Văn 9 Hình tượng người anh hùng Quang Trung

Blue Badminton

Học sinh chăm học
Thành viên
8 Tháng tư 2020
212
324
76
Phú Yên
thcs lvt
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

*Phân tích hình tượng người anh hùng Quang Trung trong đoạn trích tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí-Ngô gia văn phái*
Giúp em giải đề trên với ạ!
Em cảm ơn ạ!
@baochau1112 @Trần Tuyết Khả
@Phạm Đình Tài @Roses_are_rosie
 
Last edited:

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
*Phân tích hình tượng người anh hùng Quang Trung trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí-Ngô gia văn phái*
Giúp em giải đề trên với ạ!
Em cảm ơn ạ!
@baochau1112 @Trần Tuyết Khả
@Phạm Đình Tài @Roses_are_rosie
Chào em, chị sẽ hỗ trợ em bài này nhé
Theo chị thấy là trong "đoạn trích" chứ không phải toàn bộ tác phẩm đúng không nè? Lớp 9 chúng ta chỉ học đoạn trích thôi mà

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình tượng Quang Trung
(Ví dụ:
Thân bài:
1. Khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm

- Ngô Gia Văn Phái: nhóm các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai - Thanh Oai - Hà Nội
- Hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (làm quan dưới triều Lê) và Ngô Thì Du (làm quan dưới triều Nguyễn)
- Hoàn cảnh sáng tác
  • Hoàng Lê nhất thống chí được viết từ cuối triều Lê đến đầu triều Nguyễn (khoảng 3p năm cuối thế kỉ 18 và những năm đầu thế kỉ 19)
  • Ngô Thì Chí viết 7 hồi đầu, Ngô Thì Du viết 7 hồi tiếp
2. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ
  • Là người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán
- Nghe tin giặc đã chiếm cả một vùng đất đai rộng lớn lại thủ Phong cho vua Lê Nguyễn Huệ không hề nao núng Mà định đích thân cầm quân đi ngay Nhưng vì đại cục, trước đó Quang Trung đã tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế để trấn an lòng dân, yên kẻ phản trắc
- Chỉ trong vòng một tháng Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu việc lớn: tế cáo trời đất lên, ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh, tuyển mộ quân lính, mở cuộc duyệt binh, ra lời phủ dụ, có kế hoạch hành quân đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng
  • Là người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén
- Trước tiên, Quang Trung thể hiện sự sáng suốt trong việc lên ngôi hoàng đế để chính danh vị, thống nhất nội bộ, hội tụ anh tài và quan trọng hơn cả là để "yên kẻ phản trắc"
- Tiếp đó ông sáng suốt trong việc phân tích nhận định tình hình thời cuộc và thế tương quan giữa địch và ta. Sự nhận định ấy tự thể hiện rõ nhất trong lời phủ dụ ngắn gọn mà ý sâu xa
*) Nội dung lời phủ dụ:
+ Khẳng định chủ quyền của dân tộc ta, lên án, tố cáo hành động xâm lăng phi nghĩa và dã tâm cướp nước của quân Thanh
+ Nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc ta
+ Kêu gọi quân sĩ đồng tâm hiệp lực chống lại kẻ thù, bảo vệ đất nước
+ Đề ra kỷ luật nghiêm minh
+ Thông báo tình hình đất nước có giặc ngoại xâm
~~~~~~~~~
- Ông còn sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người, bình công và luận tội rõ ràng
- Ông hiểu được chỗ mạnh điểm yếu của hai tướng Sở, Lân. Ông đánh giá cao Ngô Thì Nhậm và còn định dùng tài ăn nói của Nhậm vào việc ngoại giao với nhà Thanh sau này để dẹp được việc binh đao
  • Là người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng
- Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào, vậy mà Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột "phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được quân Thanh". Đang ngồi trên lưng ngựa, Quang Trung đã nói với Ngô Thì Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch của 10 năm tới
  • Là vị tướng có tài dụng binh như thần
- Ông tổ chức một cuộc hành binh thần tốc, chưa đầy một tuần đã tiến từ Phú Xuân đến Tam Điệp, vừa đi vừa chiêu binh. Xuất phát ngày 30 Tết đến mùng 5 Tết đã giải phóng Thăng Long vừa hành quân vừa đánh giặc vừa thu hồi giang sơn, tổng chiến dịch chỉ trọng trong 10 ngày. Hành quân ra liên tục nhưng "cơ nào đội ấy" vẫn chỉnh tề
- Vừa hành quân vừa phối hợp với các cánh quân tổ chức trận đánh một cách kỳ tài, chiến thắng vượt 2 ngày
- Với quân lính ông khuyên răn, mở tiệc khao quân tạo khí thế; với tướng ông hiểu chỗ mạnh, điểm yếu
- Ông quyết đoán nhưng không độc đoán, nghe lời góp ý của quần thần, hỏi ý kiến của hiền sĩ trong thiên hạ. Nhà vua thấy rõ ưu điểm và nhược điểm của tướng sĩ dưới quyền để sử dụng một cách phù hợp, thưởng, phạt nghiêm minh.
  • Là người anh hùng lẫm liệt
- Ông không chỉ là tổng chỉ huy trên danh nghĩa mà còn là người trực tiếp xông pha nơi chiến trận, tự mình thống lĩnh một mũi tiến công
- Ông lẫm liệt bước ra khỏi chiến trận với khuôn mặt và tấm áo hoàng bào sạm đen vì khói súng. Hình ảnh vua Quang Trung lẫm liệt cưỡi voi thúc độc quân sĩ với tấm áo bào màu đỏ đã khắc họa hình tượng người anh hùng mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, tài điều binh khiển tướng, là người tổ chức và là linh hồn của cuộc chiến.
Kết bài: Nêu cảm nghĩ bản thân, khẳng định vẻ đẹp của người anh hùng Quang Trung, tổng kết nội dung, nghệ thuật trong đoạn trích

Nếu còn thắc mắc hãy hỏi em nhé
Chúc em học tốt!


Xem thêm:
+ Kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9
+ Topic "Nếu các nhân vật văn học tham gia diễn đàn...?"
 

Blue Badminton

Học sinh chăm học
Thành viên
8 Tháng tư 2020
212
324
76
Phú Yên
thcs lvt
Chào em, chị sẽ hỗ trợ em bài này nhé
Theo chị thấy là trong "đoạn trích" chứ không phải toàn bộ tác phẩm đúng không nè? Lớp 9 chúng ta chỉ học đoạn trích thôi mà

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình tượng Quang Trung
(Ví dụ:
Thân bài:
1. Khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm

- Ngô Gia Văn Phái: nhóm các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai - Thanh Oai - Hà Nội
- Hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (làm quan dưới triều Lê) và Ngô Thì Du (làm quan dưới triều Nguyễn)
- Hoàn cảnh sáng tác
  • Hoàng Lê nhất thống chí được viết từ cuối triều Lê đến đầu triều Nguyễn (khoảng 3p năm cuối thế kỉ 18 và những năm đầu thế kỉ 19)
  • Ngô Thì Chí viết 7 hồi đầu, Ngô Thì Du viết 7 hồi tiếp
2. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ
  • Là người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán
- Nghe tin giặc đã chiếm cả một vùng đất đai rộng lớn lại thủ Phong cho vua Lê Nguyễn Huệ không hề nao núng Mà định đích thân cầm quân đi ngay Nhưng vì đại cục, trước đó Quang Trung đã tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế để trấn an lòng dân, yên kẻ phản trắc
- Chỉ trong vòng một tháng Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu việc lớn: tế cáo trời đất lên, ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh, tuyển mộ quân lính, mở cuộc duyệt binh, ra lời phủ dụ, có kế hoạch hành quân đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng
  • Là người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén
- Trước tiên, Quang Trung thể hiện sự sáng suốt trong việc lên ngôi hoàng đế để chính danh vị, thống nhất nội bộ, hội tụ anh tài và quan trọng hơn cả là để "yên kẻ phản trắc"
- Tiếp đó ông sáng suốt trong việc phân tích nhận định tình hình thời cuộc và thế tương quan giữa địch và ta. Sự nhận định ấy tự thể hiện rõ nhất trong lời phủ dụ ngắn gọn mà ý sâu xa
*) Nội dung lời phủ dụ:
+ Khẳng định chủ quyền của dân tộc ta, lên án, tố cáo hành động xâm lăng phi nghĩa và dã tâm cướp nước của quân Thanh
+ Nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc ta
+ Kêu gọi quân sĩ đồng tâm hiệp lực chống lại kẻ thù, bảo vệ đất nước
+ Đề ra kỷ luật nghiêm minh
+ Thông báo tình hình đất nước có giặc ngoại xâm
~~~~~~~~~
- Ông còn sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người, bình công và luận tội rõ ràng
- Ông hiểu được chỗ mạnh điểm yếu của hai tướng Sở, Lân. Ông đánh giá cao Ngô Thì Nhậm và còn định dùng tài ăn nói của Nhậm vào việc ngoại giao với nhà Thanh sau này để dẹp được việc binh đao
  • Là người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng
- Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào, vậy mà Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột "phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được quân Thanh". Đang ngồi trên lưng ngựa, Quang Trung đã nói với Ngô Thì Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch của 10 năm tới
  • Là vị tướng có tài dụng binh như thần
- Ông tổ chức một cuộc hành binh thần tốc, chưa đầy một tuần đã tiến từ Phú Xuân đến Tam Điệp, vừa đi vừa chiêu binh. Xuất phát ngày 30 Tết đến mùng 5 Tết đã giải phóng Thăng Long vừa hành quân vừa đánh giặc vừa thu hồi giang sơn, tổng chiến dịch chỉ trọng trong 10 ngày. Hành quân ra liên tục nhưng "cơ nào đội ấy" vẫn chỉnh tề
- Vừa hành quân vừa phối hợp với các cánh quân tổ chức trận đánh một cách kỳ tài, chiến thắng vượt 2 ngày
- Với quân lính ông khuyên răn, mở tiệc khao quân tạo khí thế; với tướng ông hiểu chỗ mạnh, điểm yếu
- Ông quyết đoán nhưng không độc đoán, nghe lời góp ý của quần thần, hỏi ý kiến của hiền sĩ trong thiên hạ. Nhà vua thấy rõ ưu điểm và nhược điểm của tướng sĩ dưới quyền để sử dụng một cách phù hợp, thưởng, phạt nghiêm minh.
  • Là người anh hùng lẫm liệt
- Ông không chỉ là tổng chỉ huy trên danh nghĩa mà còn là người trực tiếp xông pha nơi chiến trận, tự mình thống lĩnh một mũi tiến công
- Ông lẫm liệt bước ra khỏi chiến trận với khuôn mặt và tấm áo hoàng bào sạm đen vì khói súng. Hình ảnh vua Quang Trung lẫm liệt cưỡi voi thúc độc quân sĩ với tấm áo bào màu đỏ đã khắc họa hình tượng người anh hùng mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, tài điều binh khiển tướng, là người tổ chức và là linh hồn của cuộc chiến.
Kết bài: Nêu cảm nghĩ bản thân, khẳng định vẻ đẹp của người anh hùng Quang Trung, tổng kết nội dung, nghệ thuật trong đoạn trích

Nếu còn thắc mắc hãy hỏi em nhé
Chúc em học tốt!


Xem thêm:

Chị ơi, phần mở bài phần ví dụ là gì vậy ạ?
 
Last edited:

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Chị ơi, phần mở bài phần ví dụ là gì vậy ạ!
Ối chị quên không điền vào :>
Tội lỗi quá
Em tham khảo thử mở bài này nhé
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã sản sinh và bồi đắp nên bao thế hệ anh hùng. Mỗi thời kì lại có những vị tướng uy mãnh, ghi danh sử sách và làm rạng danh đất nước. Trong thời kì bị nhà Thanh đe dọa, người anh hùng Quang Trung (Nguyễn Huệ) chính là vị tướng như thế. Không thể phủ nhận công lao và sự tài trí của ông, các tác giả Ngô gia văn phái dù làm quan dưới triều nhà Lê nhưng cũng viết rất hay về ông. Tiêu biểu nhất phải kể đến đoạn trích hồi thứ 14 của "Hoàng Lê nhất thống chí".
 
  • Like
Reactions: Alex Pier
Top Bottom