[Sinh học 7] các loài động vật nguy hiểm nhất

Status
Không mở trả lời sau này.
A

aliaa

Binh thuong thui ma, cu bao no xau lam no tui than

~> Chú ý: viết bài có dấu, chữ viết k dùng màu đỏ, bài này có tính chất Spam.
 
Last edited by a moderator:
K

kira_l

Binh thuong thui ma, cu bao no xau lam no tui than


em iu viết có dấu nhớ

cấm bút đỏ cơ mà ;;)

dủ là cass đi nữa ko làm mất mặt chj :))

dễ thg vậy bảo xí ><
 
M

matlanh69

hm , xau j dau .... khai nien dep xau chang ai dat ra ca .... noi the ; tui nghiep chung lem ::D



~> Bn chú ý viết bài có dấu...
 
Last edited by a moderator:
K

khanhnekha

trông nó vậy mà còn đỡ hơn con người chúng ta. Có những người bên ngoài thì đẹp mà bên trong toàn chất chứa những điều xấu xa.
 
K

khanhnekha

Thật ra tớ thấy máy con đó đâu đáng sợ bằng con người :( (bôi đen để xem). Lơ tơ mơ là bị cho ra đi ngay còn mấy con đay mình đau có gặp đâu mà sợ.:D
 
K

khanhnekha

Động vật lai !

Liger = Sử tử + hổ

Gọi là Liger bởi lẽ con vật này là sản phẩm kết hợp giữ con hổ cái tên Panthera leo và con sư tử đực có tên Panthera leo. Liger giống như một con sư tử với những cái vằn dài trên lưng. Đặc biệt Liger rất thích bơi, sự kết hợp giữa con hổ đực và con sư tử cái sẽ được gọi là Tigon.





090709cl2dongvatlai1.jpg


Eo, dữ dằn quá
MatCuoi%20(57).gif


Beefalo = Trâu + bò

Sự kết hợp giữa trâu và bò sẽ tạo ra một con vật có thịt ít béo và ít cholesteol hơn thịt bò. Theo ông Mark Merril, một chuyên gia chăn nuôi Beefalo thì nếu dùng thịt của Beefalo để làm hamburger thì ăn sẽ mềm và ngọt thịt hơn, và thực sự là rất hấp dẫn.





4ac090709cl2dongvatlai12.jpg


Trông hơi nặng nề...


Cama = Lạc đà một bướu + lạc đà không bướu

Cama có bộ lông mềm mượt, tai của nó có chiều dài bằng một nửa chiều dài tai của lạc đà một bướu và lạc đà không bướu cộng lại. Loài vật này rất khỏe, có thể đi lại nhiều trong sa mạc như lạc đà một bướu.





090709cl2dongvatlai3.jpg


Chú này cười gì thế
MatCuoi%20(9).gif


Savannal = mèo hoang dã châu Phi + mèo nhà

Savannah là sự kết hợp giữa mèo hoang dã của châu Phi và mèo nhà. Trông nó giống như loài mèo Bengal, Oriental Shorthair hay Serengeti.





090709cl2dongvatlai5.jpg


Liệu mèo này có dữ tợn không nhỉ?


Grizzly Polar = Gấu trắng bắc cực + Gấu nâu

Loài vật này rất hiếm này có cả trong hoang dã và cũng có con bị nhốt lại. Vào năm 2006, sự xuất hiện của loài vật này trong thiên nhiên đã được xác nhận bằng việc xét nghiệm DNA của một con gấu lạ bị bắn ở đảo Banks tại Bắc Canada.





090709cl2dongvatlai6.jpg


Trông thương con gấu này
MatCuoi%20(8).gif


Toast của Botswana = Cừu + dê

Loài vật được cừu và dê kết hợp sinh ra được các bác sĩ thú y tại Botswana tìm ra vào năm 2000. Toast được kết hợp giữa một con dê cái và một con cừu đực. Nó có lớp lông ngoài thô và to, lớp lông trong thì mịn, chân dài như chân của dê và có thân hình nặng nề của cừu. Con vật này có sức sống khá tốt trong thiên nhiên.





090709cl2dongvatlai7.jpg



Trông "em" này có mắt thật ngộ.



Gà lôi lai = Gà lôi vàng và gà lôi Pheasant


Gà lôi vàng đực kết hợp với gà lôi cái Amherst, kết quả ra một giống gà lai có màu kết hợp giữa cả 2 loại bố mẹ.



090709cl2dongvatlai8.jpg

Đẹp quá í
MatCuoi%20(21).gif


Leopon = Báo + sư tử

Đây là kết quả của báo đực với sư tử cái. Đầu của Leopon giống đầu của con sư tử trong khi phần thân gióng với con báo. Con Leopon đầu tiên được sinh ra tại Kolhapur, Ấn Độ vào năm 1990.




090709cl2dongvatlai4.jpg





Kết hợp chuẩn luôn đấy.


Zebroid = Ngựa Vằn + Ngựa trắng

Zebroid là con của ngựa vằn và ngựa trắng bình thường. Trong hầu hết mọi trường hợp con ngựa giống là con ngựa vằn đực. Bên cạnh đó, con của con lừa với con ngựa cái gọi là con la. Chúng tớ từng có bài giới thiệu về Zebroid rồi đấy.



090709cl2dongvatlai9.jpg


Đặc biệt nhỉ.
Nhớ bấm thank à nha​
 
G

greenofwin

các em thật là vô tư nhỉ ,uhm lớp 7 mà đừng để mình sầu muộn sớm , hãy tận hưởng tuổi thơ thật đẹp
: lên cấp 3 học cực mà ganh đua và áp lực thi cử nhìu lắm thèm dc như các em hồi xưa hic ( bây giờ lại sắp đi học đại học nữa T_T )
 
K

khanhnekha

các loài vật kì lạ

090809080824-415-78.jpg

Chuột chũi mũi hình ngôi sao với 22 chiếc tua được sử dụng để đánh hơi thức ăn. Loài chuột này thường sống ở vùng Bắc Mỹ.

090809080826-185-706.jpg

Loài vật này có tên gọi Solenodon, trông giống chuột chù. Nó sở hữu chiếc mõm dài và bộ răng đặc biệt có thể tiết nọc độc.

090809080828-870-354.jpg

Loài lợn biển mang thân hình tròn ủng như quả trứng.
090809080829-393-398.jpg

Loài cá tên gọi Blobfish sở hữu cái đầu rất to.

090809080831-896-639.jpg

Được phát hiện ở nam Thái Bình Dương năm 2005, sinh vật này có tên gọi Tôm tuyết hoặc Cua tuyết.

090809080831-316-244.jpg

Loài rùa trắng pha những đốm hồng.


090809080832-902-816.jpg

Loài gặm nhấm này trông giống chuột nhưng sở hữu đôi tai to khác thường, chân và đuôi dài. Nó được tìm thấy ở các vùng sa mạc ở Trung Quốc và Mông Cổ và đang có nguy cơ tuyệt chủng.

090809080832-472-521.jpg

Loài Aye aye có nhiều điểm chung với chim gõ kiến vì thường tìm thức ăn trong các thân cây.

090809080832-746-1000.jpg

Linh dương Xaiga có cái mũi "quá khổ" giúp nó giữ ấm vào mùa đông và lọc bụi vào mùa hè.

090809080832-92-49.jpg

Cá mút đá myxin được mệnh danh là sinh vật kinh dị nhất dưới lòng đại dương.

090809080832-784-25.jpg

Rồng biển thân lá được tìm thấy ở Australia và được chính phủ bảo vệ từ năm 1982.

090809080832-421-329.jpg

Loài culi bé nhỏ được tìm thấy trong các vùng rừng tại Ấn Độ và Sri Lanka.

090809080832-136-160.jpg

Cá sấu Ấn Độ là một trong những loài dài nhất trong họ cá sấu đang tồn tại. Có những con dài tới 6m.

090809080832-51-805.jpg

Loài cá vây chân với lông phủ kín thân được tìm thấy ở Indonesia.
090805113038-757-896.jpg
Con bạch tuộc Dumbo sống ở vùng cực sâu. Nó từng là một nhân vật trong phim hoạt hình của Disney.
090805113038-54-737.jpg
Cá rắn viper sống trong vùng nước sâu, bộ răng giống như những cái kim nhọn hoắt. Nó nhử mồi bằng cách phát sáng cơ thể.
090805113038-169-673.jpg
Con cò mỏ giày là một loài chim lớn sống ở vùng nhiệt đới của đông Phi.
090805113038-62-938.jpg
Loài rồng lửa Axolotl ở Mexico. Ban đầu nó xuất hiện ở đáy hồ, thành phố Mexico.
090805113038-163-957.jpg
Loài cá nóc sao ở Thái Bình Dương, với cơ thể tròn vo, có thể đạt tới 50 cm chiều dài.
090805113038-715-274.jpg
Thằn lằn cổ diềm ở Australia.
090805113038-208-936.jpg
Con nhím mỏ dài là loài động vật được ghi vào sách đỏ.
090805113038-418-304.jpg
Loài khỉ nhỏ sống ở Nam Á có đặc điểm là nhãn cầu rất rộng, khoảng 16 mm đường kính, tương đương với não của chúng.
090805113038-835-424.jpg
Gấu trúc đỏ là loài động vật ăn cỏ, có kích cỡ như con mèo. Chúng có bộ lông dày để chống lạnh và giấu mùi thơm.
090805113038-437-436.jpg
Đặc điểm nổi bật của loài khỉ vòi là chúng có cái mũi rất to và dài.
090805113038-185-575.jpg
Khỉ lùn đuôi sóc là một loài khỉ nhỏ bé sống tại rừng nhiệt đới ở Brazil, Colombia, Ecuador, Peru.
090805113038-773-669.jpg
Gấu mặt trời được tìm thấy ở rừng nhiệt đối Nam Á. Chúng có bộ móng vuốt dài và là thành viên nhỏ nhất trong nhà họ gấu. Chúng cũng thường được gọi là khỉ chó.
090805113038-242-484.jpg

090805113038-160-598.jpg
Komondor, loài chó có bộ lông rậm rạp màu trắng ở Hungari. Chúng là một trong những vật quý của nước này.
090805113038-284-473.jpg
Tương tự như Komondor, con Puli, giống chó chăn cừu ở Hungari cũng có bộ lông lọn dài độc đáo.
 
H

hoaminh_e

Cái này đã đcj đăng trên hm tuy nhiên có nhiều con vật thú vị hơn......... Nó thiệt là hay đó!
 
N

ngoleminhhai12k

Từ nhỏ đến giờ mình mới thấy nhiều con vật lạ đến vậy, toàn là nhưng con vật kì lạ, mặc dù có vài con mình cũng đã từng nhìn thấy rồi.
 
Q

quyan123

10 loài động vật cổ xưa đáng sợ :
hôm tước coi tv thấy có cái này hay quá nên post cho mọi người coi , tiếc là tới số 5 thì nó hết rồi mà em không coi được , lên google search thì lại hổng có T_T , nên em chỉ post được từ 10-5 thôi :
10 : loài cá sấu cổ
cá sấu có nhiều loài , trong đó loài dữ tợn và "trâu sức" nhất dài đến 15 mét , hàm có những răng sắc nhọn , xé nát một con mồi dễ dàng , theo các nhà khoa học , một con cá sấu như thế có thể lôi con khủng long brachiosaurus xuống nước mà "thịt" dễ dàng, loài vật này đã tuyệt chủng
9: đại bàng New Zealand
con đại bàng này khá lớn , chiều cao 2 mét , sải cánh 2.5 mét , với cơ thể như thế mà nó cũng có thể bay rất cao và nhanh , đặc biệc nó còn có đôi mắt rất tinh , phát hiện ngay 2 màu khác nhau cách nhau 2cm từ chiều xa 100m ( nếu trong đoạn đường đó ít vật cản )
con đại bàn này còn có thể "lôi" một người 70kg lên cây , loài vật này đã bị giảm đi độ lớn và sức
8: cá mập trắng cổ đại
con cá này to lớn gấp 10 lần con cá mập trắng bây giờ , các nhà khoa học chỉ tìm được hàm của con này thôi , vì bộ xương làm bằng sụn của nó đã bị phân hủy . Con cá này nuốt một lúc 1 con người và 1 con cá mập trắng bây giờ là chuyện bình thường ( tiếc là không có video cho mọi người coi ) , bộ phim hàm cá mập của đạo diễn Steven Spielberg đã "nâng thêm" danh tiếng con cá cổ đại này
7: kiến tài xế
loài kiến này được biết đến vì có thể làm chết người
thời xa xưa , con này có chiều dài cơ thể là 6 cm , bây giờ chỉ còn lại 3cm , loài kiến này di chuyển khá nhanh , hàm rất khỏe , đã bị tụi nó bu trên người thì chịu chết thôi
không biết có ai hỏi là : tại sao các loại động vật cổ luôn lớn hơn bây giờ ?
1 số người nói , chắc là có cái gì đó ở trên trời , câu trả lời này hoàn toàn chính xác , vì không khí thời cổ có rất nhiều oxy, các loài vật sẽ phát triển hết mức chúng có thể
P/s em sẽ post từ 6-5 sau
 
Q

quyan123

em post tiếp cái sinh tồn nơi hoang dã ở trang 4, trang 5 gì đó , rồi em sẽ post hình sau
CÁC LOÀI CÁ CÓ CHẤT ĐỘC
canoc2.jpg

Cá nóc:
Hiện nay, người ta đã thống kê được khoảng 60 loài cá nóc, phân nửa trong số này có chứa độc tố bên trong. Ở nước ta có khoảng 20 loài cá nóc, một số loài sống ở nước ngọt như: cá nóc Mít, cá nóc Vàng... Nhưng phần nhiều là cá nóc sống nước mặn như: cá nóc Hòm (Hùm), cá nóc nhím, cá nóc Mú, cá nóc Gáo, cá nóc Tàn Nhan, cá nóc Rằn, cá nóc Phi (Trương Phi), cá nóc Thu... Trong số đó có 2 loài cực độc, ngư dân không dám đụng đến là cá nóc Phi và cá nóc Thu. Số còn lại, nếu biết cách làm và nấu, có thể ăn được.

Cá nóc là loài có mình tròn, thân ngắn, có nhiều gai, không cá vảy hay vảy kém phát triển, mắt lồi, miệng nhỏ có răng gắn với nhau thành tấm lưng màu nâu hoặc xanh hay vàng tùy theo loại cá, bụng trắng. Đặc biệt khi gặp nguy hiểm thì ngậm hơi và phình bụng to ra như quả bóng. Trong mình cá nóc mang những chất cực độc như là terrodotoxin, ciguatoxin, ciguaterin... tập trung chủ yếu ở gan, ruột, và cơ bụng, nhất là từ tháng Hai đến tháng Bảy là mùa sinh sản.
Mặc dù một vài loại cá nóc là đặc sản (cá nóc Nhím, cá nóc Mú, cá nóc Hòm... ) thịt ăn rất ngon. Nhưng nếu các bạn không phải là tay chuyên nghiệp thì nên tránh xa, cho dù nó có thơm ngon và hấp dẫn đến đâu đi nữa.
Khi bị trúng độc cá nóc, trước tiên, thấy tê lưỡi và môi, rân rang đầu ngón, tay ngón chân như kiến bò, tiếp theo là nôn mửa, nhức đầu choáng váng, khó chịu ở trán và tròng mắt, đồng từ giãn, da tím, thân nhiệt và huyết áp hạ. Sau 2 giờ, nếu không cứu chữa, toàn thân sẽ bị tê liệt, lạc giọng, hàm cứng (nhưng vẫn tỉnh táo) chỉ trước khi chết mới bất tỉnh, liệt hô hấp rồi chết (tỷ lệ tử vong 60%). Nói chung, nếu sau 24 giờ mà vẫn còn sống thì có cơ may cứu thoát.
Theo kinh nghiệm dân gian, độc cá nóc có thể giải bằng nước dừa, nước quả trám, nước rễ rau muống. Nướng trái bông vải rồi sắc uống. Đắp muối toàn thân chỉ chùa mắt mũi. Cho uống than hoạt tính hay dùng 2 muỗng canh tro thực vật pha trong 1 lít nước để lắng rồi cho uống. Nhưng cũng còn tùy theo nhiễm độc nặng hay nhẹ.
 
