Sinh 12 Nguyên phân.

J

jaiba333

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Tế baof lưỡng bội của ruồi giấm(2n=8) có khoảng 2,83.10^8 cặp nucleotit.Nếu chiều dài trung bình của NST ruồi giấm ở kì giữa dài khoảng 2 micromet thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đị bao nhiêu lần so với chiều dài kéo thẳng của phân tử ADN ?
2.Phân tử ADN ở vi khuẩn E.Coli chỉ chứa N^15 phóng xạ. Nếu chuyển E.Coli này sang mt chỉ có N^14 thì sau 4 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N^15 ?
3...
đấy các bạn giải giùm mình với. Sơ sơ là 8 câu. Mỗi bạn một câu nhé.Không mai ktra mình không biết giải ntn mất...!HELP ME.
 
P

phuongtam1992

câu 1
TB lưỡng bội của ruòi giấm có 2n=8 NST --> có 8 phân tử ADN
8 phân tử ADN này có 2,83.10^8 cặp nu
--> chiều dài 8 ptử này là : 9,622.10^8 ăngstron
--> chiều dài 1 ptử ADN : 1,20275.10^8 ăngstron = 12027,5 mocromet
vây so với chiều dài kéo thẳng của ptử ADN, nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi số lần là
(12027,5/2)= 6013,75 lần
câu 2
nếu chuyển E.coli này sang moi trường chỉ có N14 phóng xạ thì chỉ có N14 phòng xạ là nguyên liệu để tổng hợp nên mạch mới
nên dù nhân đôi bao nhiêu lần đi chăng nữa cũng chỉ có 2 phân tử ADN con mang N15 phóng xạ (mạch cũ của mẹ)
ĐA là 2 phân tử ADN con
 
H

hanxue_92

Bài 1: Ruồi giấm 8 NST, vậy chiều dài của bộ NST của ruồi giấm là:
LNST =2.83 x 108 x 3.4A0 = 9.62 x 108Ao
Chiều dài trung bình của một AND là:
9.62 x 108
L1ADN = 8 = 1.2 x 108Ao
Chiều dài ruồi giấm ở kì giữa là:
Đổi 2Um = 2 x 104Ao
Số lần NST cuộn chặt ở kì giữa:
Số lần = 1.2 x 108Ao = 6000 lần
2.104Ao
Bài 2:
Phân tử AND của E.coli chứa N15 phóng xạ =? MT N14 khi nhân đôi 4 lần thí -> có 14 AND con, mỗi 1 AND gồm 2 mạch đơn hoàn toàn là mới
-> Có 2 AND con, mỗi AND con còn chứa N15 từ mạch cũ của AND mẹ.
Bài 3:
Câu a: Chuỗi Polipepít dạng bình thường
P: Metionin _ alanin _ Lizin _Valin _Loxn _MKT
mARN: AUG_GXX_AAA_GUU_UUG_UAG
Gốc:TAX_XGG _TTT_XAA_AAX_ ATX

