Nhận biết các chất sau (chỉ dùng thêm quì tím)

S

suphu_of_linh

Nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hoá học, chỉ dùng thêm quì tím
Ba(OH)2; H2SO4; FeCl3; FeCl2; AlCl3; CuCl2; NaCl; Na2CO3; NH4Cl; (NH4)2SO4
THANK YOU !!!!!!!!:)

Cho quỳ tím vào từng dd chất thử...


Có 2 dd làm xanh quỳ là Ba(OH)2 và Na2CO3 ( Nhóm A)
Có 3 dd làm đỏ quỳ là H2SO4; NH4Cl; (NH4)2SO4 ( Nhóm B)
Các dd còn lại quỳ ko đổi màu. ( Nhóm C)

-Trộn 2 dd nhóm A vào nhau, xuất hiện kết tủa là BaCO3. Lọc kết tủa, rồi cho kết tủa thu đc vào từng dd nhóm B.

- Nhận ra H2SO4 do có phản ứng tạo kết tủa BaSO4 và tạo khí CO2 ko màu.
2 dd còn lại nhóm B thì ko có hiện tượng xảy ra.

- Sau đó, cho H2SO4 vừa nhận biết đc vào các dd nhóm A
Nhận ra Ba(OH)2 do xuất hiện kết tủa BaSO4.
Nhận ra Na2CO3 do có khí CO2 ko màu bay lên.

- Để nhận bik các dd còn lại nhóm B là NH4Cl, (NH4)2SO4. Nhỏ Ba(OH)2 vừa nhận bik đc vào từng dd.

Nhận ra (NH4)2SO4 do tạo kết tủa trắng BaSO4 và khí mùi khai bay lên.
Nhận ra NH4Cl do chỉ có khí mùi khai bay lên.

-Như vậy đã nhận bik xong Nhóm A, B. Để nhận bik cách dd nhóm C, cho từ từ Ba(OH)2 ở trên vào các dd nhóm C

Nhận ra FeCl3 do tạo kết tủa nâu đỏ Fe(OH)3
Nhận ra FeCl3 do tạo kết tủa xanh nhạt Fe(OH)2.
Nhận ra AlCl3 do tạo kết tủa keo Al(OH)3, sau đó kết tủa tan dần tạo dd trong suốt.
Nhận ra CuCl2 do tạo kết tủa trắng Cu(OH)2.
Nhận ra NaCl do ko có hiện tượng gì xảy ra....


^^!..... bài cũng hơi dài, có gì thắc mắc bạn cứ bảo lại mình nhé...;););)
 
Last edited by a moderator:
F

final_fantasy_vii

NaCl: ko đổi màu
Có 2 dd làm xanh quỳ là Ba(OH)2 và Na2CO3 ( Nhóm A)
Còn lại là đỏ

^^
 
S

suphu_of_linh

uh chị cũng nghĩ vậy ^^..............................


nói thật là lúc làm cái bài này, tớ nghĩ mấy nhóm C ngoài HCl ấy thì đều có pH<7, nên làm quỳ đỏ....

nhưng mà mấy kim loại đó cũng ko phải là yếu lắm, nên có thể là quỳ chỉ có màu hồng hồng thôi, ko đỏ như H2SO4 đc....

^^!.... nhưng mừ ko chắc, cho nó thành muối trung tính zi...^^!...


mà sakura nì...., đừng spam nữa nhé....!!!!^^!!!!^^!!!!!
 
Last edited by a moderator:
T

tobzo

Nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hoá học, chỉ dùng thêm quì tím
Ba(OH)2; H2SO4; FeCl3; FeCl2; AlCl3; CuCl2; NaCl; Na2CO3; NH4Cl; (NH4)2SO4
THANK YOU !!!!!!!!:)
Cho quỳ tím vào từng dd chất thử...

Có 2 dd làm xanh quỳ là Ba(OH)2 và Na2CO3 ( Nhóm A)
Có 3 dd làm đỏ quỳ là H2SO4; NH4Cl; (NH4)2SO4 ( Nhóm B)
Các dd còn lại quỳ ko đổi màu. ( Nhóm C)

Cho nhóm A và B tác dụng lần lượt với nhau
.......................Ba(OH)2....................Na2CO3
H2SO4............kết tủa......................có khí
NH4Cl.............có khí.........................0 pứ
(NH4)2SO4.....có khí, kết tủa............0 pứ
Nhận biết đc các chất của nhóm A và B

cho từ từ Ba(OH)2 ở trên vào các dd nhóm C
Nhận ra FeCl3 do tạo kết tủa nâu đỏ Fe(OH)3
Nhận ra FeCl3 do tạo kết tủa xanh nhạt Fe(OH)2.
Nhận ra AlCl3 do tạo kết tủa keo Al(OH)3, sau đó kết tủa tan dần tạo dd trong suốt.
Nhận ra CuCl2 do tạo kết tủa trắng Cu(OH)2.
Nhận ra NaCl do ko có hiện tượng gì xảy ra.
 
S

sarikaki

FeCl3 co mau` nau đỏ, CuCl2 có màu xanh nhạt, FeCl2 có màu xanh lục... có thể nhận ra ngay
 
S

silent_hero

AlCl3 không làm đổi màu quỳ tím đâu.
Al được xếp vào kin loại mạnh mà
 
S

silent_hero

không thể làm như thế được.
Đề bài bảo nhận biết = phương pháp hóa học mà.
mà trong chương trình cấp II, III thì đâu có nói tới màu của các dung dịch muối
 
P

pttd

hờ đồng ý với ý kiến của bạn silent_hero là ko thể nhìn màu mà nhận biết được nhưng mình đọc trong 1 quyển sách tham khảo của thầy Ngô Ngọc An thì thầy viết là dung dịch ZnCl2 làm quì hoá đỏ, mà theo mình thì Zn và Al cũng có nhiều tính chất giống nhau (KL có hợp chất lưỡng tính , KL có tính khử trung bình thui đâu phải mạnh đâu), vậy dung dịch ZnCl2 làm quì đổi màu không lẽ nào dung dịch ALCl3 ko làm quì đổi màu cả?????????
các bạn nêu ý kiến thử xem, đây chỉ là suy nghĩ của mình thui
 
S

suphu_of_linh

ừm....., mình nghĩ lại là..... AlCl3, CuCl2. FeCl2,FeCl3 đổi màu quý tím thành đỏ đc đó....

Ví dụ như AlCl3, tan vào nước thành dd, sau đó phân li như nì

[tex]AlCl3 \rightarrow Al^3+ + 3 Cl^-[/tex]

Sau đó 1 phần nhỏ ion [tex]Al^3+[/tex] bị thuỷ phân:
[tex]Al^3+ + 3HOH \rightarrow Al(OH)_3 + 3H^+[/tex]

... ion [tex]H^+[/tex] đc sinh ra do ion [tex]Al^3+[/tex] đã làm dd có tính axit, nên quỳ đổi màu....

Tuy nhiên theo mình nghĩ thì nó ko thể đỏ choé như dd axit mạnh H2SO4 đc mà chỉ hồng hồng thôi....

... vì vậy có thể nói quỳ đổi màu hồng để nhận biết đc.....^^!....
 
Last edited by a moderator:
P

pttd

Tất nhiên rùi làm sao dung dịch muối làm quì hoá đỏ hẳn như dugn dịch ax được nhưng hơi hồng hồng thì cũng đã gọi là đổi màu rùi phải ko?
Theo mình thì khi cho quì tím vào cá dung dịch nói trên thì chỉ có NaCl không làm đổi màu quì ; Ba(OH)2 ,Na2CO3 làm quì hoá xanh , còn lại là làm quì hoá đỏ....Như thế thì chắc là đúng rùi
 
P

pttd

lại nhầm tiếp tùi Dương ơi
Al là kim loại có hợp chất lưỡng tính chứ bản thân nó đâu phải lưỡng tính đâu
lưu ý cách phát biểu nha
 
Top Bottom