Q

quyan123

Các loại cá khác:
Khi khảo cứu về độc tố của các sinh vật biển, nhiều nhà sinh vật học rất bối rối. Có nhiều loại cá chưa bao giờ nghe nói ăn mà bị trúng độc, thế mà lại có thể gây họa. Một số có độc ở vùng này nhưng không độc ở vùng khác, một số chỉ gây độc vài ba tháng trong năm

Cá chình:

Ở vùng biển Hắc Hải, đã có hàng ngàn người chết vì cá chình biển, trong khi ở Đông Nam Á là một món đặc sản. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất độc nằm trong máu, có lẽ do cá ăn những sinh vật mang trong mình nhiều độc tố ở trong vùng sinh trưởng của nó. Đây cũng là một loại cá dữ, hay cắn người.

Cá lịch (maraelae):
sinhton29_74.jpg

là một loài tương tợ như cá chình, sống ở Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương, thịt rất ngon nhưng máu rất độc.
Độc chất đôi khi còn thấy hiện diện trong máu của các loài cá miệng tròn, cá tinca, cá chép, cá ngừ, cá đuối điện...
Một số loài cá cũng chứa chất độc trong trứng như cá Cung (schizothorax) cá Dưa Chuột (diptychus)... có thịt lành và có giá trị kinh tế ở vùng Trung Á, nhưng trứng của nó rất độc, cho nên trước khi chế biến, phải bỏ hết nội tạng.

Ngay cả loài cá nhồng (barracudas) mà chúng ta vẫn thường ăn, nhưng vẫn có nhiều người bị trúng độc, tê miệng, ngứa môi phải đi bệnh viện
sinhton29_78.jpg

ỐC ĐỘC
sinhton29_80.jpg

Loài ốc sên biển hình nón (contesnail) có vân cẩm thạch nhìn rất đẹp, nhưng xin chớ lầm, nếu giẫm phải chúng, sẽ bị tiêm những ngòi nọc, độc không thua nọc rắn hổ, rất đau đớn và có thể chết người

SAM ĐỘC
sinhton29_82.jpg

Loài Sam (còn gọi là cua móng ngựa) thường sống ở vùng cát pha bùn ven bờ biển, có thịt và trứng ăn rất ngon, nhưng các bạn phải cẩn thận với những con Sam bắt được ở vùng nước lợ (ngư dân gọi là Sam lông hay con So) có kích thước nhỏ hơn, mình nhiều lông, đuôi tròn (thay vì tam giác như Sam thường) đi lẻ (không bắt cặp), thịt rất độc, chết người, không thể ăn được. Ngoài ra, nếu các bạn bắt được những con cua mà thấy hơi dị dạng, bẻ que ra mà thấy có chất lỏng như mủ thì đừng ăn

SỨA, THỦY CẨU(đã có hình trong topic)
Sứa: Là một sinh vật gần như trong suốt, có thân hình như một cái dù, màu trắng, xanh lơ hay hồng, có hay không có điểm những chấm màu nâu, đỏ. Các loại sứa thường thấy ven biển nước ta là sứa Rô, sứa Sen, sứa Lửa...

Là một loại thực phẩm khá phổ biến của ngư dân, nhưng nếu bạn bị nó chích khi đang bơi lội thì rất đau đớn như bỏng rát, có thể bị liệt cơ, nên rất nguy hiểm. Nhưng nguy hiểm nhất là các loài sứa sau đây:

Thủy cầu và sứa Hộp( đã có hình trong topic):
Thủy cầu có tên khoa học là Physalia phisalis. Là một sinh vật trông giống như sứa nhưng có những cánh tay rất dài và mềm, lòng thòng chìm sâu trong nước. Trên mỗi cánh tay có nhiều hấp khẩu chứa đầy chất độc nguy hiểm hơn nọc rắn.

Do tác động với lân tinh trong nước biển, chúng phát ra muôn ngàn màu sắc rực rỡ. Trước đây, một đòan thủy thủ Anh đang tuần tra ven biển Bồ Đào Nha, trông thấy một khối ánh sáng lấp lánh đủ màu, họ cho đấy là chiến thuyền của Bồ Đào Nha nên đánh tín hiệu chào nhưng không thấy trả lời. Sau đó, họ khám phá ra đấy chỉ là một đàn thủy cầu. Từ đó người ta quen gọi nó là “Chiến thuyền Bồ Đào Nha” (PORTUGUESE MAN OF WAR) mà quên hẳn tên nó là Thủy cầu hay Physalia physalis.
Thủy cầu thường trôi nổi bềnh bồng trên dòng Gulf Stream, Bắc biển Caribe đến Nova Scotia, nó còn lảng vảng trên Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Những tay bơi lội ngoài biển mà gặp phài thủy cầu thì kể như khó mà sống sót. Vì thế người ta còn gọi nó là TỬ THẦN CỦA BIỂN.
sr vì còn 1 số ảnh là trắng đen :(
 
T

thienlangbachoai


Sứa hộp (Chironex Fleckeri):
Tên sát nhân của biển này đã có một danh sách nạn nhân khá dài, phần lớn là trẻ em ở ven biển Bắc Úc, nó còn có họ hàng ở Châu Phi, Trung Mỹ... Nó đã thoát khỏi sự nhận diện của các nhà khoa học cho mãi đến năm 1956. Một con sứa hộp có khoảng 60 xúc tu trông như một mớ dây hỗn độn, trong đó chứa hàng tỷ túi chất độc hơn cả rắn hổ mang, đủ sức giết chết 20 người đàn ông khỏe mạnh. Nếu xúc tu của chúng tiếp xúc đúng mức, nạn nhân sẽ chết sau 2-3 phút
Khi bị tiếp xúc với sứa hộp mà còn sống sót, thì người ta dội dấm lên mình của nạn nhân để cấp cứu.

Những nguy hiểm khác:
Khi bơi lặn ở dưới nước, ngoài các động nguy hiểm như đã kể trên, các bạn còn có thể gặp một số sinh vật có thể gây thương tích thậm chí nguy đến tính mạng của các bạn như:

Hàu Đá:
Bám rất chắc vào những tảng đá ven biển, có cạnh rất sắc bén. Nếu các bạn trượt chân té trên những tảng đá có hàu bám, chắc chắn sẽ có những vết thương nhớ đời

Ốc đinh, ốc kèn:


sinhton29_87.jpg

Có thể luộc ăn được, nhưng nếu giẫm lên nó là thủng chân.

Cầu gai hay nhím biển:
Thường gặp ở rìa đá ngầm vành đai san hô... có gai dài và nhọn mang chất độc gây lở loét.

Sò nón khổng lồ:



sinhton29_89.jpg



Có nhiều ở quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của nước ta và vành đai san hô nước Úc... Đây là một loài sò khổng lồ, có khi to hơn cái nón lá, thịt ăn được. Nhưng nếu bạn cho tay vào hay vô tình giẫm chân vào là nó kẹp dính bạn cho đến lúc bạn chết đuối. Nếu muốn lấy tthịt nó, trước hết các bạn phải chêm hai mảnh vỏ lại bằng cây hay đá

Nhện độc:
Trong các loài côn trùng độc, có lẽ nhện là con vật mang mầm độc cao nhất. Có những con nhện chỉ với một vết cắn bé tí xíu, với một chấm chất độc bằng đầu kim, đủ để giết chết một con người. Tuy nhiên, trong số 40.000 loại nhện khác nhau, chì có độ 100 loại với nọc độc có khả năng gây khó chịu cho con người, nhưng chỉ có khoảng 10 loại là thật sự nguy hiểm.
Tiêu biểu nhất là “góa phụ đen” (Black Widow). Đây không phải là loại nhện độc nhất, nhưng nó đông đúc và phổ biến ở vùng Châu Mỹ. Chỉ có nhện cái mới đe dọa con người. Ảnh hưởng của vết cắn đến sau 1-2 giờ. Nạn nhân co giật liên hồi và bị ngẹt thở, có khi nạn nhân hoảng loạn thần kinh la hét sợ hãi, cho dù nọc của nó hiếm khi làm chết người nhưng nó vẫn rất nổi tiếng.



sinhton29_91.jpg



Ở Châu Mỹ còn có một loại nhện độc cũng khá đông đúc nữa đó là nhện nâu (Brown Recluse) có nọc độc như “goá phụ đen” và còn gây hoại thư.


sinhton29_92.jpg



Tuy nhiên, hai loài nhện trên cũng còn thua xa loài nhện Funnel- Web ở Sydney nước Úc cả về nọc độc lẫn tính hung hăng của nó


sinhton29_94.jpg

Với bộ nanh dài gần 1 cm, loài nhện cực độc này tấn công mọi sinh vật mà nó gặp trên đường đi.
Chỉ vài phút sau khi bị cắn, chất độc sẽ tác dụng lên cơ của nạn nhân, khiến lưỡi bị co thắt, dớt dãi chảy lòng thòng, nạn nhân nôn mửa, toát mồ hôi, khó thở, huyết áp tăng, các bắp thịt quằn quại như thể có đàn rắn nằm dưới da. Với một vết cắn của Funnel- Web, có thể giết chết một em bé sau vài giờ hoặc một người lớn sau vài ngày.
Ở nước Úc, còn có những loài nhện cực độc khác như (Phoneutia fera) có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Loài Atrax robustus cũng là một trong số 37 loài Funnel Web cực độc... Ngoài ra, chúng ta cũng phải kể thêm loài nhện Loxosceles ở châu Mỹ, loài Tarantula ở rừng Amazon, tuy ít độc hơn các loài trên, nhưng không kém phần nguy hiểm.

Con rết (rít, ngô công):



sinhton29_96.jpg



Cơ thể của rết thường là nhỏ, nhưng cũng có con dài tới 25 cm. Thân dẹt, bao gồm khoảng 20 đốt, mỗi đốt mang một đôi chân. Đầu ngắn, miệng nằm giữa hai hàm trên. Đôi chân thứ nhất biến thành răng hàm có móc chứa nọc độc
Rết thường ẩn núp dưới các tảng đá, thân cây, lá cây, vỏ cây mục, cỏ khô, rác ẩm... Chúng hoạt động chủ yếu về đêm.
Khi bị rết cắn, tuy không làm chết người, nhưng sưng nhức và đau đớn, có thể gây sốt, khó chịu vô cùng. Các bạn hãy dùng một trong những phương pháp sau đây:
- Bôi vôi hạt quất (tắc, kim quít) đắp vào vết cắn.
- Lấy lá bạc hà, húng chanh, rau sam. Giã đắp vào vết cắn.
- Nhai nhỏ một tép tỏi, đắp vào chỗ cắn. Đưa chỗ bị cắn vào gần ngọn đèn hay lửa cho thật nóng (không để bị phỏng) để yên vài phút, sẽ giảm đau ngay.
- Bắt một con nhện nhà (tri thù) còn sống, để vào chỗ bị cắn; nó sẽ hút hết nọc.
 
T

thienlangbachoai


Bọ cạp:

Ở Việt Nam, chúng ta thường gặp 2 loại bọ cạp là: bọ cạp núi và bọ cạp củi.

Bọ cạp núi:
Là loại lớn, dài khoảng 12cm, mình màu xanh, đen bóng. Thường gặp ở rừng núi, hải đảo, đất hoang... Tuy to lớn nhưng chích không đau nhức bằng bọ cạp củi.

Bọ cạp củi:


sinhton29_98.jpg



Là loại nhỏ chỉ dài từ 5-6 cm có màu nâu xám (giống màu vỏ cây). Thường ẩn mình dưới các tảng đá, đống cây, hốc cây, khe núi... và cũng hay chui vào các đống áo quần, giày dép... Loài bò cạp này chích rất đau nhức, nhất là khi nó đang có chửa.
Điều trị bọ cạp chích cũng giống như khi bị rết cắn.

Ong đốt:
Thông thường thì loài ong ít khi tấn công người, trừ khi chọc phá hay bị khiêu khích. Khi ong bay đến gần chúng ta, không nên dùng tay xua đuổi, vì như thế chúng cho là tấn công. mà nên bình tĩnh, không phản ứng bằng hành động, tự nó sẽ bay đi.



sinhton29_100.jpg



Các loài ong có ngòi độc thường gặp ở Việt Nam và một số nước trên thế giới là: ong đen, ong vàng, ong lá, ong mật, ong khoái, ong ruồi, ong sắt, ong bầu, ong vò vẽ, ong bắp cày, ong ngựa, ong đất, tò vò... Mội loài đều có nọc độc cũng như tập tính khác nhau. Thí dụ:

Ong bầu:
là loại ong có vết đốt gây nguy hiểm nhất trong các loài ong vì nó chứa một lượng lớn nọc độc và vòi chích của nó rất dài, có thể xuyên thẳng đến mạch máu.

Ong vò vẽ:
loại ong này khá dữ tợn, vết đốt rất đau nhức và nó có thể đốt nhiều lần vì kim chích của nó không bị dính lại ở da kẻ bị đốt

Ong khoái:
là một trong các loại ong mật, rất phổ biến y trong các cánh rừng tràm ở miền Tây Nam Bộ. Có cơ thể to hơn các loài ong mật khác và cũng dữ tợn hơn. Vòi chích của nó dính lại ở da người bị đốt, cho nên sau khi đốt, nó sẽ chết.

Ong đốt tuy rất đau nhức, nhưng không nguy hiểm đến tính mạng, trừ khi bị đốt một lúc từ 50 con trở lên hoặc cơ thể người đó bị dị ứng với nọc độc.
Khi bị ong đốt, nếu thấy ong để ngòi nọc lại, thì phải nhổ ra, sau đó hãy dùng một trong những phương pháp sau:
- Bôi vôi (ăn trầu) hay kem đánh răng vào chỗ bị đốt
- Tán nhỏ Aspirin rắc lên nơi bị đốt, sẽ giảm đau.
- Dùng hành tươi hay nửa trái chanh chà lên chỗ bị đốt
- Dùng ammoniac hoặc dấm bôi lên chỗ bị đốt.
- Đập chết con ong, xé xác đắp lên chỗ bị đốt

Ve cắn:
Ve nầy không phải là ve sầu kêu trong mùa hè mà là một loại côn trùng rất nhỏ, có nhiều ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, cùng loại với bọ chó ở nhà. Bình thường, chỉ bằng đầu cây tăm, khi hút no máu thì phình lên bằng đầu chiếc đũa, đầu giả có gai, khi cắn vào người hay thú để hút máu, gai giương lên bám chặt vào cơ thể nạn nhân.
sinhton29_102.jpg

Khi bị ve cắn, nếu các bạn cầm con ve kéo ra ngày thì đầu giả sẽ đứt dính trở lại trong da thịt, gây nóng sốt và làm ngứa ngáy cả năm mới hết. Muốn tránh điều đó, các bạn nên dùng đầu que nhang, que diêm, điếu thuốc đang cháy, chạm vào cái gì có thể chạm được của nó rồi từ từ mới lôi ra để giết, sau đó bôi vôi lên vết cắn.
 
T

thienlangbachoai

đã post con này rùi nhưng có nhiều chi tiết khác nên em post lại :D
Muỗi:
Chúng ta có thể gặp muỗi bất cứ ở nơi nào trên thế giới. Là một giống côn trùng bé nhỏ mà nguy hiểm của nó không do vết đốt gây ngứa ngáy khó chịu mà do những căn bệnh chết người mà nó truyền cho con người như: sốt rét ngã nước, sốt vàng da, sốt xuất huyết... mà chúng ta không còn lạ gì. Bệnh sốt rét do muỗi Anophele truyền sang người khi đốt. Bệnh sốt da vàng do muỗi Acdes. Bệnh sốt xuất huyết do loài muỗi vằn...


sinhton29_104.jpg



Các bạn nên tìm mọi cách để tránh không bị muỗi cắn bằng các cách sau:
- Làm chỗ trú ẩn nơi cao ráo
- Ngủ trong mùng nếu có thể
- Đốt lửa hun khói bằng những cây có tinh dầu
- Trát bùn lên cơ thể, những nơi không có áo quần che chở.
- Mặc cả áo quần, giày vớ, găng tay, nếu có thể được.
- Ngâm mình trong bùn không những có thể chống được muỗi mà còn tránh được thú dữ, côn trùng, rắn rết...
- Thoa thuốc chóng muỗi (insect repellent) nếu có

Các loài côn trùng khác:
Các bạn còn có thể gặp một số côn trùng khác ở những nơi hoang dã như: Ruồi trâu (mòng) cắn rất đau. Ruồi Tse Tse (ở Nam Phi Châu): gây bệnh ngủ dẫn đến chết người. Ruồi rừng (có nhiều ở Việt Nam): đẻ ấu trùng (giòi-là cái con có trong hộp thức ăn hết hạn, oẹ oẹ ) vào các vết thương, gây lở lói, nhiễm trùng.. và rất nhiều côn trùng khác mà chúng tôi không thể kể hết
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom