Văn 9 Chuyện người con gái Nam Xương

Alex Pier

Học sinh
Thành viên
11 Tháng bảy 2021
67
184
21
Bình Định
F4F

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Đề:
1/ Kể lại chuyện" Người con gái Nam Xương" theo ngôi thứ nhất.
2/ Phân tích nhân vật Vũ Nương.
Giúp mình hai câu trên, cảm ơn rất nhiều
@baochau1112 @Phạm Đình Tài @Trần Tuyết Khả
Chào em, chị sẽ hỗ trợ em nha
Em hạn chế đăng nhiều đề trong cùng 1 topic để tiện cho người hỗ trợ và em cũng sẽ được giúp đỡ nhanh hơn nhé

Đề 1:
Đề bài là kể lại bằng lời nói của nhân vật, em chỉ cần thay ngôi kể sang ngôi thứ nhất (tùy chọn nhân vật Vũ Nương hay Trương Sinh). Kể theo mạch tự sự giống như trong sgk hoặc có thể để theo một trình tự khác miễn sao đầy đủ các ý chính:
- Trương Sinh đem 100 lạng vàng đến hỏi cưới Vũ Nương
- Vũ Nương khi ở gia đình chồng
- Khi Trương Sinh đi lính
+ Khi mẹ chồng mất
+ Vũ Nương chỉ cho con cái bóng trên vách và bảo đó là "cha Đản"
- Khi Trương Sinh trở về
+ Trương Sinh nghe lời con nhỏ, đánh đuổi Vũ Nương
+ Vũ Nương tự vẫn, được cứu bởi Linh Phi
- Khi Vũ Nương sống dưới thủy cung
+ Cuộc gặp gỡ với Phan Lang
+ Cuộc gặp mặt cuối cùng của Vũ Nương với chồng con

Trên diễn đàn có rất nhiều bài tương tự vậy, em có thể tự tìm kiếm hoặc tham khảo ở đây
https://diendan.hocmai.vn/threads/e...nguoi-con-gai-nam-xuong-cua-nguyen-du.715882/

Đề 2:
Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Vũ Nương
Thân bài:
1. Vẻ đẹp toàn diện của Vũ Nương

a) Lời giới thiệu Vũ Nương "là người thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp"
- Ngay mở đầu văn bản, tác giả đã miêu tả cả nhan sắc lẫn tính cách không thể chê vào đâu của Vũ Nương. Ở nàng ở có nhan sắc xinh đẹp lại thêm phẩm chất đẹp đẽ cao quý "thùy mị nết na", "tư dung tốt đẹp" là thước đo chuẩn cho phụ nữ thời phong kiến
- Vì vậy, việc Trương Sinh xin mẹ đem 100 lạng vàng để xin cưới nàng làm vợ dù nàng là con kẻ khó không phải điều khó hiểu.
b) Phẩm chất, đức hạnh của Vũ Nương
*) Người phụ nữ đảm đang, người con dâu hiếu thảo
- Vũ Nương ngay từ khi mới về ra mắt nhà chồng đã thể hiện sự chăm chỉ, tần tảo, đảm đang của mình.
- Khi chồng đi chiến trận, nàng một mình gánh vác, quán xuyến hết thảy mọi việc trong gia đình; cũng là nàng một mình nuôi dạy con thơ, chăm sóc mẹ già
- Khi mẹ chồng ốm, nàng ân cần chăm sóc, thuốc thang, chu đáo, lấy lời ngọt ngào khuyên lơn, lễ bái thần phật mong mẹ mau tai qua nạn khỏi
- Khi mẹ chồng mất: lo liệu ma chay chu đáo như với cha mẹ đẻ của mình
- Tình cảm ấy có thể cảm thấu trời đất cho nên trước khi mất, người mẹ già ấy đã trăng trối những lời yêu thương, động viên, khích lệ con dâu "Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ ta" -> càng tô đậm hơn lòng hiếu thảo của Vũ Nương
*) Người mẹ yêu thương con hết mực
- Chồng đi lính, Vũ Nương lúc bấy cũng có chửa, ngoài việc gánh tác mọi việc trong gia đình, nàng còn một mình sinh con nuôi con con
- Việc nàng chỉ bóng mình trên vách hằng đêm vừa để dỗ dành con vừa để cho con có cảm giác được sống đầy đủ trong tình yêu thương của cả cha lẫn mẹ. Hành động ấy cũng thể hiện tình mẫu tử bao la nàng dành cho con
- Việc Vũ Nương chọn cho mình cái chết là một cách bảo vệ con trước định kiến của xã hội, không để con phải chịu đựng những lời gièm pha, xấu xí về mẹ nó. Chết chính là tự minh oan, đối với nàng, chết đi thì nỗi oan mới được rửa sạch
*) Người vợ thủy chung yêu chồng đằm thắm
- Khi mới về nhà chồng, biết tính chồng hay ghen nên Vũ Nương "luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để vợ chồng đến thất hòa"
- Tuy rằng nành được Trương Sinh "đem 100 lạng vàng để xin cưới", ban đầu quả thực chưa có tình cảm. Nhưng nàng luôn cố gắng yêu thương chồng, dần dần có tình cảm và một mực thủy chung
- Điều đó càng được thể hiện rõ khi Vũ Nương tiễn chồng ra trận. Buổi tiễn đưa, nàng nói những lời đằm thắm, tình nghĩa. Ngay từ lời nói của nàng, ta nhận thấy rằng, nàng không phải kẻ ham hư vinh, vật chất. Bởi, Vũ Nương nói rằng nàng chỉ mong Trương Sinh bình an trở về, đó là niềm hạnh phúc lớn nhất, nàng không mong chồng phải liều mạng lập công. Vì những lời nói thật lòng đó của Vũ Nương mà " mọi người đều tựa hai hàng lệ"
- Khi xa chồng, Vũ Nương luôn giữ trọn đạo làm vợ, nàng nhớ chồng da diết "mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được", giữ trọn tình yêu với chồng, may áo rét gửi người ải xa...
- Khi chồng đi lính trở về, dẫu bị nghi oan là thất tiết, song nàng không hề đưa ra một lời kêu than, trách móc chồng mà chỉ dùng những lời lẽ dịu dàng để khuyên lơn, mong giữ được gia đình đầm ấm
*) Người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa
- Khi bị chồng nghi oan, nàng hết sức phân trần mong chồng nghĩ lại
- Khi sống dưới thủy cung, nàng vẫn luôn thương nhớ gia đình, chồng con, phần mộ tổ tiên nhưng vì giữ lời hứa với Linh Phi nên nàng quyết định không quay về dương gian.
- Nàng đã phải gánh chịu nỗi oan lạ lùng để phải tự vẫn, chứng minh sự trong sạch. Bởi vậy, khi chết đi, nàng luôn mong được chồng lập đàn giải oan cho mình.
- Sau khi biết được mình đã trách oan vợ, Trương Sinh đã rất ân hận, ngay khi biết được mình có thể gặp lại vợ, chàng liền làm theo lời. Cuối cùng Vũ Nương cũng được gặp lại chồng con nhưng chỉ trong thoáng chốc.
2. Nỗi bất hạnh của Vũ Nương
- Cuộc sống gia đình nghèo, sau khi lấy chồng, những tưởng được sống ấm no, hạnh phúc nhưng chiến tranh đến, Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương sống ở gia đình chồng những tháng ngày cô đơn, vất vả.
- Phải gánh chịu nỗi oan lạ lùng dẫn tới tự vẫn
- Nguyên nhân của cái chết:
+ Trực tiếp: lời nói ngây thơ của bé Đản "Ô, ông cũng là cha tôi ư?" làm thổi bùng lên ngọn lửa ghen tuông sẵn có của Trương Sinh
+ Gián tiếp:
  • Do Trương Sinh đa nghi, hay ghen, là con đẻ của xã hội trọng nam khinh nữ
  • Do cuộc hôn nhân bất bình đẳng (nhà Trương Sinh thuộc diện khá giả, có thể lấy ra 100 lạng vàng để hỏi cưới Vũ Nương, còn Vũ Nương được giới thiệu là con nhà nghèo)
  • Do chế độ phong kiến hà khắc: không cho người phụ nữ quyền bảo vệ mình
  • Do chiến tranh phi nghĩa, khiến gia đình chia lìa, vợ chồng không bồi đắp được tình cảm, cha con không nhận ra nhau
- Sau khi tự vẫn, Vũ Nương phải sống không thực sự hạnh phúc dưới thủy cung
  • Tuy rằng được cứu sống, được hưởng cuộc sống bất tử, an nhàn chốn cung nước nhưng nàng chưa bao giờ nguôi ngoai nỗi nhớ gia đình trên dương thế
  • Nàng được minh oan nhưng chẳng thể trở về được nữa
Kết bài: Tổng kết lại nội dung, nghệ thuật, bày tỏ cảm xúc bản thân.


Hi vọng gợi ý trên đây giúp ích được cho em. Nếu còn cần hỗ trợ thêm hãy đặt câu hỏi nhé. Chúc em học tốt!

Xem thêm:
+ Kiến thức tác giả, tác phẩm lớp 9
+ Tổng hợp topic đặc sắc tại box Văn
+ Topic "Nếu các nhân vật văn học tham gia diễn đàn...?"
 
  • Like
Reactions: Alex Pier
Top Bottom