Văn 10 Trao Duyên

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Hãy phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi phải trao duyên lại cho em
Mở bài : giới thiệu đôi nét tác giả , tác phẩm
+ Tác giả, tác phẩm:Nguyến Du là nhà thơ nhân đạo tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam , ông được xem là thiên tài văn học với nhiều tác phẩm có giá trị cao về cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Trong đó Truyện Kiều được xem là kiệt tác số một của Nguyện Du, là niềm tự hào của của cả nền văn học nước nhà. Đoạn trích trao duyên là một trong những đoạn trích tiêu biểu, mang lại nhiều cảm xúc, tình cảm cho người đọc, là sự miêu tả chân thực nhất những tâm trạng, nỗi niềm của Thúy Kiều khi phải trao duyên lại cho em.
Thân bài
Truyện Kiều ( đoạn trường Tân Thanh) dựa trên nguyên tác chữ Hán " Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân , tuy nhiên với ngòi bút tài hoa của mình , Nguyễn Du đã sáng tạo nên một kiệt tác tự sự, trữ tình độc nhất vô nhị trong nền thơ ca trung đại Việt Nam
Tác phẩm chính là tiếng khóc thương cho số phận con ngườu mà đặc biệt là người phụ nữ, đấy chính là lời tố cáo mạnh mẽ đến các thế lực phong kiến xấu xa , đến cái xã hội mục nát vô lương tâm , nơi mà đồng tiền và quyền lực có thể chi phối tất cả mọi thứ. Đồng thời tác giả cũng thể hiện sự trân trọng với những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng lại bạc mệnh , lênh đênh. Đoạn trích Trao Duyên nằm trong phần gia biến cảu tác phẩm. Đang lúc gia đình và tình duyên đang độ viên mãn thì sóng gó ập tới khiến Kiều phải lỡ dỡ mối duyên đầu cùng Kim Trọng, nàng phải bắt buộc lựa chọn giywax hiếu và tình . Và hiển nhiên trước hết nàng phải làm tròn trách nhiệm của một người con. Khi hiếu và tình chẳng vẹn cả hai, nhưng món nợ với chàng Kim thì không thể nào không trả vậy nên nàng dã quyết định gửi gắm mối duyên này cho em mình là Thúy Vân.

Cậy em , em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
+Hai cầu mở đầu đoạn trích chính là lời lẽ trao duyên của Thúy Kiều dành cho Thúy Vân.
• Các từ ngữ được sử dụng như lạy, thưa , chịu, thể hiện sự cầu khẩn tha thiết, khiến cho người đối diện không thể chối từ.
=> Qua cách nói thể hiện sự thông minh, khéo léo của Thúy Kiều
=> Sự tài tình trong cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du
- Lí lẽ trao duyên mà Kiều đưa ra:
Giữa đường đứt ghánh tương tư
Keo loan chấp mối tơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày hẹn ước khi đêm chén thề.
+Bằng việc sử dụng những thành ngữ, những điển tích, những ngôn ngữ giàu hình ảnh đã góp phàn vẽ nên một mối tình nồng thắm nhưng mong manh, dang dở và đầy bất hạnh của Kim Trọng Thúy Kiều. Nó gợi lên cho người đọc những cảm xúc rung động, bồi hồi pha lẵn sự tiếc nuối cho một mối tính sâu sắt, thủy chung
=> Câu thơ đã khắc họa vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa, chung thủy và son sắt một lòng dù cho có dở giang đứt đoạn
-Những lí do khiến Kiều trao duyên cho em.
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Gậm cười chín suối hãy còn thơm lây
+ Chuyện tình yêu đang êm đềm, hạnh phúc thì sóng gió ập tới với gia đình làm Thúy Kiều phải lỡ dở tình duyên.
+ Kiều buộc phải chọn 1 trong 2 con đường là “hiếu” và “tình”, Kiều đành chọn hi sinh tình để giữ tròn chử hiếu.
• Kiều đã gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để Vân thấu hiểu.
=> Nhấn mạnh tầm quan trọng của chữ "hiếu".Hiếu thảo với cha mẹ là điều quan trọng, là sự ưu tiên hàng đầu của mỗi người
•Kiều mong em mình sẽ nghĩ tình cảm chị em ruột thịt mà chấp nhận mối duyên này. Máu mủ ruột rà phải yêu thương, giúp đỡ nhau, cùng nhau gánh vác trọng trách.
=> Tình cảm gia đình mà cụ thể là tình cảm chị em được khắc họa vô cùng sâu sắt và cảm động.
+ Thành ngữ “Thịt nát xương mòn” và “ Ngậm cười chín suối”:
• nói về cái chết đầy mãn nguyện và cảm kích của Thúy Kiều nếu thật sự được Thúy Vân đồng ý.
=> Nói lên phần sự quan trọng của tình yêu và gia đình đối với Thúy Kiều, nó quan trọng hơn bất cứ thứ gì của cô và thẩm chí là tính mạng.
=> Lòng biết ơn, thái độ cảm kích khi nhận được sự giúp đỡ của người khác.
=>Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.
•Thể hiện sự giằng xé trong tâm trạng Thúy Kiều. Kiều chỉ có thể gửi gắm mối duyên dang dở cho Vân chứ không thể trao hết tình yêu mặn nồng xưa kia giữa nàng và Kim Trọng.
Sau khi giãi bày nguyên nhân và lý lẽ trao duyên của mình với Thút Vân ,thì bao nhiêu cảm xúc tình cảm trong Kiều đã chạm đến kì đỉnh điểm. Trong lúc đau buồn, tuyệt vọng nàng còn phải đau thấu tâm can khi tự tay trao lại cho em những tính vật tình duyên của mình và Kim Trọng
"Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung"
Tình cảm vẫn còn đấy, kỉ vật vẫn còn hiện hữu nơi đây nhưng đôi lứa ấy sấp phải xa lìa mãi mãi. Nên khi trao lại cho em 'chiếc vành với bức tờ mây' trái tim Kiều như vỡ vụng thành trăm mãnh, nó đau đớn tột cùng nỗi đau đớn khi phải chia lìa với người thương, nổi giằn giặt khôn nguôi khi chính mình đã buôn đi câu gò hẹn. Vật này của chung" bấy nhiêu đấy thôi cũng cho thấy sự luyến tiếc không nguôi của Kiều với mối tình đầu dang vỡ. Nàng đành phải chặn lòng dặn dò em thương lấy cái linh hồn vật vờ của mình giữa biển đời bạc bẽo
"Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa"
Lời nhắn nhủ cũng như một lời cầu xin tha thiết của người ra đi với người ở lại. Kiều chỉ mong muốn rằng hình ảnh của mình, sự hi sinh của mình sẽ được nhớ đến, sẽ mãi hiện hữu trong tim những người ở lại.
Thúy Kiều nghỉ rằng sau khi ra đi chắc nàng sẽ chỉ còn là một linh hồn vất dưỡng, vô tri. Nàng nói rằng linh hồn mình sẽ hiện lên qua hương trầm phảng phất, qua tiếng nhạc vu vơ, qua những nơi mà bản thân đã có những kỉ niệm đẹp đẽ và khó quên cùng Kim Trọng. Tình cảm ấy sâu nặng đến nổi mà tận lúc chết đi nàng vẫn tha thiết mong muốn được được gắn bó, được âm thầm bên cạnh chàng Kim. Trước nổi đau khổ đó nàng cũng chẳng biết làm gì hơn ngoài việc than trách cả, than trách cho số phận, cho tình yêu sao mà lận dận trái ngang và trắc trở của mình. Nàng bắt đầu có những dự cảm chẳng lành vào rương lai của mình về một cáu chết oan ức và đầy sự cô dơn , hiu quạnh
"Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời,"
Rưới xin giọt nước cho người thác oan
Nay lo cho người đã xong, nàng mới nghĩ đến mình và thấy mình mệnh bạc. ''Dạ Đài" là nơi âm phủ tăm tối, trong cảnh ngộ ''cách mặt khuất lời'' linh hồn Thúy Kiều vẫn khao khát nhận được sự cảm thông, tưởng nhớ của những người yêu thương nên chỉ xin Trọng một ''chén nước'' để làm phép tẩy oan. Điều đó chứng tỏ Thúy Kiều vẫn khao khát được trở về cõi thế để chứng minh cho ty bất diệt của mình. Hồn của nàng còn ‘mang nặng lời thề’ nên dù có chết đi cũng chẳng thể siêu thoát. Nàng vừa đau đớn, sợ hãi trước tương lai mù mịt, vừa đau khổ dằn dặn bởi hiện tại đầy những khổ đau mất mát
Qua các câu thơ vừa phân tích, bằng việc sử dụng các hình ảnh độc đáo lời văn cô động đầy cảm xúc, lối miêu tả tâm trangj nhân vật vừa chân thực vừa sâu sắt đã phần nào giúp chúng ta cảm nhận được tâm trạng đau khổ, uất ức và bi lụy của Thúy Kiều trước thực tại quá khóc liệt và bi thảm của mình. Nàng là một người phụ nữ yêu hết mình và yêu thật lòng thật dạ bởi thế còn nổi đau nào hơn việc phải chia xa người yêu , và quá đáng hơn là nghĩ đến cảnh em mình sẽ là người thay mình vung hưởng hạnh phúc đấy
* Kết bài:
Truyện Kiều là kiệt tác văn học số một của Nguyến Du , là lời ca khổ đau cho thân phận người phụ nữ, là sự lên án xã hội mục nát đương thời là minh chứng cho sự tài năng hơn người của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Qua ngòi bút điêu luyện của mình, qua sự tinh tế trong lối xây dựng hình tượng và tâm trạng nhân vật thì Nguyễn Du đã hoàn toàn thành công trong việc khắc họa những nỗi niềm, cảm xúc và sự khổ đau của Kiều trong khi phải trao lại mối duyên đầu của mình lại cho em
Bạn tham khảo bài làm nha
Còn thắc mắc gì thì cứ đặt ra nè
Chúc bạn học tốt nha!
 
Top Bottom