Tại sao chúng ta lại có công thức tính hiệu suất cực đại
[math]H_{max}=\frac{T_{1}-T_{2}}{T_{1}}[/math]T1 là nhiệt độ tuyệt đối của nguồn nóng (K)
T2 là nhiệt độ tuyệt đối của nguồn lạnh (K)
thegooobsHong biết em đã có học định lí Carnot chưa nhỉ? Định lý này gần tương đương với nhiệt động lực 2, chứng minh được rằng chu trình thuận nghịch của hai nguồn/chu trình Carnot là chu trình cho hiệu suất cao nhất
Vậy thì giờ mình đi tìm hiệu suất của chu trình này:
Phần màu trắng: chu trình thuận nghịch cần tính, gồm hai giai đoạn đẳng nhiệt xen kẽ với hai giai đoạn đoạn nhiệt của chất khí đang xét. Phần màu trắng + màu hồng bên dưới: tổng lượng nhiệt
=> Phần trắng + phần hồng: lượng nhiệt do đẳng nhiệt ở nhiệt độ cao hơn ([imath]T_H[/imath]) tạo ra
Phần hồng: lượng nhiệt do đẳng nhiệt ở nhiệt độ thấp hơn ([imath]T_C[/imath]) tạo ra
|  |
Tính nhiệt lượng (có ích)
[imath]\Delta W = (T_{H}-T_{C})(S_{B}-S_{A})[/imath]
Nhiệt lượng (toàn phần)
[imath]\Delta Q_{H}= T_{H}.(S_{B}-S_{A})[/imath]
Tính hiệu suất bình thường, lập tỉ lệ chia ra được như trên
Có gì thắc mắc em hỏi nhé
Bạn có thể tham khảo kiến thức:
Hướng đến kì thi ĐGNL 2022 và xem thêm
Tạp chí Vật Lí số 07 nhé!
Link topic cá nhân:
Đuổi bắt cùng Tom and Jerry