ATG_GXX_AAA_GTT_TTG_TAG
123 456 789 101112 131415 161718
Câu b: Mất 3 cặp Nu 7.8.9 thì mARN mất 1 bộ ba AAA: Lizin
M ARN AUG_GXX_GUU_UUG_UAG
Polipepit Mê Alanin Valin lôxn MKT
Câu c: Cặp nu 10 (X=G) => (A=T)
M gốc: TAX_XGG _TTT_XAA_AAX_ ATX
mARN: AUG_GXX_AAA_GTT_TTG_TAG
Polipepit Mê ala lizin Phênin lơxn MKT
Bài 4:
a. Thứ tự các ribonucleotit trong mARN và thứ tự các nucleotit trong 2 mạch đơn của đoạn gen là:
Protêin Xêrin Tirôxin Izô trip lizin
mARN UXU_ UAU_ AUA_UGG_AAG
Mgốc AGA_ATA_TAT_AXX_TTX
Mbổ sung TXT_TAT_ATA_TGG_AAG
b. Gen bị ĐB mất cặp Nuclotit 4.11.12 sẽ hình thành đoạn Polipeptit.
M.gốc: AGA_ ATA_TAT_ AXX_TTX_. . .
M.bổ sung TXT_ TAT_ ATA_TGG_AAG
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Mạch gốc ĐB: AGA_ TAT_ATA_TTX
mARN : UXU_AUA_UAU_AAG
C.Polipeptit Xênin Izôlơ trirôxn lizin
Bài 5:
Số tế bào khi nguyên phân 4 lần có ĐB
24 = 16 tế bào
a. Bộ NST lượng bội của loài có số NST là:
- 144NST : 16 = 9 -> Bộ NST ĐB = 9
- Đột biến lệch bội có thể 2 khả năng.
Thể ba nhiễm: 2n + 1 = 9 -> 2n = 8
Thể một nhiễm: 2n – 1 = 9 => 2n = 10
b. 2n = 8 -> 4 giao tử
- Thể ba nhiễm: 2n + 1 = 8 +1 => có 4 giao tử thừa 1 NST
- Thể một nhiễm 2n -1 = 10 – 1 => có 5 giao tử thiếu 1 NST.
Bài 6:
a. Tên và các kiểu ĐB nST trong 7 trường hợp.
1. Đảo đoạn có tâm động: Đoạn DEF có tâm động đứt ra quay 180o rồi gắn vào vị trí cũ NST.
2. Lặp đoạn: Đoạn BC lặp lại 2 lần
3. Mất đoạn: Mất đoạn D
4. Chuyển đoạn trong 1 NST: Đoạn BC chuyển qua cách khác của chính NST đó.
5. Chuyển đoạn không tương hỗ: Đoạn MNO gắn qua đầu ABC của một NST khác.
6. Chuyển đoạn tương hỗ: MNO đổi chổ AB
7.Đảo đoạn ngón tâm động : BCD quay 1800 gắn lại
b. Đảo đoạn ngoài tâm động (7) không lâu thay đổi hình thái NST
c. Chuyển động tương hổ (6) và không tương hổ (5) làm thay đổi các nhóm liên kiết khác nhau do 1 số
gen từ NST chuyển sang NST khác
Bài 7:
Sơ đồ lai P AaBB x AA’bb
GP AB .Ab Ab
a.Con lai tự đa bội hoá
2n AABb -ĐBH-------> 4n AAAABBbb
2n AaBb --------------> 4n AAaaBBbb
b.Xảy ra đột biến trong giảm phân
+ Ở cây AaBb –giao tử-------> AaBB (2n)
Kết hợp giao tử :2n AaBBb x n (Ab)
->Con lai 3n AAaBBb
+Ở cây AAbb –giao tử------->2n AAbb
2n (AAbb) x n(AB)------->3n AAABbb
2n(AAbb) x n(ab) -> 3n AAaBbb
c.Thể ba NST số 3
+Đột biến ở cây
Kết hợp giao tử AaB x Ab ->AAaBb
+ Đột biến ở cây
Kết hợp giao tử AAb x AB -> AAABb
AAb x Ab -> AAaBb
Bài 8:
a. Phương thức toạ cây quá đỏ t.c’ AAAA
+ Nguyên phân :lần phân bào đầu tiên của hộp tử các NST đã tự nhân đôi không phân li do thoi vô sắc không hình thành tb 2n -> 6n AA-> AAAA
* Giảm phân và thụ tinh : trong quá trình phát sinh giao tử , sự không phân li các cặp NST tương đồng tạo qt 2n ở bố , mẹ khi thụ tinh , các giao tử 2n x 2n = hợp tử 4n
P AA x AA
GP AA AA
Hợp tử AAAA quả đỏ
b. P AAAA (quả đỏ) x aaaa (quả vàng)
Gp AA aa
Con lai F1 AAaa quả đỏ
F1 cho các dạng giao tử: AA,Aa,aa,A,a,AAa
AAaa và O. Trong đó chỉ có 3 dạng giao tử hữu thụ là: 1/6AA, 4/6Aa, 1/6aa
c. F1 x F1 AAaa x AAaa
GT hữu thụ 1/6AA4/6Aa1/6aa 1/6AA4/6Aa1/6aa
Kẻ khung Funnet:
Kiểu gen F2: 1/36AAAA, 8/36AAAa,18/36AAaa,8/36Aaaa,1/36aaaa
Kiểu hình F2 35 đỏ , 1 vàng

