Bài tập thú vị về Fe!

C

_cherry_

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Cho biết, Fe, Cu đều khử được Fe 3+ về Fe 2+ ; Cho 4,88g hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào 240ml HNO3 0,5M, thoát ra NO duy nhất, còn lại 2,24 gam không tan. Tính khối lượng Fe ban đầu trong X.

Bài 2:Trộn dung dịch HCl 0,4M và H2SO4 0,15M theo tỉ lệ 1:1 được Vl dung dịch X. Hỗn hợp Y có n Fe2O3 : n Fe = 2:3. Người ta dùng 200ml dung dịch X hòa tan vừa hết 10g Y. Hỏi m có giá trị max bằng bao nhiêu?

^^
 
L

loveu4ever_chemist

Bài 1: Cho biết, Fe, Cu đều khử được Fe 3+ về Fe 2+ ; Cho 4,88g hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào 240ml HNO3 0,5M, thoát ra NO duy nhất, còn lại 2,24 gam không tan. Tính khối lượng Fe ban đầu trong X.

Bài 2:Trộn dung dịch HCl 0,4M và H2SO4 0,15M theo tỉ lệ 1:1 được Vl dung dịch X. Hỗn hợp Y có n Fe2O3 : n Fe = 2:3. Người ta dùng 200ml dung dịch X hòa tan vừa hết mg Y. Hỏi m có giá trị max bằng bao nhiêu?

^^
Đáp số nhé :
Bài 1. m(Fe) = 1,68 gam (Yêu cầu trình bày chi tiết lời giải, cẩn thận mất 50% số điểm !)
Bài 2. max(m) = 4,88 gam.
 
E

everlastingtb91

Bài 1: Cho biết, Fe, Cu đều khử được Fe 3+ về Fe 2+ ; Cho 4,88g hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào 240ml HNO3 0,5M, thoát ra NO duy nhất, còn lại 2,24 gam không tan. Tính khối lượng Fe ban đầu trong X.

Bài 2:Trộn dung dịch HCl 0,4M và H2SO4 0,15M theo tỉ lệ 1:1 được Vl dung dịch X. Hỗn hợp Y có n Fe2O3 : n Fe = 2:3. Người ta dùng 200ml dung dịch X hòa tan vừa hết m g Y. Hỏi m có giá trị max bằng bao nhiêu?

^^

Tôi làm như sau ko biết có đúng hay ko mong mọi người có ý kiến(gửi về YM tuyentb3000@yahoo.com của tui càng tốt nhé).
Bài 1:
Số gam hh phản ứng sẽ là 4,88-2,24=2,64g
Ta có nFe pứ = x mol
nCu pứ = y mol
=> 56x + 64y=2,64 (1)
pt bán phản ứng: 3e + 4H+ + NO3- ===> NO + 2H20
0,09 <--- 0,12 mol
Vậy e cho của hh 2,64g là: 3x + 2y =0,09 (2)
Từ (1),(2) >x= 6.10^-3 mol và y=0,036 mol
=>mFe=0,336g
Chú ý số gam chất rắn ko tan là Cu ko có lẫn Fe vì Fe pứ hết rồi mới đến Cu p ứ là 0,036 mol
Bài 2:
Bài này tôi khó hiểu quá, tỉ lệ mol 1:1hay thể tích là 1:1. Tôi làm bài này theo tỉ lệ thể tích.
Từ tỉ lệ 1:1 về thể tích =>n1/0,4=n2/0,15 <=> n1=8/3n2 (1)
n1/0,4 + n2/0,15 = 0,2 <=> 0,15n1 + 0,4n2 =0,012 (2)
Từ (1),(2)=> n1=0,04 ; n2=0,015 (mol)
=> n H+ =0,07 mol
Đặt vào pt :
Fe2O3 + 6H+ => 2Fe3+
2x ---->12x
Fe + 2H+ => Fe2+
3x ---->6x
=>18x=0,07 <=> x~ 3,89.10^-3 mol
=> m=1,9g
 
Last edited by a moderator:
X

x5254725

Bài 2.
Số mol [TEX]H^+ [/TEX]thì có gì khó tính. Tỉ lệ thể tích 1:1 thì 200 ml sẽ có 100 ml mỗi loại. Từ đó tính 0.04 + 0.015*2 = 0.07 (mol)
Bạn làm như vậy là chưa tính đến yêu cầu tính m max.
Cần xét thêm phản ứng [TEX]Fe + 2Fe^{3+}[/TEX] tạo [TEX]2Fe^{2+}[/TEX]
 
H

hoahuongduong237

Ở bài 1 mình tính như sau:
Theo yêu cầu đề bài mình tính được nNO=0.34
tiếp mình lập hệ 3x+2y=0.34 và 56x+64y=4.88 thì lại giải ra được nFe =0.15,nCu=-0.055
thế mình sai ở cái chi vậy?
Có chi phiền các cậu gửi tin nhắn chỉ lỗi sai của mình nhé!
 
E

everlastingtb91

Ở bài 1 mình tính như sau:
Theo yêu cầu đề bài mình tính được nNO=0.34
tiếp mình lập hệ 3x+2y=0.34 và 56x+64y=4.88 thì lại giải ra được nFe =0.15,nCu=-0.055
thế mình sai ở cái chi vậy?
Có chi phiền các cậu gửi tin nhắn chỉ lỗi sai của mình nhé!

Bạn sai ở nhiều chỗ mà mình thấy ko hợp lý thôi. Vì ko biết mình làm có đúng k nữa. Pm ních chat tui đi,tôi online suốt mà tuyentb3000@yahoo.com
 
N

nguyenminh44

Tôi làm như sau ko biết có đúng hay ko mong mọi người có ý kiến(gửi về YM tuyentb3000@yahoo.com của tui càng tốt nhé).
Bài 1:
Số gam hh phản ứng sẽ là 4,88-2,24=2,64g
Ta có nFe pứ = x mol
nCu pứ = y mol
=> 56x + 64y=2,64 (1)
pt bán phản ứng: 3e + 4H+ + NO3- ===> NO + 2H20
0,09 <--- 0,12 mol
Vậy e cho của hh 2,64g là: 3x + 2y =0,09 (2)
Từ (1),(2) >x= 6.10^-3 mol và y=0,036 mol
=>mFe=0,336g
Chú ý số gam chất rắn ko tan là Cu ko có lẫn Fe vì Fe pứ hết rồi mới đến Cu p ứ là 0,036 mol

Theo mình hiểu thì dòng màu đỏ có nghĩa là Fe nhường 3e, trong dung dịch Fe tồn tại ở dạng [TEX]Fe^{3+}[/TEX]. Vậy làm sao Cu dư "tồn tại yên ổn" được?

Trong trường hợp này Fe chỉ nhường 2e mà thôi!
Bài này phải nêu các trường hợp có thể xảy ra, biện luận để loại các trường hợp vô lí. Không đơn giản đâu.

Bài 1: Cho biết, Fe, Cu đều khử được Fe 3+ về Fe 2+ ; Cho 4,88g hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào 240ml HNO3 0,5M, thoát ra NO duy nhất, còn lại 2,24 gam không tan. Tính khối lượng Fe ban đầu trong X.


^^

Xét các trường hợp
1. Chất rắn còn lại chỉ gồm Fe : vô lí vì nếu vậy Fe sẽ phản ứng với [TEX]Cu^{2+}[/TEX] trong dung dịch tạo Cu
2. Chất rắn còn lại gồm cả Cu và Fe
Vậy chỉ có Fe phản ứng, tạo [TEX]Fe^{2+}[/TEX]. Theo định luật bảo toàn e ta có
[TEX]2n_{Fe-pu}=0.09 \Rightarrow n_{Fe-pu} =0.045 [/TEX] (mol)
Khối lượng kim loại phản ứng = 0,045 . 56 = 2,52 (g) loại
Vậy chất rắn còn lại chỉ gồm Cu

Đến đây giải hệ
2x+2y=0,09
56x+64y=2,64

suy ra x=0.03, y=0.015. Khối lượng Fe ban đầu bằng 56. 0,03 = 1,68(g)
 
L

loveu4ever_chemist

Theo mình hiểu thì dòng màu đỏ có nghĩa là Fe nhường 3e, trong dung dịch Fe tồn tại ở dạng [TEX]Fe^{3+}[/TEX]. Vậy làm sao Cu dư "tồn tại yên ổn" được?

Trong trường hợp này Fe chỉ nhường 2e mà thôi!
Bài này phải nêu các trường hợp có thể xảy ra, biện luận để loại các trường hợp vô lí. Không đơn giản đâu.

Xét các trường hợp
1. Chất rắn còn lại chỉ gồm Fe : vô lí vì nếu vậy Fe sẽ phản ứng với [TEX]Cu^{2+}[/TEX] trong dung dịch tạo Cu
2. Chất rắn còn lại gồm cả Cu và Fe
Vậy chỉ có Fe phản ứng, tạo [TEX]Fe^{2+}[/TEX]. Theo định luật bảo toàn e ta có
[TEX]2n_{Fe-pu}=0.09 \Rightarrow n_{Fe-pu} =0.045 [/TEX] (mol)
Khối lượng kim loại phản ứng = 0,045 . 56 = 2,52 (g) loại
Vậy chất rắn còn lại chỉ gồm Cu

Đến đây giải hệ
2x+2y=0,09
56x+64y=2,64

suy ra x=0.03, y=0.015. Khối lượng Fe ban đầu bằng 56. 0,03 = 1,68(g)
Hoàn toàn có thể giải ngắn gọn hơn !
Còn bài số 2, yêu cầu trình bày lời giải nào !
 
N

nguyenminh44

Hoàn toàn có thể giải ngắn gọn hơn !
Còn bài số 2, yêu cầu trình bày lời giải nào !

1.Mọi con đường đều phải chứng minh rằng Fe phản ứng hết. Cách của tớ chỉ là trình bày chi tiết phần chứng minh đó ( :D). Nếu muốn ngắn gọn, có thể gộp các trường hợp lại để biện luận. (nếu có thể, cho tớ xem lời giải ngắn gọn của cậu được không ?)
2. [TEX]n_{H^+}=0,07[/TEX] (mol)

Số mol mỗi chất rắn lần lượt là 2t; 3t

[TEX]Fe_2O_3+6H^+ -----> 2Fe^{3+}+3H_2O[/TEX]
2t..............12t........................4t

[TEX]Fe+2H^+ ------> Fe^{2+} + H_2[/TEX]
x........2x

[TEX]Fe+2Fe^{3+}---->3Fe^{2+}[/TEX]
3t-x...6t-2x

Có [TEX]6t-2x \leq 4t \Rightarrow x\geq t[/TEX]

[TEX]12t+2x= 0,07 \Rightarrow 14t \leq 0,07 \Rightarrow t\leq 0.005[/TEX]

[TEX]m=160.2t + 56.3t=488t \leq 2,44 [/TEX]
 
L

lephamthanh

Bài 1: Cho biết, Fe, Cu đều khử được Fe 3+ về Fe 2+ ; Cho 4,88g hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào 240ml HNO3 0,5M, thoát ra NO duy nhất, còn lại 2,24 gam không tan. Tính khối lượng Fe ban đầu trong X.

Bài 2:Trộn dung dịch HCl 0,4M và H2SO4 0,15M theo tỉ lệ 1:1 được Vl dung dịch X. Hỗn hợp Y có n Fe2O3 : n Fe = 2:3. Người ta dùng 200ml dung dịch X hòa tan vừa hết 10g Y. Hỏi m có giá trị max bằng bao nhiêu?

^^


Lâu rồi không có ai quan tâm đến hai bài tập này nhỉ ?

Đề nghị các mem năm nay thử sức nào >:D<

 
Last edited by a moderator:
Top Bottom