

Đề bài: Hãy phân tích về hình ảnh của Thúy Kiều trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" Của Nguyễn Du.
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam, là một người ta không thể không nhắc đến khi tìm hiểu về tác phẩm Truyện Kiều. Đúng thế, để làm nên tên tuổi của tác phẩm, ngoài có nội dung và nghệ thuật đặc sắc hấp dẫn ta còn thấy được hình ảnh của từng nhân vật được tác giả đặc tả vô cùng điêu luyện. Trong đó, phải kể đến Thúy Kiều – một người con gái có dung nhan sắc sảo, tài nghệ thiên bẩm nhưng sự éo le, bất công trong xã hội phong kiến đã đưa đẩy nàng vào cuộc đời bất hạnh, chông chênh.
Với sự thông minh, uyên bác của mình, Nguyễn Du đã dùng lời thơ của mình để ca ngợi về nhan sắc của Thúy Kiều:
"Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh"
Nói qua vẻ đẹp trang trọng quý phái của Thúy Vân, tác gỉa đã nêu rằng Kiều có dung nhan đẹp hơn qua phụ từ “càng”. Ẩn sâu hàm ý về nét đẹp bên ngoài Nguyễn Du còn muốn thể hiện phẩm chất về tình người của nàng. Qua đây, ta cũng thấy được nghệ thuật đòn bẩy ở câu đầu khiến người đọc cảm giác thích thú, lôi cuốn. Nếu Thúy Vân được ông miêu tả sự thanh thoát, nhân hậu qua vẻ đẹp tổng thể ở ngoài thì Thúy Vân lại được chú trọng đến đôi mắt: “ Làn thu thủy nét xuân sơn”. Đây là đôi mắt sáng long lanh như làn nước mùa thu với sự kết hợp hài hòa là đôi lông mày thanh tú gợi cảm như nét núi mùa xuân càng tô đậm vẻ đẹp chân thật của Kiều. Vậy tại sao lại là đôi mắt? Vì “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” điều đó giúp ta cảm nhận được tâm hồn trong sáng ngây thơ của nàng Kiều như những cô nàng ở tuổi mới lớn.
Tiếp đó, qua nghệ thuật ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du lấy hình ảnh của thiên nhiên dường như đang ngỡ ngàng trước một nét đẹp trời ban. Nó khiến chúng phải có thái độ đố kị, hờn giận với dung nhan Kiều. Vậy qua vẻ đẹp này tác giả cũng ngầm dự báo trước cuộc đời cay đắng, một tương lai không suôn sẻ của nàng.
"Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
Nguyễn Du vẫn đặc tả nhan sắc tuyệt mĩ của Kiều. Cái đẹp đó làm “nghiêng nước nghiêng thành”, tức là sắc đẹp ấy đã khiến bao người suy sụp đến nỗi mất nước mất thành. Biện pháp nói quá trên giúp hình ảnh Thúy Kiều tựa như một mỹ nữ, một mỹ nhân xuất trúng. Nhưng xinh thôi chưa đủ, cô gái này còn mang trong mình những tài năng uyên thâm vô cùng.
“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghệ thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh, lại càng não nhân.”
Kiều hội tụ đầy đủ những tài năng của những người con gái thời xưa. Không chỉ có một tài cán nhỏ nhặt mà Kiều luôn thành thạo như nó trở thành nghề của mình. Bằng biện pháp liệt kê của Nguyễn Du ta thấy được tài ca, tài đàn, tài họa và tự sáng tác nhạc rất hoàn hảo, kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Nổi trội hơn hết là sở trường “đánh đàn” cùng với những bài hát “bạc mệnh” tự tay Kiều viết đã khắc họa rõ nét nỗi sầu lắng đọng trong lòng và cảm xúc đa sầu đa cảm. Có lẽ những bản nhạc du dương ấy dường như đã gợi nên hình ảnh về định mệnh sóng gió của Kiều. Qua bức tranh đầy sức truyền cảm đến người đọc, Nguyễn Du đã phải sử dụng một cách hài hòa giữa phép ước lệ với các biện pháp nghệ thuật đặc sắc. Đồng thời, tác giả cũng sử dụng linh hoạt những tính từ, động từ và các từ Hán Việt điêu luyện để có được bức chân dung thành công về Thúy Kiều. Và rồi từ đây ta còn có được sự ngưỡng mộ về dung nhan chân chất của người con gái thời xưa.
Tóm lại, chúng ta cũng đã thấy được sự tài năng, tinh tế khi miêu tả Thúy Kiều của Nguyễn Du. Đồng thời, nhân vật Thúy Kiều là hình tượng điển hình cho hình ảnh người phụ nữ xưa tài hoa mà bạc mệnh. Qua đây, cũng thể hiện thái độ trân trọng, đồng cảm của tác giả đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
--> Sửa lỗi diễn đạt bài trên giúp mình ạ. Thanks everyone !!
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam, là một người ta không thể không nhắc đến khi tìm hiểu về tác phẩm Truyện Kiều. Đúng thế, để làm nên tên tuổi của tác phẩm, ngoài có nội dung và nghệ thuật đặc sắc hấp dẫn ta còn thấy được hình ảnh của từng nhân vật được tác giả đặc tả vô cùng điêu luyện. Trong đó, phải kể đến Thúy Kiều – một người con gái có dung nhan sắc sảo, tài nghệ thiên bẩm nhưng sự éo le, bất công trong xã hội phong kiến đã đưa đẩy nàng vào cuộc đời bất hạnh, chông chênh.
Với sự thông minh, uyên bác của mình, Nguyễn Du đã dùng lời thơ của mình để ca ngợi về nhan sắc của Thúy Kiều:
"Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh"
Nói qua vẻ đẹp trang trọng quý phái của Thúy Vân, tác gỉa đã nêu rằng Kiều có dung nhan đẹp hơn qua phụ từ “càng”. Ẩn sâu hàm ý về nét đẹp bên ngoài Nguyễn Du còn muốn thể hiện phẩm chất về tình người của nàng. Qua đây, ta cũng thấy được nghệ thuật đòn bẩy ở câu đầu khiến người đọc cảm giác thích thú, lôi cuốn. Nếu Thúy Vân được ông miêu tả sự thanh thoát, nhân hậu qua vẻ đẹp tổng thể ở ngoài thì Thúy Vân lại được chú trọng đến đôi mắt: “ Làn thu thủy nét xuân sơn”. Đây là đôi mắt sáng long lanh như làn nước mùa thu với sự kết hợp hài hòa là đôi lông mày thanh tú gợi cảm như nét núi mùa xuân càng tô đậm vẻ đẹp chân thật của Kiều. Vậy tại sao lại là đôi mắt? Vì “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” điều đó giúp ta cảm nhận được tâm hồn trong sáng ngây thơ của nàng Kiều như những cô nàng ở tuổi mới lớn.
Tiếp đó, qua nghệ thuật ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du lấy hình ảnh của thiên nhiên dường như đang ngỡ ngàng trước một nét đẹp trời ban. Nó khiến chúng phải có thái độ đố kị, hờn giận với dung nhan Kiều. Vậy qua vẻ đẹp này tác giả cũng ngầm dự báo trước cuộc đời cay đắng, một tương lai không suôn sẻ của nàng.
"Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
Nguyễn Du vẫn đặc tả nhan sắc tuyệt mĩ của Kiều. Cái đẹp đó làm “nghiêng nước nghiêng thành”, tức là sắc đẹp ấy đã khiến bao người suy sụp đến nỗi mất nước mất thành. Biện pháp nói quá trên giúp hình ảnh Thúy Kiều tựa như một mỹ nữ, một mỹ nhân xuất trúng. Nhưng xinh thôi chưa đủ, cô gái này còn mang trong mình những tài năng uyên thâm vô cùng.
“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghệ thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh, lại càng não nhân.”
Kiều hội tụ đầy đủ những tài năng của những người con gái thời xưa. Không chỉ có một tài cán nhỏ nhặt mà Kiều luôn thành thạo như nó trở thành nghề của mình. Bằng biện pháp liệt kê của Nguyễn Du ta thấy được tài ca, tài đàn, tài họa và tự sáng tác nhạc rất hoàn hảo, kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Nổi trội hơn hết là sở trường “đánh đàn” cùng với những bài hát “bạc mệnh” tự tay Kiều viết đã khắc họa rõ nét nỗi sầu lắng đọng trong lòng và cảm xúc đa sầu đa cảm. Có lẽ những bản nhạc du dương ấy dường như đã gợi nên hình ảnh về định mệnh sóng gió của Kiều. Qua bức tranh đầy sức truyền cảm đến người đọc, Nguyễn Du đã phải sử dụng một cách hài hòa giữa phép ước lệ với các biện pháp nghệ thuật đặc sắc. Đồng thời, tác giả cũng sử dụng linh hoạt những tính từ, động từ và các từ Hán Việt điêu luyện để có được bức chân dung thành công về Thúy Kiều. Và rồi từ đây ta còn có được sự ngưỡng mộ về dung nhan chân chất của người con gái thời xưa.
Tóm lại, chúng ta cũng đã thấy được sự tài năng, tinh tế khi miêu tả Thúy Kiều của Nguyễn Du. Đồng thời, nhân vật Thúy Kiều là hình tượng điển hình cho hình ảnh người phụ nữ xưa tài hoa mà bạc mệnh. Qua đây, cũng thể hiện thái độ trân trọng, đồng cảm của tác giả đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
--> Sửa lỗi diễn đạt bài trên giúp mình ạ. Thanks everyone !!
Last edited: