Phản ứng tráng bạc

C

cuacon90bn

ấy chết nhầm, cô giáo bạn bảo có tạo kết tủa đỏ gạch chứng tỏ nó cũng phải có tráng bạc tạo kết tủa trắng
 
M

missthidung

trời cứ tranh cãi về vấn đề này mãi là sao. Rõ ràng, fản ứng tráng bạc thực hiện trong môi trường kiềm. Mà fructozo trong môi trường kiềm thì nó sẽ tham gia pư tráng bạc
 
K

kimmindu

Mình cũng nghĩ thế, trong môi trường kiềm Fructozo có rõ ràng có tính chất của anđêhit nên tráng bạc được.

Nhưng trong SKG không hề đề cập tính chất Anđêhit nên đề Đại học sẽ không động đến đâu. Còn ai có ý định tìm kết quả cuối cùng thì thử làm thí nghiệm đi rồi báo cáo lại cho mọi người nhé!
 
M

manbatvn

Ủng hộ đê!

>:) Xin củng cố:
Fructoza= Polihidroxi xeton
Fructoza có 2 dạng vòng 5 cạnh(5 cạnh có 2dạng alpha và Beta) và dạng 6 cạnh
Fructoza có tính chất tương tự Glucoza và có sự chuyển hóa giữa 2 đồng phân (chúng là 2 đồng phân )
trong đó Fruc => Gluc trong môi trường kiềm
 
S

saobanglanhgia

Cái Topic này có vẻ hơi vô duyên, vì vấn đề này đi đâu cũng nói, chỗ nào cũng gặp rồi. Có mấy ý thế này:
phản ứng tráng gương
monosaccarit
disaccarit:manozo
không phản tráng gương:
tinh bột, xenlulozo,saccaozo
đúng không chị?

Câu này Duy nói chưa đúng cái monosaccarit, vì không phải cái nào cũng tráng gương, chẳng qua là trong chương trình phổ thông, các em chỉ học 2 monosaccarit là glu và fruc nên "vô tình đúng" thôi.

nói vậy là chưa thỏa đáng
thực ra Fructozơ ko có các phản ứng trên bởi nó có gốc -OH và =O chứ ko có -CHO như glucozzơ
bản chất của vđ này là khi thủy phân trong mt kiềm nó bị chuyển thành glucozơ hoặc đứt mạch tạo h/c có tính anđêhit thôi
hôm qua em có mượn vở mấy đứa lớp bên học chuyên hóa cũng viết thế

Cái này giải thích sai hoàn toàn, sự chuyển hóa trong dung dịch của fructose <===> glucose không phải là thủy phân mà là hiện tượng tautome (hỗ biến) từ alphaketon <===> enol <===> aldehyde

Fructozo có nhóm xêton sao cho kết tủa đỏ gạch được bạn, mình thấy trong sgk có sơ đồ chuyển hóa giữa glucozo và fructozo mà


??? câu này rất ngớ ngẩn, đã có chuyển hóa glucose và fructose mà lại không có phản ứng với Cu(OH)2 ???

Còn 1 chi tiết rất quan trọng này nữa: fructose chuyển hóa trong một cân bằng hóa học với glucose trong môi trường kiềm, vậy trong các câu hỏi không nêu ra môi trường kiềm thì fructose có tráng bạc không ???

@nguyenanhtuan: fructose có tính chất của aldehyd giống glucose vậy thì tại sao dùng Br2 lại có thể nhận biết được 2 gluxit này :D em nên giải thích rõ cho các bạn khác cùng biết, nếu không lại nhầm tưởng là cả 2 cùng mất màu Br2 và tạo acid gluconic.
 
S

sonsi

Mình cũng nghĩ thế, trong môi trường kiềm Fructozo có rõ ràng có tính chất của anđêhit nên tráng bạc được.

Nhưng trong SKG không hề đề cập tính chất Anđêhit nên đề Đại học sẽ không động đến đâu. Còn ai có ý định tìm kết quả cuối cùng thì thử làm thí nghiệm đi rồi báo cáo lại cho mọi người nhé!
Sách giáo khoa không nói nhưng sách bài tập thì có đề cập đến em a.
 