chúc bạn học tốt!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: tú221100
B

binhpham_04

bạn oi , có thẻ giai thich them ve bai 2 ko minh van chua hieu lam
minh nghi te bao con chi chua mot mach N15 cua ADN cu thoi ,nen chi co 1ADN con chua N15
N15 va N14 la gi ha ban, neu chuyen vi khuan chua N15 sang N14 thi cai gi se thay đoi
 
B

binhpham_04

ban oi cho minh hoi them ca bai 5 nua
minh ko hieu phan dau cho lam
sao sau 4 lan nguyen phan co ĐB(dot bien)la 24=16tb
sao
Bộ NST lượng bội của loài có số NST là:
- 144NST : 16 = 9 -> Bộ NST ĐB = 9
 
P

phongviet_239

Câu 2: Ta cứ coi N15 là một cái nào đó cấu tạo nên ADN, khi ADN nhân đôi trong môi trường chỉ chứa toàn N14 thì các ADN mới hình thành chỉ chứa N14 thôi. Thật ra N14, N15 là đồng vị 14, 15 của nguyên tử ni tơ .
 
T

tuyet1441992

BÀI 2: khi ta xem N15 là một mạch cũ của ADN và N14 là mạch bổ sung với 2 mạch cũ. Thì trong lần phân bào đầu tiên thì N15N15==>> 2 N15N14 và cứ như vậy sau ba lần nhân đoi tiếp theo thì ta cũng chỉ thu được 2 N15N14(theo nguyên tắc bán bảo toàn)==>>2 ADN con
 
D

davidyb1993

câu 2 mỗi người đều có cách giải thích khác nhau ( tuy đáp án thì giống nhau ) cho mình hỏi cách giải thích nào là đúng nhất trên các cách trên có thể nói rõ hơn đc k?
 
T

traitimbang_3991

câu 2 mỗi người đều có cách giải thích khác nhau ( tuy đáp án thì giống nhau ) cho mình hỏi cách giải thích nào là đúng nhất trên các cách trên có thể nói rõ hơn đc k?

@phongviet239: :(

mình tán thành với ý hanxue_92
Bài 2:
Phân tử AND của E.coli chứa N15 phóng xạ =? MT N14 khi nhân đôi 4 lần thí -> có 14 AND con, mỗi 1 AND gồm 2 mạch đơn hoàn toàn là mới
-> Có 2 AND con, mỗi AND con còn chứa N15 từ mạch cũ của AND mẹ.
khi nhân đôi 4 lần tạo ra 16 ADN con trong đó: có 14 AND con, mỗi 1 AND gồm 2 mạch đơn hoàn toàn là mới và Có 2 AND con, mỗi AND con còn chứa N15 từ mạch cũ của AND mẹ.(do nguyên tắc bán bảo toàn)[/QUOTE]

mình xin lưu ý: do nhân đôi dựan trên nguyên tắc bán bảo tồn nên sau bao nhiêu lần nhân đôi thì vẫn có 2 phân tử con mang N15 :)
 

Canhjr

Học sinh mới
Thành viên
12 Tháng mười một 2018
2
0
1
21
Bắc Ninh
THPT Nguyễn Đăng Đạo
câu 1
TB lưỡng bội của ruòi giấm có 2n=8 NST --> có 8 phân tử ADN
8 phân tử ADN này có 2,83.10^8 cặp nu
--> chiều dài 8 ptử này là : 9,622.10^8 ăngstron
--> chiều dài 1 ptử ADN : 1,20275.10^8 ăngstron = 12027,5 mocromet
vây so với chiều dài kéo thẳng của ptử ADN, nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi số lần là
(12027,5/2)= 6013,75 lần

Tại sao chiều dài không chia 2 mà đọc nhân 3.4 thôi vậy
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom