Văn [VĂN 12] Tư liệu cho văn nghị luận xã hội

H

hunganhqn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Để làm tốt một bài văn nghị luận, cần có không chỉ kĩ năng làm văn mà còn cả nội dung kiến thức trình bày. Điều này càng đúng với nghị luận xã hội vốn yêu cầu người viết phải có những hiểu biết nhất định về những vấn đề XH mà mình bàn bạc.

2. Để có được những hiểu biết về các vấn đề XH, người học chủ yếu phải tự tìm hiểu, tích lũy qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua sự quan sát hàng ngày,...Sách vở nhà trường rất hạn chế trong việc cung cấp những kiến thức dạng này. Mà cũng không thể cung cấp hết được các tư tưởng đạo lí, các hiện tượng vô cũng đa dạng của đời sống.

3. Nắm được vốn hiểu biết nhất định, bài làm của các bạn sẽ sinh động, cụ thể, giàu sức thuyết phục, tránh được việc bài viết chỉ đưa ra các nhận định chung chung, hời hợt.

Từ những lí do trên, từ hôm nay mình sẽ cung cấp cho mọi người tham khảo một số bài viết về các vấn đề XH phổ biến. Tất cả các số liệu, bài viết này đều được sưu tầm trên Internet.

---------------------------------------
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC
Nguy cơ bệnh dịch từ nước thải và giải pháp
Sông đưa ô nhiễm đi, thế là quýt làm cam chịu. Thị xã Phủ Lý (Hà Nam) đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm do nước thải của Hà Nội theo sông Nhuệ chảy đến. Lượng nước thải khoảng 400.000 m3/ngày gồm nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt... đang làm ô nhiễm nước ngầm ở Hà Nội. Đã xuất hiện nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, các loại tảo độc trên các sông có nước thải. Sông Sài Gòn, các con kênh đen và gây ô nhiễm nước ngầm thành phố Hồ Chí Minh cũng nghiêm trọng không kém.
Gần đây có giả thiết rằng con Cầy hương là vật chủ mang virus gây bệnh SARS. Nếu giả thiết này là đúng, thì biết đâu trong thời gian tới, lại chẳng xuất hiện một loại vật nuôi tương tự được nhập lậu vào Việt Nam không được kiểm dịch, như trước đây nhập sâu làm thức ăn cho chim cảnh, nhập ốc bươu vàng về phá lúa, gần đây nhập lậu chân gà, nội tạng lợn được tẩm ướp hoá chất chống thối để hàng tháng không bị hư hỏng. Công tác kiểm dịch ở cửa khẩu biên giới còn nhiều bất cập, không ai dám bảo đảm một loại rác thải nào đó đem lại lợi nhuận cao không qua được biên giới.

Bệnh dịch xảy ra thì người dân chịu hết. Luật môi trường của nước ta ra đời từ năm 1993 chưa có một lực lượng chuyên trách (kiểu như cảnh sát môi trường) để đảm bảo sẽ được thực thi. Các đợt xuống đường thu gom rác, vận động người dân không đổ rác ra đường không phải là biện pháp triệt để. Thùng rác còn là của hiếm trên hè phố thì chắc chắn người dân còn đổ rác ra lòng đường. Chỉnh trang đường phố với biết bao rào sắt ở các hè góc phố, bồn hoa cây cảnh với nhiều công và chi phí trồng tỉa, chăm sóc phải chăng là ít tốn kém và thiết thực hơn việc đặt thêm các thùng rác trên hè phố ở chính chỗ đó?.

Hiện một số địa phương như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, thành phố Hồ Chí Minh chỉ cấp giấy phép khi nhà đầu tư cam kết và có hồ sơ giải pháp đảm bảo môi trường. Nhưng việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường ở các đô thị còn nan giải. Trước mắt chỉ có thể trông chờ vào ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân. Các đợt xuống đường làm sạch môi trường như dịp 27/4 vừa qua tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có hàng vạn người tham gia, liệu có thể duy trì được lâu dài? Từng có các phong trào người dân các khu tập thể ở Hà Nội những năm 70, hay phong trào quét dọn đường phố chiều thứ 7 duy trì được tới những năm 90 ở nhiều khu phố Hà Nội. Có khẩu hiệu tuyên truyền rằng đợt làm sạch môi trường 27/4 vừa qua nhằm “hướng tới SEA Games sắp tổ chức ở Việt Nam". Sao không “vì một môi trường lâu dài ở Việt Nam" có phải sẽ thuyết phục người dân hơn không?.
-----------

Mọi ngành, mọi nhà thải ra chất độc
Đầu tiên là các cơ sở công nghiệp hoá chất, sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón và khai thác chế biến khoáng sản thải ra cyanua vượt quá tiêu chuẩn cho phép hơn 80 lần còn H2S gấp 4 lần. Tiếp đến là các cơ sở dệt may, cơ sở công nghiệp giấy, với nước thải có độ kiềm cao (độ PH 9 – 11), chứa nhiều kim loại nặng, chất hữu cơ đa vòng thơm chứa Clo độc hại rất khó phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Loại nước thải này có chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD) có thể lên tới 700 mg/l và nhu cầu ôxy hoá học (COD) cao tới 2.500 mg/l, có thể gấp 17 lần tiêu chuẩn cho phép, thường không được xử lý trước khi đổ vào sông. phát triển kinh tế chưa dung hoà với bảo vệ môi trường. Ông Phùng Văn Vui, Chánh Thanh tra Cục Bảo vệ Môi trường “cụ thể hoá” rằng: “Cứ 4 đơn vị sản xuất thì có 1 cơ sở vi phạm”. Theo đúng luật thì nhiều nhà máy sẽ phải đóng cửa từ lâu, ví dụ như Gang thép Thái Nguyên. Nước thải của nhà máy này chứa nhiều phenon, kim loại nặng, NH4 (30 mg/l), các hợp chất hữu cơ (120 mg/l), làm ô nhiễm sông Cầu nghiêm trọng, nhất là vào lúc không phải là mùa lũ trong năm.

Nước thải bẩn đổ vào sông là tình trạng phổ biến ở các đô thị, nghiêm trọng nhất là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Một số cơ sở chế biến thực phẩm và giết mổ gia súc không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh lại bị quá tải lâu nay. Ở Hà Nội, 62 cơ sở giết mổ gia súc (37 cơ sở giết mổ lợn, còn lại là giết mổ trâu, bò) thì có 6 cơ sở tư nhân, tất cả số này dù đã có đầu tư nâng cấp nhà xưởng, bể chứa và đường ống nước, nhưng vẫn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đều giết mổ thủ công. Chỉ có một cơ sở duy nhất tại Công ty chế biến thực phẩm Lương Yên là có hệ thống nhà xưởng máy móc giết mổ hoàn chỉnh. Chất thải từ quá trình giết mổ ở các cơ sở tư nhân đều chảy thẳng ra cống thoát nước thành phố, bể phốt là thứ hiếm hoi ở các lò mổ này. Vì thế, dù được nhân viên thú y kiểm định, không thể đảm bảo thịt đưa ra thị trường đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực chất các lò mổ này hiện nay chỉ là điểm “thu gom” các lò mổ tự phát, nhỏ lẻ để cơ quan thú y dễ kiểm dịch hơn mà thôi. Bỏ ra hơn 5 tỷ đồng để đầu tư cho mỗi lò mổ hiện đại được “cơ giới hoá” là điều mới nằm trong trong “kế hoạch". Tình trạng ở thành phố Hồ Chí Minh cũng tương tự.

Lò mổ “tự phát” tại nông thôn thì sao? Làng nào cũng có vài hộ gia đình làm nghề “hàng dát”. Tất nhiên, chất thải từ giết mổ thường chảy xuống ao, cũng như mọi loại chất thải sinh hoạt khác. Ao vẫn là nơi rửa bát, rửa rau, giặt chăn chiếu ở nhiều vùng nông thôn. Thuốc trừ sâu bị sử dụng bừa bãi, các loại bao túi đựng thuốc trừ sâu vương vãi bên bờ ruộng, cạnh đường làng... nhiều nơi. Và cá, tôm dưới ao nước bẩn cũng sẽ bị nhiễm bẩn. Còn tại Hà Nội, nơi ao đã bị lấp hầu hết, các hồ đều là nơi “chứa tạm” nước cống và chống ngập lụt cho thành phố. Nhưng cá nuôi ở Hồ Tây (hồ ít ô nhiễm nhất) bán vẫn rất chạy, xí nghiệp nuôi cá Hồ Tây ăn nên làm ra, đồng thời dân quanh hồ không ít người đang kiếm sống bằng cách câu cá trộm. Trai, ốc tại các hồ ao ô nhiễm của Hà Nội cũng tiêu thụ tốt. Dịch bệnh ở tôm nuôi tại các địa phương rộ lên gần đây như Long An và nhiều tỉnh miền Trung có nguyên nhân mấu chốt là môi trường nơi nuôi tôm đã bị ô nhiễm.

Các loại nghề thủ công vừa phát đạt lại đã ô nhiễm, có thể kể đến làng gốm sứ Bát Tràng, các làng sơn mài ở Hà Tây, đồ gỗ Đồng Kỵ, làng rèn Vân Chàng...
---------------------

(Các bài ô nhiễm nguồn nước sẽ được cập nhật tiếp tại đây)
 
Last edited by a moderator:
H

hunganhqn

Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
Sự đe doạ từ tiếng ồn giao thông

Thế giới có khoảng 57 triệu người bị điếc hoặc nghe kém
Tiếng ồn giao thông là một trong những nguyên nhân gây điếc, tác hại xấu đến sức khoẻ con người.
Hiện nay, ở nước ta có hàng trăn nghìn người bị điếc hay nghe kém, trong đó số người không phải lao động trong môi trường ồn chiếm tỷ lệ lớn. Bệnh điếc hay nghe kém do tiếng ồn, đặc biệt là tiếng ồn giao thông đang ngày càng gia tăng.

Đinh tai nhức óc
Theo Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành phố Hà Nội, hiện nay ô nhiễm môi trường có quy mô, cường độ và tần suất vượt mức cho phép nhiều nhất ở Hà Nội là tiếng ồn. Thế giới đã chứng minh rằng ô nhiễm tiếng ồn tỷ lệ thuận với sự phát triển của đô thị. Các đô thị càng phát triển, mức ô nhiễm tiếng ồn càng cao. Nguyên nhân gây ồn rất đa dạng, chủ yếu từ sinh hoạt của người dân.

Tiếng ồn giao thông bao gồm tiếng ồn của động cơ, tiếng còi, tiếng ma xát giữa lốp với mặt đường, ma xát giữa không khí và phương tiện giao thông. Tuỳ theo môi trường giao thông, tốc độ của phương tiện, mà tiếng ồn loại này có thể trội hơn loại kia và ngược lại. Mức ồn trên của mỗi xe, lưu lượng xe chạy mỗi giờ, lưu lượng xe chạy mỗi giờ, thành phần dòng xe, tốc độ xe, độ dốc đường, chất lượng mặt đường. Mức ồn trung bình ban ngày dao động trong khoảng từ 31,3 dBA đến 79,2 dBA, ban đêm dao động trong khoảng từ 67,3 dBA đến 73,0 dBA. Thạc sĩ Lương Thuý Nga (Đại học Bách khoa), người trực tiếp điều tra, nghiên cứu mức độ tiếng ồn giao thông cho biết: “Mức ồn của dòng xe là mức ồn không ổn định, nó thay đổi liên tục trong một phạm vi và phụ thuộc rất nhiều yếu tố, đồng thời nó thay đổi rất nhanh theo thời gian. Bởi vậy việc xác định chính xác mức ồn chung của dòng xe giao thông là một công việc khó khăn...”.

Cùng với quá trình đô thị hoá, tiếng ồn giao thông ngày một tăng và tăng mạnh. Khảo sát của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành phố Hà Nội tại một số nút giao thông và tuyến phố chính cho thấy: mức ồn giao thông trung bình từ 77 dBA – 82 dBA (cao hơn chỉ số tiêu chuẩn cho phép đối với khu vực dân cư nhiều lần). So với kết quả khảo sát trước đó 2 năm trong cùng một điều kiện về thời gian và không gian thì trung bình mức ồn đã tăng từ 4 – 5 dBA (mức ồn giao thông cao nhất tại các nơi khảo sát).
Nguyên nhân gây ra tiếng ồn giao thông cao là do sự gia tăng đột biết về số lượng các phương tiện giao thông. Năm 1993, Hà Nội có 94.000 xe máy, năm 1995 là 498.465, năm 2000 là 708.641, hàng năm tăng hơn 15%. Nguyên nhân khác: có lẫn các phương tiện giao thông trên cùng một tuyến đường (xe tải, xe khách, xe con, xe máy...); các xe sử dụng còi nhiều, thậm chí cả còi hơi; do mặt đường quá chật.

... và những tác hại
Tiếng ồn hại sức khoẻ trên cả 2 phương diện. Về sinh lý, nó gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy yếu. Về tâm lý, nó gây khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất tập trung, dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác. Người tiếp xúc với tiếng ồn lâu dài thường mất ngủ (koảng 70% - 80%), suy nhược (35%), đau đầu (40%); năng suất lao động của viên chức trong điều kiện yên tĩnh sẽ cao hơn khoảng 9% và sai sót trong việc ghi chép tài liệu ít hơn khoảng 29%. Ở các văn phòng có mức ồn 100 dBA, người ta phạm sai sót nhiều gấp 2 lần so với làm việc ở mức ồn 70 dBA.

Tiếng ồn còn có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng các bệnh thần kinh, tim mạch, tăng lượng catecholamin trong nước tiểu, tăng tỷ lệ mắc hội chứng dạ dày – tá tràng, rối loạn tiêu hoá. Tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn sẽ bị ngễnh ngãng, dần dần dẫn đến điếc hoàn toàn. Thống kê về bệnh điếc nghề nghiệp của công nhân trong các ngành công nghiệp cho thấy: ngành đóng tàu và vận hành máy trên tàu biển có từ 10% - 19% người mắc bệnh; ngành khai thác than đá từ 16% - 18%; ngành sản xuất xi măng từ 5% - 10%; ngành dệt từ 8% - 12%; ngành bưu chính viễn thông khoảng 7,4%.
Hiện tại trên tất cả các tuyến đường đô thị của Hà Nội, độ ồn đã ở mức ô nhiễm trung bình. Thạc sĩ Lương Thuý Nga cho biết: “Ta chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện về ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn giao thông đến sức khoẻ cộng đồng. Nhưng thống kê từ năm 1995 – 1998 và những số liệu tổng hợp trong chương trình “Nhân lực y tế - chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt Nam năm 1992” của ngành y tế, số lượng người mắc bệnh tâm thần ở Hà Nội, một căn bệnh có liên quan đến tình trạng ô nhiễm tiếng ồn giao thông đang tăng lên trong những năm gần đây. Hà Nội là một trong những nơi có tỷ lệ người mắc bệnh tâm thần cao nhất cả nước".

Tiếng ồn giao thông đang góp phần không nhỏ làm ô nhiễm môi trường, gây tác hại xấu tới sức khoẻ con người. Vì thế, tìm ra giải pháp khắc phục, làm giảm thiểu nó là cần thiết và cấp bách, đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội.

(Các bài ô nhiễm tiếng ồn sẽ được cập nhật tiếp bài này)
 
H

hunganhqn

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Hà Nội, thành phố trong... bụi

Hà Nội đang trong quá trình đô thị hoá. Những công trình hạ tầng cơ sở về cấp, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, đường sá, nhà hát, sân thi đấu thể thao, nhà ở... liên tục được sửa chữa, nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới. Có thể ví Hà Nội hiện nay như một đại công trường, hàng ngày tạo ra một lượng lớn bụi bẩn.
Quá tải
Nồng độ bụi bẩn ở Hà Nội ngày một nhiều hơn. Trung bình ở các nơi công cộng trong thành phố nồng độ bụi vượt quá chuẩn cho phép từ 2 đến 4 lần (theo tiêu chuẩn của các nước phát triển ở châu Âu, châu Mỹ, nồng độ bụi ở các thành phố chỉ được phép vượt quá tiêu chuẩn cho phép 1-2 lần). Hứng chịu nhiều nhất là các khu vực đang xây dựng, cải tạo, sửa chữa: Mai Động, Thượng Đình, ngã tư Vọng, Cầu Diễn, Bắc Thăng Long, Chèm, Văn Điển, Láng – Hoà Lạc, Trần Duy Hưng..., vượt quá chuẩn cho phép 5 lần. Nồng độ các chất ô nhiễm khác đều vượt chuẩn nhiều lần, cực độc có Pb, SO2. Ô nhiễm do bụi cao nhất là vào hôm trời hành, gió mạnh.

Nguyên nhân gây ra bụi
Ngoài chuyện đổ rác bừa bãi của dân, thì phế thải rắn trong xây dựng (đất, đá, sỏi...), vật liệu thi công được coi là tác nhân chính gây bụi bẩn.

Từ trung tâm đến ngoại ô, từ các trục giao thông chính đến ngõ ngách, đâu đâu cũng thấy xây dựng. Thành phố đã quy định về bảo đảm vệ sinh, tránh bụi bẩn, các công trình xây dựng nhà ở phải được che chắn kỹ, nhưng không ít chủ công trình đã lờ đi. Nhiều chủ phương tiện chở vật liệu, phế thải không che đậy kín, chở quá tải trọng, phóng nhanh làm rơi vãi ra đường phố.

Tại các mục 2 và 5 - Điều 22 của Quy định số 25/2002/QĐ-UB do UBND thành phố Hà Nội ban hành ngày 27-2-2002 ghi rõ: Các phương tiện cơ giới khi ra khỏi công trường phải được rửa sạch, bảo đảm không gây bẩn ra đường phố. Phế thải xây dựng khi vận chuyển từ trên cao xuống phải được đóng vào bao, đựng trong đường ống bọc kín, cấm để phế thải xây dựng rơi tự do từ trên cao xuống. Nhưng trên thực tế quy định trên hầu như không được chấp hành các công trình xây dựng cứ thoải mái thả rác từ trên các tầng cao xuống. Xe cơ giới đêm trước bùn đất quánh két ở lốp, ở thành, thùng xe ra sao thì ngày hôm sau vẫn thế.

Các công trình thi công, kè sông, đường giao thông, cầu vượt, đường hầm dành cho người đi bộ không hoàn thành đúng tiến độ, đã tạo nên một lượng bụi rất lớn: cụ thể là đường hầm ngã tư Vọng, hành lang Tây Sơn dài 6,8 km...
Ngoài ra còn có bụi, khói từ các khu công nghiệp tập trung (cũ và mới), ô tô, xe máy. Đa phần các cơ sở sử dụng công nghệ lạc hậu, dùng than đá mà không có thiết bị thu gom xử lý bụi. Các nhà máy đan xen với dân cư, cơ sở hạ tầng không được xây dựng đồng bộ nên cũng gây ô nhiễm nặng.

Giải pháp
- Xử phạt nghiêm minh.
- Kiểm tra, bảo dưỡng với xe máy, áp dụng tiêu chuẩn hàm lượng lưu huỳnh trong dầu diezel và xăng, quy định độ xả khí thải cho các loại máy, phương tiện dùng trong sản xuất thi công.


(Các bài ô nhiễm không khí sẽ được cập nhật tiếp tại đây)
 
H

hunganhqn

Aida! Quá 12000 kí tự/bài là nghỉ luôn. Thôi làm bài mới vây, mọi người chịu khó tìm vậy.
-------------------
Ô NHIẾM MÔI TRƯỜNG Ở NÔNG THÔN (!)
Nông thôn "kêu" mãi, nguồn nước tử thần vẫn chảy...!
Theo các nghiên cứu khoa học, con người có thể nhịn đói được khoảng 3 tuần nhưng họ sẽ chết khát nếu ba ngày không thể uống nước. Điều này cho thấy tầm quan trọng của nguồn nước sạch tới sự sống và sức khỏe của con người. Thế nhưng, theo các nghiên cứu, khảo sát gần đây nhất của các cơ quan chức năng, nước sinh hoạt nông thôn tại nhiều khu vực trên cả nước đă bị ô nhiễm trong nguồn thô ( chưa qua xử lý).

Kết qủa khảo sát cho biết mức độ ô nhiễm cao ở một số tỉnh như Hà Nam (64,03%), Hà Nội (61,63%), Hải Dương (51,99%), Đồng Tháp (37,26%)... Thậm chí có những mẫu hàm lượng Asen vượt qúa 100 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Kết quả kinh hoàng này cho thấy, những người dân nông thôn đang thực sự phải đối mặt nguồn nước tử thần.

Nếu nhìn vào bề ngoài, chúng ta sẽ nhận thấy diện mạo của nông thôn Việt Nam đang thay da đổi thịt. Những ngôi nhà tranh vách đất, những kí ức buồn và xơ xác về một nông thôn Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu đang dần biến mất. Thay vào đó là những ngôi nhà kiên cố, những khu công nghiệp mọc lên khắp nơi, những làng nghề thủ công đang dần hồi sinh. Nhưng tất cả những vẻ bề ngoài đó, không thể che lấp được những bất ổn về một hệ sinh thái nông thôn đang bị phá vỡ từng ngày từng giờ. Nghiêm trọng nhất là nguồn nước sinh hoạt ở các vùng quê – nguồn nước mà những người nông dân đang buộc phải dùng nó cho những nhu cầu hàng ngày đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nó chính là những tên thần chết vô hình đanh rình rập tính mạng của những người nông dân.

Theo các tài liệu khoa học trên thế giới, đã phát hiện thấy có hơn 300 mặt bệnh lây truyền qua nước. Có hai nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe liên quan đến nước, đó là do các vi sinh vật có khả năng truyền bệnh sang người và do các chất hóa học, phóng xạ gây ra.

Vi sinh vật truyền qua nước gây nên hầu hết các bệnh ở đường tiêu hóa. Vi khuẩn gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy…; virus gây bệnh như bại liệt, viêm gan…; ký sinh trùng gây bệnh như lỵ amip, giun, sán… Các tác nhân này có thể xâm nhập vào cơ thể con người trực tiếp qua đường nước uống hoặc nước dùng chế biến thực phẩm. Những bệnh này có thể gây thành dịch lớn làm số người tử vong cao, rất nguy hại cho cộng đồng nếu không có biện pháp phòng chống dịch tốt.

Khi nguồn nước nhiễm các hóa chất từ sản xuất, sinh hoạt của con người, nước thải từ các khu công nghiệp thường gây ra các bệnh mạn tính, bệnh ung thư, bệnh ảnh hưởng đến sinh sản và di truyền.
Nếu gọi nguồn nước ngầm đã qua xử lý thô như lọc qua bể lọc hoặc nước mưa là nước sạch thì mới chỉ có 36% người dân ở bắc Trung bộ và duyên hải Nam Trung bộ, 33% người dân ở đồng bằng sông Hồng và cao nhất là 39% nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long được sử dụng nguồn nước sạch này. Những nguồn nước đã được xử lý qua bể lọc thô hoặc nguồn nước mưa chỉ có thể tránh được các loại kim loại nặng trong đó như sắt chứ không thể lọc được hết những chất độc như asen. Đặc biệt là trong tình hình nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nặng nề như hiện nay, phương pháp dùng bể lọc thô như nhiều bà con nông dân vẫn dùng thời gian vừa qua hoặc sử dụng nguồn nước mưa không thể đảm bảo an toàn vệ sinh và đặc biệt là tránh khỏi bệnh tật.
Theo nghiên cứu này của các bộ ngành liên quan, chương trình đã chọn ngẫu nhiên 208 hộ gia đình sử dụng nước giếng khoan cho ăn uống và sinh hoạt tại ba xã của tỉnh Hà Nam (chiếm 10,8% số hộ có giếng đă được điều tra) để khám bệnh và chọn ngẫu nhiên 100 người trong số các đối tượng đến khám để làm các xét nghiệm cận lâm sàng. Kết quả cho thấy: Tình hình ô nhiễm asen trong nguồn nước giếng khoan ở khu vực nghiên cứu thí điểm là rất nghiêm trọng (94,4% cao hơn tiêu chuẩn cho phép, 57% tổng số giếng có nồng độ asen từ >100 đến >1000 mg/l). Tỷ lệ mắc bệnh chung của 3 xă này tương đối cao (Hoà Hậu: 51,8%, Bồ Đề: 49,5%, Vĩnh Trụ: 43,5%) so với một số vùng nghiên cứu khác về tình hình bệnh tật của nông thôn Việt Nam. Một số bệnh khác cũng có tỷ lệ cao hơn so với các khu vực nghiên cứu khác như bệnh ngoài da 28,3% (các nơi khác từ 5,7-13,6%). Tỷ lệ biến đổi sắc tố da, sừng hoá, bệnh lưu thai sản khá cao. Xét nghiệm hàm lượng asen trong tóc và trong nước tiểu của nhóm nghiên cứu cao hơn đáng kể so với người b́nh thường. Số đối tượng có asen tóc và asen niệu trên giới hạn bình thường là 50% và 25% tương ứng.

Thời gian vừa qua, báo chí đã nói rất nhiều đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước một cách nghiêm trọng ở các vùng nông thôn Việt Nam đặc biệt là những khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và làng nghề. Nếu ai đã một lần đến làng ung thư tại Lâm Thao – Phú Thọ thì đều có thể thấy được sự kinh hoàng mà những người dân nơi đây phải gánh chịu từ những nguồn nước chết xả ra từ các khu công nghiệp quanh đó. Nguồn nước xung quanh khu vực này đã bị nhiễm độc nghiêm trọng, ngay cả nguồn nước ngầm. Những cây lương thực thực phẩm vẫn mọc lênh xanh mướt, nhưng đó là màu xanh chết chóc. Các nhà khoa học đã nghiên cứu những mẫu cây ở khu vừng này và trong những cây xanh ấy đều bị nhiễm kim loại nặng và là tác nhân có thể gây ung thư. Những người dân ở Thạch Sơn – Lâm Thao – Phú Thọ vẫn phải sống trong sợ hãi dưới lưỡi hái của tử thần, không còn con đường nào khác để tự cứu mình. Sau Thạch Sơn, người ta đã kinh hoàng phát hiện ra hàng loạt những làng ung thư ở Hà Tây, Hà Nam, Nghệ An, Quảng Nam, và mới đây nhất là Thuỷ Nguyên (Hải Phòng)… được nhắc tới. Theo khảo sát của bệnh viện K, trong 5 năm gần đây, trung bình mỗi năm ở nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân ung thư mới phát hiện, có khoảng 70.000 người bị chết vì căn bệnh này, tăng hơn nhiều so với trước đây. Bệnh ung thư không chỉ gia tăng ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, mà còn trở nên phổ biến đối với nhiều vùng nông thôn.

Điều đáng buồn, dường như làng ung thư đang trở thành một hiện tượng không còn hiếm hoi ở nông thôn Việt Nam, và tất cả đều liên quan trực tiếp đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tác nhân trực tiếp chính là nguồn nước không đảm bảo.
Chúng ta hãy nhìn vào sự thay đổi của các vùng nông thôn Việt Nam: Đó là những trụ sở ủy ban hoành tráng được xây to đẹp, nhiều khi phô trương quá mức, những ngôi nhà to đẹp lố nhố mọc lên làm cho bộ mặt nông thôn bị đô thị hóa một cách nửa vời. Thế nhưng, hầu như những công trình đầu tư cho vệ sinh môi trường mà quan trọng nhất là nguồn nước sạch cho người dân thì không hề được chú ý. Hầu hết nguồn nước của những người dân nông thôn đang sử dụng được lấy trực tiếp từ nước ngầm.

Gần đây, chúng ta nhắc nhiều đến khái niệm văn minh nông thôn. Chúng ta cho rằng, nông thôn xây những ngôi nhà to, xây những trụ sở đẹp, đường làng nông thôn được bê tông hóa, đời sống vật chất của người dân khấm khá lên điều đó chứng tỏ nông thôn đã văn minh, hiện đại và bắt kịp thành phố. Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Văn minh nông thôn cần những thứ nhỏ hơn, đơn giản hơn và thiết thực hơn, đó là những thứ liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người dân, đó là những thứ liên quan mật thiết đến đời sống hàng ngày của họ mà nguồn nước sạch là một ví dụ cụ thể nhất.

Nước sạch là một trong những điều kiện để đảm bảo cho vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa, vệ sinh trong lao động, vệ sinh ăn uống và các điều kiện khác cho sức khỏe. Muốn có nước sạch thì phải đảm bảo vệ sinh môi trường từ nguồn nước đến các khâu như khai thác, vận chuyển, dự trữ, sử dụng. Khi những người nông dân chưa thể có được một nguồn nước sạch hơn, an toàn hơn và một không gian sống khỏe mạnh, trong lành, chừng đó chúng ta chưa thể nghĩ tới văn minh cho những người nông dân chân lấm tay bùn.

Và vẫn phải nhắc lại một con số đã rất cũ: Hơn 70% dân số nước ta vẫn là nông dân và họ đang sinh sống ở các vùng nông thôn. Không thể nghĩ đến văn minh, hiện đại khi hơn 70% dân số ấy vẫn chưa thể có được một môi trường sống an toàn, một nguồn nước sạch và văn minh hơn hiện nay. Bài toán này, vẫn đang chờ lời giải của tất cả chúng ta.
---------------------
 
H

hunganhqn

Môi trường nông thôn: Thảm họa đã đến...

Những vấn đề này gây tác động mạnh mẽ và lâu dài đến các hệ sinh thái nông nghiệp và nông thôn. Nó hạn chế tính năng sản xuất của các thành phần môi trường, giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, cản trở sự phát triển bền vững. Càng ngày, những vấn đề ô nhiễm môi trường càng trở nên phổ biến rộng rãi, len lỏi trong mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt thường nhật của người dân nông thôn. Và quan trọng nhất, hiện trạng trên tác động xấu đến sức khoẻ cộng đồng nông thôn và hậu quả là lâu dài, không những đối với thế hệ hiện tại mà cả thế hệ mai sau.

1. Kinh hoàng ô nhiễm môi trường nông thôn Việt Nam
Vấn đề đầu tiên phải kể đến về hiện tượng môi trường sống của người dân ở các vùng nông thôn Việt Nam đang bị tàn phá nghiêm trọng là nước sạch và vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn.
Nếu như chúng ta quan niệm nước sạch chỉ đơn giản là nước mưa, nước giếng khoan qua xử lý bằng bể lọc đơn giản chứ không phải nước sạch như đã được xử lý ở các thành phố lớn thì tỷ lệ người dân nông thôn, nhất là khu vực miền núi còn rất thấp. Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua bảng số liệu sau:

Bảng tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng
TT Vùng Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch (phần trăm)
1 Vùng núi phía Bắc: 15
2 Trung du Bắc Bộ & Tây Nguyên: 18
3 Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung: 35-36
4 Đông Nam Bộ: 21
5 Đồng bằng Sông Hồng: 33
6 Đồng bằng Sông Cửu Long: 39

Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy rõ, những người dân ở nông thôn Việt Nam đang phải sinh hoạt với những nguồn nước như thế nào. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ 39% dân số được sử dụng nguồn nước (tạm coi là) sạch. Còn vùng thấp nhất là vùng núi phía Bắc, chỉ có 15% dân số được cấp nước sạch.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp đến sức khoẻ, là nguyên nhân gây các bệnh như tiêu chảy, tả, thương hàn, giun sán...Các bệnh này gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, kém phát triển gây tử vong nhất là ở trẻ em. Có đến 88% trường hợp bệnh tiêu chảy là do thiếu nước sạch, VSMT kém . Có thể thấy, nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và nguồn nước ở nông thôn do các nguyên nhân cơ bản sau
Đầu tiên phải kể đến tình trạng sử dụng hóa chất trong nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tràn lan và không có kiểm soát.

Nhìn chung, lượng phân bón hoá học ở nước ta sử dụng còn ở mức trung bình cho 1 ha gieo trồng, bình quân 80 - 90 kg/ha (cho lúa là 150 - 180kg/ha), so với Hà Lan 758 kg/ha, Nhật 430kg/ha, Hàn Quốc - 467kg/ha, Trung Quốc - 390 kg/ha. Tuy nhiên việc sử dụng này lại gây sức ép đến MT nông nghiệp và nông thôn với 3 lý do: Sử dụng không đúng kỹ thuật nên hiệu lực phân bón thấp; Bón phân không cân đối, nặng về sử dụng phân đạm; Chất lượng phân bón không đảm bảo, các loại phân bón N - P - K, hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng do các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lượng đăng ký, nhãn mác bao bì nhái, đóng gói không đúng khối lượng đang là những áp lực chính cho nông dân và môi trường đất.

Ngoài ra, ở miền Bắc Việt Nam còn tồn tại tập quán sử dụng phân bắc, phân chuồng tươi vào canh tác. Ở ĐBSCL, phân tươi được coi là nguồn thức ăn cho cá, gây ô nhiễm môi trường đất, nước và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Thuốc bảo vệ thực vạt (BVTV) gồm: Thuốc trừ sâu; thuốc trừ nấm; thuốc trừ chuột; thuốc trừ bệnh; thuốc trừ cỏ. Các loại này có đặc điểm là rất độc đối với mọi sinh vật; Tồn dư lâu dài trong môi trường đất - nước gây ra ô nhiễm; Tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất, nước.
Hiện nay, nước ta chưa sản xuất được nguyên liệu thuốc BVTV mà phải nhập khẩu để gia công hoặc nhập khẩu thuốc thành phẩm bao gói lớn để sang chai đóng gói nhỏ tại các nhà máy trong nước.
Đặc biệt ở rau xanh, sâu bệnh có thể làm tổn thất trung bình từ 10 - 40% sản lượng nên đầu tư cho thuốc BVTV sẽ mang lại lợi nhuận trên 5 lần. Chính vì vậy, lượng thuốc BVTV sử dụng cho rau thường quá mức cho phép. Điều này dẫn đến ô nhiễm đất, nước. Từ môi trường đất, nước và nông sản, thuốc BVTV sẽ xâm nhập vào cơ thể con người và tích tụ lâu dài gây các bệnh như ung thư, tổn thương về di truyền. Trẻ em nhạy cảm với thuốc BVTV cao hơn người lớn gấp 10 lần. Đặc biệt thuốc BVTV làm cho trẻ thiếu ôxi trong máu, suy dinh dưỡng, giảm chỉ số thông minh, chậm biết đọc, biết viết.

Điều đáng quan tâm là tình hình ngộ độc thực phẩm do các hoá chất độc, trong đó có thuốc BVTV vẫn diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng không chỉ riêng ở nông thôn mà còn cả ở các thành phố lớn có sử dụng nông sản có nguồn gốc từ nông thôn.

Nguyên nhân tình trạng trên là do việc quản lý thuốc BVTV còn nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn. Hàng năm khoảng 10% khối lượng thuốc được nhập lậu theo đường tiểu ngạch. Số này rất đa dạng về chủng loại, chất lượng không đảm bảo và vẫn lưu hành trên thị trường. Thứ hai là việc sử dụng còn tuỳ tiện, không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật theo nhãn mác, không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc. Thứ ba là do một lượng lớn thuốc BVTV tồn đọng tại các kho thuốc cũ, hết niên hạn sử dụng còn nằm rải rác tại các tỉnh thành trên cả nước. Theo Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường, Bộ Tư lệnh Hoá học (2004), trong khoảng hơn 300 tấn thuốc BVTV tồn đọng có nhiều chất nằm trong số 12 chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ. Và cuối cùng là việc bảo quản thuốc BVTV còn rất tuỳ tiện, không có nơi bảo quản riêng, nhiều hộ để thuốc BVTV trong nhà, trong bếp và trong chuồng nuôi gia súc.

Nguyên nhân thứ hai gây ra ô nhiễm môi trường ở nông thôn là do chất thải rắn từ các làng nghề và sinh hoạt của người dân. Hiện cả nước có khoảng 1.450 làng nghề, phân bố ở 58 tỉnh thành và đông đúc nhất là khu vực đồng bằng sông Hồng, vốn là cái nôi của làng nghề truyền thống, với tổng số 472 làng nghề các loại, tập trung chủ yếu ở các tỉnh như Hà Tây, Thái Bình và Bắc Ninh,... Trong đó các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu chiếm phần lớn (trên 70%). Do đó, đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nông thôn, tác động xấu tới chất lượng môi trường đất, nước, không khí và sức khoẻ của dân làng nghề. Kết quả phân tích chất lượng nước thải một số làng nghề dệt nhuộm tại Thái Bình cho thấy, đa số các chỉ tiêu phân tích đều vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt BOD5, COD đều vượt tiêu chuẩn từ 2 - 5 lần.

Ô nhiễm không khí: Hầu hết nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than. Do đó, lượng bụi và các khí CO; CO2; SO2 và NOx thải ra trong quá trình sản xuất trong nhiều làng nghề khá cao. Theo kết quả điều tra tại các làng nghề sản xuất gạch đỏ (Khai Thái - Hà Tây); vôi (Xuân Quan - Hưng Yên) hàng năm sử dụng khoảng 6.000 tấn than, 100 tấn củi nhóm lò; 250 tấn bùn; 10m3 đá sinh ra nhiều loại bụi, SO2; CO2, CO; NOx, và nhiều loại chất thải nguy hại khác, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân trong khu vực và làm ảnh hưởng tới hoa màu, sản lượng cây trồng của nhiều vùng lân cận. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ xung đột, khiếu kiện như ở Thái Bình, Bắc Ninh và Hưng Yên…

Ô nhiễm môi trường đất chủ yếu tập trung ở các làng nghề tái chế kim loại. Kết quả nghiên cứu của Đề tài KC.08.06 cho thấy, một số mẫu đất ở làng nghề tái chế chì thuộc xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên cho thấy, hàm lượng Cu2+ đạt từ 43,68 - 69,68 ppm; hàm lượng Pb2+ từ 147,06 - 661,2 ppm . Hàm lượng các kim loại nặng trong nước cũng rất cao, vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép.

Bên cạnh đó có khoảng 3.600 chợ nông thôn, trung bình mỗi người mỗi ngày thải ra 0,4 - 0,5 kg chất thải. Việc thu gom rác còn rất thô sơ bằng các xe cải tiến nên mới thu gom được khoảng 30% chuyên chở về những nơi tập trung rác. Bãi rác tại các huyện, các chợ nông thôn chưa có cơ quan quản lý và biện pháp xử lý. Chủ yếu là tập trung để phân huỷ tự nhiên và gây nên những gánh nặng cho công tác bảo vệ môi trường.

Bảng biểu tình hình phát sinh chất thải rắn:
Các loại chất thải rắn----------------------------------Toàn quốc------Đô thị----------- Nông thôn
Tổng lượng phát sinh chất thải sinh hoạt (tấn/năm)------12.800.000-----6.400.000------6.400.00
Chất thải nguy hại từ công nghiệp (tấn/năm)--------------128.400---------125.000---------2.400
Chất thải không nguy hại từ công nghiệp (tấn/năm)------2.510.000------1.740.000------770.000
Chất thải Y tế lây nhiễm (tấn/năm)---------------------------21.000
Tỷ lệ thu gom trung bình (phần trăm)-------------------------------------------71----------------20
Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị trung bình
theo đầu người (kg/người/ngày)--------------------------------------------------0,8---------------0,3
(Theo báo cáo Diễn biến môi trường Việt Nam 2004 - Chất thải rắn)

Thời gian gần đây, vùng nông thôn Việt Nam còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ ngồn rác, nước và khí thải xả ra từ các khu công nghiệp trên cả nước. Chính nguồn rác, nước và khí thải này cũng đang phá hủy nghiêm trọng sự trong lành của môi trường nông thôn Việt Nam.

2. Cứu môi trường nông thôn: Bất lực?
Chúng ta đang phải chứng kiến sức tàn phá ghê gớm của ô nhiễm môi trường tới không chỉ cảnh quan nông thôn Việt Nam mà còn đối với sức khỏe của chính những người dân. Hãy nhìn những làng quê đang bóc đi cái vẻ hồn hậu, chất phác vốn có để khoác lên mình tấm áo kệch cỡm của một tên trọc phú. Và bên trong cái vẻ béo tốt giả tạo ấy chính là sự kiệt quệ của những vùng quê đang bị bóc lột, bòn rút đến những giọt máu cuối cùng. Hậu quả của nó thì đã nhỡn tiền: Ô nhiễm đổ lên những cánh đồng, những dòng sông quê còn bệnh tật đang đổ lên đầu những người dân nông thôn. Còn họ, những người nông dân thì chỉ biết đứng nhìn.
Tài nguyên đất ở các vùng nông thôn vẫn đang tiếp tục bị suy thoái trầm trọng, làm biến đổi các tính chất đất và không còn tính năng sản xuất. Các loại hình thoái hoá đất chủ đạo ở nước ta là: Xói mòn, rửa trôi, sạt và trượt lở đất; suy thoái vật lý (mất cấu trúc, đất bị chặt, bí, thấm nước kém); suy thoái hoá học (mặn hoá, chua hoá, phèn hoá); mất chất dinh dưỡng khoáng và chất hữu cơ; đất bị chua; xuất hiện nhiều độc tố hại cây trồng như Fe3+, Al3+ và Mn2+; hoang mạc hoá; ô nhiễm đất cục bộ do chất độc hóa học, khu công nghiệp và làng nghề; suy thoái và ô nhiễm đất ở khu khai thác mỏ.

Nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hàng loạt những dòng sông quê kêu cứu vì mức độ ô nhiễm đã gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Những nguồn nước ngầm cung cấp cho người dân nhiễm sắt, nhiễm chì, nhiễm phèn, nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và vô vàn loại chất độc hóa học do các khu công nghiệp, các làng nghề thải ra vào lòng đất. Ở những dòng sông, những ao hồ ở các vùng quê, những loài vật thủy sinh như tôm, cua, cá, ốc ếch và thậm chí ngay một loài sống dai như đỉa thì đến bây giờ, chỉ còn thấy lại trong kí ức của những già ở các vùng thôn quê.
Trên khắp các vùng nông thôn mọc lên những làng ung thư, làng bệnh tật. Những thứ bệnh “nan y” vốn dĩ chỉ có những người lười vận động, phải chịu nhiều chất độc hại mà thường chỉ ở các thành phố mới mắc phải thì nay trút xuống vai những người nông dân nhọc nhằn, nghèo khó. Không hiếm những người nông dân phải bán cả gia sản để về thành phố chữa chạy và cũng không ít những người khác phải ngậm ngùi chờ chết vì không có tiền để chống lại những căn bệnh tử thần.

Đã nhiều năm nay, báo chí nói nhiều đến việc ô nhiễm môi trường ở nông thôn, những hiểm họa từ ô nhiễm môi trường mà những người nông dân đang phải gánh chịu nhưng thực tế, không ai làm gì để giải quyết tình trạng đó. Chúng không giảm đi, mà càng ngày càng tăng lên với mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều lần.
Chúng ta hãy tự hỏi, chúng ta đang bất lực trước những hiện trạng này hay chúng ta thờ ơ đứng nhìn nó. Chúng ta phảỉ làm gì khi nghĩ về những người nông dân, hơn 70% dân số của chúng ta đang phải đối mặt?.
 
Last edited by a moderator:
H

hunganhqn

HIV/AIDS
(Số liệu năm 2007)

Việt Nam hiện có hơn 133.000 người có HIV .
UNAIDS cho biết, Việt Nam là một trong ba quốc gia tại châu Á có Luật về phòng chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, tổ chức này cũng cho biết, Việt Nam cần phải hài hòa hơn nữa trong những điều khoản được nêu ra trong Luật về phòng chống HIV/AIDS nhằm bảo vệ những nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội.

Theo thống kê của Bộ Y tế , Việt Nam hiện có hơn 133.000 người có HIV, trong đó số ca mắc AIDS là khoảng 27.000 người và hơn 15.000 bệnh nhân tử vong. Hiện nay, tất cả 64 tỉnh thành và trên 96% số quận huyện trong cả nước có người bị nhiễm HIV, trong đó độ tuổi từ 20-39 chiếm tới trên 78%.

Châu Á- Thái Bình Dương: có gần 5 triệu người nhiễm HIV, trong đó có 440.000 người mới nhiễm trong năm 2007 và khoảng 300.000 đã tử vong vì AIDS.

Thế giới:
- Ước tính khoảng 33 triệu (dao động từ 30,3 - 36,1 triệu) người sống với HIV trên toàn thế giới.
- 2,7 triệu (dao động từ 2,2 triệu - 3,2 triệu) trường hợp nhiễm mới trong năm 2007.
- 2 triệu (dao động từ 1,8 triệu - 2,3 triệu) người chết vì AIDS trong năm 2007.
 
H

hunganhqn

TAI NẠN GIAO THÔNG

Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông khi đang di chuyển trên đường giao thông, do vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hay do gặp những tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản.


Tai nạn giao thông liên quan đến xe máy đang là "sát thủ" số 1 trong việc "giết hại" những người Việt Nam trẻ tuổi

Tai nạn giao thông liên quan đến xe máy đang là "sát thủ" số 1 trong việc "giết hại" những người Việt Nam trẻ tuổi và đứng thứ 3 về số người chết ở quốc gia Đông Nam Á này. Đây là những cảnh báo được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra mới đây.

Trong khoảng thời gian từ 10 đến 20 năm qua, chúng tôi đã thấy được những vấn đề liên quan đến những thương tích từ tai nạn giao thông như thế", ông Hans Troedsson, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, "gần như là Việt Nam đã không thể làm gì để ngăn chặn thảm hoạ này với điều kiện đường sá chật hẹp như hiện nay".

Mỗi năm có tới 12.000 người Việt Nam chết vì những tai nạn giao thông liên quan đến xe gắn máy trong vòng 5 năm qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Trịnh Quang Huân cho biết. Ông này còn nói thêm những tai nạn liên quan đến xe máy là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những cái chết thương tâm của những người dưới 18 tuổi.

Hiện tại có tới 15 triệu xe máy các loại lưu thông trên những con đường của Việt Nam. Chỉ một số ít người đi xe máy đội mũ bảo hiểm và các quy định của pháp luật chưa thể cải thiện tình hình này. Mặc dù Chính phủ đã đưa ra những quy định bắt buộc người đi xe máy trên những con đường ngoài thành phố phải đội mũ bảo hiểm song mọi sự vẫn chưa có những biến chuyển tích cực.

Có lẽ Việt Nam phải học hỏi nhiều từ Thái Lan, nơi những quy định bắt buộc người đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm đã làm giảm tới 40% các thương tích liên quan đến tai nạn giao thông và giảm 20% số người chết trong vòng 3 năm qua.
-----------------------

Tai nạn giao thông, tại sao và làm thế nào?
Tai nạn giao thông hàng năm cướp đi sinh mạng của hơn 1,2 triệu người trên toàn cầu, 50 triệu người khác phải mang thương tật suốt đời. Phần lớn những nạn nhân này sống ở các quốc gia đang phát triển.

Tuần tới, Đại Hội đồng Liên Hợp quốc sẽ thông qua việc triệu tập cuộc họp cấp bộ trưởng đầu tiên bàn về an toàn giao thông đường bộ. Con số nạn nhân của tai nạn giao thông cũng nhiều không kém số nạn nhân của các bệnh dịch nguy hiểm khác. Đối với trẻ em trong độ tuổi từ 5-14, tai nạn giao thông là nguyên nhân gay tử vong nhiều nhất và là nguyên nhân lớn thứ 2 sau HIV/AIDS gây tử vong cho những người trong độ tuổi từ 15-29.

Những cung đường đựợc cho là nguy hiểm nhất thế giới là ở châu Phi. Nếu như ở Anh, tỷ lệ là 10.000 xe mới làm một người chết thì ở Ethiopia và Uganda, con số này là 190 người. Số người chết vì tai nạn giao thông gia tăng nhanh nhất ở châu Á và Mỹ La tinh, mặc dù đầu tư về đường sá và phương tiện giao thông ở các khu vực này cũng gia tăng.
Thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra chiếm từ 1-2% tổng thu nhập của các nước đang phát triển. Tại một số nước, hơn một nửa số bệnh nhân nặng đều là các nạn nhân của tai nạn giao thông. Đối với các nước nghèo, tai nạn giao thông gia tăng làm cho quốc gia đó ngày càng nghèo hơn.

Có nhiều lý do khiến tạn nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng ở nhiều nước, như: Tài xế lái ẩu, xe không đảm bảo độ an toàn, hạ tầng giao thông kém, các quy định về chế tài còn lỏng lẻo…Ngoài ra, sự chưa đầy đủ trong các quy định của pháp luật và sự quan tâm chưa đúng mức của một vài chính phủ khiến người dân luôn phải đối mặt với mối nguy hiểm tính mạng mỗi khi ra đường.

Dehli (Ấn Độ) là nơi bạn có thể dễ dàng chứng kiến hiện thực hỗn độn trong hoạt động giao thông. Có thể nói đây là thủ đô của các vụ tai nạn xe cộ, với hơn 2.000 người chết trong một năm. Trong nội đô, người ta tran giành từng khoảng trống trong giao thông với xe tải, xe buýt, xe tay… Trên đường cao tốc, những tài xế xe 4x4 và xe tải có thể lao sát qua chân những phụ nữ đang vác củi, bởi đường cao tốc chạy qua những khu dân cư, còn trẻ con luôn mạo hiểm tính mạng để băng qua đường.

Thực ra, giảm thiểu số tai nạn giao thông không phải là diều quá khó khăn. Khi xây dựng các tuyến giao thông, những cơ quan có trách nhiệm cần đặc biệt chú ý tới vấn đề đảm bảo an toàn tính mạng cho những người tham gia giao thông. Từ năm 2000, Rwanda đã giảm được số người chết bởi tai nạn giao thông do giảm tốc độ xe lưu thông. Các quốc gia khác như Thái Lan và Việt Nam đã đưa Luật Giao thông vào giảng dạy trong các trường học, cũng như bắt buộc người đi xe máy đội mũ bảo hiểm. Ở Bogota-Colombia, những biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đã làm giảm số người chết do tai nạn giao thông xuống ít nhất trong một thập kỷ qua.

Nếu không nhận được sự quan tâm đúng mức của Chính phủ, số người chết vì tai nạn giao thông sẽ tăng, đồng nghĩa với sự phát sinh những bất ổn xã hội và bất ổn chính trị, thậm chí ảnh hưởng tới sự tăng trưởng kinh tế.

Như trường hợp vùng Nam Sahara thuộc châu Phi. Hai năm trước đây, các nước G8 đã đầu tư 1,2 tỷ USD để vùng này phát triển hệ thống đường cao tốc. Khoản chi cho đảm bảo an toàn giao thông đường bộ chỉ chiếm 1% tổng kinh phí xây dựng đường. Ủy ban An toàn giao thông đường bộ toàn cầu muốn Đại Hội đồng Liên Hợp quốc lập một quỹ khoảng 300 triệu USD để phát triển hệ thống đường bộ ở các quốc gia đang phát triển. Vấn đề là ở chỗ chính phủ các quốc gia này không nên ỷ lại vào sự giúp đỡ của quỹ nêu trên bởi người dân của họ vẫn phải hàng ngày tham gia giao thông trên các tuyến đường. Nên nhớ rằng đây đã là thế kỷ 21.
---------------------------

Biện pháp giảm tai nạn giao thông
Muốn khắc phục tai nạn giao thông vẫn ở mức cao ở nước ta, cần xác định đúng những nguyên nhân.
Tôi muốn đóng góp một số ý kiến về những nguyên nhân đó cùng các biện pháp khắc phục. Thật ra đây không phải là những phát hiện mới mẻ. Những điều này đã từng được các chuyên gia trong nước và nước ngoài nêu lên và nhấn mạnh, nhưng chưa được các nhà quản lý hữu trách quan tâm đúng mức.

1. Điều hành giao thông chưa hợp lý

Có quá nhiều chỗ giao cắt nhau, các ngã tư đèn xanh đèn đỏ chỉ nên cho đi từng làn một, vì nếu để 2 làn đối diện cùng đi một lúc, thì sẽ có một phần người tham gia giao thông muốn rẽ, họ sẽ cắt mặt làn đi thẳng, dễ gây ách tắc, tai nạn, lưu lượng thoát người chẳng những không tăng mà còn bị ùn lại, vì ai cũng muốn vượt cắt mặt nhanh, điều này ta tổ chức được, đâu cần phải mở rộng đường, xây đường vượt này nọ. Một số nút giao thông điều hành theo điều hành theo cách này đã giảm được ách tắc đáng kể.

Trên các trục đường, nếu bố trí được giải phân cách thì tốt, vì nó sẽ hạn chế được người tham gia giao thông tuỳ tiện sang đường, họ phải đến những vị trí quy định thì mới được sang hay rẽ.

2. Tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập

Muốn nhanh chóng tăng cường hệ thống đường sá mà đầu tư ít tốn kém hơn, cần khuyến khích việc sản xuất các trang thiết bị điều khiển trong nước (đèn xanh đỏ mà vẫn phải nhập ngoại, bao nhiêu tiến sỹ, kỹ sư điện tử để đâu?).

Sử dụng các vật liệu trong nước để làm đường giống như nhiều nước trên thế giới (làm đường bằng xi măng, kích thích các doanh nghiệp trong nước phát triển), hạn chế nhập vật tư ngoại để làm đường ( nhựa đường, atphan...). Cái nào làm được không tốn kém thì làm truớc.

3. Thực hiện chính sách giải tỏa công bằng và hợp lý

Muốn mở rộng đường sá, giải phóng mặt bằng được nhanh chóng và ít tốn kém ở các thành phố cần thực hiện chính sách công bằng, không nên đẩy người đang có nhà mặt đường lên nhà cao tầng, còn người ở trong hẻm thì tự nhiên được chui ra mặt đường lớn, gây ra khiếu kiện, dẫn đến đền bù nhiều, mất thời gian.

Vậy khi đề bù, chúng ta nên đền bù cho cả những hộ ở sâu 2 bên làn đường, sau đó, xây nhà cao tầng tại chỗ cho họ ở, tránh tình trạng phải xây nhà tái định cư ở nơi khác cho ngưòi bị giải toả ở. Khi đó, tầng 1 hoặc tầng 2 sẽ dành cho những người vốn ở mặt đường trước đây, còn tầng cao hơn sẽ dành cho người ở sâu trong ngõ... Như vậy, những hộ bị giải tỏa vẫn được sống trên trục đường cũ, còn người nông dân không bị mất đất cho tái định cư, sẽ có nhiều đất để trồng cây xanh, làm công trình phúc lợi.

Việc giải toả như trên cũng sẽ đỡ tốn tiền đền bù hơn, tạo ra một khu phố hiện đại, không còn bị lem nhem, xây dựng vô lối như nhiều con đường mới mở trước đây.

4. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các phương tiện tham gia giao thông

5. Không ngừng nâng cao dân trí và thường xuyên giáo dục ý thức cho người tham gia giao thông

Đã vi phạm là phải phạt ở múc cần thiết đủ sức răn đe, và thực hiện chủ yếu vói người lớn, trẻ em nhìn thấy sẽ học theo. Nếu chỉ quan tâm giáo dục trẻ em, mà ngưòi lớn cứ làm sai, trẻ em nhìn tấm gương phản diện của người lớn mà bắt chước, cho nên giáo dục đến mấy cũng không có hiệu quả.
(Đỗ Mai Thanh)
-------------------------

Kinh hoàng con số tai nạn giao thông Việt Nam
Cập nhật: 20/09/2007 - 17:29 - Nguồn: vnMedia.vn

Trong khuôn khổ hội thảo “Đại biểu dân cử với việc phòng chống tai nạn thương tích trẻ em” tổ chức tại Đà Nẵng (18 - 19/9), Thượng tá Trần Sơn, Phó phòng Tuyên truyền và Hướng dẫn điều tra xử lý tai nạn giao thông (TNGT) thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (Bộ Công an), đưa ra nhiều số liệu gây bàng hoàng về tình hình TNGT tại VN.

Theo ông, từ 2002 - 2006, TNGT ở VN năm sau tăng cao hơn năm trước và cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Riêng năm 2006, cả nước xảy ra 14.668 vụ TNGT đường bộ, đường sắt và đường thuỷ, làm chết 12.719 người và bị thương 11.273 người. Trong đó, TNGT đường bộ chiếm 14.161 vụ với 12.373 người chết, 11.097 người bị thương.

6 tháng đầu năm nay, cả nước tiếp tục xảy ra 7.648 vụ TNGT làm chết 6.898 người, bị thương 5.903 người. Riêng TNGT đường bộ xảy ra 7.342 vụ làm chết 6.683 người và bị thương 5.727 người.

Đáng chú ý, trong tổng số vụ TNGT đường bộ xảy ra năm 2006 thì có tới 144 vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 408 người, bị thương 493 người. Và chỉ trong 7 tháng đầu năm 2007 đã có 108 vụ TNGT nghiêm trọng làm chết 306 người, bị thương 414 người; so với cùng kỳ năm 2006 tăng cả về số vụ (33), số người chết (98) lẫn số người bị thương (86).

Thượng tá Trần Sơn nhấn mạnh, năm 2006, bình quân mỗi tháng cả nước có hơn 1.000 người chết, mỗi ngày có gần 35 người chết do TNGT. Tính sơ, số người chết do TNGT trong một năm ở VN bằng số người chết trong 120 cơn bão, bằng hậu quả của 53 cuộc chiến tranh kéo dài trên thế giới ngày nay.

“Hoặc so sánh theo một cách khác: Đem số người chết trong năm 2006 do TNGT chia bình quân thì mỗi tháng số người chết do TNGT ở VN bằng số thiệt mạng do khoảng 3 vụ nổ máy bay loại lớn. Trong ASEAN, VN đứng thứ 4 về phương tiện cơ giới đường bộ, đứng thứ 6 về số người dân trên một phương tiện cơ giới đường bộ nhưng lại đứng thứ 2 (chỉ sau Thái Lan) về số người chết và bị thương do TNGT!” - Thượng tá Trần Sơn nói.

Ông cũng cho biết thêm, theo thống kê của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tổn thất vật chất hàng năm ở VN do TNGT khoảng 885 triệu USD. Con số này còn cao hơn cả giá trị tiền thuốc sử dụng cho cả 84 triệu dân VN trong năm 2005 (817 triệu USD). Nếu so sánh với tổng thu ngân sách cả nước vừa được báo cáo tại Quốc hội thì con số 885 triệu USD chiếm hơn 5,5% tổng thu ngân sách cả nước/năm. Và nếu so với tổn thất toàn cầu do TNGT đường bộ khoảng 518 tỷ USD/năm (số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, WHO) thì con số tổn thất gần 1 tỷ USD/năm của VN là quá nghiêm trọng.

“Nếu nói TNGT đang là thảm hoạ quốc gia cũng không phải quá lời. Mức độ TNGT ngày càng thảm khốc đã và đang là hiểm hoạ của dân tộc, đe doạ nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của xã hội!” - Thượng tá Trần Sơn nhấn mạnh.
 
Last edited by a moderator:
L

lyyng

con số tk co' chính xác là của năm 2007?

nhưng hình như tác giả chưa đưa ra việc Vn cải thiện tình hình giảm TNGT nhờ luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm vào 15/12/2007!
 
H

hunganhqn

MA TÚY

Ma tuý là từ chỉ các chất gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi đưa vào cơ thể dưới bất kỳ hình thức nào (uống, hút, hít, tiêm chích …) sẽ gây ****** hoặc kích thích mạnh hệ thần kinh, làm giảm đau, gây ảo giác dẫn tới thay đổi một hoặc nhiều chức năng cơ thể ( về sinh lý và tâm lý) , làm cho người sử dụng nó có ham muốn không kềm chế được, phải gia tăng liều luợng để thoả mãn các cơn thèm khát ngày càng tăng, từ đó sức khỏe ngaà càng suy kiệt, nhân cách suy thoái, tiền bạc khánh kiệt …
Các chất ma tuý thường dùng là thuốc phiện, cần sa, heroin, cocain, moocphin, seduxen ….

--------------------------

Tác hại của Ma túy về mặt kinh tế và xã hội
(19/01/2008 - 08:45:31 PM)

Tệ nạn nghiện ma tuý gây thiệt hại lớn về kinh tế cho đất nước. Với trên 100.000 người nghiện hàng ngày dùng nhiều loại chất ma túy khác nhau có loại như hêroin: 100.000đồng/liều, có loại 30.000 đồng đến 70.000 đồng/liều, có người nghiện phải dùng 3 lần 1 ngày, mỗi năm số người nghiện sẽ tiêu phí hết trên 2.000 tỷ đồng.

- Về kinh tế:

Tệ nạn nghiện ma tuý gây thiệt hại lớn về kinh tế cho đất nước. Với trên 100.000 người nghiện hàng ngày dùng nhiều loại chất ma túy khác nhau có loại như hêroin: 100.000đồng/liều, có loại 30.000 đồng đến 70.000 đồng/liều, có người nghiện phải dùng 3 lần 1 ngày, mỗi năm số người nghiện sẽ tiêu phí hết trên 2.000 tỷ đồng.

Năm 2002, toàn thế giới có 200 triệu người nghiện ma tuý, tăng 10 triệu so với năm 2001. Ở Việt Nam trong bảy năm qua (1993 - 2000) tổng số người được cai nghiện là 166.203 lượt. Năm 2002 có 142.002 người nghiện được lập danh sách có hồ sơ kiểm soát, tăng 28.098 người so với năm 2001. Với tình trạng như vậy, số người nghiện ma tuý toàn thế giới hàng năm đã đốt hàng chục tỷ USD!

Tệ nạn nghiện ma túy đã làm cho Nhà nước hàng năm phải dành một khoảng ngân sách lớn cho công tác phòng chống ma túy đó là:

+ Chi phí cho công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy.

+ Chi phí cho công tác vận động xóa bỏ cây thuốc phiện, cần sa.

+ Chi phí cho công tác tổ chức cai nghiện tại cộng đồng, xây dựng và quản lý các trung tâm cai nghiện.

+ Chi phí cho hoạt động kiểm soát ma túy ở biên giới, điều tra truy tố, xét xử tội phạm về ma túy.

+ Chi phí cho các hoạt động hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống ma túy.

+ Chi phí về giam giữ cải tạo số người phạm tội về ma tuý.

Tệ nạn nghiện ma túy ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Để có tiền sử dụng ma túy hàng vạn người nghiện đã phạm tội trộm cắp, cướp của, giết người, buôn bán ma túy... Qua thống kê được biết 70% số vụ phạm tội hàng năm là do người nghiện ma tuý gây ra hoặc có liên quan đến ma túy. Trong số những người bị bắt hàng năm vì phạm tội, có từ 30 đến 50% số người phạm tội về ma tuý, năm 2001, số người phạm tội về ma túy chiếm trên 70% số người phạm tội. Tội phạm và ma tuý gắn bó chặt chẽ và là mảnh đất tốt để tham nhũng, cờ bạc, nghiện rượu, mại dâm... phát triển.

- Về xã hội:

Tệ nạn nghiện ma túy làm gia tăng số người bị nhiễm HIV/AIDS. Theo thống kê trong số những người bị nghiện HIV thì có gần 70% là do nghiện hút ma tuý. Vì vậy, ma tuý là cầu nối làm gia tăng căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Ma túy phá hoại sức khoẻ của con người, người nghiện dễ mắc các bệnh tim mạch, gan, thần kinh. Họ thường gầy còm ốm yếu, kém ăn, kém ngủ, thần kinh rối loạn, trí nhớ kém, lười lao động... Khi dùng loại ma tuý kích thích hoạt động hoặc gây ảo giác làm cho người nghiện có những nhận thức và hành động không phù hợp với đạo đức, tập quán và pháp luật nên dễ dàng phạm tội.

Tệ nạn ma túy tác động làm gia tăng tệ nạn mại dâm (do sử dụng các chất ma túy kích thích).

Tệ nạn nghiện ma túy làm gia tăng tai nạn giao thông, trong đó có nhiều vụ do người nghiện ma túy không làm chủ được tốc độ gây ra.

Tệ nạn nghiện ma túy lan rộng trong thế hệ trẻ, tác động xấu về đạo đức, lối sống, sức khoẻ, tri thức của hàng vạn thanh thiếu niên, ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động của xã hội, đến tương lai tiền đồ của dân tộc.

Theo kết quả điều tra xã hội học cho thấy 80% số người nghiện ma tuý trả lời: sẵn sàng làm tất cả mọi việc kể cả phạm tội để có tiền thoả mãn nhu cầu ma tuý. Vì vậy, họ đã làm suy sụp kinh tế gia đình, họ bị mất việc làm, mất uy tín trong gia đình, bè bạn và xã hội. Theo số liệu thống kê thì trong số người nghiện ma tuý có 85,5% là đối tượng có tiền án, tiền sự. Do đó, ma tuý là tác nhân gây mất trật tự an toàn xã hội, phá hoại hạnh phúc gia đình và làm xuống cấp thuần phong mỹ tục.

Tóm lại , tệ nạn nghiện ma túy ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội, đến hạnh phúc của mỗi gia đình, sức khoẻ và tính mạng của con người. Ma tuý còn làm biến chất một số cán bộ cơ quan nhà nước vì vậy cuộc chiến chống ma tuý còn diễn ra hết sức quyết liệt.
----------------------

Tác hại của Ma túy đối với bản thân và gia đình
(19/01/2008 - 08:47:20 PM)

Các chất ma tuý tác động gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thông qua tác động đến đường hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ sinh dục.

Đối với bản thân:

+ Đối với hệ hô hấp:

Các chất ma túy kích thích hô hấp, gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau đó sẽ gây ****** hô hấp nhất là dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Trong năm 2001 đã có trên 800 người chết vì sử dụng ma túy.

Một số trường hợp sử dụng côcain có thể bị phủ phổi cấp, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, nên tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn hen phế quản...một số trường hợp dẫn đến ung thư phổi.

- Đối với hệ tim mạch:

Các chất ma tuý làm tăng nhịp tim ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch vành, tạo nên cơn đau thắt ngực, có thể gây nhồi máu cơ tim. Chất ma túy cũng gây nên tình trạng co mạch, làm tăng huyết áp, có người sau khi hút thử vài hơi cần sa đã bị nhổi máu cơ tim, gây gai biến.

- Đối với hệ thần kinh:

Sử dụng ma tuý giai đoạn đầu có thể gây hưng phấn, lệ thuộc thuốc ... sau đó sẽ xảy ra những tai biến như co giật, xuất huyết, đột quỵ...

- Đối với hệ sinh dục:

Hầu hết người nghiện ma túy khả năng tình dục giảm rõ rệt, và điều này còn tồn tại sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian dài. Nam giới dùng ma tuý lâu sẽ bị chứng vú to và bất lực, phụ nữ có thể bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, tăng tiết sữa bất thường và vô sinh.

Ngoài ra, người dùng ma túy còn bị những tác hại như huỷ hoại tế bào gan, ảo thính, ảo thị...

Đối với gia đình:

Tệ nạn nghiện ma túy phá vỡ hạnh phúc của hàng vạn gia đình. Nhiều người nghiện ma túy đánh đập vợ con, chém giết bố mẹ, ông bà để đòi tiền hút chích ma tuý, bán hết tài sản, thậm chí bán cả nhà ở để có tiền sử dụng ma túy, nhiều trẻ em phải bỏ học đi lang thang, nhiều bà vợ phải bỏ chồng vì trong gia đình có người chồng nghiện ma túy.
-------------

Thấy gì qua việc “trẻ hóa” đội quân nghiện ma túy?

80% số người nghiện ma túy trong độ tuổi lao động. Thay vì họ có thể lao động, đóng góp công sức cho gia đình mình và xã hội, thì trong 1 tháng họ đã thiêu hủy tài sản cá nhân và cộng đồng tương đương với lượng thu ngân sách của 1 tỉnh…

Đến tháng 6-2007 số người nghiện ma túy trong cả nước có hồ sơ quản lý là trên 168.000 người. Đáng chú ý là hiện nay độ tuổi của người nghiện ma túy đang ngày càng trẻ (dưới 18 tuổi chiếm 4,5%, dưới 30 tuổi là 68,3% và 80% ở độ tuổi lao động).

Hãy thử làm một phép tính. 80% số người nghiện là trong độ tuổi lao động, tương ứng với 134.400 người. Nếu mỗi người này chỉ tiêu 50.000 đồng/ngày cho việc sử dụng ma túy thì mỗi ngày đã “đốt” mất hơn 6,7 tỷ đồng, một tháng 30 ngày mất 201 tỷ đồng, gần bằng dự toán thu ngân sách của tỉnh Hà Giang (204 tỷ đồng), và xấp xỉ 4,5 lần dự toán thu ngân sách của tỉnh Lai Châu (45 tỷ đồng) cả năm 2006 (Số liệu theo Dự toán thu, chi ngân sách các tỉnh, thành phố của Bộ Tài chính ). Như vậy, thay vì họ có thể lao động, đóng góp công sức cho gia đình mình và xã hội, thì trong 1 tháng họ đã thiêu hủy tài sản cá nhân và cộng đồng tương đương với lượng thu ngân sách của 1 tỉnh!!!

Liên quan đến công tác tuyên truyền giáo dục về tác hại của ma túy với sức khỏe con người và tác hại với cộng đồng xã hội. Cách đây hơn chục năm, Bộ Giáo dục Đào tạo đã có chương trình giáo dục ma túy trong nhà trường. Song, phần lớn những người nghiện ma túy là những người từng học hành chểnh mảng, bỏ học… Vì thế nội dung giáo dục trong nhà trường cũng chỉ đến được với những người chăm chỉ đến lớp, đến trường. Thêm nữa, những người nghiện ma túy cũng là những đối tượng hầu như không theo dõi thông tin khoa giáo trên đài, báo, tivi. Chính vì vậy, công tác thông tin, tuyên truyền về ma túy và tác hại của ma túy chưa đạt được hiệu quả như mong muốn!./.

Theo báo cáo của Bộ Công an, đến hết ngày 30.6.2008, cả nước có khoảng 169.000 người nghiện có hồ sơ quản lý, giảm 9.212 người (5,6%) so với cuối năm 2007. Trong 6 tháng đầu năm 2008, cả nước tái trồng 69,684ha cây thuốc phiện. Trong đó, Sơn La 41,593ha; Lai Châu 13,494ha; Điện Biên 1,774ha...
 
H

hunganhqn

Nước mắt làng ung thư
(Dân trí) - Đầu buổi chiều, đã thấy bà Trần Thị Xuân tất tả lo tắm rửa cho đứa cháu ngoại nghịch ngợm. Mẹ nó đang nằm vật vã chờ chết vì căn bệnh ung thư quái ác hành hạ. Bố nó mất khi nó mới mấy tuổi đầu…

Những cái chết được báo trước

Chúng tôi đến thăm nhà ông Nguyễn Tiền ở thôn Đại An, xã Tam Đại, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Trên bàn thờ, di ảnh bà Võ Thị Chí, vợ ông, vẫn còn mới; mấy cây hương đang cháy dở. Nhà cửa ngổn ngang.

Vợ ông Tiền mới mất chưa đầy một tuần, ở tuổi 40 vì căn bệnh ung thư phổi, để lại cho chồng 3 đứa con thơ dại. Nhà ông Tiền làm nông, quanh năm vất vả mà vẫn nghèo túng. Từ ngày phát hiện vợ bị bệnh, gia cảnh càng khó khăn vì của nả lần lượt “đội nón ra đi”. Hai đứa con nhỏ phải bỏ học giữa chừng, đi phụ hồ kiếm tiền thuốc thang cho mẹ. Nhưng mọi cố gắng đều thành vô nghĩa. Hôm lo tang lễ cho vợ, ông Tiền phải chạy vạy khắp nơi mới đủ tiền ma chay.

Gia đình anh Võ Ngọc Châu có cháu Võ Thị Yến vừa tròn 10 tuổi, xinh xắn, ngoan hiền, mới ngày nào vẫn cười nói như chim sơn ca. Cháu vừa ra đi vĩnh viễn vì căn bệnh ung thư não. Anh Châu ngậm ngùi kể, từ lúc phát hiện bệnh đến lúc mất con, chỉ tròn 1 tháng…. Rồi anh bật khóc nức nở.

Chúng tôi còn được nghe kể về cô gái Trần Thị Sương, bị ung thư da khi cuộc đời đang phơi phới phía trước. Sương ra đi khi vừa tròn 25 tuổi. Hay Nguyễn Đại Sĩ, vừa tốt nghiệp đại học, vừa xin được việc làm, chưa kịp báo đáp cha mẹ đã ra đi mãi vì bị ung thư đại tràng.

Bà Nguyễn Thị Đáng - một phụ nữ goá bụa sống với mẹ già trong căn nhà nhỏ xíu, trống hoác không có một thứ tài sản nào giá trị. Bà mắc bệnh ung thư phổi đã gần 2 năm nay. Cách đây mấy tháng, để có tiền đi Bệnh viện Trung ương Huế điều trị, gia đình phải bán từ con bò, con chó đến lúa, khoai… mới được vài triệu đồng. Đến viện, bác sĩ lắc đầu cho về.

Bà suy sụp hoàn toàn, nghẹn nghào kể: “Mấy bác sĩ ngoài đó dặn ra khám lại, nhưng xoay mô ra tiền nữa mà đi chừ. Đành nằm ở nhà, được ngày nào hay ngày đó chứ biết mần răng!”.

Cùng nhận “cái án tử” treo lơ lửng còn có chị Nguyễn Thị Lễ, mới 28 tuổi. Chồng bị tai nạn giao thông chết trong Sài Gòn, để lại cho chị đứa con còn đỏ hỏn. Giờ chị lại nằm đó chờ chết vì căn bệnh ung thư vú. Tóc chị đã rụng hết, những cơn ho kéo dài, toàn thân phù nề đau đớn…

Những thân phận buồn như thế không ít ở thôn Đại An này. Chỉ tính từ đầu năm 2008 đến nay, đã có 6 người trong thôn về thế giới bên kia vì bệnh ung thư, hầu hết họ đều còn rất trẻ. Ông Phan Văn Xuân, Phó thôn Đại An, nói như than: “Tại sao căn bệnh quái ác này cứ gieo xuống những người dân nghèo vô tội? Rồi mảnh đất này sẽ ra sao đây?”

Đâu là nguyên nhân?


Theo thống kê, cả thôn Đại An có khoảng gần 300 hộ dân, trong đó đã có 33 hộ có người thân bị chết vì căn bệnh ung thư. Đại An đang trở thành địa chỉ mới của “làng ung thư”.

Nhiều người cho rằng bệnh ung thư hoành hành dữ dội ở Đại An như vậy là do vùng đất này trước kia là điểm cao 159 - một căn cứ quân sự của Mỹ. Khu vực này trước đây đã bị rải rất nhiều hoá chất để phát quang cây cối. Lâu ngày, số hoá chất này ngấm vào nguồn nước, gieo rắc nên thảm họa ngày hôm nay.

Có một số người lại cho rằng ung thư là do nạn khai thác vàng trái phép. Bởi theo họ, một số người đã mang quặng vàng từ mỏ vàng Bông Miêu về địa phương rồi lén lút dùng hoá chất để tách vàng ra khỏi quặng. Số hoá chất này dần dần ngấm vào nguồn nước, trở thành tác nhân gây bệnh ung thư. Lại có thông tin nhiều người chôn hoá chất này dưới bụi tre, sau một thời gian sau cả bụi tre bị rụng hết lá rồi chết khô.

Nhưng tất cả nguyên nhân trên mới chỉ là… phỏng đoán. Ông Thái Hữu Niệm, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Đại, cho biết: “Trước tình hình căn bệnh ung thư gia tăng, đầu năm 2008, Trung tâm Y tế huyện Phú Ninh có về khảo sát, kiểm tra tình hình thực tế. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy có kết luận. Phần về phía xã thì chúng tôi không biết giải thích như thế nào cho dân yên tâm”.
(Minh San)
 
H

hunganhqn

Làng... ung thư!

Đó là làng Thanh Lê, thuộc xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, 1/3 số hộ trong làng có người chết vì bệnh ung thư, chủ yếu ung thư gan và dạ dày

Từ thị xã thành cổ Quảng Trị, chạy xe máy thêm 5 km về phía Đông, tôi dừng lại hỏi đường vào làng Thanh Lê. Một bà cụ xởi lởi, chỉ đường: “Làng Thanh Lê nằm ở phía bên kia đường. Anh đi thêm vài trăm mét nữa sẽ đến. Thế anh về đấy làm gì vậy?”.

Những cái chết trẻ
Trong suy nghĩ của tôi, làng Thanh Lê (xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong) nằm ở vùng đồng bằng chắc là rất trù phú. Khi tôi đặt chân đến làng thì mọi chuyện không phải như thế. Địa thế của làng ở trên một vùng đất khá trũng, cây cối trong các vườn nhà cằn cỗi. Xung quanh những ngôi nhà của người dân là ruộng lúa và ao nước đọng, bốc mùi hôi khó chịu. Khi biết tôi là nhà báo, anh Nguyễn Hội, một công dân ở ngay đầu làng, kéo tôi vào nhà cho bằng được để “trút” cả khối chuyện, mà theo anh toàn là những thông tin bức xúc.

Anh kể: “Cả làng Thanh Lê nhiều năm rồi sinh sống bằng thứ nước mà khi múc ở giếng lên lọc qua 2 lần, rồi mang vào nhà lọc thêm ở máy lọc nữa nhưng vẫn đóng lại từng lớp cặn màu trắng dưới bình, lau chùi không ra. Nhiều người nghi ngờ chính những thứ cặn bã trong nước sinh hoạt đã khiến cho dân làng tôi bị ung thư. Già cũng chết, trẻ cũng chết vì đủ loại bệnh ung thư!”.

Ông Nguyễn Hải Thủy, Bí thư Chi bộ Đảng làng Thanh Lê, dẫn tôi đến một số gia đình có người chết trẻ. Nhìn vào ngôi nhà trước mặt thấy 3 cháu bé đang côi cút, ngồi co ro trong hiên, nhà vắng tênh, lạnh lẽo. Anh Phạm Chí Thành, bố của các cháu, đang trong cảnh gà trống nuôi con, vừa đi làm từ ngoài đồng về, kể rằng chị Nguyễn Thị Bê, vợ anh, qua đời vì bệnh ung thư khi mới 22 tuổi. Ba đứa con chị để lại cho chồng lúc ấy cháu nhỏ nhất mới 3 tháng tuổi, cháu lớn mới 5 tuổi. Thiếu tình thương của mẹ quá sớm, nên cháu út hôm nay không được mạnh dạn, nhanh nhẹn như bao trẻ em cùng tuổi khác, trông rất tội nghiệp.

Hàng xóm của anh Thành, là anh Nguyễn Đôn Quyết, cũng không may mắn hơn. Chị Phan Thị Rơi, vợ anh, đã qua đời vì bệnh ung thư khi mới tròn 27 tuổi. Anh Quyết ngày đêm thay vợ chăm sóc 2 đứa con nhỏ dại, nhìn xót xa. Tại làng Thanh Lê, có gia đình cả 2 vợ chồng đều chết vì bệnh ung thư, như ông Nguyễn Văn Ngữ và bà Nguyễn Thị Đỉu.
Đang đi quanh làng Thanh Lê cùng ông Thủy, tôi gặp một cô gái chừng 20 tuổi, vẻ mặt buồn rười rượi. Hỏi ra mới biết, mẹ của cô là bà Nguyễn Thị Phiến, mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Cô gái đang học trung cấp y tế, do gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn nên cô phải nghỉ nửa chừng.

Bà Phiến, mẹ của cô, đang lao động khỏe mạnh, bỗng nhiên đổ bệnh. Chồng và con đưa bà vào Bệnh viện Trung ương Huế điều trị, nhưng mới hồi sáng lại được trả về nhà.
Ông Nguyễn Hải Thủy sau khi thống kê số người của làng chết vì bệnh ung thư đã cung cấp cho tôi một con số đáng sợ. Toàn làng có 126 hộ, trong đó xóm có mật độ người chết vì bệnh ung thư nhiều nhất tập trung gần 100 hộ. Từ năm 1975 đến nay, bệnh ung thư đã cướp đi sinh mạng của 44 người, là thành viên của 38 gia đình. “Có nghĩa 1/3 trong tổng số gia đình ở làng của tôi đã có người chết vì ung thư. Còn số người tiềm ẩn đang mang bệnh hiểm nghèo này thì chưa thể biết được. Thời gian gần đây số người chết vì ung thư càng tăng. Nhiều người gọi làng tôi là làng... ung thư” - ông Nguyễn Hải Thủy nói trong xót xa. Được biết từ đầu năm 2006 đến nay, làng Thanh Lê đã có thêm 2 người chết vì ung thư. Điểm đáng lưu ý, dân làng Thanh Lê chết chủ yếu vì bệnh ung thư dạ dày và gan.

Vo gạo - gạo tím, nấu chè - chè đỏ
Làng Thanh Lê nhà nào cũng có giếng nước sinh hoạt. Các giếng được bà con tự đào hoặc khoan ngay trong vườn. Khổ nỗi khi bơm nước lên, nước bốc ra mùi hôi tanh rất khó chịu. Giếng càng sâu thì nước càng hôi. Lấy nước giếng lên vo gạo, nấu nước chè xanh nhưng gạo từ trắng ngay lập tức chuyển sang màu tím bầm, còn chè xanh thì mất mùi thơm và nước có màu đỏ quạch. Có đến 40% phụ nữ của làng mắc bệnh phụ khoa vì tắm giặt nguồn nước bị ô nhiễm này.
Tuy làm nông nghèo khó nhưng nhiều gia đình ở đây không quản tốn kém, thấy nước bẩn, họ lại khoan thêm cùng lúc 2-3 giếng ngay trong vườn để tìm nguồn nước sạch, nhưng vô vọng. Dân làng đành chấp nhận sống chung với nguồn nước bẩn.

Hết cách, không có nguồn nước sạch nào hơn, bà con đi gánh nước ở giếng làng lộ thiên về dùng. Có lẽ đây là cái giếng làng lạ nhất Việt Nam. Giếng nằm ngay mép đường, mép ruộng, trông như cái hố bom, cỏ mọc bời bời. Mới nhìn đủ biết nước ở giếng này không hợp vệ sinh. Về mùa mưa, nước từ ngoài ruộng lúa chảy đầy vào giếng. Ông Nguyễn Ấm, một lão làng Thanh Lê, nói rằng từ ngày xưa đến giờ, khi các hộ gia đình chưa có giếng, cả làng đều dùng nước sinh hoạt tại giếng này.

Bao giờ dân có nước sạch để dùng?
Bà con kêu quá nhiều, cách nay một tuần, Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Quảng Trị đã về làng Thanh Lê lấy mẫu nước gửi xét nghiệm. Thấy đoàn cán bộ tỉnh về, dân làng mừng lắm, vì lời khẩn cầu của họ nhanh chóng được cấp trên quan tâm. Thế rồi, từ hôm ấy đến giờ dân làng cứ dõi mắt chờ đoàn mang kết quả về thông báo. Ông Nguyễn Hải Thủy mơ ước tội nghiệp: “Biết khi nào dân làng tôi có được nguồn nước sạch hợp vệ sinh cho bà con sử dụng để bớt mắc bệnh. Nếu sống mãi thế này, đến một lúc nào đó làng Thanh Lê chắc sẽ xóa sổ hết...”.

Mang bức xúc của người dân làng Thanh Lê, tôi trao đổi với Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Quảng Trị, tiến sĩ Nguyễn Trường Khoa. Ông Khoa cho biết ông đã đích thân về kiểm tra nguồn nước sinh hoạt của làng. Rõ ràng nguồn nước ở làng này bị ô nhiễm nặng, không bảo đảm tiêu chuẩn nước sạch. Nhưng hàm lượng chất độc trong nước cao bao nhiêu, ảnh hưởng của nó như thế nào với bệnh ung thư thì phải chờ kết quả phân tích và nghiên cứu.
Không thể để người dân Thanh Lê dùng mãi nguồn nước bị ô nhiễm như vậy được. Ai cũng hiểu điều đó, nhưng đến bao giờ dân làng Thanh Lê có nước sạch để dùng là vấn đề cấp bách nhất, không thể chờ đợi lâu hơn. ( Linh An)
 
T

thedoll.color

kảm ơn chủ 2pic về những tư liệu "an toàn giao thông "
Có zì potz thêm mếy bài về học đường nhá bạn :">
ví dụ như là " việc sd time cua thanh niên hiện nay" chẳng hạn:p
 
H

hunganhqn

HỌC ĐƯỜNG & ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

Chị bạn tôi có cậu con trai học lớp 6, mới vào đầu năm học mà nhà trường đã có giấy mời đến để trao đổi. Cứ ngỡ chuyện gì, hóa ra là chuyện “điện thoại di động”.

Để quản lý con, anh chị đã sắm cho cháu chiếc điện thoại di động và hướng dẫn cho cháu cách sử dụng thông thường. Cứ ngỡ có thứ phương tiện này, mọi hoạt động của con gia đình sẽ quản lý được. Ai ngờ, có “phương tiện” trong tay, vốn ưa tìm tòi, khám phá, cháu lại tập trung thời gian cho việc “nghiên cứu” điện thoại di độngnhiều hơn việc lắng nghe cô giảng và ghi chép bài vở. Không chỉ vậy, các cháu trong lớp thấy bạn có điện thoại di động, xúm nhau lại xem, lại xin gọi nhờ... Không được thỏa mãn, thế là sinh ra cãi cọ, đánh lộn nhau... Nhiều cháu thấy bạn có điện thoại di động, cũng đòi bố mẹ phải sắm cho một cái, vậy là sinh ra đủ thứ chuyện, buộc nhà trường phải mời phụ huynh lên giải quyết.

Hiện nay các em học sinh THCS và THPT sử dụng điện thoại di động khá phổ biến. Nhiều gia đình bận bịu công việc đã đầu tư cho con em mình chiếc điện thoại di động để nhắc nhở con học bài, hoặc các con lấy đó làm phương tiện để gọi cho bố, mẹ đưa, đón... Tuy nhiên, các cháu sử dụng điện thoại vào việc gì là điều các bậc phụ huynh cần phải quan tâm. Có cô giáo chủ nhiệm lớp 10 ở một trường THPTthành phố Đà Nẵng tâm sự rằng, cô hết sức lo lắng về tình trạng sa sút trong học tập củakhông ít học sinh, mà nguyên nhân chính từ điện thoại di động. Có em dùng điện thoại để chơi trò chơi và nhắn tin trêu chọc bạn trong giờ học. Nhiều em không chỉ sử dụng điện thoại vào việc nghe, gọi, mà còn chơi trò chơi, tải nhạc, tải phim trên mạng...Tất nhiên nhà trường đã tìm nhiều giải pháp để ngăn chặn việc học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, nhưng kết quả vẫn là điều còn trăn trở. Không chỉ dừng ở đó, việc sử dụng điện thoại di động sẽ đưa các em đến gần tệ nạn xã hội hơn. Có em bớt xén tiền học phí, bớt xén tiền đóng góp...để “nuôi di động”, đấy là những manh nha cho những hành vi xấu với mục đích kiếm tiền để sử dụng điện thoại...

Điện thoại di động đã và đang chứng tỏ được những hữu dụng, người sử dụng điện thoại di động ngày càng nhiều và đa dạng.Ngày nay điện thoại di động đã “phủ sóng” hầu hết trong xã hội.Tất nhiên, để điện thoại di động thật sự hữu ích đối với xã hộinói chung, học sinh nói riêng, các bậc phụ huynh phải có biện pháp quản lý chặt chẽ. Thay vì cấm đoán, các bậc cha mẹ phải quan tâm đến việc chiếc điện thoại con em mình được sử dụng như thế nào. Nhà trường cũng phải có những biện pháp giáo dục, nhắc nhở, kiểm soát. Ví dụ, trước giờ vào lớp buộc học sinh phải nộp điện thoại và chỉ được trả lại sau khi hết giờ học... Và lý tưởng hơn nếu các nhà cung cấp dịch vụ “để mắt” đến đối tượng khách hàng tạm gọi là “đặc biệt” này để cho ra những sản phẩm phù hợp.
--------------------
Cấm sử dụng Điện Thoại Di Động trong lớp học - Được hay không

"Cấm cứ cấm, xài vẫn xài!"


Theo quy định của một số trường THPT hiện nay, khi phát hiện bạn đang sử dụng ĐTDĐ, thì nhà trường sẽ tịch thu và niêm phong, hết năm học phụ huynh mới được lên nhận lại, và cam kết với nhà trường là không được mang theo điện thoại khi đi học nữa. Sở dĩ không cho mang điện thoại là vì theo các thầy cô: "Điện thoại bây giờ phức tạp lắm, đa phương tiện, hiện đại, nên không thể kiểm soát được các em "lưu trữ" trong đó những gì và sử dụng nó nhằm mục đích gì ngoài việc gọi và nhắn tin".

Nội quy nghiêm khắc là thế, nhưng teen vẫn ung dung xài "chui", tinh vi đến mức nhà trường không bị phát hiện. N.T (lớp 11 trường N) nói: "Bức xúc vì nội quy đó! Thử nghĩ xem, thời buổi hiện đại thế này, cấm xài hàng hi-tek, chịu sao thấu? Một ngày không sử dụng điện thoại chắc mình "die" sớm quá! Mà trường không phát hiện đâu, lớp mình nè, cả lớp xài di động mà chưa đứa nào bị bắt cả".

L.L (lớp 11 trường dân lập M): "Hôm ra chơi, lớp mình đang nghe nhạc ầm ầm bằng điện thoại thì thầy giám thị đi ngang qua, cả lớp hoảng loạn giấu điện thoại ở mọi nơi có thể giấu được. Trường mình đầu năm đến giờ tịch thu gần 100 cái điện thoại rồi đó! Nhưng có vài đứa vẫn chưa chừa, bị tịch thu điện thoại này thì mua điện thoại mới, cứ thế làm riết..."

Xài di động: Tốt hay xấu?


Câu hỏi này giống như câu: "Internet có lợi hay có hại" vậy, nhưng khảo sát trên 100 teen thì cuối cùng họ đưa ra câu trả lời là: "Sử dụng điện thoại không xấu".

Cuộc sống hiện đại thì việc thông tin liên lạc rất cần thiết. Không phải ai sử dụng điện thoại cũng nhằm mục đích xấu. Đa phần teen sử dụng điện thoại để liên lạc, làm việc part-time, thư giãn, và còn nhiều lợi ích khác. Họ sử dụng điện thoại và hoàn toàn được gia đình đồng ý, "tài trợ". 85/100 teens sử dụng điện thoại khẳng định chắc chắn "dế" không ảnh hưởng gì đến việc học của họ. 93/100 teens để chế độ im lặng trong tiết học, 67/100 thỉnh thoảng khoá máy và 11/100 luôn luôn để điện thoại ở nhà khi cảm thấy không thật sự cần thiết.

U.G (lớp 12 trường H): "Không nên vơ đũa cả nắm, bởi chỉ có teen vô ý thức mới nhắn tin trong giờ học, coi điện thoại là tri kỉ của mình. Nhà trường cấm cũng chính vì những hành động như thế, mình thấy cũng đúng, chẳng có gì bất công vì trường chỉ cấm xài điện thoại trong trường, còn ở nhà, teens vẫn được sử dụng thoải mái".

Nội quy nhà trường: Vẫn nên tuân thủ

T.Q (lớp 11 trường N): "Nếu nhà trường cấm sử dụng thì đây là cơ hội tốt cho những bạn nghiện nhắn tin, hoặc chơi games, chat qua điện thoại (cười). Hiện tại trường ban hành nội quy là thế nhưng cũng như không vì lớp mình ai cũng mang theo điện thoại khi lên trường, phòng khi liên lạc với ba mẹ khi đi học trễ, vắng tiết nên gọi cho ba mẹ đón về sớm...vân vân, chứ không ai dại gì cầm điện thoại trước mặt thầy cô mà nhắn tin, nghe nhạc cả".

T.T (lớp 10 trường P): "Tinh vi một chút thì thấy nhà trường cũng không khắt khe lắm đâu. "Cấm" tức là đừng để thầy cô thấy mình sử dụng, chứ không phải ngăn cấm hẳn. Hôm trước nhỏ bạn mình bị tịch thu, một tuần sau được trả về, chỉ cần nộp bản cam kết là xong. Nhà trường chỉ muốn teen đừng bị ảnh hưởng thôi. Tại mình thấy một số tiết không quan trọng, teens cũng hay nhắn tin, nghe nhạc, chơi games, làm chuyện riêng lắm. Vậy không tốt. Ở một số nước phương Tây, các trường phổ thông cũng không cho sử dụng điện thoại trong lớp mà. Đó cũng là một văn hoá đấy!"

M.L (lớp 12 trường N): "Teen bây giờ luôn tiếp thu ý kiến và sửa chữa đấy thôi! Mình tin rằng dù sử dụng điện thoại trong khi nhà trường không cho phép, teens cũng đủ thông minh để biết cách sử dụng nó như thế nào".
------------------------------
 
H

hunganhqn

Hanoinet- Ông Trần Mậu Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, quận 1, khẳng định: “Không nghiêm cấm HS sử dụng ĐTDĐ sẽ xảy ra nhiều chuyện lắm!”.

Giờ ra chơi, giám thị của một trường THCS phát hiện một nhóm học sinh (HS) mải mê chụm đầu trước màn hình điện thoại di động (ĐTDĐ) rồi cười khúc khích. Quá đỗi ngạc nhiên, giám thị tiến đến gần và hỡi ôi, các nữ sinh đang xem những tấm hình khoe… ngực mà tác giả tự biên, tự diễn là một nữ sinh lớp 7 của trường.

Cả “thế gian” trong “dế”

Ông Trần Mậu Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, quận 1, khẳng định: “Không nghiêm cấm HS sử dụng ĐTDĐ sẽ xảy ra nhiều chuyện lắm!”. Lệnh cấm sử dụng ĐTDĐ (“dế”) đã áp dụng ở trường từ 3 năm qua và đầu năm học mới, nhà trường đặc biệt nhấn mạnh nội quy cấm mang “dế” vào trường, lớp đến toàn thể phụ huynh học sinh (PHHS).

Trong biên bản họp PHHS vào đầu năm học, một số PHHS đề nghị cho HS được dùng ĐTDĐ (loại không đắt tiền) ngoài giờ học hoặc gửi điện thoại cho giám thị trường, sau khi tan học mới cầm về. Hiệu trưởng Trường Trần Văn Ơn vẫn kiên quyết với nội quy cấm sử dụng ĐTDĐ và HS nào bị phát hiện mang ĐTDĐ sẽ bị trường tịch thu và chỉ được nhận lại vào cuối học kỳ. Bởi, nhà trường đã cho lắp đặt 2 máy điện thoại công cộng ngay trong sân trường, cho cả số ĐTDĐ của hiệu trưởng để PHHS có thể nhắn gửi, dặn dò con bất cứ khi nào.

Cũng giống như Trường THCS Trần Văn Ơn, từ vài năm qua, nhiều trường học đã “nói không với ĐTDĐ” khi ĐTDĐ dần trở nên phổ biến. Hiệu trưởng một trường THCS đưa chúng tôi xem những tấm hình trong ĐTDĐ mà trường tịch thu được. 2 nữ sinh vào toilette nam ở một quán cà phê, làm hành động như đấng mày râu, tay giả bộ đưa xuống lưng quần nhưng quay mặt về phía người chụp với nụ cười tươi rói đầy vẻ tinh nghịch. Hoặc hình ảnh một HS bị bạn tát tai cũng được lưu giữ trong máy để làm… bằng chứng đem hù doạ những bạn yếu bóng vía. Thậm chí, chuyện một giáo viên ở quận 10 bị học trò dùng ĐTDĐ cảnh báo sẽ “bỏ bom” đến giờ vẫn chưa tìm ra thủ phạm.

Không chỉ dừng lại ở chức năng liên lạc thông tin, ĐTDĐ có đầy đủ chức năng quay phim, chụp hình đã trở thành công cụ đắc lực cho chủ nhân muốn trổ tài làm… đạo diễn, diễn viên. Do vô tình hay cố ý, những hình ảnh riêng tư lọt ra ngoài để lại nhiều hậu quả cho khổ chủ.

Kể từ sau “vụ án Vàng Anh”, các clip sex quay bằng ĐTDĐ do thế hệ 9x “thủ vai” không phải là chuyện hiếm. PHHS Lạng Sơn phát hoảng trước cảnh nóng “yêu” nhau của 2 học sinh lớp 10 quay bằng ĐTDĐ. Mới đây, giới tuổi teen lại xôn xao về clip “mây mưa” của đôi học sinh lớp 9 ở Quảng Bình được thực hiện trong một khu rừng và cũng quay bằng ĐTDĐ.

Hậu quả từ ĐTDĐ dù chấn động dư luận nhưng không phải trường học nào cũng cấm. Ông Lê Huy Cảnh, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Hiền, giải thích quan điểm: “Số đông HS sử dụng ĐTDĐ vì mục đích thông tin, do vậy trường chỉ cấm sử dụng trong giờ học, chứ không cấm HS mang ĐTDĐ đến trường”. Ông Trần Lung, Hiệu trưởng Trường THCS Kim Đồng, nói: “Tuy biết HS có ĐTDĐ gây nhiều phiền toái nhưng trường chưa ra lệnh cấm vì chưa có máy điện thoại công cộng đảm bảo nhu cầu liên lạc của HS với gia đình. Sắp tới, chúng tôi sẽ cho lắp máy điện thoại cố định tại trường, đến chừng đó sẽ cấm quyết liệt ĐTDĐ”.

Thà trễ giờ chứ không thiếu “dế”

ĐTDĐ đang dần trở thành vật bất ly thân đối với HS, hầu như trường nào cũng có HS sử dụng ĐTDĐ. Chuyện HS lớp 4, lớp 5 rành rẽ ĐTDĐ giờ “xưa như Diễm”. Trường vùng ven như Nguyễn Hiền ước đoán khoảng 50% HS có dế. Tỷ lệ này ở Trường THCS Kim Đồng khoảng 30%.

Trường THCS Phan Sào Nam không cho HS mang ĐTDĐ nhưng mỗi năm cũng có chục máy mang lén vào trường bị giám thị tịch thu. HS học lớp càng cao, tỷ lệ sử dụng ĐTDĐ càng tăng. Kim Hồng, HS lớp 11 Trường THPT Lê Quý Đôn, vừa trả lời câu hỏi của chúng tôi vừa thoăn thoắt bấm bàn phím nhắn tin: “Hầu hết các bạn trong lớp của em đều có “dế”. Đi học quên “dế” là học không vô, em phải chạy về nhà lấy. Thà trễ giờ chứ không thể thiếu “dế”.

Đối với một bộ phận HS, “dế” thể hiện phong cách và đẳng cấp của chủ nhân nên được các em nâng niu như đồ trang sức, không tiếc tiền đầu tư, nâng cấp để “hàng” càng “độc” càng dễ gây ấn tượng và dễ… bán. Một HS trường THPT B.P vì “cần tiền ra Hà Nội chơi” đã không ngại ngần rao bán gấp trên mạng chiếc điện thoại Nokia N72. Giá thị trường là 3,5 triệu đồng nhưng chủ nhân chỉ bán 2,5 triệu đồng thôi.

Cha mẹ sắm cho con ĐTDĐ là để tiện bề liên lạc trong đưa rước con nhưng không phải ai cũng quản lý được ĐTDĐ của con. Những trường cấm HS sử dụng ĐTDĐ có thể yên tâm phần nào nhưng hoàn toàn bất lực với những trường hợp HS ra trước cổng trường mới lấy máy ra. Còn Ban giám hiệu của những trường cho phép HS sử dụng ĐTDĐ biết sẽ có HS lưu trữ trong máy nội dung không lành mạnh nhưng trường không thể vô duyên, vô cớ đi kiểm tra ĐTDĐ của HS.

TS Huỳnh Văn Sơn: Cần hướng dẫn trẻ hiểu giá trị đích thực của ĐTDĐ

Có một thực tế là chúng ta chưa thống nhất việc cấm hay không cấm HS sử dụng ĐTDĐ. Quan điểm của cá nhân tôi, khó có thể cấm cản được HS sử dụng ĐTDĐ vì đó là tài sản cá nhân của các em. Mặt khác, việc sử dụng ĐTDĐ hay cấm sử dụng ĐTDĐ hiện nay chưa được thể chế hoá. Bản thân ĐTDĐ và người dùng ĐTDĐ không có tội và ĐTDĐ như là một “nhật ký” của người sử dụng mà người khác không thể tự ý kiểm soát, lục lọi. Người lớn cần hướng dẫn trẻ hiểu giá trị đích thực của ĐTDĐ, giá trị văn hoá giao tiếp khi sử dụng ĐTDĐ. Đồng thời, yêu cầu con trẻ tuân thủ một số quy định như tắt máy trong giờ học, tắt máy sau 10 giờ đêm, không lưu trữ hình sex, phim sex… Đối với những trường cho xài ĐTDĐ, nhà trường cần báo kịp thời cho cha mẹ HS biết nếu phát hiện ĐTDĐ chứa đựng nội dung không lành mạnh.
-------------------------------------

Cấm hay không cấm học sinh sử dụng điện thoại di động: Giáo dục mới là quan trọng

Thứ ba, 30/09/2008

Đọc bài “Học sinh sử dụng ĐTDĐ: Cấm hay không cấm?” (Sài Gòn Giải Phóng, 19-9-2008) tôi thật sự chia sẻ với nỗi lo của mấy vị hiệu trưởng cũng như các bậc phụ huynh. Bản thân tôi cũng đang có một cháu nhỏ học lớp 11 Trường THPT Trung học Thực hành (quận 5). Ngay từ giữa năm lớp 10 cháu đã đòi tôi mua cho ĐTDĐ bởi theo lời cháu nói: “Bạn bè lớp con không ai là không có, xài ĐTDĐ bây giờ là chuyện hết sức bình thường”.

Đi họp phụ huynh học sinh đầu năm cho con, tôi biết được nội quy của nhà trường là không hề cấm học sinh dùng ĐTDĐ, nhưng với điều kiện trong giờ học phải tắt máy, đến giờ ra chơi hoặc ra về mới được phép sử dụng. Người lớn chúng ta cấm các cháu xài ĐTDĐ bởi lo sợ con em mình sớm dùng ĐTDĐ vào những mục đích không lành mạnh như: quay phim và lưu giữ cảnh sex, lên mạng truy cập vào những trang web đen, bộ nhớ ĐTDĐ chứa toàn những cảnh nóng của người lớn…

Nhưng cho dù chúng ta có cấm thì không bằng ĐTDĐ, các cháu vẫn có thể tìm đến những thứ đó bằng Internet, đĩa CD, DVD, thậm chí gần đây là một số truyện tranh gợi dục chuyền tay nhau trong học đường. Chính vì vậy việc cấm hay không cấm các cháu sử dụng ĐTDĐ xem ra không còn quan trọng nữa.

Vấn đề được đặt ra là chúng ta phải làm thế nào để các cháu sử dụng ĐTDĐ như một phương tiện liên lạc và trao đổi thông tin lành mạnh và cần thiết. Để làm được điều đó, nhà trường và các thầy cô giáo nên có thêm những giờ sinh hoạt ngoại khóa hướng dẫn cho học sinh biết cách sử dụng ĐTDĐ sao cho hợp lý và lành mạnh. Đồng thời cũng cần giáo dục các cháu tránh xa những hình ảnh, hành vi xấu bằng cách giới thiệu những phương tiện thông tin giải trí lành mạnh khác (sách báo tham khảo, ti vi, radio, máy vi tính…); nêu những tấm gương sáng bằng tuổi để các cháu học tập và noi theo (gương vượt khó học giỏi, người tốt việc tốt); thường xuyên tổ chức những sinh hoạt đội nhóm và vui chơi bổ ích...

Bên cạnh đó, về phía gia đình, cho dù có điều kiện kinh tế rất khá giả thì các bậc phụ huynh cũng không nên mua cho con em mình những loại ĐTDĐ đắt tiền và có nhiều chức năng hiện đại. Cần phải giảng giải cho các cháu hiểu rằng dùng ĐTDĐ mục đích chính chỉ là liên lạc khi cần thiết. Hơn nữa các cháu lại chưa làm ra tiền nên việc sử dụng những chiếc ĐTDĐ bình thường, rẻ tiền, không có quá nhiều chức năng sẽ tốt cho các cháu hơn (như tránh bị kẻ xấu lấy cắp, tránh bị phân tâm mà tập trung tốt hơn vào việc học…).

Tóm lại bản chất của vấn đề học sinh sử dụng ĐTDĐ là việc giáo dục thế nào để các cháu hiểu được giá trị đích thực của ĐTDĐ và sử dụng ĐTDĐ sao cho hợp lý và lành mạnh mới là việc người lớn chúng ta nên làm. Còn chuyện có cấm hay không cấm học sinh sử dụng ĐTDĐ trong mỗi trường chỉ là về mặt hình thức mà thôi. Càng cấm mà các em lại càng lén lút sử dụng thì hậu quả sẽ càng tệ hơn mà thôi.

NGUYỄN THỊ THU
(Q.Bình Thạnh, TPHCM)
 
Last edited by a moderator:
H

hunganhqn

Thành phố Seoul cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường học (11/07/2009)

(Thông Tin Hàn Quốc) - Hội đồng Thành phố Seoul dự kiến trong tuần tới sẽ xây dựng dự thảo các qui định cấm sử dụng điện thoại di động ở các trường tiểu học và trung học.

Qui định này cấm học sinh tiểu học mang theo điện thoại đến trường. Học sinh phổ thông trung học và trung học cơ sở được phép mang theo điện thoại nhưng phải nộp trước và nhận lại sau giờ tan trường.

Ông Lee Jong-eun, chủ tịch hội đồng thành phố về giáo dục và văn hóa cho rằng: “Điện thoại di động ảnh hưởng tới môi trường học tập ở trường học và gây ra những rủi ro về sức khỏe đối với lũ trẻ. Cần thiết phải cấm học sinh sử dụng điện thoại ở trường” “Chúng tôi sẽ đưa ra các qui định trong năm nay sau khi thu thập ý kiến từ các ban ngành khác”.

Khoảng 30% trong tổng số 1.250 trường học ở Seoul hiện đang cấm học sinh sử dụng điện thoại di động.

Trước đó, hội đồng Miền Nam Tỉnh Gyeongsang cũng đề xuất việc cấp học sinh mang và sử dụng điện thoại di động và kì vọng điều luật sẽ được thông qua vào tháng Tám.

(Theo Korea Times)

------------------------------------

Trung Quốc: Cấm học sinh dùng điện thoại di động

Bắt đầu vào năm học mới, nhiều trường học ở thành phố cảng Đại Liên (Trung Quốc) ra quy định cấm học sinh mang điện thoại di động vào lớp học vì cho rằng, điện thoại di động chính là nguyên nhân khiến học sinh xao lãng việc học hành.

Li Yi, Hiệu trưởng một trường trung học cơ sở nói rằng nhiều vấn đề trong trường của ông bắt nguồn từ việc quá nhiều học sinh mang điện thoại di động vào lớp học. Ví dụ như các học sinh khác có thể bị làm phiền bởi những học sinh gửi tin nhắn trong lớp học. Và các học sinh trong trường luôn cố gắng tậu điện thoại để không phải"thua chị kém em".

Chưa kể, sự tiện dụng của điện thoại di động thông qua hệ thống tin nhắn cũng góp phần làm gia tăng những mối tình học trò. Ngoài ra, xuất hiện nhiều trường hợp học sinh bị cướp điện thoại di động.

Với nhiều bậc phụ huynh, điện thoại di động cũng là nguyên nhân khiến họ phải bận tâm. Chen Jirong mua một chiếc điện thoại di động cho cô con gái của mình khi cô bé mới vào trung học cơ sở. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, Chen phải cắt thuê bao để cô con gái tập trung vào kỳ thi.

Cô cho biết:"Tôi hoàn toàn ủng hộ quy định mới này của nhà trường. Bởi điện thoại di động và các tiện ích của nó như tin nhắn có thể có hại cho học sinh, khiến bọn trẻ xao lãng việc học. Bên cạnh đó, nhiều học sinh cũng đã bắt đầu bị nghiện game trên điện thoại".

Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại tỏ ra không ủng hộ quy định này của các trường học. Họ cho rằng việc cấm học sinh mang điện thoại di động vào lớp học khiến cha mẹ và con cái gặp bất tiện trong trao đổi liên lạc.

Để giải quyết vấn đề này, nhiều trường đã bố trí các thùng điện thoại thẻ công cộng ở mỗi tầng trong trường. Chúng sẽ giúp học sinh và các bậc phụ huynh có điều kiện liên lạc với nhau thường xuyên trong ngày.

Liang Jiangjun, giáo viên dạy tiếng Anh ở trường trung học cơ sở Gezhi, cho biết, mặc dù chưa có quy định cụ thể nào về việc cấm học sinh mang điện thoại di động, nhưng nhà trường cũng không khuyến khích các em sử dụng chúng. Tuy nhiên, theo Liang, hiện tại chỉ khoảng 1/4 đến 1/5 học sinh trong trường sử dụng điện thoại di động và phần lớn các em đã ý thức tắt điện thoại di động khi vào lớp.

Theo Song Anh - Tuổi trẻ/China Daily

----------------------------------------

Sinh viên ở Pháp sẽ không được sử dụng điện thoại di động nữa?


Gần đây chúng ta đã được thấy rất nhiều điều luật đưa ra để giới hạn việc sử dụng điện thoại, đặc biệt là khi đang lái xe nhằm làm tăng độ an toàn cho bản thân bạn cũng như mọi người xung quanh. Nhưng mọi việc chưa dừng lại ở đó, thượng nghị viện Pháp đang đề xuất một dự luật lên chính phủ mà nếu được thông qua thì nó sẽ cấm hoàn toàn việc sử dụng điện thoại trong trường học.

Quả thật là việc sử dụng điện thoại đã làm ảnh hưởng đến các kỹ năng học tập của tất cả các sinh viên trên thế giới. Tuy nhiên từ trước đến giờ chính phủ chưa hề để tâm đến vấn đề này. Nay thì mọi thứ đã thay đổi. Nếu được thông qua thì điều luật này của thượng nghị viện Pháp sẽ cấm việc sử dụng điện thoại cho bất kì mục đích nào, bao gồm cả gọi và nhắn tin hay lên mạng.... trong buổi học. Điều này sẽ làm giảm sự sao lãng của giới sinh viên và họ sẽ tập trung vào nội dung bài học hơn.

Chính phủ Pháp cũng đang thảo luận về việc cấm điện thoại ngay cả trong giờ giải lao cũng như ăn trưa hay chỉ trong giờ học mà thôi. Dù thế nào đi nữa thì nếu dự luật này thành công, nó sẽ tạo một tiền lệ cho các nước khác làm theo.

------------------------------------------

Ấn Độ: Cấm học sinh dùng điện thoại di động trong trường (14/08/2009)

(VH)- Ủy ban Giáo dục trung học trung ương Ấn Độ mới đây đã ra quyết định yêu cầu các trường trung học trong cả nước thực thi lệnh cấm dùng di động trong trường học, các giáo viên trong trường thậm chí cả phụ huynh đến trường cũng không được dùng di động để giảm bớt ảnh hưởng không tốt đối với việc học của học sinh.

Ông Joe Emanuel, Phó thư ký của Ủy ban Giáo dục cho biết, có rất nhiều những ví dụ đã cho thấy sử dụng điện thoại trong trường sẽ ảnh hưởng đến các em, cho dù có để chế độ không rung, không tiếng học sinh vẫn nhắn tin trong giờ học hoặc lúc làm bài tập về nhà. Chức năng chụp ảnh thường thấy của điện thoại cũng bị lạm dụng. Di động thường khiến cho các em có những ảnh hưởng không tốt như: bị phân tâm, lo nghĩ, sợ hãi. Song song với quyết định này, các nhà trường sẽ bố trí lắp điện thoại công cộng để phục vụ các em học sinh.

Đại đa số hiệu trưởng đều tán thành quyết định này. Những trường học trước đó vốn đã cấm học sinh sử dụng di động nay còn quản lý chặt chẽ hơn. Còn các vị phụ huynh cũng nhiệt liệt ủng hộ bởi nó không chỉ giúp họ giảm bớt chi phí hằng tháng mà còn giúp con em của họ chuyên tâm hơn vào việc học hành.
 
H

hunganhqn

Văn hóa sử dụng điện thoại di động

Trong khoảng mươi năm trở lại đây, sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin diễn ra cực kỳ mạnh mẽ, với sự ra đời của hàng loạt các phương tiện truyền thông, giúp cho việc giao tiếp, thông tin được thuận lợi, nhanh chóng.

Điện thoại di động ( ĐTDĐ ) là một trong những phương tiện được người tiêu dùng đón nhận như một phần tất yếu của cuộc sống, đặc biệt là giới trẻ.

Không thể phủ nhận vai trò của ĐTDĐ đối với đời sống hiện đại: gọn nhẹ, dễ sử dụng, giá cả phù hợp với đa số người lao động. Ngoài ra, có một số hãng còn đưa ra kiểu ĐT nhiều chức năng như quay camera, chụp ảnh, xem tivi, nghe ca nhạc... đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng.

Các bậc phụ huynh sẽ yên tâm kiểm soát thời gian của con cái bằng việc chỉ bỏ ra khoảng vài trăm ngàn đồng là có cái để "alô, con đang ở đâu? làm gi? bao giờ về nhà?"...

Nếu bạn tổ chức sinh nhật hay có những phút giây đầm ấm cùng người thân bên mâm cơm ngày đoàn tụ, đã có ĐTDĐ giúp ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ ấy. Hoặc đi tham quan du lịch mà có nó thì thật tiện lợi vô cùng.Những lúc buồn, đã có những bản tình ca du dương phát ra từ "con dế" thân yêu sẽ làm ta vơi đi những điều phiền muộn.
Tuy nhiên, việc sử dụng ĐTDĐ như thế nào cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể cũng là điều đáng bàn.

Một thực tế đáng buồn liên quan đến ĐTDĐ xảy ra như sau:
Trước hết, để trang trí cho thêm phần đáng yêu của "chú dế",nhiều bạn trẻ đã dán giấy Đecal lên đó với những hình thù kỳ dị mà thoạt nhìn, ai cũng phải đỏ mặt xấu hổ hoặc gai người vì hình dán rất phản cảm. Đó có thể là một cơ thể người phụ nữ "mát mẻ", một con quái vật thời tiền sử hay những bộ xương người trắng ởn mà tuyệt nhiên không thấy một bông hoa hay một cảnh quan đẹp nào. Phải chăng cách nhìn nhận về cái đẹp của một bộ phận thanh niên bây giờ "có vấn đề"?

Nhạc chuông được tải về cho ĐT cũng không kém phần sôi động, những bản nhạc cài sẵn trong máy không làm vừa lòng các chủ nhân trẻ. Không biết họ kiếm đâu ra những tiếng kêu khóc não nề, những tiếng gầm rú của loài thú dữ hay tiếng cười như được phát ra từ trong cõi "âm ty " mà mỗi khi ĐT có tín hiệu là người nghe phải giật mình, kinh sợ.

Rồi trong những cuộc họp quan trọng, kể cả họp Quốc hội, chúng ta vẫn thấy rất nhiều vị đại biểu thỉnh thoảng rút ĐT ra nghe và trả lời cuộc gọi đến, trong khi người chủ toạ đang trình bày những vấn đề trọng đại của đất nước.

Bạn sẽ nghĩ gì khi đang chăm chú học bài hay dự một buổi toạ đàm nào đó, mà lâu lâu lại nghe tiếng ĐT kêu từ góc này góc kia vẳng tới? Bạn có bực mình hay khó chịu không?
Thời gian gần đây, trong giới học sinh, sinh viên rộ lên hiện tượng dùng ĐTDĐ để chụp lén những sự hớ hênh của các bạn nữ, rồi tung lên mạng. Kết quả là nhiều bạn gái do xấu hổ mà không dám tiếp xúc với mọi người, có khi bỏ học hoặc bị người thân chỉ trích gay gắt. Có những trường hợp gây nên những vụ xìcăngđan mà báo đài cũng như dư luận không đồng tình, cũng từ ĐTDĐ mà ra.

Bản thân chiếc ĐTDĐ cũng như nhà sản xuất không hề mong muốn sản phẩm mình làm ra bị lạm dụng như thế.Nhưng rõ ràng thực tế vẫn cứ diễn ra hàng ngày, và có vẻ như ngày càng bị lạm dụng nhiều hơn.Tôi không có ý nói là ai dùng ĐTDĐ cũng đều thế cả, nhưng những hiên tượng trên là khá phổ biến, nhất là các bạn thanh niên.Vì vậy rất mong những người sử dung ĐT có ý thức hơn đối với vấn đề này. Và cũng đã đến lúc, các cơ quan chức năng sớm ban hành những quy định cũng như các chế tài xử phạt cho những hành vi trên , để người sử dụng ĐTDĐ có những điều chỉnh cho phù hợp với tình huống giao tiếp, đó chính là một biểu hiện của lối sống văn minh vậy.
 
B

bedau9x

cam~ ơn bạn rất nhìu lun ah',mi' bạn học ban B cần này lắm ne`!!!tiếc mình học ban A,nghj luận văn học ko ha`!nếu có thể bạn post vài bài liên wan ngj luận văn học nhe!^^
 
L

lambertlary

Xin cho hỏi.Đối với 1 bài NLXH thì yêu cầu dẫn chứng thực tế hay ta chỉ cần dẫn 1 tình huống cụ thể mình tự nghĩ ra là được ? Thanks trước.
 
H

hunganhqn

Xin cho hỏi.Đối với 1 bài NLXH thì yêu cầu dẫn chứng thực tế hay ta chỉ cần dẫn 1 tình huống cụ thể mình tự nghĩ ra là được ? Thanks trước.
Nghị luận xã hội thực chất là nhằm kiểm tra nhận thức của người học về các vấn đề xã hội. Cho nên theo mình dẫn chứng thực tế sẽ làm cho bài văn "sống" hơn, sinh động hơn. Với dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống thì dẫn chứng thực tế là không thể thiếu.
 
H

hunganhqn

THỰC TRẠNG GIAO THÔNG VIỆT NAM NĂM 2010
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, tình hình trật tự an toàn giao thông năm 2010 trên toàn quốc xẩy ra 14.442 vụ, làm chết 11.449 người, bị thương 10.633 người, tăng 1.778 vụ, giảm 47 người chết, tăng 2.544 người bị thương, trong đó:
Đường bộ: Xảy ra 13.713 vụ, làm chết 11.060 người, bị thương 10.306 người; so với năm 2009; tăng 1.915 vụ, giảm 31 người chết, tăng 2.652 người bị thương. Va chạm giao thông xảy ra 34.588 vụ, làm bị thương nhẹ 41.652 người. Tai nạn đặc biệt nghiêm trong: xảy ra 126 vụ, làm chết 389 người, bị thương 311 người. So với năm 2009, giảm 17 vụ, giảm 53 người chết, giảm 156 người bị thương. Trong đó có 21 vụ do xe khách gây ra, làm chết 68 người, bị thương 162 người.
Đường sắt: Xảy ra 482 vụ, làm chết 230 người, bị thương 298 người. So với năm 2009, giảm 96 vụ (18.8%), tăng 16 người chết (7,47%), giảm 98 người bị thương (24,7%).
Đường thủy: Xảy ra 196 vụ, làm chêt 146 người, bị thương 17 người, chìm 185 phương tiện thủy các loại. So với năm 2009, giảm 3 vụ (1,5%), giảm 34 người chết (18,8%), giảm 10 người bị thương (37%).
Hàng hải: Xảy ra 28 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9 người, bị thương 12 người có với cùng kỳ năm 2009 giảm 38 vụ, giảm 2 người bị chết.
Hàng không: An toàn hàng không được bảo đảm, không xảy ra sự cố nghiêm trọng uy hiếp an toàn bay; Việt Nam duy trì được thành tích 14 năm liên tục không xẩy ra tai nạn hàng không nghiêm trọng; tuy nhiên, số vụ sự cố tăng 38 vụ. (tăng 6%) so với cùng kỳ năm 2009.
Hội nghị đã nghe báo cáo của 5 đơn vị về công tác an toàn giao thông năm 2010.
Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong 11 tháng năm 2010: có 39 địa phương giảm số người chết vì TNGT so với cùng kỳ năm 2009 (trong đó có 25 địa phương giảm trên 5% số người chềt), những địa phương giảm nhiều là: Bắc Kạn giảm 34,2%, Điện Biên 29,2%, Trà Vinh 27,8%, Nam Định giảm 21,9%, Yên Bái giảm 21,3%, 01 địa phương không tăng không giảm; 23 địa phương tăng số người bị chết vì tai nạn giao thông như Lai Châu tăng 100%, Kon Tum 47,2%, Bạc Liêu 40,7%, Hậu Giang 30,8%, Bắc Ninh 25,8%.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng yêu cầu lãnh đạo Sở GTVT các tỉnh thành trong cả nước cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng CSGT đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát để phát hiện, xử lý kịp thời các vụ vi phạm an toàn giao thông; phối hợp với các ngành văn hóa, giáo dục để “đưa văn hóa giao thông vào cộng đồng”. Về cơ sở hạ tầng, các địa phương phồi hợp chặt chẽ với các sở giao thông duy tu bảo dưỡng, xóa các điểm đen, an toàn khi thi công các công trình, phát triển phương tiện giao thông công cộng ở các địa phương, tổ chức kiện toàn lại bộ máy đối với ủy ban an toàn giao thông từ TW đến địa phương, phải là lực lượng chuyên trách, có chuyên môn cao.
----------------------------------------------------
Phải coi tai nạn giao thông là thảm họa!
(http://tuoitre.vn)

TT - Hội nghị an toàn giao thông toàn quốc năm 2010 diễn ra ngày 28-12 tại Hà Nội đã công bố số vụ tai nạn gio thông (TNGT) trong năm qua là 14.442 vụ với 11.449 người chết và 10.663 người bị thương. So với năm trước, số vụ TNGT tăng 1.788 vụ, số người chết giảm 47 người nhưng số bị thương tăng 2.500 người.

Phía sau những con số thống kê khô khốc kia là nỗi đau khôn cùng giáng xuống bao nhiêu thân phận, bao nhiêu gia đình, bao nhiêu cuộc đời, bao nhiêu đứa trẻ. Nếu lấy mức bình quân thì cứ mỗi ngày có thêm 31 người chết vì TNGT. Không có một con số bình quân nào đáng sợ hơn số liệu bình quân người chết.

Hãy nhớ lại những vụ máy bay rơi hằng năm trên thế giới, nếu một chuyến bay thương mại cỡ lớn với chừng 200 hành khách thiệt mạng đã được coi là thảm họa thì ở Việt Nam, số người chết vì TNGT mỗi tuần tương đương một thảm họa hàng không (31 người x 7 ngày).

Nếu lấy dân số bình quân của một huyện miền núi là 30.000 người thì mỗi năm mất đi dân của ba xã và trong vòng 3 năm, số người chết tương đương dân số một huyện bị xóa sổ.

Nhưng những hệ lụy của TNGT đâu chỉ là số người chết hay bị thương. Rất nhiều gia đình đang có cuộc sống sung túc ổn định, chỉ vì một thân nhân bị TNGT mà trở nên chông chênh hoặc lâm vào cảnh khánh kiệt.

Từ chuyện một gia đình để suy ra con số hàng vạn người chết và bị thương kia, rõ ràng thiệt hại về vật chất do TNGT gây ra cho một quốc gia là một con số khổng lồ (theo báo cáo của WHO, ở các nước đang phát triển, thiệt hại này tương đương 1-2% tổng thu nhập quốc dân). Số tiền đó, thay vì có thể thay đổi hàng vạn số phận người nghèo khác trong xã hội thì bị đổ vào để chữa trị bệnh nhân, khắc phục hậu quả và nguồn nhân lực đáng kể bị mất đi từ những nạn nhân.

Chúng ta có Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, có các cơ quan thực thi luật pháp về ATGT, có bản tin ATGT đầu ngày trên VTV chiếm một thời lượng đáng kể, có khẩu hiệu tuyên truyền về ATGT ở khắp mọi nơi, học sinh tiểu học đã học chương trình ATGT bắt buộc, hàng ngàn hội thao, hội diễn từ xã đến tỉnh về tuyên truyền giáo dục ATGT, có diễu hành cờ hoa rầm rộ vào những tháng hành động ATGT...Vậy mà nhìn chung TNGT vẫn không hề thuyên giảm.

Hơn một tháng trước, khi đi công tác từ Quảng Trị ra Nghệ An, người viết đón một chuyến xe khách chạy suốt từ Bình Phước về Vinh. Một chiếc xe đò xập xệ, nhồi nhét hàng mấy chục người như thường thấy trên các tuyến đường xuyên Việt. Và khi cơn mưa trút xuống, trong khi kính xe mờ đục thì trớ trêu thay, hai cần gạt nước của xe lại bị hỏng (!).Tài xế cứ nhấn ga và nhiều lần suýt lao vào những chiếc xe chiều ngược lại.

Không thể tưởng tượng rằng hàng mấy chục người trên chuyến xe đó có thể đánh đổi mạng sống của mình chỉ vì cái cần gạt nước bị hỏng và người tài xế vô trách nhiệm kia.

Giá như một ngày nào đó, thay vì đi công cán bằng máy bay hay những chiếc xe đắt tiền với “tiền hô hậu ủng”, những người có trách nhiệm với ATGT nước nhà hãy “vi hành” lên một chuyến xe đò cà tàng như hàng triệu người dân đang đi lại mỗi ngày, hoặc làm một chuyến công du bằng xe máy xuyên Việt..., rất có thể họ sẽ dễ cảm nhận với những hiểm nguy trên đường hơn, để từ đó có những quyết sách quyết liệt hơn, hiệu quả hơn.

Chúng ta may mắn được sống trong một đất nước hòa bình nhưng có thật sự bình yên khi hằng ngày bước ra đường đều nơm nớp đối mặt với TNGT rình rập?

Chúng ta đã nói quá nhiều đến những nguyên nhân gây ra TNGT như mật độ dân cư đô thị tăng, phương tiện tăng, trong khi ý thức chấp hành giao thông, hạ tầng kém..., nhưng một khi chưa gọi đúng tên vấn nạn TNGT là thảm họa quốc gia để có biện pháp giải quyết thì chắc chắn con số trong báo cáo ATGT của năm 2011 cũng sẽ không có gì khác mấy con số của năm 2010.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom