Cảm nhận các câu thơ bài Việt Bắc-Tố Hữu

B

bibinhotuoi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Anh chị giúp em bài cảm nghỉ này với:
Em hãy cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:

" Ta về mình có nhớ ta
............
Nhớ ai những tiếng hát ân tình thuỷ chung"
Giúp em với em cần gấp để làm bài KT...
 
Q

quansuquatmo

chúc bạn làm bài thật tốt!

Anh chị giúp em bài cảm nghỉ này với:
Em hãy cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:

" Ta về mình có nhớ ta
............
Nhớ ai những tiếng hát ân tình thuỷ chung"
Giúp em với em cần gấp để làm bài KT...

Mình sẽ giúp bạn nêu cảm nghĩ chính của đoạn thơ trên nha, bjn tự làm thành một bài cảm nghĩ dựa theo ý chính củ mình đó:
Đây là đoạn thơ đặc sắc nhất của Việt Bắc nói về " hoa và người ở Việt Bắc". Cảnh hoa chuối rừng đỏ giữa nền xanh bạc ngàn của núi rừng. Mùa xuân thì hoa mơ nở khắp núi đồi, mùa hè thì tiếng ve như tiếng nhạc của rừng và rừng phách đỗ vàng. Ở đây dường như giữa âm thanh và màu sắc rất phù hợp. Mùa thu ở Việt Bắc đẹp nhất là cảnh trăng rừng... cảnh đi với người, những cô gái cũng là những bông hoa của núi rừng. Hình ảnh người dân lao động dao gài thắt lưng, hình ảnh cô gái chịu thươn chịu khổ "đan nón chuốt từng sợi giang", hình ảnh cô gái lao động miệt mài chăm chỉ cần cù "hái măng một mình", "tiếng hát ân tình thuỷ chung" thể hiện tình nghĩa sắc son gắn bó thuỷ chung.
 
B

bibinhotuoi

Cảm nhận đoạn thơ bài Việt Bắc-Tố Hữu

Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài "Việt Bắc" Tố Hữu
"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?"
 
Last edited by a moderator:
B

bibinhotuoi

Cảm nhận đoạn thơ bài Việt Bắc-Tố Hữu

Cảm nhận của anh chị qua đoạn thơ sau trong bài "Việt Bắc" của Tố Hữu
"Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay"
 
Last edited by a moderator:
Q

quansuquatmo

vi phạm nội quy viết bài của diễn đàn

Cảm nhận của anh chị qua đoạn thơ sau trong bài "Việt Bắc" của Tố Hữu
"Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay"[/
B]

[COLOR="Blue"]
Em đã vi phạm nội quy viết bài của diễn đàn rồi, em không được viết bài bằng chữ đỏ. Mong em rút kinh nghiệm cho các bài viết sau
[/COLOR]
 
Last edited by a moderator:
Q

quansuquatmo

Chúc em học tốt!!!

Anh sẽ giúp em nêu cảm nhận của đoạn thơ sau:
"Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay"
Đây là tiếng lòng của người về. Người về nghe câu hỏi, lòng bồi hồi nên bước chân bồn chồn. Áo chàm bình dị chân tình. Câu thơ lơ lững với nhịp thơ ngập ngừng, "cầm tay nhau không biết nói gì hôm nay" diễn tả nổi vấn vương vì xúc động nên không giải bài tâm tình.

 
Last edited by a moderator:
Q

quansuquatmo

vi phạm nội quy viết bài của diễn đàn

Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài "Việt Bắc" Tố Hữu
"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?"

Em đã vi phạm nội quy viết bài của diễn đàn rồi, em không được viết bài bằng chữ đỏ. Mong em rút kinh nghiệm cho các bài viết sau
 
Q

quansuquatmo

Chúc bạn học thật tốt!!!

Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài "Việt Bắc" Tố Hữu
"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?"
Với kết cấu theo lối hát giao duyên, đoạn thơ tả cuộc chia tay giữa Việt Bắc và người cách mạng. Nghĩa tình kẻ ở người về được biểu hiện đầm thấm qua các đại từ "mình - ta". Đại từ mình ta gợi bao niềm lưu luyến trong buổi chia tay. Những lời nhắn nhủ của người ở lại với những từ láy gợi cảm qua cách hỏi. "Mình có nhớ ta" mình có nhớ không vang lên day dứt không nguôi. "Mười lăm năm ấy" gợi lên thời gian, " cây-núi, sông-nguồn" gợi không gian. Thời gian của một thời kì hoạt động cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Không gian củ một vùng căn cứ địa cách mạng. Trạng ngữ "thiết tha mặn nồng" gợi ân tình mặn nồng thắm thiết của bao nhiêu kỉ niệm mến yêu. Điệp từ nhớ gợi nỗi nhớ triền miên da diết sâu nặng giữa kẻ ở và người về.
 
T

trinhdethuong12

Cảm nhận

Anh chị giúp em bài cảm nhận này với:
Em hãy trình bày cảm nhận của mình qua đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
" Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan"
 
Q

quansuquatmo

Chúc bạn học tốt!!!

Anh chị giúp em bài cảm nhận này với:
Em hãy trình bày cảm nhận của mình qua đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
" Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan"

Gợi ý:[/U]
Tác giả tả con đường hành quân nhưng là để nói lên khí thế dũng mãnh của những người ra trận bằng bút pháp so sánh, biện pháp phóng đại và từ láy gợi thanh:
"Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung"
Tưởng như mặt đất cũng đang chuyển động dưới bước chân của người chiến sĩ trong một cuộc hành quân vĩ đại từ khắp các ngã đường căn cứ địa cách mạng. Hình ảnh quân đi rất đẹp trong đội ngũ "điệp điệp-trùng trùng" thể hiện sức mạnh vô tận, và đẹp trong ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan gợi nhớ đến hình ảnh đầu súng trăng treo trong thơ Chính Hữu. Ánh sao ở đây vừa như gần gũi thân quen với mũ nan của người lính, lại như rực sáng lí tưởng trên đầu mũi súng của người chiến sĩ. Một hình ảnh thơ vừa hiện thực vừa lãng mạn, gợi nhiều liên tưởng đẹp về anh bộ đội cụ Hồ.

:):):) Chúc bạn học tốt :):):)
 
D

diemquandaiduong

Giúp em câu cảm nhận này với:
Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc

"Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên"
 
Q

quansuquatmo

Chúc bạn học tốt!!!

Gợi ý:
Hình ảnh đoàn dân công phục vụ tiền tuyến:
"Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay"
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ban ngày là của địch nhưng ban đêm là của ta. Hình ảnh những đoàn dân công đỏ đuốc đi trong đêm là đúng hiện thực. Nhưng với ánh đuốc đỏ rực ấy cùng với muôn tàn lửa bay, thì lãng mạn biết bao có khác gì một loại hoa đăng. Còn bước chân nát đá là bước chân của những con người đạp bằng mọi chông gai để đi tới, lấy gợi ý từ câu ca dao "trông cho chân cứng đá mềm". Tố Hữu đã sáng tạo nên một hình ảnh thơ vừa quen thuộc vừa mới lạ để ngợi ca sức mạnh của những người chiến thắng. Hình ảnh đoàn xe ra trận " đèn pha bật sáng " , quét sạch màng sương đêm dày thâm thẩm của núi rừng Việt Bắc rất hiện thực và cũng rất lãng mạn, đằng sau nghĩa thực ấy là hình ảnh lạc quan phơi phới " đèn pha bật sáng như ngày mai lên".
Ngày mai đã lên từ trong đêm tối, từ trong đêm dày thăm thẳm là nhờ vào hình ảnh "đèn pha bật sáng", nhờ vào sức con người tỏ sáng, bởi họ đã có niềm tin chiến thắng, cảnh ra quân hoành tráng đầy hào khí.
 
V

vietngocwindir

Giúp mình phân tích hai câu thơ này nhé!
Nhớ gì như nhớ người yêu,
Trăng lên đầu núi,nắng chiều lưng nương

Nêu cảm nhận của các bạn về hai câu thơ này thử xem sao!!^_^
 
A

anhthu1290

Giúp mình phân tích hai câu thơ này nhé!
Nhớ gì như nhớ người yêu,
Trăng lên đầu núi,nắng chiều lưng nương

Nêu cảm nhận của các bạn về hai câu thơ này thử xem sao!!^_^

chà cái này ko thuộc lĩnh vưac của t nhưng ko biết xóa bài viết này ntn nên cứ viết bừa nầy! đừng trách
 
Last edited by a moderator:
C

conu

Giúp mình phân tích hai câu thơ này nhé!
Nhớ gì như nhớ người yêu,
Trăng lên đầu núi,nắng chiều lưng nương

Nêu cảm nhận của các bạn về hai câu thơ này thử xem sao!!^_^

Sự gắn bó sâu nặng của tác giả với Việt Bắc đã làm cho cảnh Việt Bắc được tái hiện trong câu thơ càng trở nên lung linh, sinh động. Trong tâm trí người miền xuôi là 1 nỗi nhớ da diết, cồn cào, ám ảnh. Để diễn tả được màu sắc ấy của nỗi nhớ, nhà thơ đã sử dụng biện pháp so sánh "như nhớ người yêu" khiến cho tình cảm trong câu thơ càng có sức nặng.
Cuộc sống, hình ảnh nơi đây khi dòng thời gian trôi đi đã biến thành kí ức đẹp, thành tình cảm, lúc rõ nét, lúc thấm thía, lúc lại mơ màng, xa vời vợi, chung rất chung mà riêng cũng đến từng chi tiết. Cái nghĩa đậm đà, cái tình đằm thắm trong hồn thơ và giọng thơ Tố Hữu hòa điệu với khả năng quan sát tinh tế của nhà thơ đã làm cho hình ảnh" trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương" để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí người đọc. Câu thơ hiện lên về 1 miền Việt Bắc thật đẹp, kì ảo, xa xăm như hiện về từ trong kỉ niệm.
Qua đó, ta lại càng hiểu vì sao thi sĩ Chế Lan Viên đã từng khẳng định:
"Khi ta ở chỉ là nơi đất ở,
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn".
 
V

vietngocwindir

Hình ảnh "Trăng lên đầu núi,nắng chiều lưng nương" có ý nghĩa gì??
Có phải nó góp phần diễn tả một nỗi nhớ sâu đậm hay là mơ hồ,xa xăm ??
 
C

conu

Hình ảnh "Trăng lên đầu núi,nắng chiều lưng nương" có ý nghĩa gì??
Có phải nó góp phần diễn tả một nỗi nhớ sâu đậm hay là mơ hồ,xa xăm ??
Ở đây cũng ko cần thiết moi quá sâu đâu, nếu thế còn gì là thơ nữa đúng ko.
Theo mình, đó là hình ảnh hiện về trong kí ức, như Chế Lan Viên từng viết trong bài thơ "Tiếng hát con tàu":
"Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương..."
Ở đây, 2 nhà thơ đều bộc lộ nỗi nhớ da diết về 1 miền đất mình đã từng đi qua, từng gắn bó. Nếu như CLV viết ra 1 nỗi nhớ về miền đất trong tưởng tượng, để rồi khái quát thành 1 triết lí ko chỉ riêng Tây Bắc về mqh giữa con người và những miền đất. Còn Tố Hữu thì nỗi nhớ đó là có thực, cảnh hiện về như những thước phim quay chậm tái hiện ko gian trong nỗi nhớ. Khung cảnh ấy đẹp và thơ mộng, để lại trong tâm hồn nhà thơ 1 ấn tượng ko thể phai mờ, ngược lại, hình ảnh hiện lên từ kí ức, từ hoài niệm nên cũng vì thế mà đẹp hơn, lung linh, huyền ảo hơn => Một câu thơ đẹp về thiên nhiên Việt Bắc.
 
Top Bottom