T

thienthanvotu

saccrozo và mantozo đều cho pahnr ứng tráng bạc khi thủy phân.về bản chất fructo khi đã tham gia phản ứng tráng bạc tứ là trong môi trường dung dịch nen nó chuyển thành gluco vì vậy nó tráng bạc. ko biết sai đúng nhưng học sao nói vậy
 
L

longtony

Úi zời ơi, mình thấy vấn đề này có jì đâu, sao lại cứ rắc rối nó lên?
Glucozo và mantozo có phản ứng tráng gương
Còn fructozo và saccarozo thì không có. Nhưng nếu trong môi trường Kiềm thì fructozo chuyển hoá thành glucozo, nên tham gia pứ tráng gương. Còn saccarozo nếu bị thuỷ phân trong mt axit, thì tạo ra alfa-Glu và beta-fruc, nên có tráng gương
 
T

thanhviet1413

Minh thay khong co gi phai ban cai nua, cac ban co the coi bang tom tat tinh chat cacbohidrat o cuoi chuong, trong do co bang tom tat tinh chat hoa hoc cua cac chat, fructozo co pu trang guong (ko can ghi phan ung)! - HOA HOC 12 NANG CAO
 
P

ptgmy

hừ loạn tung cả lên............túm lại là thế này....
----Glucozo tráng bạc( cái này khỏi phải bàn)
----Fructozo tráng bạc ( Vì đơn giản trong môi trường kiềm Fructozo chuyển hóa thành glucozo trong môi trườn kiềm. Mà AgNO3/NH3 thì NH3 tạo môi trương kiềm. CÁini học lớp 11 biét rùi tất cả đó >>>>>>>>>>>>Fructozow tráng bạc)
----Saccarozo không tráng bạc vì saccarozo cấu tạo từ 1 gốc anpha_glucozo liên kết với beta_Fructozo làm mach các bon không còn nhóm OH tự do>>>>>>>>không thể tách mạch từ mạch vòng thành mạch thẳng chứa nhóm CHO>>>>>>saccarozo khong tráng bạc)
------Còn Mantozo thì được cấu tạo từ 1 nhóm anpha_glucozo liên kết với beta_glucozo nên nó tách mạch vòng thành mạch thẳng được tạo ra nhóm CHO>>>>Man tôz có phản ứng tráng bạc( cái này bạn về xem trong SGK mới người ta vẽ mạch cực chuẩn... nhìn vô hỉu liền
___________________
Hi vọng có ý kiến phản hồi
 
V

votrongan65

Nói Fructozo phản ứng với Cu(OH)2 là không chính xác
Thực ra là do có cân bằng
Glucozo <===> Fructozo
 
M

minhanh_94

Fructozơ thực chất ko tham gia phản ứng tráng gương. Nhứng trong môi trường bazơ(có OH-) thì fructozơ chuyển hóa thành glucozơ, lúc đó mới có thể tham gia phản ứng tráng gương được.
Các loại gluxit có thể tham gia phản ứng tráng gương được là:glucozơ, mantozơ.
Mà câu hỏi của chị là phản ứng tráng bạc chứ đâu phải là pứ tráng gương. Cô em bảo pứ tráng bạc là pứ giữa axetilen và AgNO3/NH3, còn pứ tráng gương là khi có tạo ra Ag kia.
 
T

trinhcoi01

cac chat co pan ung trang guong la glucozo,mantozo
sâcrit thuy pan se tao za 1 glu+1 flu .glu se co pan ung trang guong con fluc thj ko
 

Thắng 56

Học sinh mới
Thành viên
22 Tháng tư 2019
1
0
1
43
Hà Nội
Tự do
Theo tôi :Khi cho Fructozơ vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thì có 2 phản ứng sau:
(1) Fructozo chuyển hóa thành glucozo
(2) Glucozo phản ứng tráng bạc
Vậy ta chỉ có thể nói : Khi cho Fructozo vào dd AgNO3/NH3 có tạo Ag kết tủa chứ KHÔNG thể nói Fructozo có phản ứng tráng bạc được
 
Top Bottom