship or boat) đi thăm nhiều nơi khác nhau theo lịch trình. Khi nói ai đó cruise, thì những gì họ làm là như sau:

- They cruised all around the Mediterranean for eight weeks last summer and stopped off at a number of uninhabited islands. (Mùa hè vừa rồi, họ đi du lịch đường thủy quanh Địa Trung Hải trong tám tuần và dừng chân lại nhiều đảo không có bóng người.)

- My parents have seen nothing of the world so are saving up to go on a world cruise when they retire. (Bố mẹ tôi chưa thăm thú nhiều nên đang tích kiệm tiền để đi du lịch đường thủy vòng quanh thế giới khi nghỉ hưu).


Voyage (danh từ)
Voyage là một chuyến hành trình dài (a long journey) bằng tàu, nhưng không nhất thiết là để nghỉ ngơi. Ngày nay mọi người không hay đi những chuyến đi kiểu này, nhưng trong lịch sử, những chuyến đi thế này đóng vai trò rất quan trọng:

- His second voyage (1493 – 96) led to the discovery of several Caribbean islands. On his third voyage (1498 – 50) he discovered the South American mainland. (Christopher Columbus, the great explorer).


cái này hay nhầm lắm mà nó hay cho trong multiplechoice để bắt mình phân biệt
cái anh các chị các em nào hay nhầm mình cùng vô để xem còn lại vô để nâng cao kiến thức nhỉ




heeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeee
 
H

halfbloodprince_vd

pàkon uj, tớ hỏi chút ha, cô jáo tớ sử dụng cấu trúc "either...or" ở câu này là đúng hay sai:
Marry is very beautiful and is also good-looking. ( marry rất xinh đẹp và rất tôt bụng)
--> Marry is either beautiful or good-looking.(dễ nhìn-tức là ngoại hình or khuân mặt dễ coi đó)
cô chuyển như thế thỳ nghĩa của câu thành marry hoặc rất xinh đẹp hoặc rất tốt bụng àh?????
pàkon jải thjx júp mình zới, về nàh xem lại bài thấy vô lí mà tuần sau mới gặp cô, hjxhjx, nhờ pàkon lun zậy
cô chuyển thế đúng oy ví either .... or mag nghĩa là (vừa như thế này lại vừa như thế kia nó nhấn mạnh đến cả 2 tính chất của sự vật or người
dik là mary vừa xinh đẹp lại vừa dễ nhìn đó
hem pahỉ là tốt bụng đâu tốt bụng pahỉ là kind hearted cơ
heeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeee
 
M

moxa

pàkon uj,tớ hỏi chút ha, cô jáo tớ sử dụng cấu trúc "either...or" ở câu này là đúng hay sai:
Marry is very beautiful and is also good-looking. ( marry rất xinh đẹp và rất tôt bụng)
--> Marry is either beautiful or good-looking.
cô chuyển như thế thỳ nghĩa của câu thành marry hoặc rất xinh đẹp hoặc rất tốt bụng àh?????
pàkon jải thjx júp mình zới, về nàh xem lại bài thấy vô lí mà tuần sau mới gặp cô, hjxhjx, nhờ pàkon lun zậy************************************************..................... ..............


Theo moxa dc học, thì cấu trúc not only but also chỉ dc chuyển lại thành both...and thoy. Không thể chuyển thành either...or dc
 
H

halfbloodprince_vd

tiếp nào vô đây diiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

Trong tiếng Anh xuất hiện rất nhiều cặp từ có ý nghĩa tương đương với nhau, nhiều khi chúng ta có thể nhầm là chúng cùng một nghĩa có thể hoán đổi cho nhau trong bất kỳ hoàn cảnh nào như cặp động từ realize và notice đã được giới thiệu. Và learn - study không phải là một ngoại lệ.

Động từ study mô tả một hoạt động mà chủ thể thực hiện khi chủ thể muốn học hỏi (learn) về bất kỳ điều gì đó (something). Trái lại, động từ learn tập trung vào thời điểm (khoảnh khắc) khi một điều gì đó (something) đã trở thành một phần kiến thức của bạn. Động từ learn đồng thời cũng bao hàm ý nghĩa hoàn thành (completion) và lâu dài (permanency); thông thường khi bạn học hỏi (learn) điều gì đó, bạn sẽ biết tất cả mọi thứ liên quan đến điều đó và không dễ dàng gì có thể quên được.

Trở lại với lỗi sai trong câu I learned Japanese last year, but I can’t speak it đã đề cập ở trên. Nếu như sử dụng động từ learn trong câu này, điều đó ám chỉ đến sự hoàn thành (completion), và có nghĩa là tiếng Nhật (Japanese) đã trở thành một phần kiến thức của bạn và bạn có thể sử dụng kiến thức đó. Chính vì vậy mà cách sử dụng động từ trong vế đầu (I learned Japanese last year) mâu thuẫn với vế câu sau (but I can’t speak it) về mặt ý nghĩa và cách sử dụng động từ learn.

Bạn có thể tìm hiểu, nghiên cứu (study) điều gì đó mà không cần học (learn) nó. Câu I learned Japanese last year, but I can’t speak it có thể được sửa thành:

· I studied Japanese for three years, but I can't speak it. (Tôi đã học tiếng Nhật được 3 năm, nhưng tôi không thể nói được).

Hoặc bạn có thể sử dụng cặp động từ đó trong câu sau để dễ dàng phân biệt nghĩa hơn:

· I studied very hard, but I didn’t learn much. (Tôi học hành rất chăm chỉ nhưng lại không tiếp thu được nhiều).

Studying là một hoạt động mà bạn thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng learning lại là sự thay đổi về nhận thức hơn là một hoạt động. Ví dụ:

· I learned Japanese for three years. (→Wrong)

Thay vào đó bạn có thể đặt câu là:

· I studied German for three years until I finally learned to speak it.

Learning được sử dụng để mô tả sự hoàn thành (completion), chính vì vậy, đối với những lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn mà bất kỳ ai cũng không thể biết hết tất cả mọi điều về nó, tránh sử dụng động từ learn trong trường hợp này:

· I learned science. (→Wrong)

Có thể viết là:

o I am studying science. (→Right)

o I am learning about science. (→Right) - Chú ý: learn about có nghĩa tương tự như learn trong trường hợp chỉ biết một phần (part) chứ không phải toàn bộ (completion)

· I learned philosophy. (→ Wrong)

Có thể viết là:

o I am studying philosophy. (→Right)

o I am learning about philosophy. (→Right)

Thay vào đó động từ learn được sử dụng trong những lĩnh vực có giới hạn như:

· I learned how to play piano. (Tôi học cách chơi đàn).


Những cặp đôi như study – learn được đề cập trong bài viết hôm nay góp phần làm cho tiếng Anh trở nên thú vị hơn và “đáng” để khám phá hơn. Chúc các bạn luôn ghi điểm cao trong các bài thi!

Nếu hiểu theo nghĩa nôm na thì realize và notice đều có cùng nghĩa như câu hỏi đã đề cập ở trên, tuy nhiên thực tế lại không phải thế. Chính vì vậy mà có rất nhiều người học tiếng Anh gặp rắc rối với hai động từ này, khi nào thì sử dụng realize hay khi nào thì sử dụng notice cho thật phù hợp?

Realizenotice được định nghĩa như sau:


Realize
To know and understand the importance of something: hiểu và nhận biết tầm quan trọng của một điều gì đó
Do you realize that you are an hour late? (Anh có nhận thấy là mình đã chậm đến 1 giờ đồng hồ rồi không?)
I realize how much she means to you. (Tôi nhận thấy cô ấy có ý nghĩa với anh đến chừng nào rồi.)
None of us realized the danger we were in. (Không ai trong chúng ta nhận ra sự hiểm nguy mà chúng ta đã từng trải qua).
To start to know something that you had not noticed before: bắt đầu nhận biết điều gì mà trước đấy chưa biết
I suddenly realized that he was crying. (Tôi đột nhiên nhận thấy rằng anh ấy đang khóc).
Later, we realized that we had met before in London. (Mãi về sau chúng tôi mới nhận ra rằng chúng tôi đã từng gặp nhau ở London.)
I realized then how hungry I was. (Sau đấy tôi mới nhận thấy rằng mình đói bụng đến mức nào).
Tom didn’t realize his mistake until the next day. (Tom không nhận thấy lỗi của mình cho tận đến ngày hôm sau).
Notice: to see, hear or feel something: nhìn thấy, nghe thấy hoặc cảm nhận thấy điều gì
He spilled the tea, but Mrs. Whitley did not notice. (Anh ấy đã rót trà nhưng bà Whitley đã không nhìn thấy).
You may notice a numb feeling in your fingers. (Bạn có thể cảm nhận cảm giác tê cóng trên đầu ngón tay).
He was too tired even to notice how tired and hungry he was. (Anh ấy mệt đến nỗi không cảm nhận nổi anh ấy đã đói và mệt như thế nào).
Did you notice him leaving the party early? (Bạn có để ý thấy anh ấy rời bữa tiệc từ rất sớm không?)
Định nghĩa của động từ realize được gói gọn trong từ “know” trong khi định nghĩa của động từ notice bao gồm “see, hear hoặc feel”. Nói theo một cách khác:

Realizing là một hiện tượng liên quan đến nhận thức, sự hiểu biết và suy nghĩ trong một tình huống hoặc về một hoàn cảnh nào đó.

Noticing là một hiện tượng tự nhiên mà mọi hiện tượng diễn ra thông qua cảm giác.

Các bạn có thể tham khảo hai ví dụ sau để so sánh:

Did you notice what time it was when you came in? (That is, did you happen to see the clock?) – Anh có biết thời gian mà bạn tới không? (Câu này có nghĩa là: Anh có vô tình nhìn đồng hồ không?)
Did you realize what time it was when you came in? (That is, did you understand that you were late?) – Anh có biết mấy giờ bạn mới tới đây không? (Câu này có nghĩa là: Anh có hiểu là bạn đã tới muộn không?)

Tiếng Anh quả thật là lý thú bởi có những điều tưởng chừng như có thể nhưng lại không thể xảy ra, đúng như trường hợp với cặp động từ realize và notice. Hi vọng các bạn có cái nhìn sâu và chính xác hơn về cặp động từ này qua bài viết này
 
M

minnie_yc

Tớ hỏi một chút nhé!Có phải là ngoài
"sb suggest that sb (SHOULD)do."ra còn suggest+Ving đúng không nhỉ???Mình chỉ nhớ mang máng thui!!
:D
 
T

tranthuha93

Tớ hỏi một chút nhé!Có phải là ngoài
"sb suggest that sb (SHOULD)do."ra còn suggest+Ving đúng không nhỉ???Mình chỉ nhớ mang máng thui!!
:D
đúng rồi bn
có sự khác nhau giữa 2 cấu trúc
S suggest S (should) do: gợi ý ai đó nên làm gì (mình k tham gia cùng )
vd Lan has toothache. (lan bị đau răng)
Ba suggested Lan should go to dentist( Ba gợi ý Lan đến nha sĩ)
đây là Ba gợi ý Lan đi nha sĩ , Ba k đến
S suggest+ Ving: gợi ý ai đó cùng làm gì(mình cũng tham gia)
I suggested playing soccer
(tôi gợi ý chơi đá bóng)
tôi cũng tham gia chơi)
ok đã xong:D:D:D:D:D
 
T

tranthuha93

"Cụm từ rắc rối" trong Tiếng Anh

Một lần cô giáo làm một cuộc khảo sát nho nhỏ trong lớp học và đưa ra câu hỏi: Học tiếng Anh, cái gì là khó nhất? ( Phát âm? ngữ pháp? or nghe nói? ...) Tôi mạnh dạn trả lời: "không, cái khó nhất là cách dùng từ".
Sau đó tôi đưa ra 1 số ví dụ chứng minh như sau:

- Trong từ “Company” thì ai cũng biết đó là “công ty”. Nhưng xem phim thấy 2 người trong xe hơi nhìn vào gương chiếu hậu rồi nói “We’re got company” thì bạn sẽ hiểu như thế nào? Ở đây “company” nghĩa là “cái đuôi” - Chúng ta có cái đuôi bám theo. Một nghĩa khác của “company” là “bạn bè”. Ví dụ: “We’re are judged by the company we keep” – “Người ta sẽ xét đoán bạn qua bạn bè mà bạn đang giao du”. Thế mới có cách chơi chữ độc đáo với từ “company”.
- “Good” từ này đơn giản ai cũng biết. Nhưng gặp câu sau thì phải dè chừng “I’m moving to Europe for good”. Vì “for good” là thành ngữ “mãi mãi, đi luôn”. Hay từ “good” trong câu sau chỉ tương đương như “very”: “I’ll do it when I’m good and ready”. Cụm từ “as good as” tưởng đâu là so sánh bằng, nhưng thật ra chúng mang nghĩa “gần như, hầu như” trong câu sau: “The US$2,000 motorbike is as good as new”.

- "Rather” và “fairly” đều dịch là “khá” nhưng ý nghĩa lại rất khác nhau. “We’re having rather cold weather for October” – “Tháng mười mà thời tiết như thế này thì hơi lạnh”, “rather” mang ý nghĩa chê, thất vọng. Trong khi đó “fairly” mang ý nghĩa khen: Oh, it’s fairly easy” – “Ồ, bài tập này khá dễ”. Sẽ khác với câu “Oh, it’s rather easy” – “Ồ, bài tập này xoàng quá”.

- “Continuous” và “continual” đều có nghĩa là “liên tục”. Nhưng “continual loss of power during the storm” có nghĩa là mất điện liên tục suốt trận bão (có điện rồi lại mất điện), còn “continuous loss of power during the storm” lại là mất điện hẳn suốt trận bão.

- “Housewife” và “homemaker”: “Housewife” nghĩa là người nội trợ theo nghĩa người Anh. Nhưng người Mỹ rất ghét từ này, họ cho rằng nó hạ thấp vai trò phụ nữ. Họ thích từ “homemaker” hơn.

Nhất là các cụm từ trong tiếng anh. Ngay cả những loại từ thương mại như “trade” có nghĩa là buôn bán, trao đổi, nghề nghiệp. Nhưng khi dùng với các từ “down, up, in, on” lại có những hàm ý khác nhau. Ví dụ: bạn có một chiếc xe hơi, bạn đổi lấy một chiếc mới hơn, tốt hơn và bù thêm một khoản tiền thì dùng “trade up”, đổi xe cũ hơn và nhận một khoản tiền bù thì dùng “trade down”. “Trade in” mang ý nghĩa chung, đổi hàng này lấy hàng khác. Còn “trade on” thì mang ý nghĩa xấu “lợi dụng” như “Children of celebrities who trade on their family names”.

(Tôi chỉ đưa ra 2 ví dụ chứng minh cho câu trả lời của tôi thôi nhé, còn những ví dụ sau nhân tiện tôi đưa ra cho các bạn tham khảo thêm)
 
T

tranthuha93

Vàng, mà lại không phải là vàng, mà lại là vàng, là cái gì?

“Vàng” trong tiếng Việt là tiếng để chỉ “một màu sắc” (yellow), “một kim loại quí” (gold), nhưng cũng còn để chỉ “một vật, một thời kì hưng thịnh/vàng son/hoàng kim, một giai đoạn ăn nên làm ra/tiếng tăm lẫy lừng” (golden days). Trong tiếng Việt nói là “vàng” mà khi nói sang tiếng Anh người ta không nhất thiết phải dùng chữ “vàng”. Ví dụ: tiệm bán vàng lại là “a jewellery shop” hay “the jeweller’s” (tiệm kim hoàn, tiệm/hiệu bán nữ trang), còn những người bán vàng thì lại được gọi là “gold merchants” hay “gold dealers”. Tiếng Anh họ cũng nói All that glitters/glisters is not gold (Tất cả cái gì lóng lánh/lấp lánh không chắc đã phải là vàng) là có ý cảnh báo người đời “chớ có tưởng bở”, “chớ thấy sáng chói mà tưởng là vàng”. Thấy người, thấy của vậy mà chưa chắc đã là người tốt, của quí đâu đấy!

Người Anh họ không nói “a yellow-skinned Vietnamese”, để chỉ “người Việt da vàng”, mặc dù nói thế là nói đúng ngữ pháp, văn phạm. Trong tiếng Anh, chữ “yellow” không đi cùng với “skin”(da) mà chỉ đi cùng với chữ “race” để chỉ hoàng chủng (yellow race), khác với bạch chủng (white race), hắc chủng (black race). Ngặt một nỗi, tiếng “yellow” lại liên hệ tới cowardice (sự hèn nhát), dùng trong tiếng Anh như một thuộc từ, chẳng hạn như khi ta nói: “He’s yellow” thì lại có nghĩa là “Hắn là thằng chết nhát” (He’s a coward). Nhưng trong “áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc”, Nguyên Sa không chỉ yêu màu vàng (yellow) mà còn yêu cả màu cam (orange) nữa, bởi vì tiếng Việt “cam” cũng là “vàng” nếu không cần phân biệt kĩ. Cũng như khi ta nói “màu xanh” mà không nói rõ, người nghe có thể hiểu theo nghĩa “blue” hay ‘green”.

Khi để chỉ màu sắc “vàng”, ngoài từ “yellow”, tiếng Anh còn dùng từ “gold” như trong “green and gold” (màu xanh lá cây và màu vàng) là hai màu gọi là màu dân tộc Úc (Australian national colours) khi tranh giải thể thao. Người Úc dùng “gold” thay vì “yellow” để ám chỉ rằng người Úc là thuộc loại xịn, ngon lành (good) chứ không phải thuộc loại dởm, xoàng xĩnh (mediocre). Hai màu “green” và “gold” là màu lấy từ loại hoa đặc trưng của Úc the Wattle (hoa mi-mô-da Úc).

“Gold” còn dùng để nói đến huy chương trong các giải thi đấu thể thao. Có ai trong chúng ta đã đoán, đã đánh cá xem đội banh nào sẽ thắng trận chung kết để lãnh huy chương vàng (gold medal) trong Giải Bóng Đá Thế Giới này chưa? Liệu đội nhà Socceroos của Úc chúng ta có hi vọng vào sâu được đến đâu? Với tên đội banh là Socceroos thì quả là ai đó đã khéo đặt. Này nhé, Soccer là “bóng đá”, còn roo là chữ viết tắt của chữ “kangooroo” (đại thử), ý nói là Úc. Có điều cần ghi nhận là trong từ Socceroos chỉ có một chữ r sau chữ soccer và roos có thêm chữ s.

Khi để chỉ cái gì hiếm quí, tiếng Anh dùng chữ “golden” (bằng vàng). Trong trận Bóng đá Thế giới vừa rồi, Harry Kewell, cầu thủ hàng đầu của Úc, đã được gọi là “the Golden Boy with the Golden Boot” (Cậu Quí tử với chiếc Giầy Vàng). Khi anh dùng chân phải đá quả banh lọt khuôn thành của Croatia để san bằng tỉ số 2-2 vào gần giờ phút chót, người tường thuật trận đấu đã la lên: “The golden boy has kicked the golden goal” (Cậu con cưng vừa đá ghi bàn thắng bằng vàng).

(bài này mình lấy từ 1 bài học trong báo khoa học và đời sống của thầy mình, mình vừa phát hiện ra chúng nên liền post lên để mọi người cùng học luôn)
 
T

tranthuha93

Khám phá thêm những điều thú vị của ngôn ngữ qua 2 từ "curriculum and resumé"
1. Curriculum vs. syllabus

Curriculum: mang nghĩa những môn học nằm trong khung chương trình đào tạo của trường đại học, cao đẳng, trung học hay phổ thông.

The National Curriculum stipulates the core subjects and foundation subjects to be taught in state schools in England and Wales. (Chương trình đào tạo quốc gia quy định những môn chuyên ngành và cơ bản phải được dạy trong các trường công tại Anh và xứ Wales).
Số nhiều của danh từ này là curricula hoặc curriculums, tính từ là curricular.

Syllabus: mang nghĩa chủ đề của một môn học nằm trong chương trình. Từ này khác curriculum ở chỗ nó mang nghĩa nội dung của một môn học nào đó, trong khi curriculum dùng để chỉ nội dung của toàn bộ chương trình đào tạo.

The English literature has a very extensive syllabus. (Môn văn học Anh có nội dung kiến thức rất rộng).
Số nhiều của danh từ này là syllabuses hoặc syllabi.


2. Curriculum vitae vs resumé

Curriculum vitae (CV): là một bản liệt kê ngắn gọn dưới dạng viết hoặc đánh máy, trình bày về cuộc đời, trình độ học vấn và sự nghiệp của một người, thường được dùng trong tuyển dụng hoặc tài liệu nghề nghiệp. Số nhiều của danh từ này là curricula vitae, nhưng thông thường vẫn được viết tắt là CV.

Resumé: nghĩa gốc là bản tóm tắt.

I will give a quick resumé of the results from the initial meeting. (Tôi sẽ ghi tóm tắt kết quả của các buổi họp kể từ buổi họp đầu tiên).
Trong tiếng Anh Mỹ, resumé đồng nghĩa và có thể được dùng thay thế Curriculum vitae.

Applicants are invited to submit their resumés. (Các ứng viên phải nộp bản sơ yếu lý lịch).
Lưu ý dấu “sắc” trong chữ này mỗi khi bạn viết nhé. Vì nếu không thì nó sẽ dễ làm người đọc nhầm sang một từ khác dưới đây đấy!


3. Resumé vs Resume

Với nghĩa như trên, danh từ resumé không thể bị hiểu nhầm với động từ resume mang nghĩa bắt đầu lại một cái gì đó sau một thời gian tạm dừng.

After the strike, it took two days before the production resumed. (Sau cuộc đình công, phải mất đến hai ngày để khởi động lại sản xuất).
Danh từ của động từ resume là resumption.


Chỉ xung quanh có 2 từ curriculum và resumé thôi mà đã có không biết bao nhiêu điều thú vị xảy ra. Tiếng Anh không dễ, nhưng cũng không phải quá khó phải không bạn?


tất cả đều copy từ englishtime.us​
 
T

tvani

phân biệt cặp từ này giúp mình với:

ashamed (adj) & embarrased (adj):khi (122)::khi (122)::khi (122):
 
L

lightningninja1511

Có thể phân biệt như thế này: Embarrassed được dùng để nói lên sự xấu hổ, ngại về một điều gì đó ví dụ như cảm thấy xấu hổ vì mình quá thấp, quá xấu, hay thấy xấu hổ khi là tâm điểm của sự chú ý. Còn ashamed thì mang nghĩa xấu hổ tiêu cực hơn, đó là nó đc dùng để nói lên cảm giác bẽ mặt về một việc sai trái nào đó đã làm hay về một người nào đó. Hi.
 
R

rebelteen9x

các bạn phân biệt như thế này thì co vô vàn trong từ điển

Thế mới phải học bạn ah. Học để biết cả thế giới, chứ có phải là học cho xong chuyện đâu. Có càng nhiều thứ để học thì càng tốt chứ sao. Con người sinh ra là để khám phá mà, vì thế nếu hiểu đúng thì học cũng là 1 kiểu hưởng thụ đấy bạn ah.
 
R

rebelteen9x

Phân biệt giúp mình với type-sort-kind-...?

Đó, có ba từ sort-kind-type-variety mình thấy nghĩa giống giống nhau, mọi người xem còn từ nào nghĩa giống vậy nữa, giúp mình phân biệt chúng với.
Phân biệt postpone và delay
Phân biệt essential và important
Phân biệt fancy và imagine
contain, insist,...
influence, impact, effect,...
normal, usual,...
 
Last edited by a moderator:
L

love.rain36

postpone:huỷ bỏ 1 sự kiện và thay chuyện đó vào một ngày khác
delay:trì hoãn,chỉ chậm lại nhưng sự kiện vẫn diễn ra
 
Top Bottom